Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

1. Khởi động: Hát vui.

2. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?

+ Câu chuyện khuyên ta các em điều gì?

3. Bài mới:

Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.

a. Luyện đọc:

- GV chia đoạn: 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi chăn trâu.

+ Đoạn 2: Tiếp đến thuỷ tinh.

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại

- Cho HS đọc nối tiếp.

- Cho HS luyện đọc từ khó: cưỡi ngựa tía, kị sĩ, cu Chắt

- Cho HS đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài:

- HS đọc đoạn 1:

+ Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào? (Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trên lầu son, một chú bé bằng đất, Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà Cu Chắt được tặng nhân dịp tết trung thu. Những đồ chơi này nặng bằng bột, màu sắc sặc sở. Chú bé đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy bằng đất.

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG.
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm đọc phân biệt lời người kể với lời câc nhân vật.
- Hiểu nội dung truyện. Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
+ Câu chuyện khuyên ta các em điều gì?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
a. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi chăn trâu.
+ Đoạn 2: Tiếp đến thuỷ tinh.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc từ khó: cưỡi ngựa tía, kị sĩ, cu Chắt
- Cho HS đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1:
+ Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào? (Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trên lầu son, một chú bé bằng đất, Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà Cu Chắt được tặng nhân dịp tết trung thu. Những đồ chơi này nặng bằng bột, màu sắc sặc sở. Chú bé đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy bằng đất.
- HS đọc đoạn 2:
+ Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì? (Đát từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Cu Chắt bỏ 2 người bột vào cái lọ thuỷ tinh.)
- HS đọc đoạn còn lại:
+ Vì sao chú bé đất quyết định trở thành chú đất nung? (Vì chú sợ bị chê là hèn nhát, vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích)
+ Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì? (Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích, vượt qua thử thách con nguời mới mạnh mẽ, cứng cõi. Được toi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm.).
+ Nêu nội dung bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
c/ Luyện đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc phân vai.
- Luyện đọc diễn cảm. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét khen nhóm đọc hay.
4. Củng cố – dặn dò:
- Hs nhắc lại tựa bài.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lai bài tập đoc. 
3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe.
3 HS đọc nối tiếp.
Tìm từ khó và luyện đọc.
HS đọc nhóm đôi
HS lắng nghe.
1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi.
HS ý kiến.
1 HS đọc to, trả lời câu hỏi.
1 HS đọc và trả lời câu hỏi.
Nêu nội dung bài.
- 4 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông hòn Rấm.
- 2 nhóm thi nhau đọc. Cả lớp nhận xét.
- Vài HS nêu.
TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số.
- Áp dụng tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra:
-- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm BT
47m x 27m =
101kg x 25 =
GV nhận xét cho điểm.
3/ Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
So sánh giá trị của biểu thức:
 GV viết lên bảng 2 biểu thức:
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
 GV yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên.
(35 + 21) : 7= 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 :7 = 5 + 3 = 8
 Giá trị của 2 biểu thức (35 + 21) : 7 và
35:7 + 21: 7 như thế nào với nhau? (Hai biểu thức này có giá trị bằng nhau.)
- GV nêu vậy ta có thể viết:
(35 + 21) :7 = 35 : 7 + 21 : 7
- GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về các biểu thức trên.
- GV nêu tính chất sau đó cho HS nêu lại.
* Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Luyện tập:
Bài 1a/ GV hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết lên bảng biểu thức.
( 15 + 35) : 5
- GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên.
(Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia, có thể lấy từng số hạng chia cho số chia rồi cộng các kết quả với nhau.)
- GV gọi HS lên bảng làm theo 2 cách.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 1b/ GV viết lên bảng biểu thức
12 :4 + 20 :4
- GV yêu cầu HS tìm hiểu cách làm và làm theo mẫu.
- Theo em vì sao có thể viết là:
12 :4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) :4
Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia cho 4, áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết:
12 :4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4
- GV yêu cầu HS làm tiếp bài sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài 2: GV viết lên bảng biểu thức
( 35 – 21 ) : 7
- GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị biểu thức theo 2 cách
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV giới thiệu: Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số.
- GV yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại vào vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự tóm tắt và trình bày lời giải. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số học sinh của hai lớp 4A và 4B là:
	32+ 28 = 60 (học sinh)
Số nhóm học sinh của 2 lớp:
	60 : 4 = 15 (nhóm)
Đáp số : 15 nhóm
 GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nhận xét cách làm nào thuận tiện hơn.
- GV cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò:
- Hs nhắc lại tựa bài.
- Gọi HS nêu tính chất một tổng (một hiệu) chia cho một số.
- Nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài mới.
2 HS lên bảng thực hiện.
HS nhận xét.
HS đọc biểu thức.
1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào nháp.
HS đọc biểu thức.
HS trả lời.
HS nêu lại.
HS đọc yêu cầu BT
HS trả lời.
HS lên bảng làm.
HS nêu cách tính.
HS trả lời.
HS lên bảng làm.
2 HS lên bảng làm mỗi em làm một cách.
HS cả lớp nhận xét.
HS làm vào vở.
1 HS đọc to đề toán.
1 HS lên bẩng tóm tắt và giải
Cả lớp làm vào vở.
HS nhận xét – sửa bài.
- Vài HS nêu.
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh hiểu:
- Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy giáo cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy giáo cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
- Thái độ: Kính trọng lễ phép với thầy cô. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy giáo cô giáo.
- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ các tình huống ở BT1.
- Bảng phụ ghi các tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: hát vui.
2. Kiểm tra :
Thế nào là hiếu thảo ông bà cha mẹ?
Kể tấm gương hiếu thảo.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì? (Các bạn sẽ đến thăm bé Dịu nhà cô giáo.)
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? (Tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thẻ hiện cách giải quyết đó)
Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.
+ Yêu cầu HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu đại diện nhóm đóng vai, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ Tai sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó?
(Vì phải biết ơn thầy cô giáo)
+ Đối với thầy cô chúng ta phải có thái độ như thế nào? (Phải tôn trọng biết ơn.)
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? (Vì thầy cô đã không ngại quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
+ Kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người.
 “Thầy cô như thể mẹ cha
 Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
+ GV đưa ra bức tranh thể hiện các tình huống như BT1 SGK.
+ Lần lượt hỏi: bức tranh thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo hay không? (Thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo)
+ Kết luận: Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô.
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo? (Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô giáo khi cần thiết.)
+ Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh3 em sẽ nói gì với bạn HS đó? (Em khuyên các bạn, giải thích cho các bạn cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặt dù cô không dạy mình)
Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi.
+ GV đưa bảng phụ có ghi các hành động.
+ Yêu cầu HS thảo luận hành động nào đúng, hành động nào sai? Vì sao?
 (Hành động 3,6 là đúng. Hành động 1, 2, 4, 5 là sai).
+ Tại sao hành động 4 lại sai? (Vì chê thầy cô giáo là không ngoan)
+ Nếu em là Nam ở hành động 5 em nên làm như thế nào? Em có làm như bạn Nam hay không? (Em sẽ chào cả 2 thầy, không nên chỉ chào thầy dạ ... 
- Cho HS đọc yêu cầu BT và đọc đoạn viết của bạn HS.
- Cho HS làm bài HS theo nhóm, mỗi nhóm lên trình bày một phần.
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy cho HS thảo luận và trình bày vào giấy.
- Đại diện nhóm lên dán bài của mình và trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố dặn dò:
- Hs nhắc lại tựa bài.
- HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, câc kiểu mở bài, kết bài trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết thêm phần mở bài, kết bài vào VBT.
- Chuẩn bị bài sau.
2 HS lần lượt HS lên làm bài.
HS lắng nghe.
HS đọc, lớp đọc thầm theo.
HS đọc thầm lại đoạn văn và làm bài
HS trả lời
Lớp nhận xét.
Một số HS trả lời
Lớp nhận xét.
HS chép lời giải đúng vào VBT
Một số HS trả lời
Lớp nhận xét.
1 HS đọc cả lớp lắng nghe
HS làm bài cá nhân
Một số HS trình bày
Lớp nhận xét.
3 HS đọc ghi nhớ
1 HS dọc cả lớp đọc thầm.
HS làm theo nhóm.
4 nhóm lên bảng trình bày.
Cả lớp nhận xét.
2,3 HS nêu
TOÁN
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
- Áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui.
2. Kiểm tra:
GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập cả lớp làm vào nháp.
Tính giá trị biểu thức sau:
 112 : ( 7 x 4 ) 945 : ( 7 x 5 x 3 )
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
a/ So sánh giá trị các biểu thức:
Ví dụ 1: GV viết lên bảng 3 biểu thức lên bảng.
 ( 9 x 15 ) : 3
 9 x ( 15 : 3 )
 ( 9 : 3 ) x 15
- GV yêu cầu HS tính giá trị biểu thức trên
 ( 9 x 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 x ( 15 :3 ) = 9 x 5 = 45
 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên. (Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau và cùng là 45)
- Vậy ta có:
 ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15
Ví dụ 2: 
- GV viết lên bảng hai biểu thức sau:
( 7 x 15 ) : 3
7 x (15 : 3)
- GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trên 
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức trên. (Giá trị của 2 biểu thức trên bằng nhau và cũng bằng 35.
- Vậy ta có: 
 (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3)
b/ Tính chất một tích chia cho một số:
- GV hỏi: Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng như thế nào? (Có dạng là một tích chia cho một số.
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào? (Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45)
- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của (9 x 15) : 3? (Lấy 15 : 3 rồi lấy kết quả tìm được nhận với 9 hoặc lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15)
- GV hỏi: 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3? (Là thừa số của tích 9 x 15).
- Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết) rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.
- GV hỏi: Với biểu thức (7 : 3) x 15 tại sao chúng ta không tính (7 : 3) x 15? (Vì 7 không chia hết cho 3.)
- GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia.
 LUYỆN TẬP.
 Bài 1:- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài 
 Cách 1:
 a/ ( 8 x 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46
b/ ( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2:
 a/ (8 x 23) : 4 = (8 : 4) x 23
 = 2 x 23 = 46
b/ (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) 
 = 15 x 4 = 60
- GV yêu cầu hS nhận xét bài của bạn làm trên bảng. Sau đó hỏi em đã áp dụng tính chất gì để thức hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách
Bài 2:
- GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
(Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện GV nhất.)
- viết lên bảng biểu thức
 (25 x 36) : 9
HS suy nghĩ tìm cách tính thuân tiện sau đó mời 2 HS lên bảng tính .HS 1: tính theo cách thông thường; HS 2: tính theo cách em cho là thuận tiện nhất.
- GV hỏi: Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách làm thứ nhất?
- GV cho HS làm vào vở.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài tập 3: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: Cửa hàng có bao nhiêu nét vải tất cả?
- Cửa hàng có bao nhiêu phần số vải đó?
- Cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
 Bài giải
 Số mét vải cửa hàng có là:
 30 : 5 = 6 (m) 
 Số mét vải cửa hàng đã bán là:
150: 5 = 30 (m) 
 Đáp số: 30 mét.
- GV hỏi: Ngoài cách giải trên, bạn nào còn có cách giải khác? 
- GV nhận xét và chấm điểm vở HS
4. Củng cố dặn dò: 
- Hs nhắc lại tựa bài. 
- HS lên bảng tính: (9 x 12) : 3; 9 x (18 : 3); (12 : 3) x 15
- Nhận xét tiết học.
- HS về học thuộc tính chất chia một số cho một tích.
- Chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
Nhận xét bài của bạn.
HS đọc 3 biểu thức.
3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào nháp.
Cả lớp nhận xét.
HS trả lời.
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
HS trả lời.
HS nhắc lại.
HS phát biểu.
HS nêu và HS có cách tính nào khác.
HS phát biểu.
HS nhắc lại.
1 HS đọc.
2 HS lên bảng làm và HS cảê lớp làm bài vào vở.
Nhận xét bài của bạn
2 HS lên bảng làm lần lượt trả lời câu hỏi.
1 HS đọc to BT.
2 HS lên bảng thực hiện
HS phát biểu.
Cả lớp nhận xét.
2 HS đọc to bài toán
1 HS lên bảng tóm tắt
1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Cả lớp nhận xét.
HS trả lời cách giải của mình.
HS phát biểu.
3 HS lên bảng tính.
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
- Xác lập mối quan hệ giưa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ nông nghiệp VN.
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRO
1. Khởi động: Hát vui
2. Kiểm tra:
- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
- Trình bày một số dặc điểmvề nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồâng bằng Bắc Bộ?
- Gv nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài lên bảng.
I/ Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước:
- Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đồng bằngBắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước?
(Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa).
+ Nêu thứ tự các công viêc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? (làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa; Người dân muốn làm ra hạt lúa, hạt gạo phải mất nhiều công sức và vất vả trên đồng ruộng.)
Bước 2: HS trình bày kết quả.
GV giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước (cây cần có đất màu mỡ, thân cây ngập trong nước, nhiệt độ cao); về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo đẻ HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gao.
- Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
+ HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ? (trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, tôm)
- GV giải thích vì sau nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. (là do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai.)
II/ Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh:
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm
Bước1:HS dựa vào SGK, thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
+ Quan sát bằng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? (Thuận lợi: trồng nhiều cây vụ đông như ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách; Khó khăn: Nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết.)
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.
GV gợi ý: Hãy nhớ lai xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ được không?
Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức đúng.
- GV giải thích thêm và ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộâ.
4. Củng cố dặn dò:
- Hs nhắc lại tựa bài.
- GV gọi HS đọc lại cả bài học.
- GV hỏi: Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Kiểm tra 3 HS
HS lắng nghe.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
HS ý kiến, bổ sung.
HS lắng nghe. Cả lớp bổ sung ý kiến.
HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
3 HS đọc lại bài học.
HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT14.doc