Chính tả (tiết 14)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung bài Chiếc áo búp bê .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê . Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm , vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai : s/x hoặc ât/âc .
- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bút dạ và 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn trong BT2a hoặc b .
- Một số tờ giấy A4 để các nhóm thi làm BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (3) Người tìm đường lên các vì sao .
- Mời 1 em tự tìm và đọc 5 , 6 tiếng có âm đầu l/n hoặc có vần im/iêm để 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con .
3. Bài mới : (27) Chiếc áo búp bê .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
Tập đọc (tiết 27) CHÚ ĐẤT NUNG I. MỤC TIÊU : - Hiểu từ ngữ trong truyện . Hiểu nội dung phần đầu truyện : Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khỏe mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên , khoan thai ; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm ; đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật . - Giáo dục HS có lòng can đảm . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa bài đọc SGK . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Văn hay , chữ tốt . - Kiểm tra 2 em đọc bài Văn hay chữ tốt , trả lời câu hỏi về nội dung bài . 3. Bài mới : (27’) Chú Đất Nung . a) Giới thiệu bài : - Cho quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều SGK . - Giới thiệu : Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ . Trong tiết học mở đầu chủ điểm , các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Có thể chia bài thành 3 đoạn : + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu . + Đoạn 2 : Sáu dòng tiếp theo . + Đoạn 3 : Phần còn lại . - Đọc diễn cảm cả bài . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt . - Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ bài . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Cu Chắt có những đồ chơi nào ? Chúng khác nhau như thế nào ? - Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? - Vì sao chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung ? - Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Đọc đoạn 1 . - Cu Chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh , một nàng công chúa ngồi trong lầu son , một chú bé bằng đất . - Đọc đoạn 2 . - Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột . Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áp đẹp . Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thủy tinh - Đọc đoạn 3 . - Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát / Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích . - Phải rèn luyện trong thử thách , con người mới trở thành cứng rắn , hữu ích / Vượt qua được thử thách , khó khăn , con người mới mạnh mẽ , cứng cỏi / Lửa thử vàng , gian nan thử sức , được tôi luyện trong gian nan , con người mới vững vàng , dũng cảm Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Oâng Hòn Rấm cười chú thành Đất Nung . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Một tốp 4 em đọc 1 lượt toàn truyện theo lối phân vai . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Nói : Truyện Chú Đất Nung có 2 phần . Phần đầu truyện , các em đã làm quen với các đồ chơi của cu Chắt , đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất Nung vì dám nung mình trong lửa . Phần tiếp của truyện sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật . - Giáo dục HS có lòng can đảm . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà đọc lại bài . Chính tả (tiết 14) CHIẾC ÁO BÚP BÊ I. MỤC TIÊU : - Hiểu nội dung bài Chiếc áo búp bê . - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê . Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm , vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai : s/x hoặc ât/âc . - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bút dạ và 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn trong BT2a hoặc b . - Một số tờ giấy A4 để các nhóm thi làm BT3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Người tìm đường lên các vì sao . - Mời 1 em tự tìm và đọc 5 , 6 tiếng có âm đầu l/n hoặc có vần im/iêm để 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con . 3. Bài mới : (27’) Chiếc áo búp bê . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Đọc đoạn cần viết . - Hỏi về nội dung đoạn văn . - Nhắc các em chú ý tên riêng cần viết hoa , những từ dễ viết sai , cách trình bày bài . - Đọc từng câu cho HS viết . - Đọc lại toàn bài . - Chấm , chữa bài . Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Theo dõi . - Tả chiếc áo búp bê xinh xắn . Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với biết bao tình cảm yêu thương . - Đọc thầm lại đoạn văn . - Viết bài vào vở . - Soát lại . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán 3 , 4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung BT2 , phát bút dạ cho các nhóm lên bảng thi tiếp sức , điền đúng , điền nhanh 9 tiếng cần thiết vào 9 chỗ trống . - Bài 3 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT , nhắc các em chú ý tìm các tính từ đúng theo yêu cầu của bài + Phát bút dạ , giấy trắng cho một số nhóm . + Bổ sung thêm một số tính từ cho bảng kết quả tốt . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở . - Các nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc thầm yêu cầu BT , trao đổi theo nhóm . - Đại diện nhóm trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc . - Làm bài vào vở , mỗi em viết khoảng 7 , 8 tính từ . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà viết vào sổ tay những từ ngữ tìm được trong BT3 . Luyện từ và câu (tiết 27) LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I. MỤC TIÊU : - Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi . - Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy . - Giáo dục HS biết sử dụng đúng từ khi diễn đạt câu hỏi . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1 . - Vài tờ giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi BT3 . - Ba , bốn tờ giấy trắng để HS làm BT4 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Câu hỏi và dấu chấm hỏi . - Kiểm tra 3 em nối tiếp nhau trả lời 3 câu hỏi : + Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ . + Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào ? Cho ví dụ . + Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình . 3. Bài mới : (27’) Luyện tập về câu hỏi . a) Giới thiệu bài : Bài học trước , các em đã được biết thế nào là câu hỏi , tác dụng của câu hỏi , những dấu hiệu nhận biết câu hỏi . Bài học hôm nay giúp các em tiếp tục luyện tập về câu hỏi , phân biệt câu hỏi với những câu không phải là câu hỏi . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Phát phiếu , bút dạ cho một vài em . + Chốt lại bằng cách dán câu trả lời viết sẵn – phân tích lời giải . - Bài 2 : + Phát phiếu cho HS trao đổi nhóm . + Chấm điểm làm bài của các nhóm , kết luận nhóm làm bài tốt nhất . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc yêu cầu BT , tự đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm , viết vào vở BT . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét . - Đọc yêu cầu BT , làm bài cá nhân . - Mỗi nhóm viết nhanh 7 câu hỏi ứng với 7 từ đã cho . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét . - Làm bài vào vở , viết 1 câu với mỗi từ . Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập (tt) . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 3 : - Bài 4 : + Phát riêng giấy cho 3 , 4 em . - Bài 5 : + Hướng dẫn : Trong 5 câu đã cho , có những câu không phải là câu hỏi . Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi , không được dùng dấu chấm hỏi . Để làm được BT này , các em phải nắm chắc : Thế nào là câu hỏi ? Hoạt động lớp , cá nhân . - Đọc yêu cầu BT , tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi . - 2 , 3 em lên bảng làm bài trên phiếu : Gạch chân các từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , mỗi em tự đặt 1 câu hỏi với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được ở BT3 . - Tiếp nối nhau đọc câu hỏi đã đặt , mỗi em đọc 3 câu . - Đọc yêu cầu BT . - 1 em nhắc lại ghi nhớ bài học trước . - Đọc thầm lại 5 câu hỏi , tìm câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua đặt các câu hỏi với những từ cho sẵn . - Giáo dục HS biết dùng đúng từ khi viết câu hỏi . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học ... màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Vẽ theo mẫu : Mẫu có hai đồ vật . a) Giới thiệu bài : - Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nắm đặc điểm của mẫu . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Gợi ý HS nhận xét : + Mẫu có mấy đồ vật ? Gồm các đồ vật gì ? + Hình dáng , tỉ lệ , màu sắc , đậm nhạt của các đồ vật như thế nào ? + Vị trí đồ vật nào ở trước , ở sau ? - Bày một vài mẫu và gợi ý HS nhận xét mẫu ở 3 hướng khác nhau để thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tùy thuộc vào hướng nhìn . - Kết luận : Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau , vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau . Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sát mẫu của mình . Hoạt động lớp . - Quan sát hình 1 SGK . - Bày mẫu lên bàn , cùng trao đổi cách bày mẫu . Hoạt động 2 : Cách vẽ . MT : Giúp HS nắm cách vẽ mẫu có hai đồ vật . PP : Trực quan , giảng giải . - Yêu cầu HS quan sát mẫu , đồng thời gợi ý cách vẽ : + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung , sau đó phác khung hình của từng vật mẫu . + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng : miệng , cổ , vai , thân + Vẽ nét chính trước , sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu . Nét vẽ cần có đậm , có nhạt . + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu . - Nhắc HS : Nếu vẽ mẫu là các đồ vật khác hoặc vẽ theo nhóm thì cũng tiến hành vẽ theo cách đã hướng dẫn . Hoạt động cá nhân . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS chọn và vẽ được mẫu có hai đồ vật . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Quan sát lớp , nhắc HS : + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu . + Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy . + So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu . Hoạt động cá nhân . - Từng cá nhân làm bài ( không dùng thước kẻ ) . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Treo một số bài vẽ ở bảng . - Kết luận , khen những em có bài vẽ đẹp Hoạt động nhóm . - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ : + Bố cục . + Hình vẽ . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Quan sát chân dung của bạn cùng lớp và những người thân . Aâm nhạc (tiết 14) ÔN TẬP 3 BÀI HÁT ĐÃ HỌC NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU : - Củng cố 3 bài hát đã học : Trên ngựa ta phi nhanh , Khăn quàng thắm mãi vai em , Cò lả . - Hát đúng cao độ , trường độ 3 bài hát . Thuộc lời ca , tập hát diễn cảm . - Hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Nhạc cụ . - Băng nhạc . 2. Học sinh : - SGK . - Nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Oân tập bài hát : Cò lả – Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 4 . - Vài em hát lại bài hát Cò lả . - Vài em đọc lại bài TĐN số 4 . 3. Bài mới : (27’) Oân tập 3 bài hát đã học – Nghe nhạc . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập và biểu diễn các bài hát . MT : Giúp HS hát đúng giai điệu các bài hát kèm động tác phụ họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Cho HS nghe lại 3 bài hát từ băng nhạc - Nhận xét , đánh giá . Hoạt động nhóm . - Oân tập và biểu diễn 3 bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh , Khăn quàng thắm mãi vai em , Cò lả . - Từng nhóm lên biểu diễn 2 trong 3 bài hát kết hợp các động tác phụ họa . Hoạt động 2 : Nghe nhạc . MT : Giúp HS cảm thụ bài hát Ru em . PP : Trực quan , giảng giải . - Cho HS nghe bài hát Ru em , dân ca Xơ-đăng từ băng nhạc . Hoạt động lớp . - Nêu nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Cả lớp hát lại 3 bài hát đã ôn . - Giáo dục HS hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS ôn lại 3 bài hát ở nhà . Thể dục (tiết 27) ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” I. MỤC TIÊU : - Oân bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng . - Chơi trò chơi Đua ngựa . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , phấn . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ , vỗ tay , hát : 1 phút . - Khởi động các khớp : 1 phút . - Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút . - Oân cả bài : 3 – 4 lần . + Lần 1 : GV điều khiển 1 em tập chậm 1 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . + Lần 2 : GV cho HS tập chậm từng nhịp để dừng lại sửa những động tác sai cho HS . - Tuyên dương những em tập tốt và động viên những em tập chưa tốt . b) Trò chơi “Đua ngựa” : 6 – 8 phút . - Phổ biến cách chơi , luật chơi . - Điều khiển HS chơi . Hoạt động lớp, nhóm . + Lần 3 : Lớp trưởng vừa hô nhịp , vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo . + Lần 4 : Lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập , không làm mẫu . - Thi đua thực hiện bài thể dục : 1 lần . Từng tổ thực hiện theo sự điều khiển của tổ trưởng . - Cả lớp đánh giá , bình chọn tổ tập tốt nhất . - Chơi thử 1 lần . - Cả lớp chơi chính thức . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân : 1 phút . - Vỗ tay , hát : 1 phút . Thể dục (tiết 28) ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” I. MỤC TIÊU : - Oân bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự các động tác . - Chơi trò chơi Đua ngựa . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , phấn . III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Mở đầu : 6 – 10 phút . MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học PP : Giảng giải , thực hành . - Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu của giờ học : 1 phút . Hoạt động lớp . - Khởi động các khớp : 1 phút . - Trò chơi tự chọn : 2 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . MT : Giúp HS thực hành đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung và chơi được trò chơi thực hành . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút . - Oân cả bài : 2 – 3 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . + Lần 1 : GV hô nhịp cho HS tập . - Kiểm tra thử : + Gọi lần lượt từng nhóm ( mỗi nhóm 3 em ) lên tập , 1 trong 3 em hô nhịp . + Nhận xét ưu , khuyết điểm của từng em trong lớp . - Hô nhịp cho cả lớp tập lại toàn bài : 1 – 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp . b) Trò chơi “Đua ngựa” : 5 – 6 phút . - Nhắc lại luật chơi , sau đó điều khiển HS chơi . Sau mỗi lần chơi , nhận xét và tuyên bố kết quả . Cuối cuộc chơi có phân thắng , thua và thưởng , phạt . Hoạt động lớp , nhóm . + Lần 2 : Lớp trưởng vừa hô nhịp , vừa tập cùng cả lớp . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . MT : Giúp HS nắm lại những nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . PP : Giảng giải , thực hành . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ vỗ tay , hát : 1 -2 phút . - Vỗ tay , hát : 1 phút . Sinh hoạt TUẦN 14 I . MỤC TIÊU : - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới . - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Kế hoạch tuần 15 . - Báo cáo tuần 14 . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua . - Lớp trưởng tổng kết chung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) - Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội . - Tham dự Đại hội Liên Đội . - Tich cực đọc và làm theo báo Đội . - Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội . 4. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta . - Chơi trò chơi : Tìm bạn thân . 5. Tổng kết : (1’) - Hát kết thúc . - Chuẩn bị : Tuần 15 . - Nhận xét tiết . 6. Rút kinh nghiệm : - Ưu điểm : . . - Khuyết điểm : .. .
Tài liệu đính kèm: