I/ MỤC TIÊU.
- Giúp HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập).
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- SGK, bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ. - 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào VBT và nhận xét bài bạn.
+ HS 1: 268 x 532
+ HS 2: 475 x 205
- GV nhận xét, ghi điểm.
Tuần 14 Thứ hai, ngày 23 tháng 11năm 2009 Tập đọc Chú đất nung (phần 1) I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm - Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời các nhân vật - Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm... - Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc III. Lên lớp A. Bài cũ - Kiểm tra bài: Văn hay chữ tốt, Chữ xấu có hại như thế nào? Vì sao Cao Bá Quát rèn chữ? - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ? Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em thấy trong tranh. - GV treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Em nhận ra những đồ chơi nào mà mình đã biết? - GV giới thiệu: Tuổi thơ trong chúng ta ai cũng có rất nhiều đồ chơi. Mỗi đồ chơi đều có một kỉ niệm, một ý nghĩa riêng. Bài tập đọc hôm nay các em sẽ làm quen với Chú Đất Nung. - Chủ điểm: Tiếng sáo diều. Tên chủ điểm gợi đến thế giới vui tươi, ngộ nghĩnh, nhiều trò chơi của trẻ em. - Tranh vẽ thiếu nhi đang thả diều, chăn trâu rất vui trên bờ đê. - Tranh vẽ những đồ chơi được nặn bằng bột màu: Công chúa, người cưỡi ngựa. - Lắng nghe. 2. Luyện đọc - Học sinh chia đoạn - Đọc nối tiếp (3 lượt) + Lần 1: Sửa từ - Đất nung, nung thì nung, lầu son, lùi lại. + Lần 2: Yêu cầu HS đọc đúng câu dài, ngắt hơi, nhấn giọng hợp lý. + Lần 3: Giải nghĩa từ - Học sinh đọc theo cặp - 1 học sinh đọc toàn bài - GV đọc mẫu: 3. Tìm hiểu bài * Học sinh đọc đoạn 1: ? Cu Chắt có nhũng đồ chơi nào? ? Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau? - GV chốt: Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng. ? Vậy nội dung của đoạn 1 là gì? - GV ghi bảng. * Học sinh đọc đoạn 2 ? Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu? ? Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào? ? Vì sao 2 người bạn mới không chơi với chú bé Đất? * Kết luận: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào nắp cháp đã giúp cho cu Đất có dịp làm quen với hai người bột. Nhưng cu Đất đã làm bẩn hết quần áo của họ khiến họ chê cu Đất. ? Nội dung của đoạn 2 là gì? - GV ghi bảng. * Chuyển ý: Chuyện gì sẽ xảy ra vơí cu Đất khi chú chơi một mình? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại. * Học sinh đọc đoạn 3 ? Vì sao chú bé Đất lại ra đi? ? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? ? Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại? ? Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? + 2 ý kiến đó, ý nào đúng? Vì sao? * Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất. Lúc đầu sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng: Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. ? Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì? * Kết luận: Ông cha ta thường nói: “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc thật có ích cho cuộc sống. ? Đoạn cuối bài nói lên điều gì? - GV ghi bảng. ? Câu chuyện nói lên điều gì? - Đoạn 1: ... đi chăn trâu - Đoạn 2: ... lọ thuỷ tinh - Đoạn 3: Còn lại - Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu. - Chú bé Đất ngạc nhiên/ hỏi lại: 1. Giới thiệu các đồ chơi của chú Chắt - Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa..., một chú bé bằng đát - Đồ chơi+tự nặn bằng đất sétđ chú bé Đất còn nàng công chúa cùng chàng kị sĩ... được nặn bằng bột - HS trả lời. - 3- 4 HS nhắc lại. 2. Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột - Vào nắp tráp - Họ chơi với nhau nhưng cu Đất làm bẩn hết quần áo của họ... đ Cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa - Họ chê rằng: Chơi với Đất sẽ bị bẩn hết quần áo đẹp - HS trả lời. - 3-4 HS nhắc lại. 3. Chú bé Đất quyết định trở thành đất nung - Chơi một mình buồn cảm thấy nhớ quê - Chú bé Đất đi ra cánh đồng ... chú gặp ông Hòn Rấm - Ông chê chú nhát - Sợ ông Hòn Rấm chê là nhát - Vì muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích - Chú bé Đất hết sợ hãi, muốn được xông pha, làm được nhiều việc có ích. Chú rất vui vẻ, xin được nung trong lửa - Gian khổ và thử thách mà con người vượt qua đã trở thành cứng rắn và hữu ích - Hs trả lời. - 3-4 HS nhắc lại. * Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ 4. Đọc diễn cảm - 4 học sinh đọc theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm) ? Học sinh nêu giọng đọc từng vai GV treo bảng phụ Ông Hòn Rấm cười bảo... ...Từ đấy, chú thành Đất Nung + Học sinh đọc theo nhóm (2 Bàn 1 nhóm) Học sinh thi đọc Nhận xét, ghi điểm. 5. Củng cố dặn dò ? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Chú Đất Nung(tiếp theo) Toán Chia một tổng cho một số. i/ Mục tiêu. - Giúp HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập). - Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính. Ii/ Đồ dùng dạy học. - SGK, bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2 Iii/ Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ. - 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào VBT và nhận xét bài bạn. + HS 1: 268 x 532 + HS 2: 475 x 205 - GV nhận xét, ghi điểm. a/ Giới thiệu bài: Chia một tổng cho một số. b/ Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số. - GV ghi bảng 2 biểu thức, 2 HS lên bảng tính. - Dưới lớp làm ra nháp và nhận xét. ? Thứ tự thực hiện phép tính? ? So sánh giá trị của hai biểu thức? ? 35 và 21 là số như thế nào so với 7? ? Vậy khi muốn chia một tổng cho một số có những cách thực hiện nào? - GV chốt kết luận: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. ( 35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 Ta có: ( 35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 Vậy: ( 35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 1 tổng 1 số - Cách 1: Tính tổng rồi chia cho số đã biết. - Cách 2: Nếu mỗi số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. 2/ Bài mới. c/Thực hành. * Bài 1 (76) - GV treo bảng phụ - HS đọc đề bài? Yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn mẫu, HS tự nêu lại cách thực hiện Mẫu: 12 : 4 + 20 : 4 C1: = 3 + 5 = 8 C2: ( 12 + 20) : 4 = 32 : 4 = 8 - HS làm theo nhóm bàn. 2 HS lên bảng chữa BT. - Lớp và GV nhận xét. * Bài 1: Tính bằng 2 cách. a) ( 15 + 35) : 5 C1: 50 : 5 = 10 C2: 3 + 7 = 10 ( 80 + 4) : 4 C1: 84 : 4= 21 C2: 20 + 1 = 21 b) 18 : 6 + 24 : 6 C1 3 + 4 = 7 C2 (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 * Bài 2(76): - HS đọc đề bài và nhận xét? Quan sát mẫu. ? C1, C2 tính khác nhau như thế nào? - Cả lớp áp dụng làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS. - HS dán kết quả và trình bày cách làm. - HS khác nhận xét. - GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Tính bằng 2 cách. a/ ( 27 – 18 ) : 3 C1: ( 27 – 18 ) : 3 = 9 : 3 = 3 C2 ( 27 – 18 ) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3 b/ ( 64 – 32 ) : 8 C1: ( 64 – 32 ) : 8 = 32: 8 = 4 C2: ( 64 – 32 ) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4 * Bài 3 ( 76). - HS đọc đề bài và tóm tắt. ? Bài toán cho biết gì? hỏi gì? ? Số nhóm của 2 lớp được tìm như thế nào? ? Có mấy cách giải bài toán? - HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng giải bài tập theo 2 cách. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: Bài giải. C1: Lớp 4a có số nhóm là: 32 : 4 = 8 (nhóm) Lớp 4b có số nhóm là: 28 : 4 = 7 (nhóm) Cả 2 lớp có số nhóm là: 8 + 7 = 15 (nhóm) Đáp số : 15 nhóm. C2: Cả 2 lớp có số HS là: 32 + 28 = 60 ( học sinh ) Cả 2 lớp chia được số nhóm là: 60 : 4 = 15 (nhóm). Đáp số: 15 nhóm. 3/ Củng cố, dặn dò: ? Muốn chia 1 tổng cho một số ta làm như thê nào? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập 1,2,3 trong VBT. Kỹ thuật ( Dạy buổi 2) Thêu móc xích ( tiêt 2) I. Mục tiêu - Học sinh biết thêu móc xích đúng đẹp - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho học sinh II. Đồ dùng - Sản phẩm và đồ dùng (tiết 1) III. Lên lớp Hoạt động của thầy HĐ của trò - Hoạt động 3: Thực hành thêu móc xích - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước và ghi nhớ của cách thêu móc xích - GV củng cố kĩ thuật thêu móc xích - Hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý + Vạch dấu như đường khâu + Cách lên, xuống kim + Cách vắt chỉ, rút chỉ + Thắt nút chỉ - Kiểm tra sự chuẩn bị - Thực hành thêu móc xích + Giúp đỡ học sinh còn lúng túng HĐ 4: Đánh giá kết quả thực hành - Tổ chức trưng bày sản phẩm - Nêu tiêu chuẩn đánh giá - Yêu cầu học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình - Nhận xét, đánh giá kết quả - Hoạt động 3: Thực hành thêu móc xích - 2 học sinh nêu - Nhận xét - Ghi nhớ - vật liệu và dụng cụ cần thiết - Học sinh thực hành Trưng bày theo tổ - Tự đánh giá Iv/ Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2009 Chính tả: Chiếc áo búp bê I. Mục tiêu - Nghe-viết chính xác, đẹp đoạn văn Chiếc áo búp bê - Làm đúng bài tập chính tả phân biết s/x (ât/âc) II. Lên lớp A. Bài cũ Yêu cầu học sinh lên bảng viết: lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh, nôn nao, nóng nực B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn nghe-viết chính tả a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Học sinh đọc đoạn văn ? Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê như thế nào? ? Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào? b. Hướng dẫn từ khó, dễ lẫn c. Viết chính tả d. Soát lỗi và chấm bài 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài 2 - Học sinh nêu yêu cầu - Học sinh lên bảng điền từ - Nhận xét-bổ sung - Kết luận lời giải đúng - 1 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. * Bài 3 - HS đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. - Các nhóm dán kq. - Lớp và GV nhận xét. - GV đưa bảng phụ ghi kq đúng. - 1 HS đọc lại các từ. - 1 học s ... ột việc hay + Chê rằng đó là một việc không thú vị c/ Thể hiện yêu cầu, mong muốn + Muốn em mình thực hiện một việc nào đó 3/ Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và làm tốt bài tập 2, 3. ( luyện tập ) Tiếng anh Đ/c hoa dạy Toán Chia một tích cho một số I. Mục tiêu - HS nhận biết cách chia một tích cho một số - Biết vận dụng để tính toán cho thuận tiện, hợp lí - Rèn luyện kĩ năng tính toán II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi H thực hiện và nêu cách thực hiện 72 : ( 9 x 8 ) 28 : ( 7 x 2 ) - Chấm một số VBT. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia - Viết ví dụ, nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị từng biểu thức. - Gọi 3 em lên bảng thực hiện, lớp làm nháp. - Nhận xét kết quả. + Hãy so sánh giá trị của các biểu thức? + Từ đó em có nhận xét gì về cách chia một tích cho một số? + Vậy: muốn chia một tích 2 thừa số cho một số,ta có thể làm ntn? - Gọi 2-3 em trình bày lại kết luận b. trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia - Thực hiện tương tự VD1 + Vì sao không thực hiện tính bằng biểu thức ( 7 : 3 ) x 15 ? + Từ đó em có kết luận gì khi thực hiện chia một tích cho một số? 3. Thực hành Bài 1 ( 79) - Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện. - Cho HS làm vào vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp. - Nhận xét, kết luận kết quả. + Khi chia một tích cho một số, ta có thể làm ntn? Bài 2 (79 ) - Gọi HS nêu yêu cầu, cách làm - Cho HS làm VBT, 2 em thi làm nhanh, làm đúng kết quả BT. - Đối chiếu kết quả và nhận xét. ? Tại sao không lấy 25 x 36 ngay? ? Tại sao không lấy 25 : 9? - GV chốt kết quả BT. Bài 3 (79 ) - Gọi HS đọc bài - Hướng dẫn tìm hiểu đề. + Muốn tìm số vải cửa hàng đã bán, ta cần biết gì? Tính bằng cách nào? - Yêu cầu Hs làm VBT, 1 em chữa bài. - Nhận xét, kết luận kết quả. C. Củng cố, dặn dò. +Muốn chia một số cho một tích 2 thừa số,ta có thể làm ntn? - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. - BVN : 1, 2, 3 ( 81) - 2 HS làm trên bảng. lớp làm nháp. - Nhận xét, chữa bài. Ví dụ 1 : Tính và so sánh giá trị 3 biểu thức: ( 9 x 15 ) : 3 9 x ( 15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15 = 135 : 3 = 9 x 5 = 3 : 15 = 45 = 45 = 45 Nhận xét: ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 Kết luận: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số của tích chia cho số đó rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia. Ví dụ 2: Tính và so sánh giá trị 3 biểu thức: ( 7 x 15 ) : 3 7 x ( 15 : 3 ) ( 7 : 3 ) x 15 = 105 : 3 = 7 x 5 không = 35 = 35 thực hiện được Kết luận chung : SGK / 79 Bài 1 ( 79) Tính bằng 2 cách Cách 1 Cách 2 a. ( 8 x 23) : 4 ( 8 x 23) : 4 = 184: 4 = ( 8 : 4 ) x 23 = 46 = 2x 23= 46 b. ( 15 x 24 ) : 6 ( 15 x 24 ) : 6 = 360: 6 = 15 x ( 24 : 6 ) = 60 = 15 x 4 = 60 Bài 2 (79 ): Tính bằng cách thuận tiện nhất ( 25 x 36 ) : 9 Vì 25 không chia hết cho 9 còn 36 chia hết cho 9 nên ta có: ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 ) = 25 x 4 = 100 Bài 3 (79 ) Bài giải Của hàng có số vải là: 30 x 5 = 150 ( m) Của hàng đã bán số mét vải là: 150 : 5 = 30 ( m ) Đáp số : 30 m Tập làm văn Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật i/ mục tiêu: - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. Các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Biết tận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. Ii/ đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ các cối xay trong SGK. Bảng phụ cho bài tập 1: Bài tập( đoạn thân bài tả cái trống). Iii/ các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu lại ghi nhớ của bài tập làm văn giờ trước “ Thế nào là miêu tả”? - 2HS đọc bài viết tả hình ảnh mà em thích trong đoạn “ Mưa” 2/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. b/ Nhận xét * Bài 1 (143) - 2 HS nối tiếp đọc bài: “ Cái cối tân” - Cho HS quan sát tranh minh hoạ. - GV phát phiếu học tập có ghi các yêu cầu a, b, c, d của bài. HS thảo luận nhóm và điền kết quả - HS trình bày kết quả. Lớp và GV nhận xét - GV treo bảng phụ ghi kết quả chính xác cho từng ý trả lời của HS. ? Tai sao đó là kiểu mở bài trực tiếp? KB mở rộng? ? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào? ( Thứ tự chi tiết? So sánh hình dáng của các bộ phận đó?) - GV lưu ý cho HS một số hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài. ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào tả cái cối? ? Tác giả đã sử dụng giác quan nào tả cái cối? * KL: Bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng nhiều giác quan trong miêu tả, cái cối đã trở nên sinh động, đáng yêu hơn, gần gũi hơn. * Bài 2 (144) - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ và nêu ý kiến. - GV nhận xét, chốt * KL: Khi tả đồ vật, cần tả bao quát-chi tiết, kết hợp tình cảm của mình với đồ vật được tả. c) Phần ghi mhớ: ? Cấu tạo một bài văn miêu tả đồ vật? ? Có những cách nào để mở bài hoặc kết bài? ? Thân bài cần nêu những gì? - 2-4 HS đọc ghi nhớ- SGK (145) d) Phần luyện tập. - HS đọc yêu cầu và nêu nội dung bài tập. - HS đọc 4 yêu cầu và suy nghĩ làm bài theo nhóm đôi. - GV treo bảng phụ ghi nội dung bài - HS nêu ý kiến, GV gạch chân những câu/ từ của mỗi yêu cầu tìm được. - HS viết bài cho hoàn chỉnh ( bổ sung MB và KB) - HS lần lượt đọc bài viết. GV nhận xét * Bài 1 ( 143): Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. a) Bài văn tả cái cối xay bằng tre ( phương tiện hữu ích của người dân ngày xưa) b) Phần MB: “ Cái cối xinh xinh gian nhà trống” Giới thiệu cái cối Phần KB: “ Cối xay cũng giống như. anh đi” Tình cảm thân thiết của những vật dụng trong gia đình gắn bó với bạn nhỏ. c) MB: Trực tiếp. KB: Mở rộng. đ) Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ: Cái vành – cái áo; hai cái tai – lỗ tai; hàm răng cối - đầu cần – cấi chốt – dây thừng buộc cần. - So sánh, nhân hoá. - Nghe, nhìn. * Bài 2 (144) Theo em khi tả đồ vật cần tả những gì? - Tả bao quát toàn bộ đồ vật. - Tả từng bộ phận với đặc điểm nổi bật và kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. - 3 phần: MB, TB, KB. - HS tự diễn đạt. Bài tập .a) Câu tả bao quát: “ Cái anhphòng bảo vệ” b) Tên những bộ phận trống được tả. - Mình trống - Ngang lưng