Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Toán (Tiết 61)

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ VỚI 11

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 + Biết cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11

 + Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan.

 + Bài tập: bài 1, bài 3.

 -GD kĩ năng thực hành nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

 -TCTV: Hướng dẫn nêu câu lời giải khi giải bài toán có lời văn

II. Các hoạt động dạy học

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Soạn ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tập đọc (Tiết 25)
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
	1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi – ôn - cốp – xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi ôn cốp xki.
-HS yếu đọc một câu trong bài
	2. Hiểu các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi ôn cốp xki nhờ khổ công nghiên cứu kiếu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
+ Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
+ Giáo dục học sinh giàu nghị lực và kiên trì, say mê trong công việc
II. Đồ dùng dạy học
	+ Chân dung nhà bác học Xi ôn cốp xki
	+ Tranh, ảnh vẽ khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Gọi 2 học sinh lên bảng tiếp nối nhau đọc bài vẽ trứng và trả lời câu hỏi.
- Gọi 1 em đọc toàn bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: giáo viên dùng tranh giới thiệu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Hoạt động 1: 12’- Luyện đọc: yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát âm đúng: xi ôn cốp xki, đọc đúng các câu hỏi trong bài. Đọc đúng 1 số từ khó trong bài (khí cầu, Sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ).
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b)Hoạt động 2: 10’- Tìm hiểu bài
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, điều khiển nhau đọc và trả lời câu hỏi đối thoại trước lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Giáo viên hỏi: Xi ôn cốp xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo em hình ảnh nào gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi ôn cốp xki?
- Nêu ý đoạn 1: ?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi ôn cốp xki thành công là gì?
Giáo viên : đó cũng chính là ý của đoạn 2 và 3 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4 trao đổi. 
- Nêu ý đoạn 4.
- Giáo viên giới thiệu thêm về Xi ôn cốp xki (như SGV/260).
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
c) Hoạt động 3: 8’-Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Học sinh cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
Đoạn 2: Bảy dòng tiếp
Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo.
Đoạn 4: Ba dòng còn lại.
- Nhiều em luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- 2 em ngồi cùng bàn đọc.
- 2 em đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Học sinh trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
- Xi ôn cốp xki từ nhỏ đã mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim.
+ Quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho Xi ôn cốp xki tìm cách bay vào không trung.
ý 1: Nói lên ước mơ của Xi ôn cấp xki.
- 2 học sinh đọc thành tiếng- lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác bổ sung
+ Xi ôn cốp xki thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.
- 2 em nhắc lại.
- 2 em đọc đoạn 4.
ý4: Nói lên sự thành công của Xi ôn cốp x ki.
- Học sinh lắng nghe.
+ Học sinh tiếp nối nhau đặt tên truyện.
Nội dung chính: Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi ôn cốp xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước các vì sao.
- 4 em đọc tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 3 - 5 học sinh thi đọc diễn cảm.
IV. Củng cố - dặn dò: 2’
	- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
Toán (Tiết 61)
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	+ Biết cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
	+ Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan.
	+ Bài tập: bài 1, bài 3.
	-GD kĩ năng thực hành nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
	-TCTV: Hướng dẫn nêu câu lời giải khi giải bài toán có lời văn
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
+ 86 x 29 =?
+ 37 x 45 = ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 8’-’ Phép nhân 27 x 11 (trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10)
- Giáo viên viết lên bảng phép tính 27 x 11
- Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính trên.
+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
+ Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.
GV kết luận:
+ Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 (2+7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
+ Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào?
+ Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau:
- 2 cộng 7 bằng 9
- Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 và 297.
+ Vậy 27 x 11 = 297
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhân nhẩm
41 x 11
2.3. Hoạt động 2: 7’- Phép nhân 48 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10).
- Giáo viên viết bảng 48 x 11
- Yêu cầu học sinh thực hiện như ví dụ 2.2
 - Em hãy nêu cách nhân nhẩm 48 x 11?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhân nhẩm 75 x 11
3. Hoạt động 3: 15’- Luyện tập	
Bài 1: Học sinh tính nhẩm 
a) 34 x 11 = 374
b) 11 x 35 = 1045
c) 82 x 11 = 902
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề - giáo viên tóm tắt - yêu cầu học sinh lên giải.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài
- 2 em lên bảng.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đặt tính và tính. Học sinh cả lớp làm vào vở nháp.
+ Hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 đều bằng 27.
+ Học sinh nêu:
Hạ 7
2 cộng 7 bằng 9, viết 9 hạ 2
+ Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng 2 chữ số của nó (2 + 7 = 9) vào giữa.
- Học sinh nhẩm:
+ 4 cộng 1 bằng 5
+ Viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 và 451.
+ Vậy 41 x 11 = 451
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh nêu cách nhẫm như SGK.
- Vậy 48 x 11 =528
- Học sinh nhân nhẩm và nêu cách nhẩm trước lớp.
- 3 em lên bảng làm câu a), b), c)
- Cả lớp ( 3 dãy làm 3 câu) vào bảng con
- Học sinh nhận xét, chữa bài
- Học sinh đọc
- 1Học sinh lên làm bảng, lớp làm vào vở
 - Lớp nhận xét, chữa bài
III. Củng cố - dặn dò: 2’
- Nêu cách nhân nhẫm số có 2 chữ sô
- Về hoàn thành bài tập vào vở.
	- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
Chính tả (Tiết 13)
NGƯỜI ĐI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu
	1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
	2. Làm đúng các bài tập (2) a/ b, hoặc BT(3) a/ b
	3.GD kĩ năng kiên trì, nhẫn nại, luyện viết chữ và trình bày đúng , đẹp một đoạn văn bản
II. Đồ dùng dạy học
	- Bút dạ + Phiếu khổ to viết nội dung BT 2a hoặc BT 2b.
	- Một số tờ giấy trắng khổ A4 để học sinh làm BT3a hoặc 3b.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Yêu cầu học sinh lên bảng có viết.
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét.
- Giáo viên ghi điểm cho học sinh.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hoạt động 1: 18’- Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi ôn cốp xki?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên đọc từ khó yêu cầu học sinh viết.
- Giáo viên nhận xét sửa sai và viết lại cho đúng: Xi ôn cốp xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm...
c) Giáo viên đọc học sinh viết chính tả.
d) Soát lỗi, chấm bài.
2.3.Hoạt động 2: 12’- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 2: Giáo viên chọn mục 2a
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Giáo viên nhận xét kết luận các từ đúng.
- Yêu cầu mỗi học sinh viết 10 từ vào vở.
+ Có 2 tiếng đều bắt đầu bằng l.
+ Có 2 tiếng đều bắt đầu n.
- 2 em lên bảng viết. Học sinh khác viết vào vở nháp (châu báu, trâu bò, chân thành, trân trọng, vườn tược, thịnh vượng, vay mượn mương nước).
- Học sinh lắng nghe.
- 2 em đọc
+ Đoạn văn viết về nhà bác học người Nga, Xi ôn cốp xki.
+ Là nhà bác học vĩ đại đã phát minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học.
- 2 em lên bảng viết ở bảng lớp, học sinh khác viết ở bảng con.
- Vài em đọc lại.
- Học sinh lắng nghe viết bài.
- Học sinh đổi vở soát lỗi.
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- 4 nhóm trao đổi thảo luận và ghi vào phiếu.
- Yêu cầu học sinh đọc lại các từ đúng.
- 1 em viết 10 từ.
+ lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu...
+ nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, nô nê, náo nức, nô nức...
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung:
- Yêu cầu học sinh trao đổi cặp.
- Gọi học sinh nhận xét và kết luận từ đúng.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi.
- 1 học sinh đọc nghĩa của từ.
- 1 học sinh đọc từ tìm được.
- Lời giải: nản chí, lý tưởng, lạc lối (lạc hướng).
IV. Củng cố - dặn dò: 2’
	- GV cùng học sinh hệ thống lại bài
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
Lịch sử (Tiết 13)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI
 (1075 - 1077)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Biết được những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sống Như Nguyệt (Có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt)
- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai thắng lợi.
- Học sinh khá, giỏi: Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
- Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của quân nhân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
	- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học
	- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyế ...  sửa sai.
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn văn hay có điểm cao cho các bạn cùng nghe.
4. Hướng dẫn viết lại đoạn văn
- Giáo viên nêu những đoạn văn.
+ Nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
+ Kết bài không mở rộng viết lại thành kết bài mở rộng.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn đã sửa.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi sửa sai.
- Học sinh đọc
- Học sinh tự viết lại.
- 3 - 5 em đọc lại.
IV. Củng cố dặn dò:1’
- Nhận xét tiết học
	- Về mượn vở những bạn có điểm cao đọc và viết lại.
	- Chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 26)
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC Ô NHIỄM 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nêu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
	- Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
	- Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người.
	- GD kĩ năng nhận biết nguyên nhân và tác hai ô nhiễm nước. Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy học
	Các hình minh họa SGK trang 54, 55 phóng to.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Thế nào là nước sạch?
- Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Giảng bài.
- 2 học sinh lên trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: 15’-Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình minh họa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 SGK và trở lời câu hỏi.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ nói về một hình vẽ.
	1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ.
	2. Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
	Câu trả lời đúng:
 Giáo viên kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất quan trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước
- Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm?
+ Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì?
+ GV nhận xét, chốt lại ý đúng
+ Học sinh trao đổi phát biểu.
+ Hoc sinh khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: 12’-Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, thực vật, động vật?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 9 SGK.
- 3 nhóm - nhóm nào xong trước lên trình bày sản phẩm.
+ Là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,.. chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột...
- Học sinh quan sát và nhận xét.
IV.Củng cố - dặn dò: 3’
	- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết.
	- Về tìm hiểu xem địa phương em làm sạch nước bằng cách nào?
	- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Soạn ngày 15 tháng 11 năm 2011
Toán (Tiết 65)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng; diện tích đã học.( cm2, dm2, m2)
	- Thực hiện nhân với số có hai, ba chữ số.
	- Biết vận dụng các tính chất của phép nhân đã học trong thực hành tính, tính nhanh.
	- Bài tập: bài 1, 2(dòng 1), 3/ Tr 75
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích. Thực hiện nhân với số có hai, ba chữ số. Vận dụng các tính chất của phép nhân đã học trong thực hành tính, tính nhanh
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ viết sẵn bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hướng dẫn luyện tập: 30’
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh nêu cách đổi của mình.
+ Nêu cách đổi 1.200kg = 12 tạ?
 + Nêu cách đổi 100 dm2 = 10m2
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: (dòng 1)Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Áp dụng tính chất đã học của phép nhân để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
- GV theo dõi, chố lại.
- Học sinh lắng nghe.
- 3 em lên bảng, lớp làm theo dãy vào bảng con
- Học sinh tự nêu.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 3 học sinh lên bảng làm. Mỗi học sinh làm 1 phần. lớp làm vào vở, trao đổi bài, nhận xét.
- 2 em đọc
- Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- 3 học sinh lên bảng thi làm nhanh. cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét , chữa bài
IV. Củng cố dặn dò: 3’
	- Đọc bảng đơn vị đo diện tích?
	- Đọc bảng đơn vị đo khối lượng.
	- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
Luyện từ và câu (Tiết 26)
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết chúng ( ND ghi nhới)
- Xác định được câu hỏi trong trong 1 văn bản, .(BT1, mục III.)
	- Bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho ( BT2, BT3)
	- HS khá , giỏi đặt được câu hỏi để tụ hỏi mình theo 2-3 nội dung khác nhau.
	- GD kĩ năng hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu để nhận biết chúng
