Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Lâm Thị Thanh Thúy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Lâm Thị Thanh Thúy

Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất ).

 - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).

 *KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Lâm Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 14:
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
21/11/11
Thể dục
Tốn
Tập đọc
Lịch sử
SHĐT
14
66
27
14
14
Chia một tổng cho một số
Chú đất nung
Nhà Trần thành lập
Chào cờ
Thứ 3
22/11/11
Chính tả 
Tốn
Thể dục
Anh văn
LT & C
Khoa học
14
67
28
27
27
27
Nghe - viết: Chiếc áo búp bê 
Chia một số cĩ một chữ số
Luyện tập về câu hỏi
Một số cách làm sạch nước
Thứ 4
23/11/11
Đạo đức 
Tốn 
Kể chuyện
Mĩ thuật
Địa lý
Tập đọc
14
28
14
14
14
28
Biết ơn thầy giáo, cơ giáo (Tiết 1)
Luyện tập
Búp bê của ai?
Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ
Chú đất nung (tiếp theo)
Thứ 5
24/11/11
Tốn
TLV
LT&C Khoa học 
Kĩ thuật
69
 27
28
28
14
Chia một số cho một tích
Thế nào là miêu tả?
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Bảo vệ nguồn nước
Thêu mĩc xích (Tiết 2)
Thứ 6
25/11/11
TLV
Tốn
SHL 
Âm nhạc 
Anh văn
28
70
14
14
28
Cấu tạo bài văn tả đồ vật
Chia một tích cho một số
Sinh hoạt cuối tuần 
TUẦN 14
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011.
Môn: THỂ DỤC
__________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ 
I/ Mục tiêu:
Biết chia một tổng cho một số.
Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2; bài 3 * dành cho HS khá, giỏi.
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập chung
- Gọi hs lên bảng thực hiện
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với tính chất một tổng chia cho một số.
2) HD hs nhận biết tính chất một tổng chia cho một số
- Ghi bảng: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
- Gọi hs lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên. 
- Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trên.
- Và ta có thể viết như sau: 
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21: 7 
- Biểu thức VT có dạng gì? 
- Biểu thức bên VP có dạng gì? 
- Dùng kí hiệu mũi tên để thể hiện VP - vừa chỉ vào biểu thức và nói: Nhân một tổng với một số ngoài cách ta tính tổng trước rồi lấy tổng chia cho số chia, ta còn có thể tính cách lấy từng số hạng của tổng chia cho số chia rồi cộng các kết quả với nhau. 
- (Chỉ vào biểu thức và hỏi): Muốn chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số đó thì ta làm sao?
- Nhấn mạnh cách tính của VP 
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Viết lần lượt từng phép tính lên bảng, y/c hs thực hiện vào vở (gọi lần lượt hs lên bảng thực hiện) 
Bài 2: HD mẫu như SGK
- Tổ chức cho hs thi tiếp sức
- Chia nhóm, mỗi nhóm cử 2 hs.
- Hỏi hs cách chia một hiệu cho một số. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nêu được cách tính.
Bài 3*: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tìm số nhóm có tất cả em cần biết gì? 
- Kết luận: Cả 2 cách đều đúng, nhưng cách làm nào các em thấy thuận tiện hơn? 
- Y/c hs tự làm bài (phát phiếu cho 3 hs)
- Gọi hs lên dán phiếu và trình bày bài giải, gọi các nhóm khác nhận xét.
- Chốt lại bài giải đúng
- Y/c các em đổi vở nhau để kiểm tra. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ
- Về nhà tự làm các BT trong VBT
- Bài sau: Chia cho số có một chữ số
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng tính
b) 475 x 205 = 
c) 45 x 12 + 8 = 45 
 45 x (12 + 8) = 45 x 20 = 900
- Lắng nghe 
- 2 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào giấy nháp 
* (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
* 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
- 2 hs đọc biểu thức. 
- Dạng một tổng chia cho một số
- Dạng tổng của hai thương
- Lắng nghe
- Ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả với nhau. 
- Nhiều hs nhắc lại ghi nhớ 
- 1 hs đọc y/c
- Lần lượt hs lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở .
a) ( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
 (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
b) 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7
* 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23
 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 23
- Theo dõi
- Chia nhóm, cử thành viên
- Đại diện nhóm trả lời: Khi chia một hiệu cho một số, nếu SBT và ST đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy SBT và ST chia cho số chia rồi lấy các kết quả trừ đi nhau. 
- Nhận xét
- 1 hs đọc đề bài
+ Biết số nhóm của mỗi lớp
+ Biết tổng số hs của hai lớp. 
- Cách 2 (tìm tổng số hs của 2 lớp) 
- Tự làm bài
- Dán phiếu và trình bày
 Số nhóm hs của lớp 4A là:
 32 : 4 = 8 (nhóm)
 Số nhóm học sinh của lớp 4B là:
 28 : 4 = 7 (nhóm)
 Số nhóm hs của cả hai lớp là:
 8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm.
- Đổi vở nhau kiểm tra.
- 1 hs nêu lại cách tính.
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Gấm, chú bé Đất ).
 - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).
 *KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi bài Văn hay chữ tốt.
1) Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
2) Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? 
- Y/c hs xem tranh SGK/133 và cho biết tranh vẽ những cảnh gì? 
- Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Tiết học mở đầu chủ điểm hôm nay, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp, hướng dẫn luyện đọc các từ khó trong bài: nắp tráp hỏng, chái bếp, đống rấm, khoan khoái. 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài trước lớp + Giảng từ mới trong bài
 Đoạn 1: kị sĩ, tía, son
 Đoạn 2: đoảng
 Đoạn 3: chái bếp, đống rấm, hòn rấm 
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật, thể hiện rõ ở câu cuối: Nào, nung thì nung!
*KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự tự tin.
b) Tìm hiểu bài: 
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? 
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
- Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có một câu chuyện riêng.
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi:
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? 
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
PP: Động não: + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 
- Theo em hai ý kiến đó, ý kiến nào đúng? Vì sao? 
- Thảo luận nhóm chia sẻ thông tin.
+ Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì? 
Kết luận: Ông cha ta thường nói: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc thật có ích cho cuộc sống.
c) HD đọc diễc cảm
- Gọi hs đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- HD để các em tìm ra giọng đọc phù hợp 
- HD đọc 1 đoạn viết sẵn bảng phụ 
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc
+ Luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai
+ Thi đọc diễn cảm
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nội dung của câu chuyện là gì? 
- Nhận xét, rút nội dung bài (mục I)
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần
- Bài sau: Chú Đất Nung (tt)
Nhận xét tiết học .
 - 3 hs lần lượt lên bảng đọc 3 đoạn của bài và trả lời
1) Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
2) Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.
- Tên chủ điểm: Tiếng sáo diều. 
- Trẻ em thả trâu, vui chơi dưới bầu trời hòa bình: chơi diều, chơi nhảy dây.
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài:
+ Đoạn 1: Từ đầu...đi chăn trâu
+ Đoạn 2: Tiếp theo...lọ thuỷ tinh
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện phát âm
- HS nối tiếp nhau đọc lượt 2
- Đọc giảng nghĩa từ ở phần chú giải
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất
+ Chàng kĩ sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết Trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp. Còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặng bằng đất sét khi đi chăn trâu.
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 2,3
+ Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời mưa, ... phải tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. Vị trí xuống kim của mũi thêu sau nằm phía trong mũi thêu trước liền kề
- Khi kết thúc đường thêu phải xuống kim ở ngoài mũi thêu để chặn mũi thêu cuối
- 2 hs lên thực hiện thêu 4 mũi
- Thực hiện theo 2 bước:
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu theo đường vạch dấu
- HS lắng nghe 
- Hs thực hành 
- 1 hs đọc:
+ Thêu đúng kĩ thuật
+ Các vòng hcỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau
- Đường thêu phẳng, không bị dúm
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian 
- Nhận xét, đánh giá
Thứ sáu , ngày 25tháng 11 năm 2011
Môn : TẬP LÀM VĂN 
Tiết 28: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài ( ND Ghi nhớ ).
 - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một bảng phụ kẻ bảng để hs làm câu d (BT I.1), một tờ giấy viết lời giải câu b,d (BTI.1)
- Một bảng phụ viết đoạn thân bài tả cái trống
- 3 tờ giấy trắng để hs viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài cái trống
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng 
- Thế nào là miêu tả?
- Làm lại BTIII.2 nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ mưa. 
- Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết thế nào là văn miêu tả. Tiết TLV hôm nay các em sẽ biết cách làm một bài văn miêu tả một đồ vật. 
2) Tìm hiểu bài:
Bài 1: Gọi hs đọc bài Cái cối tân
- Gọi hs đọc phần chú giải 
- Gọi hs đọc các câu hỏi SGK/144
- Hỏi lần lượt từng câu, gọi hs trả lời
a) Bài văn tả cái gì?
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì?
c) Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học? 
- Mở bài trực tiếp là như thế nào?
- Thế nào là kết bài mở rộng? 
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để thực hiện y/c này. (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi nhóm làm trên phiếu lên dán và trình bày.
* Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. 
* Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
- Cùng hs nhận xét
 Giảng: Trong khi miêu tả cái cối, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh nhân hóa thật sinh động: chật như nêm cối, cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, cái tai tỉnh táo để nghe ngóng, các cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa... tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói...Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hóa, tác giả đã viết một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì? 
Kết luận: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ làm bài văn dài dòng, thiếu hấp dẫn
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/145
3) Luyện tập:
- Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi a,b,c.
- Dán tờ phiếu viết đoạn thân bài lên bảng, gọi đại diện nhóm lên gạch chân.
a) Câu văn nào tả bao quát cái trống?
b) Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
c) Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống?
d) Y/c hs viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh. - HS làm vào VBT (phát phiếu cho 2 hs)
- Nhắc nhở: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý để các đoạn văn liên kết với nhau.
- Gọi hs trình bày, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs
C/ Củng cố, dặn dò:
- Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì? 
- Bài sau: Luyện tập miêu tả đồ vật.
Nhận xét tiết học 
3 hs lần lượt lên bảng thực hiện y/c
- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
- 2 hs thực hiện 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- Nhiều học sinh đọc
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 câu hỏi 
a) Tả cái cối xay gạo bằng tre
b) Phần mở bài: Cái cối xinh...nhà trống - Giới thiệu cái cối
+ Phần kết bài: Các cối xay...từng bước anh đi..." - Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với các bạn nhỏ) 
c)- Giống với các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn KC.
- Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân
- Bình luận thêm về đồ vật.
d)- Thảo luận nhóm đôi 
- Dán phiếu và trình bày 
 Cái vành - cái áo; hai cái tai - lỗ tai; hàm răng cối - dăm cối; cần cối - đầu cần - cái chốt - dây thừng buộc cần
 xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- Cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy. 
- Lắng nghe
- 2 hs đọc ghi nhớ.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên gạch chân
a) Anh chàng.... bảo vệ
b) Bộ phận: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
c) Hình dáng: tròn như cái chum...căng rất phẳng
+ Âm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã "Tùng!Tùng!Tùng!" - giục trẻ rảo bước tới trường/trống "cầm càng" theo nhịp "Cắc, tùng!" để hs tập thể dục/trống "xả hơi" một hồ dài là lúc hs được nghỉ.
- HS tự làm bài
- Lắng nghe, thực hiện
- Lần lượt trình bày
- HS đọc lại ghi nhớ
- Lắng nghe, thực hiện 
_______________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ 
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
 Bài tập cần làm: bài 1, bài 2; bài 3* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Chia một số cho một tích 
Gọi hs lên bảng tính 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách chia một số cho một tích. Khi chia một tích cho một số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
 2) Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)
- Ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3)
 (9 : 3) x 15 gọi hs lên bảng tính 
- Em có nhận xét gì về giá trị của 3 biểu thức trên? 
- Và ta viết:
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 
- Khi chia một tích 2 thừa số cho một số ta làm sao? 
- Nhấn mạnh: Các em tính theo cách này với điều kiện là 2 thừa số của tích đều chia hết cho số đó. (ở đây 15, 9 đều chia hết cho 3) 
3) Tình và so sánh giá trị của hai biểu thức
 ( Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia.)
- Ghi bảng: (7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3) 
- Gọi hs tính giá trị của hai biểu thức trên 
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
- Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? 
- Vì 15 chia hết cho 3 nên ta tính theo cách nào? 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/79
4) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Ghi lần lượt từng bài lên bảng
- Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Ghi bảng, y/c hs thực hiện vào bảng
Bài 3*: Gọi Hs đọc đề bài
- Y/c hs giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm)
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày cách giải
 Cách 1
 Số mét vải cửa hàng có là:
 30 x 5 = 150 (m)
 Số mét vải cửa hàng đã bán
 150 : 5 = 30 (m)
 Đáp số: 30m 
- Gọi hs nhận xét
- Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng tính
a) 112 : (7 x 4) = 112 : 7 : 4 = 16 : 4 = 4
b) 945 : (7 x 5 x 3) = 945 : 7 : 5 : 3 
 = 135 : 5 : 3 = 27 : 3 = 9
c) 630 : (6 x 7 x 3) = 630 : 6 : 7 : 3 
 = 105 : 7 : 3 = 15 : 3 = 5 
- Lắng nghe 
- Lần lượt 3 hs lên bảng tính 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 
- Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau 
- 2 hs đọc 
- Ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó, rồi nhân kết quả với thừa số kia. 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 hs lên bảng tính
( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 
 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 
- Bằng nhau
- Vì 15 chia hết cho 3 
- Ta lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7 
- 3 hs đọc 
- 1 hs đọc y/c
- Lần lượt từng hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở. 
a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46
 (8 x 23) : 4 = ( 8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46 
b) (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
 (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60
- 1 hs đọc y/c
- Thực hiện bảng con
 ( 25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) 
 = 25 x 4 = 100
- 1 hs đọc đề bài
- Giải trong nhóm đôi 
- Dán kết quả và trình bày 
 Cách 2
 Số tấm vải cửa hàng bán được là:
 5 : 5 = 1 (tấm)
 Số mét vải cửa hàng bán được là:
 30 x 1 = 30 (m)
 Đáp số: 30 m 
- Nhận xét 
- Đổi vở nhau kiểm tra
_____________________________________________________
Tiết 14: SINH HOẠT LỚP
__________________________________________________
Môn: ÂM NHẠC
_______________________________________________
MÔN: ANH VĂN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 14 Nh 20112012.doc