trống. - Hai đầu trống c) Từ ngữ tả hình dáng trống: tròn như cái chum, Từ ngữ tả âm thanh: ồm ồm giục giã, “ cắc, tùng!” d)Viết phần mở bài và kết bài cho bài văn. - Anh chàng trống trường tôi rõ là đáng yêu. - Ngày mai, buổi học mới, chúng tôi lại được gặp anh chành trống vui tính. 3/ Củng cố, dặn dò. HS nêu lại nội dung ghi nhớ. Nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài, làm lại bài tập phần luyện tập. Khoa học ( Dạy buổi 2) Bảo vệ nguồn nước i/ Mục tiêu. - Sau bài học, HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. - Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước. - Biết đóng vai, lựa chọn nhôn từ có tính thuyết phục mọi người trong gia đình có ý thức bảo vệ nguồn nước. Ii/ đồ dùng dạy học:- Hình trong SGK ( 58-59), nội dung tiểu phẩm. Iii/ các hoạt đọng dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Để lọc nước, thông thường có những cách nào? ? Tại sao nước sau khi lọc như vậy lại không uống được ngay? ? Muốn có nước uống được ta phải làm gì? - GV đánh giá nhận xét và cho điểm. 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: bảo vệ nguồn nước. b/ Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. - Yêu cầu HS quan sát hình 1 đến hình 6 và trả lời câu hỏi. ? Mỗi hình ảnh nói lên điều gì? ? Để bảo vệ nguồn nước, ban, gia đình và địa phương của bạn có nên và không nên làm gì? - Từng cặp HS nêu kết quả. ? Những việc nên/không nên làm để bảo vệ nguồn nước? Tại sao? - HS khác nhận xét, góp ý, GV chốt. - 2 HS đọc bạn cần biết( 59 ) - Không được phá huỷ ống nước; không được vất rác xuống hồ; Cho rác vào đúng nơi qui định; xây dựng nhà vệ sinh đúng theo tiêu chuẩn; Làm vệ sinh nguồn nước; Xây dựng hệ thống thoát nước thải hợp lý. - Đục ống nước, vất rác xuống ao, hồ dẫn đến phá huỷ môi trường, ô nhiễm nguồn nước không nên làm. * Hoạt động 2: Đóng vai: * Mục tiêu: HS có ý thức và khuyên mọi người nên bảo vệ nguồn nước. * Cách tiến hành: - GV đưa ra tình huống( 2 hướng sử lý khác ) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, bàn cách đóng vai, giả quyết hợp lý các tình huống. - Các nhóm lên biểu diễn. Lớp và HS quan sát, nhận xét, góp ý. ? Nhóm nào diễn hay, biết thuyết phục mọi người trong gia đình? + Đường ống nước nhà bạn bị bục, bạn sẽ nói gì làm như thế nào với ông bà, cha mẹ? + Hãy thuyết phục bố mẹ bạn xây nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quy định. 3/ củng cố, dặn dò HS nêu lại nội dung bài học Dặn Hs về áp dụng bài vào cuộc sống ở gia đình, địa phương mình. Sinh hoạt lớp, đội I/Mục tiêu: - Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa. - Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ. - HS biết xd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả. II/Nội dung. 1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ. 2/Kết quả các mặt hoạt động. - Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua: +Nề nếp đồng phục có phần lơ là: Do một số bạn bị mất đồng phục mùa đông và một số bạn mới chuyển đến nên không có. + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là:.......... + Vệ sinh lớp tốt. + Không còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác để làm bài có chất lượng 3/Lớp trưởng nhận xét chung: - Trong giờ học không còn hiện tượng mất trật tự. Nhiều bạn có ý thức tự giác làm bài - Bài tập về nhà thực hiện đầy đủ. - Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng.( Cá biệt) - Đồ dùng học tập chư đầy đủ 4/Giáo viên nhận xét,đánh giá. - Như ý kiến lớp trưởng. - Một số em cần rèn đọc như:.Long , Loan, Hiền... 5/Phương hướng tuần tới: - Duy trì sĩ số lớp. - Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra. - Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường, một số bạn mất đồng phục hay mới chuyển đến chưa có đồng phục đề nghị GĐ mua áo khoác có màu gần giống với của nhà trường. - Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. - Cả lớp tăng cường rèn chữ viết, đặc biệt là các em đi thi viết chữ đẹp cấp trường - Chuẩn bị ôn tập tốt cho thi định kì lần 2.
Tài liệu đính kèm: