Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Hồ Thị Minh Huệ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Hồ Thị Minh Huệ

CHÍNH TẢ (Nghe-viết): CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. Mục tiêu:

- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.

- Làm đúng bài tập 2 a/b

* GD ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

* HSKT: Nhìn sách chép đúng bài chính tả.

II. Đồ dùng dạy học:

• HS chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.

• Giấy khổ to và bút dạ.

 

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/02/2022 Lượt xem 162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Hồ Thị Minh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐIỂM
TIẾNG SÁO DIỀU
Tuần 15
TẬP ĐỌC: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giong vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trị chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
- Trả lời được các câu hỏi trong bài.
* HSKT: Đoạn trơi chảy một văn, đọc được cả bài, trả lời được câu hỏi đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học: 
Ø Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK (phóng to).
Ø Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. KTBC:
- Gọi 2 HS đọc bài Chú Đất Nung ( tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài.
? Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?
3. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài 
- GV sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho HS.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài.
- YCHS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.
? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
? Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
-Gv: Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn.
- Tóm ý chính đoạn 1.
- YC HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
- Gv: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó . Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
- Tóm ý chính đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3.
- Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.
+ Bài văn nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
 Tuổi thơ tôi ..... những vì sao sớm.
- Tổ chức cho HS thi đọc .
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS. 
4. Củng cố, dặn dò: Văn Trang
? Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
- Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Tuổi Ngựa ,mang một đồ chơi mà mình có đến lớp.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
Anh Đào, Văn Kiệt
- 1 em đọc tồn bài
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của ivì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêmkhát khao của tôi.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm. 
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
- Lắng nghe.
+ Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- 1 HS đọc ,cả lớp đọc thầm
+Các bạn hò hét nhau thả diều thi ,sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời .
+ Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo , đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng . Suốt một thời mới lớn ... cầu xin “ Bay đi diều ơi! Bay đi!”
- Lắng nghe.
 + Đoạn 2 nói lên rằng trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- Tuổi thơ của tôi .... từ những cánh diều.
- Tôi đã ngửa cổ  nỗi khát khao của tôi.
- 1 HS đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi.
+Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Lắng nghe.
+ Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
- 1 HS nhắc lại ý chính.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc ( như đã hướng dẫn)
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 cặp thi đọc trước lớp.
- Cả lớp .
CHÍNH TẢ (Nghe-viết): CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng bài tập 2 a/b
* GD ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
* HSKT: Nhìn sách chép đúng bài chính tả.
II. Đồ dùng dạy học: 
HS chuẩn bị mỗi em một đồ chơi.
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. KTBC:
- Gọi 1 HS khá đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
 - Nhận xét bài chính tả và chữ viết của HS.
2. Dạy – học bài mới
 a) Giới thiệu bài
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe- viết đoạn đầu trong bài văn Cánh diều tuổi thơ và làm các bài tập chính tả.
 b) Hướng dẫn nghe- viết chính tả
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
? Cánh diều đẹp như thế nào?
? Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng như thế nào?
*Thiên nhiên ở đây thật tuyệt, nơi này đã khơi dậy trong các bạn nhỏ những ước mơ đẹp và những khát vọng của tuổi mới lớn. Các em hãy biết quý trọng cái đẹp của thiên nhiên cùng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà mình đã cĩ.
 * Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS nêu các từ khó , dễ lẫn khi viết chính tả .
- Yêu cầu HS đọc , viết các từ vừa tìm được
 * Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải 
 * Soát lỗi và chấm bài 
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
- Thu chấm 10 bài .
- Nhận xét bài viết của HS . 
- GV đọc bài chính tả.
 c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 
a) Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu .
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS , nhóm nào làm xong trước dán giấy lên bảng .
- Gọi các nhóm bổ sung .
- Nhận xét , kết luận các từ đúng .
ch – đồ chơi: chong chóng ,chó bông , chó đi xe đạp, que chuyền 
 -trò chơi: chọi dế , chọi cá , chọi gà , thả chim , chơi chuyền 
tr – Đồ chơi : trống ếch, trống cơm ,trốn tìm , trồng nụ trồng hoa , cắm trại, trượt cầu 
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một đồ chơi hay trò chơi mà em thích.
 - Chuẩn bị bài chính tả Kéo co.
- Nhận xét tiết học.
- HS Hát.
Đình Tịnh, Kiều Hoanh
Sáng láng, sát sao, lấc cấc, lấc láo, ngất ngưởng, khật khưỡng,
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc đoạn văn trang 146, SGK.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
+ Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Các từ ngữ : mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng,.
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con .
- Nghe GV đọc và viết bài .
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Hoạt động trong nhóm .
- Bổ sung tên những đồ chơi ,trò chơi mà nhóm bạn chưa có .
- 2 HS đọc lại phiếu .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI
I Mục tiêu 
- Biết thêm tên một số đồ chơi, trị chơi; phân biệt được đồ chơi cĩ lợi và những đồ chơi cĩ hại; nêu được một và từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trị chơi.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Ÿ Tranh minh họa các trò chơi trang 147 -148 SGK ( phóng to)
 Ÿ Giấy khổ to và bút dạ 
III. Hoạt động trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ : Thái độ khen chê , sự khẳng định , phủ định hoặc yêu cầu mong muốn .
2. Dạy - học bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 b) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-Treo tranh minh hoạ và y/c HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh .
T4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây dựng
 trò chơi: trò chơi điện tử, lắp ghép hình.
T5: đồ chơi: dây thừng- trò chơi: kéo co.
T 6: đồ chơi : khăn bịt mắt- đồ chơi : bịt mắt bắt dê.
- Gọi HS phát biểu bổ sung .
- Nhận xét kết luận từng tranh đúng .
Bài 2 ( Nhĩm 4)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
 Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận những từ đúng.
Đồ chơi: bóng – quả cầu – kiếm – quân cờ – đu – cầu trượt – đồ hàng – các viên sỏi – que chuyền – mảnh sành – bi – viên đá – lỗ tròn – đồ dựng lều – chai – vòng – tàu hỏa 
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi
- Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến 
- Kết luận lời giải đúng.
a) Trò chơi bạn trai thường thích: đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô
- Trò chơi bạn gái thường thích: búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ , trồng hoa ,chơi chuyền , chơi ô ăn quan , nhảy lò cò , bày cỗ đêm trung thu 
- Trò chơi cả bạn trai ,bạn gái thường thích : thả diều, rước đèn , trò chơi điện tử , xếp hình , cắm trại, đu quay , bịt mắt mắt dê , cầu trượt 
c) Những đồ chơi , trò chơi có hại và tác hại của chúng :
- Súng phun nước ( làm ướt người khác ) Đấu kiếm ( dễ làm cho nhau bị thương ). Súng cao su ( giết hại chim, phá hại môi trường , gây nguy hiểm nếu lỡ tay bắn vào người ) .
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS phát biểu .
- Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi .
4. Củng cố, dặn dò : Đài Trang
- Tiết luyện từ và câu hôm nay các em vừa học bài gì?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS ghi nhớ các trò chơi , đồ chơi đã biết , đặt 2 câu ở bài tập 4 và chuẩn bị bài Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- HS hát.
Xuân Trầm, Mỹ Diệp
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Quan sát tranh thảo luận nhĩm 2
T 1: đồ chơi: diều- trò chơi: thả diều
T 2: đồ chơi : đầu sư tử , đèn ông sao , đàn, gió- trò chơi: múa sư tử, rước đèn.
T3: đồ chơi : dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ nấu bếp- trò chơi: ... ãng.
 Thí nghiệm 3
Nhúng miếng hòn gạch, ( cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng hòn gạch,( cục đất).
Không khí có ở trong khe hở của hòn gạch,( cục đất).
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, hòn gạch, đất khô.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 HS nhắc lại.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
Thứ ngày tháng 12 năm 2010
LỊCH SỬ:
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I.Mục tiêu :
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nơng nghiệp: 
+ Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phịng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sơng lớn cho đến cửa biển; khi cĩ lũ lụt, tất cả mọ người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cĩ khi cũng tự mình trơng coi việc đắp đê.
II.Chuẩn bị :
 Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: GV cho HS hát .
2.KTBC :
? Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài :
 Ø Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt.
*Hoạt động nhóm 4 :
? Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông .
? Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin .
 -GV nhận xét về lời kể của một số em.
 -GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp .
 *Hoạt động cả lớp :
? Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
 -GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. 
GV nhận xét và đi đến kết luận: 
Ø Kết quả đắp đê của nhà Trần.
*Hoạt động nhóm đôi: 
 -GV cho HS đọc SGK
? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
 -GV nhận xét, kết luận: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
4.Củng cố : Kim Ly.
 -Cho HS đọc bài học trong SGK.
? Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
? Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
5.Dặn dò:
 -Về nhà học bài và xem trước bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
 -Nhận xét tiết học .
Mỹ Diệp, Đa Vít
HS cả lớp thảo luận .
-Vài HS kể .
-HS nhận xét và kết luận .
-HS tìm các sự kiện có trong bài .
Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê ; hằng năm , con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê .
-HS đọc.
-HS thảo luận và trả lời : Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
-HS khác nhận xét .
-2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-Cả lớp nhận xét .
-HS cả lớp .
Thứ ngày tháng 12 năm 2010
Đ ỊA L Í
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu :
- Biết ĐBBB cĩ hàng trăm nghề thủ cơng truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cĩi, chạm bạc, đồ gổ,...
- Dựa vào ảnh mơ tả cảnh chợ phiên.
II.Chuẩn bị :
 -Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở ĐBBB (HS và GV sưu tầm).
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
? Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
? Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh .
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 3.Nơi có hàng trăm nghề thủ công :
 *Hoạt động nhóm 4:
 -GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận :
? Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công )
? Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
 -GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ .
 GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định .
 -GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi :
 ? Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm .
 -GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
 -GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống .
 4. Chợ phiên:
 * Hoạt động theo nhóm:
 -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi :
? Em hãy kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ) .
? Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
 -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
4.Củng cố : Thanh Ngân 
 -GV cho HS đọc phần bài học trong Sgk.
5. Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
Đài Trang, Thị Huyền.
-HS khác nhận xét .
-HS thảo luận nhóm .
-HS đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày kết quả quan sát :
 +Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị 
+Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Vài HS kể .
-HS thảo luận .
-HS trình bày kết quả trước lớp.
-HS khác nhận xét.
-3 HS đọc .
-HS cả lớp .
Thứ ngày tháng 12 năm 2010
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách cắt, khâu túi rút dây.
 -Cắt, khâu được túi rút dây.
 -HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột) có kích thước lớn gấp hai lần kích thước quy định trong SGK.
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải hoa hoặc màu (mặt vải hoa rõ để HS dễ phân biệt mặt trái, phải của vải).
 +Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 60cm.
 +Kim khâu, kéo cắt vải, thước may, phấn gạch, kim băng nhỏ hoặc cặp tăm.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”. Cắt, khâu, thêu túi rút dây và nêu mục tiêu bài học.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu túi rút dây, hướng dẫn HS quan sát túi mẫu và hình SGK và hỏi:
 + Em hãy nhận xét đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi rút dây?
 -GV nhận xét và kết luận: Túi hình chữ nhật. Có hai phần thân túi và phần luồn dây.Phần thân túi được khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. Phần luồn dây có đường nẹp để lồng dây, được khâu theo cách khâu viền đường gấp mép vải. Kích thước túi có thể thay đổi tuỳ theo ý thích.
 -Nêu tác dụng của túi rút dây.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV hướng dẫn HS quan sát H.2 đến H 9 để nêu các bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây.
 -Hỏi và gọi HS nhắc lại cách khâu viền gấp mép, cách khâu ghép hai mép vải. 
 -Hướng dẫn một số thao tác khó như vạch dấu, cắt hai bên đường phần luồn dây H.3 SG, gấp mép khâu viền 2 mép vải phần luồn dây H.4 SGK. Vạch dấu và gấp mép tạo đường luồn dây H.5 SGK, khâu viền đường gấp mép H.6a, 6b SGK.
 * GV lưu ý khi hướng dẫn một số điểm sau :
 +Trước khi cắt vải cần vuốt phẳng mặt vải. Sau đó đánh dấu các điểm theo kích thước và kẻ nối các điểm, các đường kẻ trên vải thẳng và vuông góc với nhau.
 +Cắt vải theo đúng đường vạch dấu
 +Khâu viền các đường gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước, khâu ghép 2 mép vải ở phần túi sau.
 +Khi bắt đầu khâu phần thân túi cần vòng 2-3 lần chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa đường gấp mép của phần luồn dây với phần thân túi để đường khâu chắc, không bị tuột chỉ.
 +Nên khâu bằng chỉ đôi và khâu bằng mũi khâu đột thưa để chắc, phẳng. 
 * Hoạt động 3: HS thực hành khâu túi rút dây
 -GV nêu yêu cầu thực hành .
 -GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải và cắt, gấp, khâu hai bên đường nẹp phần luồn dây.
 4.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. 
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát và trả lời.
-HS nêu.
-HS quan sát và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện thao tác. 
-Cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_ho_thi_minh_hue.doc