Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 1- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật. (chàng kị sĩc; nàng công chúa, chú đất nung).

 2- Hiểu các từ ngữ trong bài.

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.

 3 - Kỹ năng sống: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14:
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
 CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
	1- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩc, ông Hòn Rấm, chú bé Đất.
	2- Hiểu từ ngữ trong truyện.
 Hiểu nội dung (phần đầu truyện) : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích và dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK t)
	3- Kỹ năng sống: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa SGK
	- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
2. Bài mới:
* GT chủ điểm và bài đọc 
- Yêu cầu quan sát tranh minh họa chủ điểm Tiếng sáo diều
- Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện Chú Đất Nung.
HĐ1: HD luyện đọc
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn
- Kết hợp sửa sai phát âm, ngắt giọng
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc cả bài.
- Gọi HS đọc chú giải
- GV đọc mẫu: giọng hồn nhiên, phân biệt lời các nhân vật, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
- Yêu cầu đọc đoạn 2 và TLCH:
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn còn lại và TLCH:
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
+ Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì?
HĐ3: HD đọc diễn cảm
- Gọi tốp 4 em đọc phân vai. GV hướng dẫn giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ và HD luyện đọc phân vai đoạn cuối "Ông Hòn Rấm ... Đất Nung"
- Tổ chức cho HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS quan sát và mô tả.
- Lắng nghe
- 2 lượt: HS1: Từ đầu ... chăn trâu
 HS2: TT ... lọ thủy tinh
 HS3: Đoạn còn lại
- Nhóm 2 em cùng bàn
- 2 em đọc
- 1 em đọc.
- Lắng nghe
- 1 em đọc, lớp trao đổi trả lời.
– chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công chúa ngồi trong lầu son và chú bé Đất
– Chàng kị sĩ và nàng công chúa được nặn từ bột Chắt được tặng nhân dịp Trung thu - Chú bé Đất là do cu Chắt tự nặn bằng đất sét.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời.
– Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của họ nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau.
- HS đọc thầm và trả lời.
– Chú đi ra cánh đồng nhưng mới đến chái bếp thì gặp mưa, bị ngấm nước và rét. Chú chui vào bếp sưởi ấm và gặp ông Hòn Rấm.
– Vì sợ ông Hòn Rấm chê là nhát và vì chú muốn được xông pha, làm việc có ích.
– Phải rèn luyện trong thử thách con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
- 4 em đọc phân vai.
- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp từng vai.
- Nhóm 3 em luyện đọc phân vai.
- 3 nhóm thi đọc.
Toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
	- Biết chia 1 tổng chia cho 1 số.
	- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
2. Bài mới :
HĐ1: GV HDHS nhận biết tính chất một tổng chia cho 1 số
- Viết lên bảng 2 biểu thức 
- Gọi 2 em lên bảng tính giá trị biểu thức
- Cho HS so sánh 2 kết quả tính để có:
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
+ Khi chia 1 tổng cho 1 số ta có thể thực hiện như thế nào?
- Gọi 3 em nhắc lại để thuộc tính chất này
HĐ2: Luyện tập
Bài 1a :
- Yêu cầu HS tự làm VT bằng 2 cách
- GV kết luận, ghi điểm.
Bài 1b:
- Gọi 1 em đọc mẫu
- GV phân tích mẫu:
– C1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
g Tính theo thứ tự thực hiện các phép tính
– C2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4 
 = 32 : 4 = 8
g Vận dụng tính chất chia 1 tổng cho 1 số
Bài 2 :
- Gọi 1 em đọc yêu cầu và mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi nêu tính chất chia 1 hiệu cho 1 số
- GV kết luận.
3. Dặn dò:
- 1 em đọc.
– (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
– 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- 1 em lên bảng viết bằng phấn màu.
– Nếu các số hạng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- HS làm VT, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS quan sát mẫu và tự làm VT, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét, củng cố tính chất chia 1 tổng cho 1 số.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm VT, 2 em lên bảng.
-1 em nêu tính chất chia 1 hiệu cho 1 số.
- 2 em nhắc lại.
Kể chuyện
BÚP BÊ CỦA AI?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	1. Dựa theo lời kể của GV câu chuyện Búp bê của ai?, nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh họa truyện; kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt 
	- Hiểu truyện biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết
	2. - HS chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
	- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quí đồ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa phóng to
- 6 băng giấy để 6 HS viết lời thuyết minh (Bài 1) và 6 băng giấy đã viết sẵn lời thuyết minh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
* GT bài: Trong tiết KC hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Búp bê của ai?. Câu chuyện này sẽ giúp các em hiểu: Cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào? Đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào?
HĐ1: GV kể chuyện
- Kể lần 1: chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu tủi thân, sau sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga: ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần.
- Kể lần 2: vừa kể vừa chỉ tranh minh họa
HĐ2: HD tìm lời thuyết minh
- Yêu cầu quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi để tìm lời thuyết minh cho từng tranh
- Phát băng giấy và bút dạ cho 6 nhóm
- Gọi các nhóm khác bổ sung
- Nhận xét, sửa lời
1. Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.
2. Mùa đông, không có váy áo, búp bê lạnh và tủi thân khóc.
3. Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ đi ra phố.
4. Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê trong đống lá khô.
5. Cô bé may váy áo mới cho búp bê.
6. Búp bê sống hạnh phúc trong tình thương yêu của cô chủ mới.
HĐ3: Kể bằng lời của búp bê
- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Nhắc: Kể theo lời búp bê là nhập vai búp bê để kể câu chuyện. Khi kể phải xưng tôi (mình, tớ ...)
- Gọi 1HS giỏi kể mẫu đoạn đầu
- Yêu cầu KC trong nhóm. Giúp đỡ nhóm yếu
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai và kể hay.
HĐ4: Kể phần kết truyện theo tình huống
- Gọi 1 em đọc BT3
- Yêu cầu HS tưởng tượng một lúc nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới
- Gọi HS trình bày
- GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nghe kết hợp nhìn tranh minh họa
- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng ND, đủ ý vào băng giấy rồi dán dưới mỗi tranh
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc cả 6 lời thuyết minh.
- 1 em đọc.
- Lắng nghe
- 1 em kể mẫu.
- 2 em cùng bàn tập kể.
- 3 em kể từng đoạn.
- 3 em kể cả câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS tập kể trong nhóm đôi.
- 3 - 5 em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- HS tự trả lời.
- Lắng nghe
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2 011
Luyện Từ và Câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
	1. Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu ( BT1)
	2. Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy ( BT2, BT3, BT4) bước đầu biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. ( BT5).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ lớn viết sẵn lời giải BT1
	- Bảng phụ viết sẵn 3 câu hỏi của BT3
	- 3 tờ giấy khổ lớn để HS làm BT4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
2. Bài mới:
* GT bài: Bài học hôm nay giúp các em tiếp tục luyện tập về câu hỏi, phân biệt câu hỏi với những câu không phải là câu hỏi.
* HD luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu tự làm bài
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- GV dán lời giải BT1 lên bảng và kết luận.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
- Gọi 1 số em trình bày
Bài 3:
- Gọi 1 em đọc BT3
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét
- KL lời giải đúng:
– có phải ... không?
– phải không? – à?
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu đọc lại các từ nghi vấn ở BT3
- Yêu cầu tự làmbài
- Gọi HS nhận xét
- Gọi vài em trình bày
Bài 5:
- Gọi 1 em đọc BT5
- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận, trả lời 
- Gọi HS phát biểu
- KL : – 5b : nêu ý kiến của người nói
 – 5c, e : nêu ý kiến đề nghị
3. Dặn dò:
- Lắng nghe
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS tự làm VBT.
- 4 em trình bày.
- Lớp nhận xét.
a) Hăng hái và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
- 1 em đọc.
- Gọi 2 em lên bảng, HS tự làm VBT.
- Lớp nhận xét.
- 5 - 6 em trình bày.
– Ai là lớp trưởng?
– Cái gì trong cặp cậu thế?
– ở nhà, cậu hay làm gì? ...
- 1 em đọc.
- 1 em lên bảng dùng phấn màu gạch chân các từ nghi vấn trong bảng phụ.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc.
- 1 em đọc.
- 3 em lên bảng đặt câu, lớp tự làm VBT.
- Nhận xét bài trên bảng
- 2 em trình bày VBT.
– Có phải em học lớp 1 không?
– Em học lớp 1 phải không?
– Em học lớp 1 à?
- 1 em đọc.
- 2 em cùng bàn trao đổi.
– Câu b, c, e không phải là câu hỏi vì chúng không phải dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết.
Toán
 CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
	- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
2. Bài mới :
HĐ1: GT phép chia hết
- GV nêu phép chia: 128 472 : 6 = ?
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính
- Gọi 1 em nêu cách tính (tính từ trái sang phải)
- Gọi 5 em lần lượt đứng lên làm miệng từng bước, GV ghi bảng.
- Gọi 1 em trình bày lại cả phép chia.
HĐ2: GT phép chia có dư
- GV nêu: 230 859 : 5 = ?
- Gọi HS đặt tính và nêu cách tính
- Gọi 1 số em nhắc lại quy trình chia
+ Lưu ý: số dư < số chia
HĐ3: Luyện tập 
Bài 1(dòng1) :
- Cho HS làm BC
– 92 719, 76 242
- GV kết luận.
Bài 1(dòng 2):
- Yêu cầu HS  ...  để HS làm bài 2
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ :
2. Bài mới :
HĐ1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia)
- Ghi 3 BT lên bảng: 
(9 x 15) : 3 9 x (15 : 3) (9 : 3) x 15 
- Yêu cầu HS tính giá trị của 3 biểu thức rồi so sánh
- Gọi HS nhận xét
- HDHS ghi : 
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- KL : Vì 9 và 15 đều chia hết cho 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân với thừa số kia.
HĐ2: Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức (có một thừa số không chia hết cho số chia)
- Ghi 2 BT lên bảng:
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- Yêu cầu HS tính giá trị 2 BT rồi so sánh
- Gọi HS nhận xét
- HDHS nhận xét vì sao không tính:
 (7 : 3) x 15 ?
- Từ 2 VD trên, HDHS kết luận như SGK
HĐ3: Luyện tập
Bài 1 :
- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Gợi ý HS nêu các cách tính 
- Yêu cầu HS tự làm bài
– 46 ; 60
Bài 2 :
- Yêu cầu đọc thầm đề
- Yêu cầu HS tự làm VT, chọn cách thuận tiện nhất. Phát phiếu cho 2 em
- Gọi HS nhận xét GV kết luận, ghi điểm.
3. Dặn dò:
- 1 em đọc 3 BT.
– (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
– Ba giá trị bằng nhau.
HS nhận xét.
- 1 em đọc.
– (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
– Hai giá trị đó bằng nhau.
– Vì 7 không chia hết cho 3.
- 2 em nêu, lớp học thuộc lòng.
1 em đọc.
– C1: Nhân trước, chia sau
– C2: Chia trước, nhân sau
- HS làm VT, 2 em lên bảng.
- HS đọc thầm.
- HS làm VT hoặc làm phiếu BT.
- Dán phiếu lên bảng
- Lớp nhận xét
– (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) 
 = 25 x 4 = 100
Luyện tiếng việt
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Thông qua luyện tập, HS củng cố thêm những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện.
- Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
2. Bài mới 2:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Đề 2: Thuộc văn kể chuyện.
Đề 1: Văn viết thư.
Đề 3: Văn miêu tả.
Bài 2B, 3: 
HS: Đọc yêu cầu của đề.
- Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành kể, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài.
- Thi kể trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc
- GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt sau và yêu cầu HS đọc:
* Văn kể chuyện: 
* Cốt truyện: 
3. Củng cố – dặn dò:	
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 14
I. MỤC TIÊU:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. NỘI DUNG: 
1. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm:
	a. Ưu điểm:
- Thực hiện đầy đủ quy định của trường, của lớp.
- Đi học tương đối đều.
- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
- Chữ viết có tiến bộ.
b. Nhược điểm:
- ý thức học tập chưa tốt, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, lười làm bài tập ở lớp và ở nhà. 
- Một số em viết chữ xấu và sai nhiều lỗi chính tả .
- Ăn mặc quần áo chưa sạch, chưa gọn
2. Phương tuần sau 
	- Phát huy tất cả những ưu điểm đạt được.
	- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
	- Nâng cao ý thức học tập giành nhiều điểm tốt 
Buổi Chiều thứ 6
Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm để thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình bằng các việc làm cụ thể hàng ngày và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người HS.
* GD KNS: - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo cuả thầy cô
 - Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ các tình huống ở BT1
- Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ3 – tiết 1)
- Giấy màu, băng dính, bút viết (HĐ4 – tiết, HĐ1 – tiết 2, HĐ2 – tiết 2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời các câu hỏi :
Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì ?
GD KNS: Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?
Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khá theo dõi, nhận xét.
+ Hỏi : Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? (Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì ?)
GD KNS: Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo ?
+ Kết luận : Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người.
“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- Tổ chức làm việc cả lớp.
+ Đưa ra các bức tranh thể hiện các tình huống như bài tập 1, SGK.
+ Lần lượt hỏi : bức tranh. . . . . . thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo hay không ?
+ Kết luận : Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong tranh 3, việc làm của bạn HS chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô.
GD KNS: Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo.
+ Hỏi : Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó
Hoạt động 3: Hành động nào đúng?
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi :
+ Đưa bảng phụ có ghi các hành động.
+ Yêu cầu HS thảo luận hành động nào sai? Vì sao?
Các hành động
Lan và Minh nhìn thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại.
Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải cô giáo chủ nhiệm.
Minh và Liên đến thăm cô giáo cũ nhân ngày nghỉ.
Nhận xét và chê cô giáo mặc quần áo xấu.
Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình.
Giúp đỡ con cô giáo học bài.
+ Yêu cầu các nhóm giơ giấy màu đỏ nếu hành động đó đúng, giấy xanh nếu hành động đó sai.
+ Yêu cầu HS giải thích hành động 2.
+ Hỏi: Tại sao hành động 4 lại sai ?
+ Hỏi: Nếu em là Nam ở hành động 5, em nên làm thế nào ? Em có làm như bạn Nam không ?
+ Kết luận : Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc vơi thầy cô giáo.
Hđộng 4: Em có biết ơn thầy cô giáo không?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân :
+ Phát cho mỗi HS 2 tờ giấy màu xanh, vàng.
+ Yêu cầu HS viết vào tờ giấy xanh những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo, viết vào tờ giấy vàng những việc em đã lmà mà em cảm thấy chưa ngoan, còn làm thầy cô buồn, chưa biết ơn thầy cô.
- Yêu cầu HS làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu HS dán lên bảng theo 2 cột : cột xanh và cột vàng.
+ Yêu cầu 2 HS đọc một số kết quả.
+ Kết luận :
HS đã biết ơn thầy cô giáo hay chưa ?
Động viên các em chăm ngoan hơn, mạnh dạn hơn.
Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu HS :
Sưu tầm các câu chuyện kể về sự biết ơn thầy cô giáo.
Kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy cô giáo của mình (nếu có)
Sưu tầm các câu thơ, ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy cô giáo.
- HS trả lời
- Hs trả lời
- Trả lời : Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo.
+ Phải tôn trọng, biết ơn.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- HS quan sát các bức tranh.
- Lần lượt giơ tay nếu đồng ý bức tranh...thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo ; không giơ tay nếu bức tranh . . .thể hiện sự không kính trọng.
- Lắng nghe.
- Trả lời : Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng, cảm ơn các thầy cô khi cần thiết.
- Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình.
- HS làm việc theo nhóm cặp đôi, thảo luận nhận xét hành độngđúng – sai và giải thích.
+ Các HS thảo luận để đưa ra kết quả 
Hành động : 3, 6 là đúng.
Hành động : 1, 2, 4, 5 là sai và giơ giấy màu trình bày kết quả làm việc của cả nhóm.
+ Hành động 2 sai vì phải học tốt tất cả các giờ, kính trọng tất cả các thầy cô giáo dù kà giáo viên chủ nhiệm hay không.
+ Vì HS phải tôn trọng, kính trọng giáo viên. Chê các thầy giáo, cô giáo là không ngoan.
+ Em sẽ chào cả hai thầy. Không nên chỉ chào thầy dạy lớp của mình.
- HS làm việc cá nhân, nhận giấy màu và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- HS dán lên bảng các tờ giấy màu.
- 2 HS đọc kết quả (1 HS đọc nội dung ở giấy xanh, 1 HS đọc ở giấy vàng).
- Lắng nghe
Luyện tiếng việt
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính tả của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong 1 văn bản, đặt được câu hỏi thông thường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- V BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, đọc cả mẫu.
- GV viết lên bảng 1 câu văn.
- 1 cặp HS làm mẫu sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp.
HS1: Về nhà bà cụ làm gì?
HS2: Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe.
- Một số HS thi hỏi đáp các câu khác.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố 3 - dặn dò:
Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Luyện tập củng cố kĩ năng chia cho số có một chữ số; Giải toán có lời văn.
II. ĐDDH:
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1:
BT 1: Đặt tính rồi tính:
256075 : 5
369090 : 6
498479 : 7
 * Hoạt động 2:
BT 2: Tìm X
11538 : X = 9
301847 : X = 7
* Hoạt động 3:
BT 3: Bài toán:
Một kho chứa 305080 kg thóc. Người ta đã lấy ra số thóc ở kho đó. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kí lô gam thóc?
* Nhận xét tiết học: 
* Hoạt động cá nhân
- HS làm bài cá nhân vào tập
- 3 HS lên bảng sửa bài
* Hoạt động cá nhân
- HS làm vở
- 1 em làm bảng phụ
- HS nhận xét
* Hoạt động cá nhân:
- HS đọc lại bài tập
- Làm bài cá nhân vào vở
- 1 em làm bảng phụ
- Nhận xét bài bạn; sửa sai

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2011_2012_pham_thi_thu_huyen.doc