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ các cột: câu hỏi - của ai hỏi ai - dấu hiệu theo nội dung BT1, 2, 3 (phần nhận xét).
	- Bút dạ và một tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’’
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn về người có ý chí nghị lực (BT3).
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2.Hoạt động 1: 10’- Nhận xét
Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên chép câu hỏi vào cột câu hỏi.
Bài tập 2,3
- Yêu cầu học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó yêu cầu học sinh đọc kết quả.
- 1 em đọc.
- 1 em đọc.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em đọc đề. Người tìm đường lên các vì sao.
- Học sinh đọc lại các câu hỏi.
- Học sinh trả lời. Học sinh khác bổ sung hoàn thành bài tập vào bảng.
2.3. Hoạt động 2: 5’-Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
3. Hoạt động 3: 15’-Luyện tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Chia lớp ra 4 nhóm.
- Kết luận về lời giải đúng.
- 5 em đọc.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Mỗi nhóm 5 em: nhóm nào xong trước dán ở bảng lớp. Học sinh khác bổ sung.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và mẫu.
- Giáo viên viết bảng: về nhà, bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
+ Học sinh 1: về nhà bà cụ làm gì?
+ Học sinh 1: Bà cụ kể lại chuyện gì?
+ Học sinh 1: Vì sao Cao Bá Quát rất ân hận?
- Yêu cầu học sinh thực hành hỏi - đáp theo cặp.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
- 1 em đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi.
Học sinh 2: về nhà, bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
Học sinh 2: Bà cụ kể lại câu chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.
Học sinh 2: Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ xấu mà bà cụ bị đuổi khỏi cửa quan, không giải được nỗi oan ức.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn thực hành trao đổi.
- 3 - 5 cặp học sinh trình bày.
- Học sinh lắng nghe.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi mình đã đặt.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
- 4 nhóm.
- Đại diện lên đọc.
IV. Củng cố dặn dò: 3’
Vì sao mình không giải được bài tập này nhỉ?
	Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây?
	Không biết mình để quyển Đô rê mon ở đâu?
	Nhân vật trong bộ phim này trong quen quá, không biết đã đóng trong phim nào?
	Giáo viên nhận xét ghi điểm.
-------------------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 26)
ÔN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
	- Củng cố những đặc điểm của bài văn kể chuyện.
	- Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước.
- Nắm được nhân vật, tính cách nhân vật, và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn trong bài văn kể chuyện của mình.
- Giáo dục học sinh kĩ năng viết được câu chuyện theo đề tài cho truóc và nắm được nhân vật, tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ viết sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: 4’
- Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của một số em chưa đạt ở tiết trước.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 1’
2.2. Hướng dẫn ôn tập: 30’
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh phát biểu.
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
Kết luận: Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện. Vì khi làm đề văn này, các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
Bài 2, 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh phát biểu về đề tài mình tự chọn.
a) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu học sinh kể chuyện và trao đổi câu chuyện theo cặp.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- 5 em học sinh nộp vở, giáo viên kiểm tra.
- 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
Học sinh thực hiện
- Học sinh lắng nghe.
- 2 em đọc thành tiếng.
- 2 em cùng bàn trao đổi sửa chữa theo gợi ý bảng phụ.
* Văn kể chuyện
* Nhân vật
* Cốt truyện
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối,... được nhân hóa.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính chất, thân phận của nhân vật.
- Cốt truyện thường có ba phần: mở bài, diễn biến, kết thúc.
- Có 2 kiểm mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng).
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- Học sinh lắng nghe và đặt câu hỏi hỏi bạn mình theo gợi ý ở BT3.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 3 - 5 học sinh tham gia kể chuyện.
- Hỏi và trả lời về nội dung chuyện.
	IV. Củng cố dặn dò:2’
	- Cho học sinh nêu lại các kiến thức cần ghi nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau.
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại các kiến thức vừa nêu trên.
---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc