Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Toán :

CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

 I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số và 1 hiệu chia cho 1 số

 Áp dụng để giải các bài toán có liên quan

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 1. Kiểm tra bài củ

 HS làm bài tập : Tính :

 456 kg + 789 kg = 101 kg x 25 = 465 m x 123 =

 2. Bài mới :

 * HĐ1 : Giới thiệu bài

 * HĐ2 : So sánh giá trị của biểu thức

 - HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức : ( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7

 ( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7

 * HĐ3 : Rút ra kết luận về 1 tổng chia cho 1 số

 - Biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 có dạng như thế nào ?

 - Hãy nhận xét về dạng của biểu thức 53 : 7 + 21 : 7

 - 35 và 21 là gì trong biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 ( các số hạng của tổng 35 + 21) cò 7 là gì ? ( 7 là số chia )

 Rút ra kết luận ( SGK )

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 :
Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2007
Buổi một :
Tập đọc :
CHÚ ĐẤT NUNG
	I. MỤC TIÊU : 
	1. Đọc thành tiếng: - HS phát âm đúng các tiếng, từ khó: kị sĩ, cưỡi ngựa, đoảng...
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
	- Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của các nhân vật 
	2. Đọc - hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm... 
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 135 ( SGK ) .	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra : HS đọc bài Văn hay chữ tốt 
	- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	- Giới thiệu chủ điểm và bài điểm và bài đọc 
	* HĐ2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc :
	- HS đọc nối tiếp đoạn ( 3 đoạn - như SGV ) 
	- GV sữa lỗi phát âm 
	- Luyện đọc câu : 
	+ " Chắt còn ........ chăn trâu "
	+ " Chú bế Đất ngạc nhiên / hỏi lại "
	- 1 HS đọc chú giải 
	- 1 HS đọc toàn bài 
	- GV đọc mẫu 
	b) Tìm hiểu bài 
	HS đọc đoạn 1 
	- Cu Chắt có những đồ chơi nào ?
	- Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau ?
	- Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
	GV ghi ý đoạn 1 : Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt .
	HS đọc đoạn 2: 
	- Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu ?
	- Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ?
	- Nội dung của đoạn2 là gì ?
	GV ghi ý chính đoạn 2 ( cuộc làm quen giữa cu Đất và 2 người bột ) 
	HS đọc đoạn 3 :
	- Vì sao chú bé Đất lại ra đi ?
	- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
	- Ông Hòn Rấm nói như thế nào khi thấy chú lùi lại ?
	- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung ? ( Sợ bị ông Hòn Rấm chê nhát , muốn được xông pha , làm nhiều việc có ích )
	- Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng ? vì sao ? 
	- Chi tiết " Nung trong lửa " tượng trưng cho điều gì ?
	- Đoạn cuối nói lên điều gì ?
	Ghi ý chính đoạn3 ( Chú bé Đất quyết định trở thành đất nung ) 
	- Câu chuyện nói lên điều gì ?
	c) Đọc diễn cảm 
	HS đọc theo cách phân vai 
	3. Tổng kết : Củng cố : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
	Nhận xét - Dặn dò 
______________________________________________-
Toán :
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số và 1 hiệu chia cho 1 số 
	Áp dụng để giải các bài toán có liên quan 	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra bài củ 
	HS làm bài tập : Tính :
	456 kg + 789 kg = 101 kg x 25 = 465 m x 123 = 
	2. Bài mới : 
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : So sánh giá trị của biểu thức 
	- HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức : ( 35 + 21 ) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
 ( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
	* HĐ3 : Rút ra kết luận về 1 tổng chia cho 1 số 
	- Biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 có dạng như thế nào ?
	- Hãy nhận xét về dạng của biểu thức 53 : 7 + 21 : 7 
	- 35 và 21 là gì trong biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 ( các số hạng của tổng 35 + 21) cò 7 là gì ? ( 7 là số chia ) 
	Rút ra kết luận ( SGK ) 
	* HĐ4 : Luyện tập, thực hành 
	- HS làm BT ( VBT ) 
	GV hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của từng bài , gợi ý cách làm 
	- HS làm bài - GV theo dõi 
	- Chấm, chữa bài 
	3. Tổng kết : Củng cố, nhận xét, dặn dò 
________________________
	Đạo đức :
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( T1 )
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS hiểu :
	- Công lao của các thầy, cô giáo đối với HS 
	- HS phải kính trọng , biết ơn , yêu quý thầy giáo, cô giáo .
	II. HOẠT ĐỘG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra : Vì sao chúng ta phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 
	2. Bài mới : Giới thiệu bài 
	* HĐ1 : Xử lý tình huống ( SGK ) 
	- GV nêu tình huống 
	- HS xử lý các cách ứng xử và nêu lý do lựa chọn 
	- Thảo luận lớp về cách ứng xử 
	 GV kết luận : Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ chúng em biết nhiều điều hay , điều tốt . Vì vậy các em phải kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo .
	* HĐ2 : Thảo luận theo nhóm đôi BT1 ( SGK ) 
	- HS thảo luận làm bài 
	- HS nêu kết quả GV nhận xét Kết luận phương án đúng ở các tranh 1,2,4 
	* HĐ3 : Thảo luận nhóm BT2 ( SGK ) 
	- HS nêu yêu cầu ND bài tập - GV gợi ý HS suy nghĩ nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo - các việc làm : ( a,b,c,d,e,g,..) là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo 
	Rút ra bài học ( SGK ) gọi HS đọc lại 
	* HĐ4 : HS sưu tầm những bài hát , bài thơ các câu ca dao, tục ngữ .. ca ngợi công lao của các thầy giáo , cô giáo .
	3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
	I. MỤC TIÊU : 
	- HS kể được 1 số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách 
	- HS nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất dược nước sạch của nhà máy nước .
	- Hiểu được sự cần thiết phải đun nước sôi trước khi uống 	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	Tranh vẽ ( SGK ) 
	Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1.Kiểm tra :
	- Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước 
	- Tác hại của sự ô nhiễm nước 
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Tìm hiểu một số cách làm sạch nước 
	a) Lọc nước :
	- Bằng giấy lọc, bông,... lót ở phẫu 
	- Bằng sỏi, cát, than củi ,... đổi với bể lọc 
	b) Khử trùng nước : Gia ven khử trùng nước nhưng gây mùi hắc cho nước 
	c) Đun sôi : ( Đun nước sôi 10 phút )
	HS kể lại các cách làm sạch nước 
	* HĐ2 : Thực hành lọc nước 
	- Tổ chức HD ( HS đọc các bước ở SGK ) 
	- Thực hành theo nhóm 
	- Các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận 
	- Kết luận nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là :
	- Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước 
	- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan
	* Lưu ý : Nước sau khi lọc cần đun sôi mới uống 
	* HĐ3 : Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch :
	HS đọc thông tin trong SGK 
	- Nêu các giai đoạn của giấy chuyền sản xuất nước sạch 
	- HS nêu , lớp và GV bổ sung 
	Kết luận ( SGK ) 
	* HĐ4 : Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống 
	- Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
	- Muốn có nước uống được , chúng ta phải làm gì ? Tại sao?
	Kết luận ( SGV ) 
	3. Tổng kết : Nhận xét, dặn dò. 
___________________________________
Buổi hai: Kể chuyện: 
 BÚP BÊ CỦA AI?
	I. MỤC TIÊU : Rèn cho HS kỹ năng nói 
	- Biết nghe thầy ( cô ) giáo kể chuyện . Nhớ được câu chuyện .
	- Nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ truyện 
	- Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê ; Biết thể hiện điệu bộ nét mặt 
	- Hiểu được ND ý nghĩa câu chuyện 
	* Rèn kỹ năng nghe : Nghe thầy ( cô ) kể chuyện nhớ được chuyện . Theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét lời kể của bạn .
	II. ĐỒ DÙNG : Tranh phô tô ( SGK ) 	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1.Kiểm tra : Gọi 1 HS kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .Nêu ý nghĩa của câu chuyện .
	2. Bài mới : 
	*HĐ1: Giới thiệu câu chuyện kể 
	*HĐ2: GV kể chuyện " Búp bê của ai " ( 2 - 3 lần ) 
	- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng - phân biệt lời của các nhân vật 
	c) Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu :
	* BT1 : ( Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh )
	- HS quan sát 6 bức tranh - Tìm hiểu ND từng bức tranh ( yêu cầu HS tìm cho mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn ) 
	- HS thảo luận nhóm đôi . Tìm lời thuyết minh ghi vào vở nháp.
	- Gọi 1 HS nêu kết quả ( mỗi em nêu lời 1 tranh ) 
	- Cả lớp nhận xét - GV bổ sung Kết luận ( SGV) 
	* BT2 : ( Kể lại câu chuyện bằng lời của búp bê )
	( GV lưu ý HS : Kể bằng lời của búp bê tức là nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện . Khi kể phải xưng hô tôi, tớ, mình biết đặt tên cho cô chủ ).
	+ HS thưc hành kể chuyện ( Theo nhóm đôi ) - Trao đổi ND ý nghĩa câu chuyện 
	+ HS thi kể chuyện trước lớp 
	- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất 
	* Bài tập 3 : ( Kể phần kết của câu chuyện với tình huống mới ) 
	- HS đọc yêu cầu của BT - Suy nghĩ và tưởng tượng ra những khả năng có thể xẩy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp cô chủ mới khi đang bế búp bê trên tay )
	- HS thi kể phần kết của câu chuyện 
	- GV nhận xét - Bổ sung ( theo gợi ý SGV ) Nêu ND ý nghĩa của câu chuyện 
	3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
LuyÖn To¸n
Chia mét tæng cho mét sè
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Củng cố tính chất 1 tổng chia cho 1 số và 1 hiệu chia cho 1 số 
	Áp dụng để giải các bài toán có liên quan 	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra:
	 G ọi HS lên bảng nêu t/c chia một tổng cho một số và chia một hiệu cho
 một số. 
	2. Bài ôn : 
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : 
	- HS tính giá trị của 2 biểu thứctheo hai cách : ( 186 + 36 ) : 2
 (486 +72) : 6
 * HĐ3 : Luyện tập, thực hành 
	- HS làm BT ở SGK vào vỡ ô ly.
BTRT: 
1/. T ính bằng hai cách:
 (56 + 76) : 4 48 : 6 + 12 : 6
 ( 57 - 36 ): 3 56 : 7 - 14 : 7
2/. T ìm bốn số chẵn liên tiếp .Biết trung bình cộng của bốn số ấy là 9
	GV hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của từng bài , gợi ý cách làm 
	- HS làm bài - GV theo dõi 
	- Chấm, chữa bài 
	3. Tổng kết : Củng cố, nhận xét, dặn dò 
________________________
 Thùc hµnh Khoa häc
MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
	I. MỤC TIÊU : 
	- Củng cố cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách 
	- HS nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất dược nước sạch của nhà máy nước .
	- Hiểu được sự cần thiết phải đun nước sôi trước khi uống 	
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	Tranh vẽ ( SGK ) 
	Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1.Kiểm tra :
	- Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước 
	- Tác hại của sự ô nhiễm nước 
	2. Bài ôn:
	1 : Nêu một số cách làm sạch nước 
	a) Lọc nước :
	- Bằng giấy lọc, bông,... lót ở phẫu 
	- Bằng sỏi, cát, than củi ,... đổi với bể lọc 
	b) Khử trùng nước : Gia ven khử trùng nước nhưng gây mùi hắc cho nước 
	c) Đun sôi : ( Đun nước sôi 10 phút )
	HS kể lại các cách làm sạch nước 
	2 : Thực hành lọc nước 
	- Tổ chức HDHS
	- Thực hành theo nhóm 
	- Các nhóm trình bày sản phẩm nước đã lọc và kết quả thảo luận 
	- Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là :
	- Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước 
	- Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan
	* Lưu ý : Nước sau khi lọc cần đun sôi mới ... cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : Câu hỏi dùng để làm gì? Câu hỏi có những dấu hiệu gì ?
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài 
b) Phần nhận xét 
- HS nêu yêu cầu BT1 
- HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Rấm và cậu Đất trong truyện " Chú Đất Nung " .
- Tìm các câu hỏi có trong đoạn văn 
* BT2 : HS đọc yêu cầu của bài - Suy nghĩ phân tích 2 câu hỏi 
( Theo gợi ý của GV Rút ra ND ý nghiã của 2 câu hỏi 
- "Sao chú mày nhát thế ?" . Câu này không dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát..Ông hỏi để chê cu Đất .
- " Chứ sao?" Câu hỏi này không dùng để hỏi . Câu hỏi này là để khẳng định: đất có thể nung trong lửa .
* BT3 : HS đọc yêu cầu của bài - Suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- Câu hỏi này dùng để yêu cầu .
- GV nhận xét bổ sung Kết luận ( SGV ) 
 Rút ra bài ghi nhớ ( SGK ) gọi HS đọc lại 
c) Luyện tập :
- Gọi HS nêu yêu cầu các BT ( VBT ) 
- GV gợi ý HD học sinh cách làm từng bài 
* HS nêu kết quả từng bài - Lớp nhận xét 
- GV bổ sung Kết luận ( SGV ) 
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
LuyÖn kÓ chuyÖn
BÚP BÊ CỦA AI
	I. MỤC TIÊU : Rèn cho HS kỹ năng nói 
	- Biết nghe thầy ( cô ) giáo kể chuyện . Nhớ được câu chuyện .
	- Nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ truyện 
	- Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê ; Biết thể hiện điệu bộ nét mặt 
	- Hiểu được ND ý nghĩa câu chuyện 
	* Rèn kỹ năng nghe : Nghe thầy ( cô ) kể chuyện nhớ được chuyện . Theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét lời kể của bạn .
 II. ĐỒ DÙNG : Tranh phô tô ( SGK ) 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1.Kiểm tra : Gọi 1 HS kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia .Nêu ý nghĩa của câu chuyện .
	2. Bài mới : 
	*HĐ1: Giới thiệu câu chuyện kể 
	*HĐ2: GV kể chuyện " Búp bê của ai " ( 1 lần ) 
	- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng - phân biệt lời của các nhân vật 
	c) Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu :
	* BT1 : ( Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh )
	- HS quan sát 6 bức tranh - Tìm hiểu ND từng bức tranh ( yêu cầu HS tìm cho mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn ) 
	- HS thảo luận nhóm đôi . Tìm lời thuyết minh ghi vào vở nháp.
	- Gọi 1 HS nêu kết quả ( mỗi em nêu lời 1 tranh ) 
	- Cả lớp nhận xét - GV bổ sung Kết luận ( SGV) 
	* BT2 : ( Kể lại câu chuyện bằng lời của búp bê )
	( GV lưu ý HS : Kể bằng lời của búp bê tức là nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện . Khi kể phải xưng hô tôi, tớ, mình biết đặt tên cho cô chủ ).
	+ HS thưc hành kể chuyện ( Theo nhóm đôi ) - Trao đổi ND ý nghĩa câu chuyện 
	+ HS thi kể chuyện trước lớp 
	- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất 
	* Bài tập 3 : ( Kể phần kết của câu chuyện với tình huống mới ) 
	- HS đọc yêu cầu của BT - Suy nghĩ và tưởng tượng ra những khả năng có thể xẩy ra trong tình huống cô chủ cũ gặp cô chủ mới khi đang bế búp bê trên tay )
	- HS thi kể phần kết của câu chuyện 
	- GV nhận xét - Bổ sung ( theo gợi ý SGV ) Nêu ND ý nghĩa của câu chuyện 
	3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
¢m nh¹c
C« Hoa lªn líp
Luyện Thể dục
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
	I. MỤC TIÊU : Tiếp tục ôn luyện cho HS bài thể dục phát triển chung 
	- Tổ chức trò chơi " Đua ngựa "
	II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
	1.Phần mở đầu :
	- HS ra sân tập hợp - GV nêu yêu cầu ND tiết ôn luyện 
	- Khởi động tay, chân 
	2. Phần cơ bản :
	a) Ôn luyện bài thể dục phát triển chung 
	- GV điều khiển cả lớp ôn luyện 8 động tác ( 3 lần )
	- Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập - GV theo dõi sửa sai 
	- Chia tổ luyện tập- tổ trưởng điều khiển .
	- Gọi lần lượt từng tổ lên biểu diễn - GV nhận xét 
	- GV điều khiển cho cả lớp ttập 1 lần nữa 
	b) Tổ chức trò chơi " Đua ngựa " 
	- GV nêu luật chơi 
	- Tổ chức cho HS chơi 
	3. Kết thúc : Củng cố , nhận xét - Dặn dò 
Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2007
Buổi một :
Tập làm văn :
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
	I. MỤC TIÊU : HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. Các kiểu kết bài , mở bài , trình tự miêu tả trong phần thân bài .
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài , kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật .	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Kiểm tra : Thế nào là miêu tả ?
	2. Bài mới : 
	*HĐ1: Giới thiệu bài 
	*HĐ2: Nhận xét :
	* Bài tập 1 : HS đọc bài “ Cái cối Tân ”
	- Đọc những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài 
	- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 
	Bài văn miêu tả cái gì ? : ( Cái cối xay gạo bằng tre ) 
	Các phần mở bài và kết bài trong bài văn “ Cái cối Tân ” Mỗi phần ấy nói điều gì ? So sánh phần mở bài và kết bài với văn kể chuyện 
	( HS trả lời – GV nhận xét Kết luận ( SGV ) 
	Phần thân bài tả cái cối theo trình tự thế nào ?
	( GV nêu thêm về biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá trong bài : ( SGV ) 
	* Bài tập 2 : HS đọc yêu càu đề bài : Suy nghĩ trả lời câu hỏi 
	Khi tả đồ vật ta cần tả như thế nào ?
	 Rút ra phần ghi nhớ ( SGK ) 
	- Gọi HS đọc lại 
	*HĐ3:Luyện tập :
	- HS nối tiếp nhau đọc ND bài tập – Suy nghĩ làm bài ( VBT ) 
	- GV theo dõi – HD thêm 
	- HS nêu kết quả - Lớp nhận xét 
	GV bổ sung Kết luận ( SGV ) 
	3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Toán :
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : NHận biết cách chia 1 tích cho 1 số 
	- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện hợp lý .	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	* HĐ1 : GV ghi 3 BT lên bảng – Yêu cầu HS tính và so sánh kết quả .
	( 9 x 15) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15 
	= 135 : 3 = 45 ; = 9 x 5 = 45 ; = 3 x 15 = 45 
	HD học sinh rút ra kết luận 
	( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = 9 : ( 3 x 15 ) 
	 Gợi ý HS nêu kết luận : Vì 9 chia hết cho 3 ; 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia .
	* HĐ2 : GV ghi 2 BT lên bảng – GV yêu cầu tính và so sánh 2 giá trị với nhau :
	( 7 x 5 ) : 13 7 x ( 15 : 3 ) HS nêu 2 
	= 105 : 3 = 35 7 x 5 = 35 giá trị bằng nhau 
	GV hỏi : Vì sao ta không tính : ( 7 : 3 ) x 15 ?
	( Vì 7 không chia hết cho 3 ) 
	GV nêu kết luận với T. hợp này ( Vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia 3 rồi nhân kết quả với 7 .
	* Từ 2 ví dụ trên GV gợi ý HS nêu kết luận ( SGK ) 
	( Lưu ý điều kiện chia hết của tích số cho số chia ) 
	* HĐ3 : Luyện tập :
	- HS nêu yêu cầu ND các BT – GV giải thích rõ cách giải từng bài 
	Bài 1 : HD cách giải 
	Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất ...
	HS làm bài – GV theo dõi kèm kặp những em yếu 
	* HĐ4 : Chấm bài 1 số em 
Chữa bài 
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Khoa học :
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước 
- Biết cam kết BV nguồn nước 
- Biết tuyên truyền cổ động để bảo vệ nguồn nước 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : Nêu các cách để làm sạch nước ?
2 . bài mới : Giới thiệu bài 
* HĐ1 : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước 
- HS quan sát tranh : 1,2,3,4 ( SGK ) : Trả lời câu hỏi ( SGK ) 
- HS nêu kết quả - GV nhận xét Kết luận ( SGK ) và giải thích từng tranh ( SGV ) 
* HĐ2 : Thực hiện cam kết và cổ động tuyên tryền mọi người cùng bảo vệ nguồn nước .
- GV phân công : Tổ viết cam kết bảo vệ nguuồn nước 
Tổ vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước 
- HS trình bày kết quả và sản phẩm 
- Cả lớp cùng phân tích nhận xét và bổ sung Thống nhất những việc cần phải làm để bảo vệ nguồn nước ( SGK ) 
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Kỷ thuật :
THÊU MÓC XÍCH(tiếp)
I. MỤC TIÊU : 
Tiếp tục hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành thêu móc xích trên vải.
Học sinh thêu đúng kỷ thuật, đẹp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vật mẫu, vải, kim, chỉ, thước, sáp,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Học sinh quan sát vật mẫu, nhắc lại phần ghi nhớ .
- 1 học sinh lên bảng thực hành phần vạch dấu. Nêu các bước thực hiện .
- Giáo viên lưu ý các em một số điều cần chú ý khi thêu móc xích.
* HĐ2: Học sinh thực hành thêu móc xích theo các bước
- Vạch đường dấu 
- Căng khung thêu
- Thêu từng mũi theo đường vạch dấu.
( Giáo viên theo dõi, kèm cặp học sinh yếu)
* HĐ3: Đánh giá sản phẩm 
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá.
IV. TỔNG KẾT: Nhận xét, dặn dò.
_________________
Buổi hai: LuyệnToán :
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : Cũng cố cách chia 1 tích cho 1 số 
	- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện hợp lý .	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	* HĐ1 : Gv nêu câu hỏi HS trả lời. 
 -Muốn chia 1tích cho m ột số khi cả hai thừa số đều chia hết cho số chia ta
 làm thế nào?
	4 HS nhắc lại. 
	* HĐ3 : Luyện tập: Làm BT ở SGK vào vỡ ô ly.
	- HS nêu yêu cầu ND các BT – GV giải thích rõ cách giải từng bài 
	Bài 1 : HD cách giải 
	Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
 Bài 3: Tóm tắt rồi giải.
 HS làm bài – GV theo dõi kèm kặp những em yếu.
 * HĐ4 : Chấm bài 1 số em 
Chữa bài 
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò 
 ________________________________
Luyện Kỷ thuật :
THÊU MÓC XÍCH
I. MỤC TIÊU : 
Tiếp tục hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành thêu móc xích trên vải.
Học sinh thêu đúng kỷ thuật, đẹp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vật mẫu, vải, kim, chỉ, thước, sáp,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*HĐ1: Học sinh quan sát vật mẫu, nhắc lại phần ghi nhớ .
- Giáo viên lưu ý các em một số điều cần chú ý khi thêu móc xích.
* HĐ2: Học sinh thực hành thêu móc xích theo các bước
- Vạch đường dấu 
- Căng khung thêu
- Thêu từng mũi theo đường vạch dấu.
( Giáo viên theo dõi, kèm cặp học sinh yếu)
* HĐ3: Đánh giá sản phẩm 
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá.
IV. TỔNG KẾT: Nhận xét, dặn dò.
 ____________________________
 Luyện¢m nh¹c
 C« Hoa lªn líp
____________________________
Hoạt động tập thể :
SINH HOẠT LỚP
	I. GV NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MỌI HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN QUA :
	- Các HĐ và nề nếp được giữ vững và phát huy tốt 
	* Tồn tại : Trực nhật một số hôm chưa sạch 
	- Khăn trải bàn chưa ngay ngắn . Sách vở 1 số em bìa học đã bị bong ra.
	- Một số em còn quên sách vở khi đi học(Nhật, Tuấn Anh) 	
	II. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI :
	- Chuẩn bị tốt cho HKPĐ( tích cực tập luyện ) 
	- Những em sách vở đã rách bìa về bọc lại
	- Làm tốt công tác vệ sinh lớp và trường 
	- Chấm dứt hiện tượng quên sách vở khi đi học.
	- Giữ vững nề nếp. 
______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nguyen_thi_kieu_phong.doc