Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Bình Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Bình Minh

Toán

Chia một tổng cho một số( tr.76)

I. Mục tiêu:

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

* HSG phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số và ngược lại bằng lời

II. Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ ghi tính chất 1 tổng cho 1 số. Bảng con

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động dạy học Hoạt động học

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Toán
Chia một tổng cho một số( tr.76)
I. Mục tiêu: 
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
* HSG phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số và ngược lại bằng lời
II. Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ ghi tính chất 1 tổng cho 1 số. Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên nêu yêu cầu học sinh chữa bài 5 (trang 75)
1 học sinh làm bảng.
2. Bài mới: 
a) Nhận thức tính chất một tổng chia cho một số.
Giáo viên nêu 2 biểu thức:
Học sinh nêu yêu cầu 
học sinh đọc 2 biểu thức.
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
2 học sinh yếu làm bảng lớp.
Học sinh lớp làm bảng con
Học sinh đọc bài làm và nêu kết quả.
 So sánh giá trị 2 biểu thức 
Giá trị 2 biểu thức bằng nhau và đều bằng 8
Giáo viên nêu:
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Yêu cầu học sinh nêu tên gọi từng biểu thức.
Học sinh nêu từng biểu thức.
* HSG nêu mối quan hệ giữa hai biểu thức
* Kết luận: tính chất chia 1 tổng cho 1 số (SGK)
b) Luyện tập
Bài 1(nhóm) 
a) Tính bằng 2 cách
 Học sinh làm bảng con, mỗi nhóm làm 1 BT
b) Tính bằng hai cách ( theo mẫu )
*Chốt: Nêu kết luận
- Mỗi nhóm làm 1 phần
- 2 HS trình bày
Bài 2(cá nhân)
- Học sinh làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu và làm bài.
Học sinh quan sát mẫu làm làm vào vở
*Chốt: Nêu tính chất 1 hiệu chia cho 1 số
- HSG trình bày
Bài 3(cá nhân) 
- HSG làm thêm
Nêu cách giải khác, cách nào ngắn gọn nhất
- HSG trả lời
3. Củng cố, dặn dò.
Học sinh nêu tính chất 1 tổng chia 1 số, 1 hiệu chia 1 số.
Tập đọc
Chú đất nung
I- Mục tiêu:
 -Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rói, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phõn biệt lời người kể với lời nhõn vật (chàng kỵ sĩ, ụng Hũn Rấm, chỳ bộ Đất).
 - Hiểu ND: Chỳ bộ Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc cú ớch đó dỏm nung mỡnh trong lửa đỏ (trả lời được cỏc cõu hỏi trong SGK)
* HS G nêu được nội dung bài
II- Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài và trả lời câu hỏi - Văn hay chữ tốt
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài- GV giới thiệu tranh minh hoạ:- Chủ điểm Tiếng sáo diều. 
b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp theo đoạn:
- Từ ngữ khó đọc: rất bảnh, nắp tráp, đoảng, khoan khoái
- Giải nghĩa từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, đống dấm, hòn dấm
+ Luyện đọc theo cặp:
- Theo dõi chung, kèm HS yếu
+ GV đọc 1 lần
c) Tìm hiểu bài
- Gv chốt câu trả lời đúng, ghi bảng từ, ý của đoạn, nêu một số câu hỏi tìm hiểu bài bổ sung 
- Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?
- Chú bé Đất làm quen với hai người bột, kết quả ra sao? 
- Chi tiết “ Nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
* Đại ý
- GV chốt lại và ghi bảng.
d) Đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm
- Nhận xét HS đọc, cho điểm
3. Củng cố dặn dò 
- GV giới thiệu phần tiếp của truyện sẽ được học trong tiết tập đọc sau
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài rồi trả lời câu hỏi
- HS đọc tốt đọc cả bài. (HS G)
- HS nối nhau đọc từng đoạn truyện (cả 3 đối tượng HS )
- HS nêu từ ngữ khó đọc
- HS giải nghĩa (HS G) 
- Lớp đọc thầm chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS theo dõi
- HS đọc thầm bài văn, trả lời các câu hỏi.
- HS thảo luận trả lời 
- HS trả lời câu hỏi cá nhân 
- HS nêu đại ý (HS G)
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc. Thi đọc diễn cảm, đọc cá nhân, đọc phân vai ( Người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm).
Lịch sử
Nhà Trần thành lập
I. Mục tiêu:
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đo vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
 + Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
 + Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
* HSG : Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh ảnh SGK 
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi bài 11
2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu 
Giáo viên nhận xét cho điểm
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhàTrần
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK từ Đến cuối thế thỉ XII ... Nhà Trần được thành lập..
1 Học sinh yếu đọc SGK lớp theo dõi.
Giáo viên hỏi: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào?
Học sinh trả lời - nhận xét 
Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
HSG trình bày
*Chốt: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu.
Hoạt động 2 :Nhà trần xây dựng đất nước.
Học sinh nghe.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập 
Học sinh đọc SGK và hoàn thành phiếu.
Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả trước lớp
Học sinh lần lượt trình bày
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét 
Học sinh nhận xét về phần trả lời của bạn
Giáo viên hỏi: Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa Vua và quan, giữa vua và dân chưa quá xa cách?
HSG: Vua trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện đẻ nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc bị oan ức.. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
So sánh việc tổ chức nhà nước giữa nhà Trần với nhà Lý
*Chốt: GVkết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước
- Học sinh giỏi
- Cả lớp lắng nghe
3. Củng cố, dặn dò:
Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước ?
Tiếng Việt +
Luyện viết: Bài 14
I. Mục tiêu: 
- HS viết đẹp, đúng kĩ thuật, đúng chính tả bài : Quê hương
- Hiểu được nội dung đoạn văn
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, kiên trì qua bài viết 
*HS G nêu được nội dung đoạn văn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Nhận xét bài viết tiết trước của HS
- Cho lớp quan sát một số bài đẹp
- HS chuẩn bị
- HS quan sát
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết và tìm hiểu bài
*MT: HS nắm được nội dung bài và cách trình bày bài viết .
*HT: cả lớp
*TH:
+ Tìm hiểu đoạn văn:
- GV đọc một lần
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- GV chốt ý đúng: Bài nói lên tình yêu quê hương của chị Sứ
- HS đọc thầm đoạn văn, 1 HS đọc to
- HS thảo luận nhóm đôi rồi trả lời, lớp nhận xét
+ Hướng dẫn viết:
- Tìm những từ em cho là viết dễ lẫn trong bài?
- Luyện viết bảng con một số từ HS nêu
* Chốt cách trình bày bài viết
Hoạt động 2: Viết vào vở 
*MT: HS viết đẹp, đúng kĩ thuật, đúng chính tả bài: Quê hương
*HT: cả lớp
*TH
- Quan sát chung cả lớp, nhắc nhở một số em viết còn sai kĩ thuật, sai chính tả
- Chấm một số bài tại lớp và nhận xét, chữa lỗi sai (nếu có).
3. Củng cố - dặn dò: 
- HS trả lời
- HS luyện viết vở nháp
- Cả lớp nhìn bài mẫu trong vở tập viết và viết
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
- Lưu ý HS về một số tồn tại trong bài viết 
Chính tả
Chiếc áo búp bê
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đỳng bài chớnh tả ; trỡnh bày đỳng bài văn ngắn .
 - Làm đỳng bài tập 2a; 2b
* HS G viết đúng, đẹp, làm được hết các bài tập
II. Đồ dùng day học : 
- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ 
- Viết 5, 6 từ có âm đầu l/n .
- GVnhận xét việc nắm luật viết chính tả của HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS nghe- viết
- GV đọc đoạn văn: Chiếc áo búp bê.
- GV hỏi nội dung của đoạn văn
+ Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
- GV đọc những từ HS dễ viết sai cho HS viết nháp.
+ Viết bài chính tả
- GV đọc từng cụm từ, từng câu cho HS viết bài.
+ GV đọc lại bài 1 lần cho HS soát lỗi và chữa lỗi chính tả.
- GV chấm chữa một số bài cho HS và nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả. Bài 2a.Điền từ thích hợp vào ô trống
- Nêu yêu cầu.
- Dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung và cho HS lên bảng thi tiếp sức.
Bài 3a: Thi tìm các tính từ
- Nêu yêu cầu
- Nhắc HS tìm các từ đúng theo yêu cầu của đề bài.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau. 
- 1 HS đọc, HS dưới lớp viết các từ có âm đầu l/ n
- Theo dõi
- HS đọc thầm lại bài viết 
- HS G trả lời.
- Tìm những từ khó viết.
- HS viết vở nháp, 2 HS lên bảng
- HS nói lại cách trình bày bài.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi chéo
- HS nêu cách sửa
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS lên bảng thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào VBT.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Toán
Chia cho số có một chữ số (tr.77)
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, chia có dư )
* HSG phát hiện ra trường hợp đặc biệt của phép chia,chia có dư, số dư so với số chia
II. Đồ dùng: Bảng con
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Tính (100 + 4) : 4
Giáo viên chữa bài.
1 học sinh làm bảng
học sinh lớp làm nháp
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu phép chia hết.
Học sinh thực hiện phép chia phần a ( SGK )
Học sinh nhận xét: đây là phép chia hết (số dư = 0)
*Chốt: Muốn thực hiện phép chia ta làm như thế nào?
Đặt tính.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
b) Phép chia có dư
VD: 230859 : 5
Tương tự (phần a)
Học sinh: đây là phép chia có dư.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại cách thực hiện chia cho số có 1 chữ số.
So sánh số dư với số chia
Học sinh nhắc lại.
- HSG nêu
c) Luyện tập
Bài 1dòng 1,2 (cả lớp)
Đặt tính và tính:
 278157 : 3 158 735 : 3
 304968 : 4 475908 : 5 
2 học sinh làm bảng lớp
học sinh lớp làm bảng con.
Giáo viên chữa bài.
*Chốt: Nêu cách thực hiện phép chia hết, chia có dư
Học sinh nêu nhận xét 
- 2 học sinh trình bày
Bài 2: (cá nhân)
Hỏi: Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Giáo viên chữa bài.
Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài.
1HS làm bảng. Cả lớp làm vào vở
Bài 3: (cá nhân)
- HSG làm thêm
- Thừa mấy cái áo là số nào trong phép chia
- Là số dư
3. Củng cố, dặn dò.
Muốn chia cho số có 1 chữ số, ta làm như thế nào?
Khoa học
Một số cách làm sạch nước
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số cách làm sạch nước : lọc, khử trùng, đun sôi, ...
- Biết đun sôi nước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩnvà loại ... h ảnh: giới thiệu cây trồng, vật nuôi ở ĐBBB.
Học sinh quan sát, trình bày
*Chốt: GV kết luận
c) ĐBBB - Vùng trồng rau xứ lạnh
Giáo viên giới thiệu với học sinh bảng về nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội ở các tháng trong 1 năm.
Học sinh tìm những tháng mùa đông.
Nhiệt độ giảm nhanh khi nào?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi.
Hỏi: Thời tiết mùa đông ở ĐBBB thích hợp trồng loại cây gì?
So sánh cây rau ở miền trung du BB
Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt ...
 - HSG so sánh
*Giáo viên chốt kiến thức
Lắng nghe.
3. Củng cố - dặn dò:
Nêu đặc điểm chính về hoạt động SX của người dân ở ĐBBB
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Toán
Chia một tích cho một số( tr. 79)
I. Mục tiêu: 
 Thực hiện được phép chia một tích cho một số
* HSG: nhận xét được cách chia và điều kiện từng thừa số chia cho số chia. Tìm được cách chia nhanh nhất
II. Đồ dùng dạy - học : 	Bảng phụ phần kiểm tra bài cũ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên treo bảng phụ bài tập sau:
Tính giá trị của biểu thức:
(9 x 15) : 3 9 x (15 : 3) (9 : 3) x 15
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
3 học sinh làm bảng lớp
lớp chia làm 3 dãy
Giáo viên chữa bài, cho điểm.
2. Bài mới: 
a) Chia một tích cho 1 số:
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh giá trị của 3 biểu thức trên
Học sinh so sánh 3 biểu thức bằng nhau và bằng 45.
Yêu cầu học sinh nhận xét biểu thức:
(9 x 15) : 3
- HSG : Cả hai thừa số đều chia hết cho 3
- Muốn chia 1 tích cho 1 số ta làm như thế nào?
Học sinh nêu từng biểu thức.
Học sinh nêu 
Giáo viên yêu cầu học sinh tính và so sánh giá trị 2 biểu thức:
(7 x 15) ; 3 và 7 x (15 : 3)
Yêu cầu học sinh nhận xét biểu thức:
(7 x 15 ) : 3
Học sinh đọc đề.
Nhận xét biểu thức: (7 x 15) : 3 có 1 thừa số không chia hết cho 3.
2 học sinh làm bảng lớp, lớp làm nháp.
Giáo viên chữa bài bằng 2 cách.
Kết luận (SGK )
Học sinh nhắc lại kết luận SGK 
b) Luyện tập
Bài 1 (nhóm)
Tính bằng 2 cách
Chữa bài chung
*Chốt: Củng cố một tích chia cho 1 số , cách nào ngắn gọn nhất ?
Mỗi nhóm làm 1 biểu thức
- Học sinh nhận xét
- Học sinh tiếp nối trình bày
Bài 2 (cá nhân)
Tính bằng cách thuận tiện nhất
HS nêu yêu cầu của bài, làm vào vở
Giáo viên chữa bài
Học sinh kiểm tra lại bài
*Chốt: Nêu cách tính nhanh nhất
- Học sinh nhắc lại
Bài 3: (cá nhân)
Học sinh giỏi làm thêm 
3. Củng cố, dặn dò : Nêu tính chất chia1tích cho một số
- HS nối tiếp trình bày
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miờu tả đồ vật , cỏc kiểu mở bài, kết bài, trỡnh tự miờu tả trong phần thõn bài (ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng kiến thức đó học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miờu tả cỏi trống trường (mục III)
* HS G rút ra được kết luận bài học
II Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ cái cối xay SGK.
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.
2 học sinh lên bảng viết 
Gọi học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là miêu tả?
2 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
Nhận xét câu trả lời và cho điểm học sinh 
Gọi học sinh nhận xét câu văn miêu tả của bạn 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Lắng nghe
b. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc bài văn
Học sinh đọc thành tiếng
Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải
Học sinh đọc thành tiếng
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ rồi giới thiệu ...
Quan sát và lắng nghe
Hỏi:
Trả lời 
Bài văn tả cái gì?
Bài văn tả cối xay gạo bằng tre.
Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
- HS trả lời
*Giáo viên bổ sung - chốt ý: Phần mở bài dùng để giới thiệu đồ vật được miêu tả; Phần kết bài thường nói đến tình cảm, sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đớ hay ích lợi của đồ vật ấy.
Học sinh lắng nghe
Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài đã học nào?
- HS trả lời
Mở bài trực tiếp là như thế nào?
- HS G
Thế nào là kết bài mở rộng?
- HS G
Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- HS thảo luận trả lời
Bài 2:
Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
- HS trả lời
Giáo viên kết luận.
Lắng nghe.
c. ghi nhớ
Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ
2 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
d. Luyện tập
Bài 1: Tìm câu văn miêu tả
* Khi viết văn miêu tả cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh cho bài thêm sinh động
3. Củng cố- Dặn dò
- GV chốt bài: Muốn miêu tả sự vật được sinh động, phải quan sát kĩ sự vật bằng nhiều giác quan, tìm ra những đặc điểm nổi bật nhất để tả lại. 
- 2 HS đọc ghi nhớ, cả lớp dọc thầm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm, tìm câu văn miêu tả.
- Lần lượt từng HS tiếp nối đọc bài làm của mình
- Cả lớp nhận xét.
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thóng thoát nước thải, ...
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện
* HSG: Giải thích được tại sao phải bảo vệ nguồn nước
II. Đồ dùng dạy - học
Sơ đồ dây chuyền sản xuất, cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).
Học sinh chuẩn bị giấy, bút màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động khởi động
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng đọc bài tiết trước
3 học sinh 
Nhận xét câu trả lời và cho điểm.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1:Những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước
Học sinh lắng nghe?
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ
- Tại sao nên làm và không nên làm ?
- HS thảo luận theo từng hình nhóm được phân công rồi trình bày trước lớp
- HSG giải thích
Giáo viên giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn,.
*Chốt: Phải thực hiện những việc làm để giữ gìn bảo vệ nguồn nước
Hoạt động 2:Liên hệ
- Các nhóm trình bày, nhận xét tuyên dương nhóm có kết quả tốt, những học sinh có ý kiến bổ sung tốt
Giáo viên giới thiệu một số thông tin để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước?
*Chốt: Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
Hoạt động 3:Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.
Học sinh lắng nghe.
Suy nghĩ, liên hệ, trả lời câu hỏi.
- HS tự do phát biểu
Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ tranh theo nhóm theo chủ đề: tuyên truyền, cổ dộng mọi người cùng bảo vệ nguồn nước
Tiến hành vẽ tranh theo nhóm
Thảo luận tìm đề tài
Vẽ theo đề tài tổ chọn.
Thảo luận, chọn lời bình cho bức tranh.
Giáo viên đi giúp đỡ nhóm gặp khó khăn
Thành lập ban giám khảo cuộc thi (mỗi nhóm cử 1 học sinh tham gia ban giám khảo.
Các nhóm cử đại diện tham gia ban giám khảo.
Ban giám khảo gọi từng nhóm trình bày bức tranh, lời tuyên truyền cổ động của nhóm mình. Bình xét nhóm có kết luận tốt
Các nhóm cử đại diện ( HSG ) trình bày nội dung tuyên truyền cổ động bảo vệ nguồn nước của nhóm mình.
Giáo viên nhận xét - tuyên dương ưu điểm, uốn nắn khuyết điểm.
Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm
Hoạt động kết thúc:- Để bảo vệ nguồn nước cần làm gì ?
- Nơi em ở, được bảo vệ nguồn nước như thế nào ?
Tiếng Việt + 
Tập làm văn - Luyện tập về văn miêu tả.
I. Mục tiêu:
- Học sinh củng cố kiến kĩ năng văn miêu tả.
- Bước đầu viết một đoạn văn miêu tả.
* HSG viết được đoạn văn miêu tả sinh động, có hình ảnh
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văn miêu tả?
Học sinh đọc - lớp nhận xét đánh giá 
2. Luyện tập
Bài 1: Đoạn văn dưới đây miêu tả sự vật nào?
 Từ nhỏ, phong cảnh quê hương đã in sâu vào lòng tôi. Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố tôi là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng. Những con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như con răn dài.
*GV chốt KT
1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, tìm tên sự vật được miêu tả trong đoạn văn phát biểu ý kiến. 
Đáp án đúng: Cánh cửa sổ, ngôi nhà, con đường.
Bài 2: viết vào bảng nội dung miêu tả mỗi sự vật ở bài 1
Học sinh đọc yêu cầu - đọc các cột của bài tập.
Tên sự vật
Nội dung miêu tả
Học sinh Giải thích cách thực hiện yêu cầu của bài.
Cho học sinh làm việc theo nhóm
Học sinh đọc thầm, trao đổi và ghi vào bảng những điều các em hình dung được về sự vật ở bài 1.
Học sinh đọc bảng kết quả - những 
Bài 3: Em hãy viết 1 đoạn văn (5-6 câu) miêu tả một hình ảnh mà em thích.
_ Chữa bài, chấm một số bài, nhận xét
Học sinh đọc yêu cầu - làm vào vở.
HS đọc bài - lớp nhận xét những về nội dung, cách dùng từ.
3. Củng cố, dặn dò:
Dặn dò học sinh làm bài 3 chưa hay về làm lại.
Toán+
Luyện tập chia một tổng cho một số. Chia cho số có một chữ số
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cách thực hiện chia một tổng (hiệu) cho một số và chia cho số có một chữ số.
 - Chia hết và chia có dư. Vận dụng vào giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học
1.Củng cố tiết Luyện tập chung ( tiết1)
Bài4, bài5 ( tr.75-SGK )
- GV gọi 2 hS lên bảng
- GV chữa bài trên bảng lớp
2.Hướng dẫn luyện tập
Bài1(cá nhân): Tính bằng hai cách
a) (272 + 128 ) : 4 b) ( 275 – 125 ) : 5
- Vận dụng chia 1 tổng (hiệu) cho 1 số
*Chốt: Nêu cách thực hiện 1tổng(hiệu) cho1số
Bài2(nhóm): Đặt tính rồi tính:
a) 2312 : 8 b) 13132 : 7
 345896 : 9 427658 : 5
GV chữa bài
*Chốt: Nêu cách thử phép chia có dư, số dư so với số chia NTN?
Bài3(cán nhân): Xe thứ nhất chở 2350 kg hàng, xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 415 kg nhưng ít hơn xe thứ ba 76 kg. Hỏi trung bình mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng và còn thừa bao nhiêu ki-lô-gam hàng ?
- Yêu cầu làm bài vào vở, thu, chấm điểm
*Chốt: Củng cố chia cho số có 1 chữ số có dư vào giải toán có lời văn.
Bài4 (cả lớp) : Một phép chia hết có thương là 204. Nêú số bị chia giảm đi 6 lần và giữ nguyên số chia thì được thương mới là bao nhiêu ?
*Chốt: Trong một phép chia hết , nếu số bị chia giảm đi bao nhiêu lần và giữ nguyên số chia thì thương sẽ giảm đi bấy nhiêu lần.
3. Củng cố:
- Chốt KT chia một tổng cho một số chia cho số có một chữ số
- HS làm bảng lớp
- HS nhận xét, bổ sung
- Học sinh tự làm bài vào vở
- 2học sinh trình bày
4 học sinh lên bảng lớp, mỗi nhóm làm 1 phép chia
- Nhận xét kết quả đúng
- 3 học sinh trình bày
- Học sinh thực hiện
HS thực hiện : Nếu số bị chia giảm đi 6 lần và giữ nguyên số chia thì thương cũng sẽ giảm đi 6 lần.
 Thương mới là : 204 : 6 = 34
- HS đọc lại

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 day du CKTKN.doc