Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - GV: Trần Thị Anh Thi

Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - GV: Trần Thị Anh Thi

Kĩ thuật (Tiết 13) : THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1)

 I. Mục tiêu:

 -HS biết cách thêu móc xích.

 -Thêu được các mũi thêu móc xích.

 -HS hứng thú học thêu.

- Các mẫu thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.

Lưu ý: Không bắt buộc học sinh nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. Học sinh nam có thể thực hành khâu.

* Học sinh khéo tay: Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo sản phẩm đơn giản.

* Tích hợp PCTNTT

II. Đồ dùng dạy- học:

 -Tranh quy trình thêu móc xích.

 -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.

 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.

 +Len, chỉ thêu khác màu vải.

 +Kim khâu len và kim thêu.

 +Phấn vạch, thước, kéo.

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - GV: Trần Thị Anh Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật (Tiết 13) : THÊU MÓC XÍCH ( tiết 1)
 I. Mục tiêu:
 -HS biết cách thêu móc xích.
 -Thêu được các mũi thêu móc xích.
 -HS hứng thú học thêu.
- Các mẫu thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
Lưu ý: Không bắt buộc học sinh nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. Học sinh nam có thể thực hành khâu.
* Học sinh khéo tay: Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo sản phẩm đơn giản.
* Tích hợp PCTNTT
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình thêu móc xích. 
 -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
 +Len, chỉ thêu khác màu vải. 
 +Kim khâu len và kim thêu.
 +Phấn vạch, thước, kéo.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: Thêu móc xích và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu thêu, hướng dẫn HS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu với quan sát H.1 SGK để nêu nhận xét và trả lời câu hỏi:
 -Em hãy nhận xét đặc điểm của đường thêu móc xích?
 -GV tóm tắt :
 +Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền).
 +Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau.
 -Thêu móc xích hay còn gọi thêu dây chuyền là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
 -GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích và hỏi:
 +Thêu móc xích được ứng dụng vào đâu ?
 -GV nhận xét và kết luận (dùng thêu trang trí hoa, lá, cảnh vật , lên cổ áo, ngực áo, vỏ gối, khăn ). Thêu móc xích thường được kết hợp với thêu lướt vặn và 1 số kiểu thêu khác.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 - GV treo tranh quy trình thêu móc xích hướng dẫn HS quan sát của H2, SGK.
 -Em hãy nêu cách bắt đầu thêu?
 -Nêu cách thêu mũi móc xích thứ ba, thứ tư, thứ năm
 -GV hướng dẫn cách thêu SGK.
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.4a, b, SGK.
 +Cách kết thúc đường thêu móc xích có gì khác so với các đường khâu, thêu đã học?
 -Hướng dẫn HS các thao tác kết thúc đường thêu móc xích theo SGK.
* GV lưu ý một số điểm:
 +Theo từ phải sang trái.
 +Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách đánh thành vòng chỉ qua đường dấu.
 +Lên kim xuống kim đúng vào các điểm trên đường dấu.
 +Không rút chỉ chặt quá, lỏng qua. 
 +Kết thúc đường thêu móc xích bắng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chặn vòng chỉ rút kim mặt sau của vải .Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu để tạo vòng chỉvà luôn kim qua vòng chỉ để nút chỉ .
 +Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng.
 -Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thêu và kết thúc đường thêu móc xích.
 -GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Tích hợp PCTNTT: Khi sử dụng các dụng cụ sắc nhọn như : kéo, kim, em cần phải cẩn thận và đảm bảo an toàn, không vứt các dụng cụ lung tung ở nhà khi cóem nhỏ.
 -GV tổ chức HS tập thêu móc xích. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS quan sát mẫu và H.1 SGK.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát các mẫu thêu.
-HS trả lời SGK.
-HS trả lời SGK
v
-HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS thực hành cá nhân.
-Cả lớp thực hành.
Toán Tự học ( Tuần 13): 	ÔN LUYỆN 
I/ Mục tiêu:
-Củng cố lại tính chất nhân một số với một tổng ,nhân một số với một hiệu ,nhân với số có hai chữ số . Giải toán có lời văn 
-Làm đúng các phần bài tập 
-Vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Ôn tập :
H : Khi nhân một số với một tổng
 ( một hiệu) ta làm như thế nào?
HĐ2: Làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
45 x 25 
89 x 16
78 x 32
Bài 2: Tính nhanh
125 x 7 + 125 x 3
98 x 112 – 12 x 98 
123 x 154 – 24 x 123 – 123 x 30 
Nhận xét 
Bài 3: 
Một bếp ăn có 45 bao gạo, mỗi bao đựng 50 kg gạo. bếp ăn đã dùng hết 15 bao gạo. Hỏi bếp ăn đó còn lại bao nhiêu tạ gạo ?
Nhận xét 
Bài 4:
Một khu đất hình vuông có cạnh dài 16 m. Tính chu vi và diện tích của khu đất đó ?
Nhận xét 
Bài 5: Dành cho học sinh giỏi: 
 Một mảnh đất HCN có diện tích 1035 m2.
Nếu chiều dài thêm 5 m thì được HCN mới có diện tích 1150 m2. Tính chiều dài và rộng mảnh đất cũ.
HĐ3: Dặn dò 
Dặn chưa lại những bài sai 
- Bảng con 
= 1125
= 1424
= 2496
- Làm vở BT
- HS thực hiện tính 
- Nhận xét chữa bài 
- 1 HS đọc đề
- HS làm bài vào vở 
 Giải :
 Số bao gạo bếp ăn còn lại là :
 45- 15 = 30 (bao )
 Số gạo bếp ăn còn lại là: 
 30 x 50 = 1500 (kg)
 1500kg = 15 tạ 
 ĐS : 15 tạ 
- Nhận xét - chữa bài 
 Giải:
 Chu vi khu đất đó:
 16 x4 = 64 (m)
 Diện tích khu đất đó:
 16 x 16 =256 ( m2)
 ĐS: Chu vi: 64 m
 Diện tích: 256 m2 
- Nhận xét chữa bài 
Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 13) : LUYỆN CHÍNH TẢ 
I. Mục tiêu: 
 - Hướng dẫn học sinh nghe viết đúng chính tả bài Chú Đất Nung . 
 - Biết cách trình bày bài viết đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học :
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết học.
* Hướng dẫn luyện tập
+ Hoạt động 1: Luyện viết chính tả 
- GV đọc mẫu đoạn văn viết chính tả trong bài Thưa chuyện với mẹ Chú Đất Nung ( Hai người bột tỉnh dần .. trong lọ thuỷ tinh mà ) 
- HS phát hiện từ khó viết và luyện viết đúng 
+ tỉnh dần + cứu 
+ phơi nắng + thì thào 
+ kị sĩ + vữa ra 
+ cộc tuếch 
- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở.
- Đọc dò lại 
- Thu vở chấm một số bài . Nhận xét 
+Hoạt động 2: HS làm bài tập 
Bài 1: Điền vào chỗ trống tr hay ch:
ả cá cây e  ăm làm ăn ở
Cung ăng quả ín mặt ăng
Bài 2: Trong các từ được gạch chân ở đoạn văn sau, từ nào là động từ ghi Đ, từ nào là tính từ ghi T .
Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên. cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá. 
-GV hướng dẫn chấm, chữa bài. 
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: Ôn lại nội dung đã được luyện.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời
-HS luyện viết bảng con các từ khó viết 
-Cả lớp viết bài 
- Đổi vở chấm lỗi 
-HS làm bài vào vở
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán Tự học ( Tuần 13 ) LUYỆN TẬP CỦNG CỐ 
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng nhân với số có hai, ba chữ số. 
- Đổi được đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo diện tích .
II. Đồ dùng dạy- học : Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1
- Giới thiệu, nêu yêu cầu nội dung tiết tự học.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập . 
- GV ra một số bài tập
 * Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 135 X 25 2467 X 124 
 208 X19 2380 X 206 
 - Gọi lần lượt một số HS lên bảng làm trên bảng lớp. Chú ý gọi những em còn yếu để giúp đỡ. 
- Cả lớp làm vào vở
 * Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4tấn 5 yến =yến b) 3mm2 5 cm2 = cm2
 48000 kg - tấn 82 dm2 =  cm2
 745 kg = tạ kg 368000cm2 =  m2dm2
 * Bài 3 :Cách đây 4 năm tổng số tuổi của hai mẹ con Thanh là 44 tuổi. Thanh kém mẹ 24 tuổi. Tính tuổi hiện nay của mỗi người?
. Lớp chia làm 2 đối tượng:
- Học sinh trung bình, yếu: GV theo dõi, hướng dẫn và giảng giải thêm.
- Học sinh khá, giỏi: Tự giải và kiểm tra bài lẫn nhau . Còn dư thời gian làm thêm bài ở vở Bài tập Toán.
+ Hoạt động 3: (1ph) Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét tiết tự học. 
- Dặn: HS về nhà ôn lại các kiến thức cơ bản 
- HS lắng nghe .
- Lớp tiến hành học theo yêu cầu.
- Gọi HS khá, giỏi làm trên bảng lớp để học sinh TB, Yếu làm theo. 
- HS giải vào vở
 Bài giải 
 Tuổi con cách đây 4 năm : 
 ( 44 – 24 ) : 2 = 10 ( tuổi )
 Tuổi con hiện nay : 
 10 + 4 = 14 ( tuổi ) 
 Tuổi mẹ hiện nay : 
 14 + 24 = 38 ( tuổi )
 Đáp số: Mẹ 38 tuổi; 
 Con 14 tuổi
- HS lắng nghe và thực hiện .
Sinh hoạt tập thể (Tuần 13): GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG 
I/Mục tiêu:
 - Giúp HS thực hiện tốt nội quy giáo dục môi trường.
 - Trên cơ sở đó phát huy được tính tích cực trong tập.
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng.
 II.Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Cho HS hát tập thể.
2.Giới thiệu ND tiết học
3.Tổ chức trò chơi: Hướng dẫn cách chơi:
*GV giới thiệu tên trò chơi: " Nếu .thì"
*GV nêu mục đích của trò chơi.
- Giúp HS có ý thức tự giác tham gia làm vệ sinh môi trường.
*Giới thiệu cách chơi:
- GV chia HS thành hai nhóm: "Chăm" và " Ngoan" , phát cho mỗi nhóm 3 phiếu với nội dung sau:
1a. Nếu Lan quét lớp sạch sẽ ..
1b.thì môi truờng lớp sạch đẹp khang trang, không bị ô nhiễm.
2a. Nếu em viết vẽ bậy lên tường ..
2b. thì tường sẽ bị bẩn và xẫu đi.
3a. Nếu em thấy bạn Mai ăn quà vặt xong vứt rác xuống sân trường.
3b. ..thì em nhắc các bạn nhặt rác bỏ vào nơi quy định.
4a. Nếu em thấy bạn đi tiểu không đúng quyđịnh .
4b..thì em nhắc các bạn đi tiểu đúng nơi quy định.
5a. Nếu em thấy bác hàng xóm vất xác động vật ra đường phố 
5b.,thì em nhắc bác bỏ vào thùng rác.
- GV cho 2 HS lên chơi thử.
- Cho HS các đội tham gia chơi.
- GV tuyên bố đội thắng, thua.
- Tuyên dương khuyến khích chung.
4.Tổng kết:
- Nhận xét chung 
- HS hát.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
Tập đọc ( Tiết 25) : NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn truyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
 ... c em nhớ và xây dựng các ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Tống 
HĐ3: Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi
- GV y/c HS đọc SGK từ Sau hơn ba tháng  Nền độc lập của nước ta được giữ vững 
- GV hỏi: Hãy trình bày lkết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
- Theo em, vì sao nhân nhân ta có thể dành được thắng lợi vẻ vang ấy? - GV nêu kết luận 
HĐ4:Củng cố dặn dò: - Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài 
- HS thảo luận đi đến thống nhất: Ý kiến thức hai đúng bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân toóng đã chuẩn bị xâm lược ; Lý thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước
- HS theo dõi
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV nêu 
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi SGK
- Một số HS phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung cho đủ ý
- HS trao đổi với nhau và trả lời
Đạo đức (Tiết 13) :	HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ 
I/ Mục tiêu:
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Hiểu được: Con cháu có bộn phẩn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi các tình huống 
Giấy màu xnh - đỏ - vàng cho mỗi HS 
Tranh vẽ trong SGK – BT 2 
Giấy bút viết cho mỗi nhóm 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
* HĐ1: Đóng vai (BT 3 SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tính huống tranh 1. Một nửa nhóm đóng vai theo tình huống tranh 2
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 
GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ 
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4, SGK)
- GV nêu yêu cầu của BT 4
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Khen những HS biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn
HĐ3: Trình bày giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT 5,6 SGK)
* GV mời 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Các nhóm lên đóng vai
- Lắng nghe
- HS làm việc theo cặp đôi
- 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
Khoa học (Tiết 25) :	NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu:Sau bài học HS biết:
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch : Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Tích hợp GDBVMT: Bộ phận
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 52, 53 SGK 
Dặn HS chuẩn bị theo nhóm 
+	Một chai nước sông hay hồ, ao ; một chai nước giếng hoặc nước máy 
+	Hai chai không
+	hai phiểu lọc nước ; bông lọc nước 
+	Một kích lúp 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi 
- Nhận xét câu trả lời của HS
B. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên 
* Mục tiêu: 
- Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát và thí nghiệm
- Giải thích tại sao nước sông hồ thường đục và không sạch
* Các tiến hành: 
- GV tiến hành cho HS làm thí nghiệm theo định hướng 
- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình 
- Y/c 1 HS đọc to trước lớp thí nghiệm
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
- Gọi 2 nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Nhận xét 
- Y/c 3 HS lên quan sát nước ao, hồ, qua kính hiển vi
- Y/c từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó 
- GV kết luận:
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiểm và nước sạch
* Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
* Các tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng:
+ Phát phiếu tiêu chuẩn cho từng nhóm
+ Y/c HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra 
+ GV đỡ giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
+ Y/c 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình 
+ Y/c các nhóm bổ sung vào phiếu 
+ Y/c 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK
Tích hợp GDBVMT: Các em đã biết thế nào là nước bị ô nhiễm. Vậy khi sử dụng nước ( uống, tắm, giặt,) em cần sử dụng nước như thế nào?
Em thấy nguồn nước trong nhà trường hiện nay như thế nào? Khi uống, em phải uống nước gì?
2. Cúng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau
+ 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi cô nêu
+ Tiến hành hoạt động trong nhóm 
+ Các nhóm trưởng báo cáo, các thành viên khác chuẩn bị đồ dùng 
+ 1 HS đọc 
- HS trình bày bổ sung 
- 3 HS lên quan sát và lần lượt nói ra những gì mình nhìn thấy trước lớp 
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm 
+ Nhận phiếu học tập và thảo luận hoàn thành phiếu 
+ Cử đại diện trình bày và bổ sung 
+ Sửa chữa trong phiếu 
Địa lý (Tiết 13) : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
I/ Mục tiêu: 
Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà thường được xây dựng vững chắc, xung quanh có sân, vườn ao,
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen, của nữ là váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
_ Học sinh khá, giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên va fcon người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió bão, nhà được dựng vững chắc.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ (do HS và GV sưu tầm)
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét 
B. Bài mới:
HĐ1: Chủ nhân của đồng bằng 
* Làm việc cả lớp: 
HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
- Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào ?
* Thảo luận nhóm 
Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh, Thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì? 
- Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ?
- Vì sao nhà ở có đặc điểm đó ?
- Làng Việt Cổ có đặc điểm gì?
- Ngày nay nhà ở làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi ntn?
HĐ2: Trang phục và lễ hội 
* Thảo luận nhóm 
HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý:
- Hãy mô tả trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐBBB
- Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? 
- Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB
C. Củng cố dặn dò:
- Y/c 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB 
- GV nhận xét, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới
 HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Là nơi đông dân nhất nước 
- Chủ yếu là dân tộc Kinh
- HS các nhóm lần trình bày kết quả từng câu hỏi
- Có nhiều nhà 
- Được làm bằng gạch
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Trang phục truyền thống của người dân ĐBBB là: áo tre, khăn xếp, áo tứ thân đầu quấn khăn hoặc đội nón quay thao 
- Cầu cho năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu
- Thảo luận 
Khoa học (Tiết 26) : NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: 
+ Xả rác, phân nước thải bừa bãi,
+ Sử dụng phân hoá ọc, thuốc trừ sâu. 
+ Khói bụi và khí thải của nhà máy, xe cộ,..
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,..
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm với sức khoẻ con người: lan truyền dịch bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. 
* Tích hợp GDBVMT
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 54, 55 SGK
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét câu trả lời của HS
B. Bài mới:Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
HĐ1 : Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm 
* Mục tiêu: 
- Phân tích những nguyên nhân làm nước ở sông hồ, kênh, rạch, biển,  bị ô nhiễm 
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương 
* Cách tiến hành:
- GV cho HS tiến hành thảo luận nhóm 
- Y/c HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 SGK và trả lời câu hỏi 
+ Hãy mô tả những gì em thấy trong hình vẽ ?
+ Theo em việc đó sẽ gây ra điều gì?
- GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp các ý kiến
Tích hợp GDBVMT: Trước tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay. Theo em, mỗi người dân cần phải làm gì?
- Kết luận: Có nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do vậy chúng ta cần hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước 
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 55
HĐ2: Thảo luận tác hại của sự ô nhiễm nước 
* Mục tiêu: 
- Nêu tác hai của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người 
* Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận 
- Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
+ HS sư tầm trên báo để trả lời câu hỏi này 
- GV kết luận: 
Tích hợp GDBVMT: Giáo dục học sinh biết sử dụng nguồn nước sạch để bảo vệ sức khoẻ.
3. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết 
- Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào?
+ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu
- Lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm lên trrình bày. Mỗi nhóm chỉ nói về một hình vẽ 
- Đại diện các nhóm trả lời 
- Lắng nghe
+ HS đọc mục bạn cần biết 
 Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất lên trình bày trước lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13sua.doc