I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
-Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ôngg bà, cha mẹ.
-Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
-Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
-SGK Đạo đức lớp 4
-Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
TUẦN 13: ĐẠO ĐỨC HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (TT-TIẾT 13) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: -Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ôngg bà, cha mẹ. -Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. -Kính yêu ông bà, cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức lớp 4 -Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Cho học sinh đọc các câu ca dao tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ. - GV nhận xét. -1 số HS đọc. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ *Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3- SGK/19 -GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm òNhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. òNhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. -GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. -GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/20) -GV nêu yêu cầu bài tập 4. +Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -GV mời 1 số HS trình bày. -GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5 và 6- SGK/20) -GV mời HS trình bày trước lớp. -GV kết luận chung: +Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. +Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. GV kết luận: các em cần phải biết hiểu thảo với ông bà cha mẹ bằng cách quan tâm, giúp đỡ ông bà những việc vừa sức, chăm sóc ông bà cha mẹ. Và cần phải... -Cho HS đọc ghi nhớ trong khung. -HS nghe. -HS chia nhóm. -HS thảo luận, đóng vai. -Các nhóm trình bày, phỏng vấn lẫn nhau, nhận xét. -HS nghe. -Trao đổi nhóm đôi. -Một số HS trình bày. -Một số HS trình bày. -HS nghe. 3. Củng cố, dặn dò: -Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ? -Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe và thực hiện. Rt kinh nghiệm-Bổ sung: TẬP ĐỌC. NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO (TIẾT 25) I. MỤC TIÊU: 1.Đọc trôi chảy, lưu lóat tòan bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ô-côp-xki . 2.Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đừơng lên các vì sao II. CHUẨN BỊ: -Chân dung nhà bác học Xi-ô-côp-xki. -Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi trong SGK -1 HS đọc toàn bài, nêu ý chính? -Nhận xét và cho điểm HS. -3 HS đọc nối tiếp. -1 HS đọc 2. Bài mới: * Giới thiệu bài -Cho HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-côp-xki và giới thiệu đây là nhà bác học Xi-ô-côp-xki người Nga (1857-1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ, Xi-ô-côp-xki đã vất vã, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì saao, các em cùng học bài để biết trước điều đó. a. Hướng dẫn luyện đọc * MT:Rèn KN đọc và hiểu nghĩa từ -GV chia làm 4 đoạn -HS đọc nối tiếp (3 lượt) kết hợp - Sửa lỗi phát âm: Xi –ôn –cốp –ki, cách đọc các câu hỏi trong bài -Giải nghĩa từ: Em hiểu thế nào là: Khí cầu, Sa hòang, Thiết kế, Tâm niện, tôn thờ -Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi. -Đọc theo nhóm -Gọi 1 HS đọc. -GV đọc diễn cảm tòan bài b. Tìm hiểu bài *MT: Hiểu ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi – ôn –cốp –xki đã tìm đường lên các vì sao - Đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì? +Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được? +Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki? - Đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi. +Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì? +Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? -Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? -Câu chuyện nói lên điều gì? *Chốt ý: Nội dung chính của bài học. c. Luyện đọc diễ cảm *MT: Biết đọc bài với giọng trang trọng -Các câu hỏi cần đọc với giọng thế nào? -Tòan bài cần thể hiện giọng như thế nào? -Hãy nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (4 HS) -Hướng dẫn đọc “Từ nhỏ.vẫn bay được” -GV đọc mẫu. -Gọi 1 HS đọc. - Thi đọc diễn cảm đoạn văn. -Nhận xét về giọng đọc –Tuyên dương -HS quan sát và nghe. -HS đánh dấu vào SGK. -4 HS đọc nối tiếp. -Lớp theo dõi. -HS đọc nhóm đôi. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -4 HS đọc nối tiếp. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -3 HS thi đọc, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Quan sát bức tranh cho biết tranh phù hợp ở đọan nào? +Em hãy đặt tên khác cho truyện. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. -HS trả lời, nhận xét. -HS đặt. -HS nghe. Rt kinh nghiệm-Bổ sung: TOÁN GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 (TIẾT61) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 -Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II. CHUẨN BỊ: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS lên bảng làm bài tập. * 37 x 96 539 x 38 2 507 x 24 -Muốn nhân với số có hai chữ số ta thực hiện như thế nào? -Nhận xét, ghi điểm cho HS -3 HS lên bảng. -HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài -Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. a. Tìm hiểu ví dụ 1 *MT: Thực hiện nhân với 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) -Nêu ví dụ 27 x 11. - Đặt tính và thực hiện phép tính trên.? -Em có nhận xét gì về hai tích riêng? - Nêu bước cộng hai tích riêng? *Chốt: Khi tính nhẩmphép nhân 27 x 11 chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. -Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297? -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như thếnào? -Áp dụng nhân nhẩm 34 với 11. b.Tìm hiểu ví dụ 2 *MT: Thực hiện nhân với 11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10) -Áp dụng cách nhân nhẩm đã học để nhân nhẩm 48 x 11. - Đặt tính và thực hiện phép tính trên?. -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên? -Hãy nêu bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11?. -Vậy muốn nhân nhẩm 48 với 11 làm thế nào? *Chốt: Như nội dung SGK - Thực hiện nhân nhẩm 11x 95 ; 82 x 11 b. Luyện tập, thực hành Bài 2: Áp dụng nhân nhẩm với 11 để tìm x -Tìm thành phần nào của phép tính? -Trình bày bài giải và nêu cách làm. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3:Áp dụng nhân nhẩm với 11 để giải tóan có lời văn -Em hãy đọc đề bài? -Khối 4 có mấy hàng? Mỗi hàng có mấy HS? -Khối 5 gồm có mấy hàng? Mỗi hàng có mấy HS? -Bài tóan hỏi gì? -Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài giải Số hàng cả hai khối lớp xếp được là 17 + 15 = 32 ( hàng ) Số học sinh của cả hai khối lớp 11 x 32 = 352 ( học sinh ) Đáp số: 352 học sinh -Nhận xét cho điểm học sinh Bài 4: Trắc nghiệm -Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì? - Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết ta phải làm gì? - GV nêu đáp án HS chọn Đ, S -Nhận xét bài làm đúng -HS nghe. -HS tự tính nháp. -HS trả lời, nhận xét. -HS nêu. -HS nghe -HS trả lời, nhận xét. -HS tự tính nháp. -HS trả lời, nhận xét. -HS nêu. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -2 HS lên bảng, lớp làm vở. -Nhận xét. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời, nhận xét. HS tự làm vở, 1 hS lên bảng. -HS trả lời, nhận xét. -GV nêu từng câu, HS chọn Đ, S 3. Củng cố, dặn dò: -Chọn đáp án đúng 11 x 25 a. / 251 b./ 275 c./ 257 - Về nhà làm bài tập 1/SGk -Chuẩn bị bài sau -HS làm bảng con. - HS nghe. Rt kinh nghiệm-Bổ sung: LỊCH SỬ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN HAI (TIẾT 13) I. MỤC TIÊU: -Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý. -Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu. -Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt. II. CHUẨN BỊ: -Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất? -Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì. -Nhận xét –Ghi điểm. -2 HS trả lời. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Hoạt động1: Làm việc cả lớp *MT: Nêu nguyên nhân của cuộc kháng chiến - Đọc SGK đoạn: “Năm 1072 rồi rút về”thảo luận: -Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: +Để xâm lược nước Tống. +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. -Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? *Chốt y: Vì nếu ngồi yên chờ giặc tới không bằng đem quân đi đánh trước để chặn thế mạnh của giặc đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc k/c Hoạt động2: Làm việc theo nhóm *MT: Nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến -Quan sát lược đồ và trình bày diễn biến. +Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? +Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? +Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy? +Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này. -Từng nhóm trình bày –GV nhận xét +Dựa vào lược đồ kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? * Kết luận: Bằng trí thônhg minh Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu bảo vệ được phòng tuyến Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm *MT:Nêu đựơc ý nghĩa của cuộc kháng chiến - Đọc SGK từ “ sau hơn 3 tháng .được giữ vững”thảo luận: - Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cu ... vật liệu gì? Chắc chắn hay đơn sơ?). Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó? +Làng Việt Cổ có đặc điểm gì? +Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? -Đại diện các nhóm trình bày. -GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ, một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó.VD: Trong một năm, ĐB Bắc Bộ có 2 mùa hạ và đông khác nhau, thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa hạ, đông là mùa xuân và thu. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng ; mùa hạ nóng,có gió mát từ biển thổi vào. Vì vậy, người dân thường làm nhà có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh và mưa rất lớ) làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão 2/.Trang phục và lễ hội: * Hoạt động nhóm: -GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo gợi ý sau: +Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ. +Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? +Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết. +Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ. -GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. -GV kể thêm về một lễ hội của người dân ở ĐB Bắc Bộ (tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội ) -HS nghe. -HS đọc SGK. -HS trả lời, nhận xét. -Chia nhóm 4 HS. - Dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận -Các nhóm trình bày, nx. -HS nghe. -Chia nhóm 4 HS. -HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình thảo luận. -HS kể. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhà và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? -Mô tả trang phục truyền thống của ngưòi Kinh ở ĐB Bắc Bộ. -Kể tên một số hoạt động trong lễ hội. -GV cho HS đọc bài trong SGK. -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB Bắc Bộ”. -GV nhận xét tiết học. -HS trả lời, nhận xét. -1 HS mô tả. -HS trả lời, nhận xét. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS nghe và thực hiện. Rt kinh nghiệm-Bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 65) I. MỤC TIÊU: -Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học. -Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số. -Các tính chất của phép nhân đã học. -Lập công thức tính diện tích hình vuông. II. CHUẨN BỊ: -Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật? -Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? -GV nhận xét. -HS làm bảng con. -HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để các em nắm vững hơn về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích, kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số. Chúng ta cùng học qua bài hôm nay. * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Củng cố về đổi đơn vị đo -GV yêu cầu HS tự làm bài + Nêu cách đổi 1 200 kg = 12 tạ? + Nêu cách đổi 1 000 dm2 = 10 m 2 -GV nhận xét và cho điểm HS. -Các em vừa được ôn lại kiến thức gì? -GV chốt: Các em vừa được ôn lại cách đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích. Bài 2: C/ cố về phép nhân với số có 2,3 chữ số -GV yêu cầu HS làm bài. -Nêu cách thực hiện phép nhân? -GV chữa bài và cho điểm HS. -Các em vừa được ôn lại kiến thức gì? -GVchốt:Các em vừa ôn lại kĩ năng nhân với số có 2, 3chữ số. Bài 3: C/cố về tính nhanh -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Áp dụng các tính chất nào để tính thuận tiện? -Các em tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. -GVchốt: Các em vừa được ôn lại các tính chất của phép nhân. Bài 4: Giải toán có lời văn. -GV gọi HS đọc đề bài -Vòi 1,một phút chảy được mấy lít? - Vòi 2,một phút chảy được mấy lít? -Bài tóan hỏi gì? - Muốn biết cả hai vòi đó chảy vào bể bao nhiêu lít nước cần biết điều gì? -Cho HS làm bài theo 2 cách. Bài 5: Giải toán về tính diện tích hình vuông. -Gọi HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS viết công thức tính diện tích hình vuông và tính diện tích của hình vuông khi a = 25m -GVchốt: Các em vừa được ôn lại cách tính diện tích hình vuông. -HS nghe. -HS tự làm bài vào vở. -HS nêu. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS tự làm bài. -HS nêu. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS tự làm bài. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS trả lời, nhận xét. -HS làm vào vở. -2 HS lên bảng, nhận xét. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS tự làm bài. -HS nghe. 3. Củng cố, dặn dò: -Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị? Mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số? -Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào? -Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. Rt kinh nghiệm-Bổ sung: TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN (TIẾT 26) I. MỤC TIÊU: -Củng cố những đặc điểm của bài văn kể chuyện. -Kể được câu chuyện theo đề bài cho trước. -Trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, kiểu mở bài và kết bài trong đoạn văn kể chuyện của mình. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước. -Nhận xét. -1 số HS. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ cùng các em ôn lại những kiến thức đã học về văn kể chuyện. Đây cũng là tiết cuối cô dạy văn kể chuyện ở lớp 4 cho các em. * Hướng dẫn ôn luyện: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu. -yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi. -Gọi HS phát phiếu. +Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết? -Kết luận: trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện vì khi làm đề văn này, các em sẽ chú ý đến nhân vật, cốt chuyện, diễn biến, ý nghĩa của chuyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo. Bài 2,3: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn. a/. Kể trong nhóm. -Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. -GV treo bảng phụ. * Văn kể chuyện- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. Nhân vật- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. Cốt truyện- Hành động, lời nói, suy nghĩcủa nhân vật nói lên tính cách nhân vật. -Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. Kể trước lớp: -Tổ chức cho HS thi kể. -Khuyến khích học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3. -Nhận xét, cho điểm từng HS. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -Thảo luận nhóm đôi. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -Một số HS nêu. -Trao đổi theo cặp. -2 HS đọc, lớp theo dõi. -Một số HS thi kể. -Hỏi đáp lẫn nhau. 3. Củng cố, dặn dò: -Thế nào là văn kể chuyện? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ghi những kiến tức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau. -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe. Rt kinh nghiệm-Bổ sung: KHOA HỌC NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM (TIẾT 26) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. -Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. -Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người. -Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước. II. CHUẨN BỊ: -Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là nước sạch? -Thế nào là nước bị ô nhiễm? -GV nhận xét và cho điểm HS. -2 HS trả lời. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bài trước các em đã biết thế nào là nước bị ô nhiễm nhưng những nguyên nhân nào gây ra tình trạng ô nhiễm. Các em cùng học để biết. * Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước. MT: Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển, bị ô nhiễm. -Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. TH: -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Yêu câu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau: 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì? -GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến. * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. MT: HS biết quan sát xung quanh để tìm hiểu hiện trạng của nguồn nước ở địa phương mình. TH: -Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm? -Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì? * Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. MT: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người. TH: -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật? -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. -GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm. * Giảng bài (vừa nói vừa chỉ vào hình 9): Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Trong thực tế cứ 100 người mắc bệnh thì có đến 80 người mắc các bệnh liên quan đến nước. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm. -HS nghe. -Thảo luận nhóm 4HS. -Quan sát và trả lời câu hỏi. -Các nhóm trình bày, nx. -HS nghe. -HS trả lời, nhận xét. -HS trả lời, nhận xét. -Thảo luận nhóm3 HS. -Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -HS nghe. 3. Củng cố, dặn dò: -Nguyên nhân nào làm nước bị ô nhiễm? -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào? -HS trả lời, nhận xét. -HS nghe và thực hiện. Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: