I.Mục tiêu:
-Biết được công lao của thầy cô giáo .
-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo .
-Lễ phép vâng lời thầy cô giáo .
-Giáo dục H biết tôn trọng thầy cô giáo .
II.Đồ dùng dạy học:
-SGK Đạo đức 4.
-Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2.
Tuần 15 Ngày soạn 12/12/2009 Ngày giảng14/12/2009 Thứ hai. lớp 4B Tiết 1. Đạo đức. BIẾT ƠN THẦYGIÁO, CÔ GIÁO (T2) I.Mục tiêu: -Biết được công lao của thầy cô giáo . -Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo . -Lễ phép vâng lời thầy cô giáo . -Giáo dục H biết tôn trọng thầy cô giáo . II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4. -Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1Bài cũ. Gọi H nêu phần bài học tiết 1. Gv nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới. a.Giới thiệu bài.Ghi đề. *Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 4, 5- SGK/23) -GV mời một số HS trình bày, giới thiệu. -GV nhận xét. *Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. -GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. -GV theo dõi và hướng dẫn HS. -GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. -GV kết luận chung: +Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. +Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 3.Củng cố - Dặn dò: -Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. -Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. -Chuẩn bị bài tiết sau. -2H nêu. -HS trình bày, giới thiệu. -Cả lớp nhận xét, bình luận. -HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. -H cả lớp làm bưu thiếp. -H trưng bày sản phẩm. -H lắng nghe. -Cả lớp thực hiện. -------------------&---------------- Tiết 2.Kĩ thuật. CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (T1 ) I/ Mục tiêu: -Sử dụng một số dụng cụ, vật liệu , cắt,khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt khâu ,thêu đã học. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình của các bài trong chương. -Mẫu khâu, thêu đã học. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1..Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 2..Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1. -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như: +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên +Cắt, khâu thêu túi rút dây. +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS -Chuẩn bị bài cho tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS nhắc lại. - HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến. -HS thực hành cá nhân. -HS nêu. -HS lên bảng thực hành. -HS thực hành sản phẩm. -HS cả lớp. --------------------&---------------- Ngày soạn 13/12/2009 Ngày giảng15/12/2009 Thứ ba. lớp 4A THỂ DỤC ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” I. Mục tiêu : -Thực hiện cơ bản đúng động tác đã học của bài thể duch phát triển chung .-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II. Đặc điểm – phương tiện : Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động:Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân tập rồi đứng tại chỗ hát , vỗ tay. +Khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Trò chơi : “ Trò chơi chim về tổ”. 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung * Ôn toàn bài thể dục phát triển chung +Lần 1: GV điều khiển hô nhịp cho HS tập +Lần 2: Cán sự vừa hô nhịp, vừa tập cùng với cả lớp. +Lần 3: Cán sự hô nhịp, không làm mẫu cho HS tập * Chú ý: Sau mỗi lần tập, GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt và động viên những HS tập chưa tốt rồi mới cho tập lần tiếp theo. -GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ b) Trò chơi : “Thỏ nhảy ” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích lại cách chơi và phổ biến lại luật chơi. -GV tổ chức cho HS chơi thử. -GV điều khiển tổ chức cho HS chơi chính thức và kết thúc trò chơi. -GV quan sát, nhận xét và tuyên bố kết quả, biểu dương những HS chơi nhiệt . 3. Phần kết thúc: -GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét -Giao bài tập về nhà : Ôn bài thể dục phát triển chung chuẩn bị kiểm tra. -GV hô giải tán. -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. ========== ========== ========== ========== 5GV -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. T1 T2 T3 T4 5GV 5GV ========== ========== ========== ========== 5GV -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS hô “khỏe”. --------------------&---------------- Tiết 2 .Đạo đức . .BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO. (T2) Tiết 3. Kĩ thuật.CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN(t1) (Bài đã soạn ở thứ hai) --------------------&---------------- Ngày soạn 14/12/2009 Ngày giảng16/12/2009 Thứ tư. lớp 4B Tiết 1. Toán CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ(Tiếp theo) I.Mục tiêu : -Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). -Bài tập cần làm. Bài1,bài3a. II.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KTBC: -yêu cầu H đặt tính vào bảng con420 : 60 . 4500 ; 500 Gv nhận xét gi điểm. 2Bài mới : a) Giới thiệu bài .Ghi tựa đề. b) Hướng dẫn thực hiện phép chia * Phép chia 8 192 :64 -GV ghi lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm chưa đúng nên cho HS nêu cách thục hiện tính của mình trước, . -GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. -Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư ? -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : + 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5) + 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) * Phép chia 1 154 : 62 -GV ghi lên bảng phép chia, cho HS thực hiện đặt tính và tính. -GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. -GV hướng dẫn lại cho HS cách thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 1154 62 62 18 534 496 38 Vậy 1 154 :62 = 18 ( dư 38 ) -Phép chia 1 154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ? -Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì ? -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia . + 115 : 62 có thể ước luợng 11 : 6 = 1 (dư 5 ) + 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 ( dư 5 ) c) Luyện tập , thực hành Bài 1 -GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính. -GV cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 -GV yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau . -2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con. -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. -HS nêu cách tính của mình. -Là phép chia hết . -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp. -1 HS nêu cách tính của mình. -HS theo dõi. -Là phép chia có số dư bằng 38. - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, cả lớp làm bài vào vở . -HS nhận xét . --1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 75 x X = 1800 X = 1800 : 75 X = 24 -HS 1 nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép chia. HS 2 nêu cách tìm số chia chưa biết trong phép chia để giải thích. -HS.lắng nghe và thực hiện --------------------&---------------- Tiết 2. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I.MỤC TIÊU: -Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. -Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện )đã kể. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. -HS chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ. -Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể truyện búp bê của ai? Bằng lời của búp bê. -Nhận xét HS kể truyện và ghi điểm cho HS. 2.Dạy – học bài mới. *Giới thiệu bài. -Kiểm tra HS chuẩn bị truyện có nhân vật là đồ hcơi hoặc con vật gần gũi với trẻ em. -*Hướng dẫn kể chuyện. -Gọi HS đọc yêu cầu. -Phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. -Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc tên truyện. +Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em? -Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe. b)Kể trong nhóm -Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. GV đi giúp đỡ các em gặp khó khăn.. c)Kể trước lớp. -Tổ chức cho HS thi kể. -Khuyến khích HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện. -Gọi HS nhận xét bạn kể. -Nhận xét và ghi điểm cho HS. 3.Củng cố;Dặn dò. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại truyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. -HS thực hiện yêu cầu. -Tổ trưởng các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các tổ viên. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -Lắng nghe. +Chú lính chì dũng cảm – an-đéc-xen. +Võ sĩ bọ ngựa – Tô Hoài. +Chú đất Nung – nguyễn Kiên. +Truyện chú lính chì dũng cảm và chú Đất Nung có nhân vật là đồ chơi của trẻ em. Truyện võ sĩ bọ Ngựa có nhân ... hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu và hình thức tiến hành kiểm tra. -Khởi động: +Đi đều hoặc giậm chân tại chỗ theo nhịp, hát và vỗ tay. 2. Phần cơ bản: a) Ôn bài thể dục phát triển chung: * Ôn bài thể dục phát triển chung -Yêu cầu ôn lại 2 lần. b) Trò chơi : “Lò cò tiếp sức” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui đối với HS phạm luật chơi.. 3. Phần kết thúc: -Cho HS đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng. -GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra tuyên dương những HS đạt kết quả tốt và động viên những -GV giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán. -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. ========== ========== ========== ========== = = = = = = = = = = = = = = = = -HS hô “khỏe”. -------------------&---------------- Tiết 2. TOÁN LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : -Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). -Bài tập cần làm. Bài1; Bài 2b. II.Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.KTBC: Yêu cầu H làm vào bảng con. đặt tính rồi tính . 5781 : 47 ; 2488 : 35 Gv nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới : a) Giới thiệu bài .Ghi tựa đề. b ) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV cho HS tự làm bài. -Cho HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện tính của mình. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Khi thực tính giá trị của các biểu thức có cả các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ chúng ta làm theo thứ tự nào ? -GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. -GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3.dành H khá giỏi. -Gọi HS đọc đề toán. * Chú ý : Với HS có trình độ khá GV cho HS tự làm bài và chữa bài. + Một chiếc xe đạp có mấy bánh ? + Vậy để lắp được một chiếc xe đạp thì cần bao nhiêu chiếc nan hoa ? + Muốn biết 5260 chiếc nan hoa lắp được nhiều nhất bao nhiêu xe đạp và thừa ra mấy nan hoa chúng ta phải thực hiện phép tính gì ? -GV cho HS trình bày lời giải bài toán. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau. -HS lên bảng làm bài, HS làm bảng con. -HS nghe giới thiệu bài -Đặt tính rồi tính. -4 HS lên bàng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính ,cả lớp làm bài vào vở. -4 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. - tính giá trị của biểu thức. - thực hiện các phép tính nhân chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau. -4 HS lên bảng làm bài , mỗi HS thực hiện tính giá trị của một biểu thức , cả lớp làm bài vào vở a) 4237 x 18 – 34578 = 76266 - 34578 = 41688 *8064 :64 x 37 =126 x 37 =4662 -HS đọc đề bài toán + có 2 bánh. + 36 x 2 = 72 chiếc nan hoa. + thực hiện tính chia 5 260 :72. + 1 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm bài vào vở nháp. -HS cả lớp. -H lắng nghe và thực hiện. -------------------&---------------- Tiết 3.. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. (Bài đã soạn ở thứ tư) -------------------&---------------- Buổi chiều.Lớp4B. Tiết 1. LUYỆN TOÁN. LUYỆN TẬP CHIA HAI SỐ TẬN CÙNG LÀCÁC CHỮ SỐ 0.CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ . I.Mục tiêu. -Củng cố chia hai số tận cùng là chữ số 0. -Chia cho số có hai chữ số . II.các hoạt động dạy học . Hoạt động dạy Hoạt động học 1.ôn lại kiến thức cũ . Yêu cầu H làm bảng con. Đặt tính rồi tính.420 : 60 92000 : 40 288 : 24 2.Luyện tập thực hành. Bài1. Tính . a.72000 : 600. 560 : 70 b.65000 : 50 91000 : 70 Yêu cầu H làm vào vở nháp. Gv gọi H chữa bài. Nhận xét. Bài 2. Có 13 xe nhỏ chở được 46800kghàng và 17 se lớn chở được 71400kg .Hỏi trung bình mỗi xe chở bao nhiêukg? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Gv nhận xét . Bài3. Đặt tính rồi tính. 552 : 24 450 :27 540 : 45 472 : 56 Yêu cầu H làm vào vở . Gv chấm bài . Nhận xét bài . 3.Dặn dò . Về nhà làm bài lại vào vở nháp. 2H lên bảng làm. -1H nêu yêu cầu. -H làm vào vở nháp. -4H lên bảng làm. -1H nêu bài toán. -Bài cho biết 13 xe nhỏ : 46800kg 17 xe lớn : 71400kg. -Bài hỏi trung bình mỗi xe ....kg -H giải voà vở nháp. 1H lên bảng chữa bài. Bài giải. Cả hai loại xe chở được là . 46800 + 714000 = 118200(kg) Trung bình mỗi xe chở được là. 118200 : 2 =59100(kg) Đáp số: 59100kg. -H cả lớp làm vào vở. -H chữa bài. 552 24 450 27 072 200 00 23 00 18 -H lắng nghe và thực hiện. -------------------&---------------- Tiết 2. LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT BÀI 10 Mục tiêu . -Luyện viết bài 10. -Viết đúng bài thơ. . -Rèn chữ viết cho H . II.Chuẩn bị . Vở rèn chữ của H . III.Các hoạt động dạy học . Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ . Yêu cầu H viết bảng con . Việt Nam, Bác, Trương Sơn. 2.Quan sát nhận xét . Gọi H đọc bài mẫu ở VRC . Trong bài viết có mấy câu ? Bài thuộc thể thơ gì? Nội dung của bài nói lên điều gì? Các chữ đầu câu phải viết như thế nào ?Nêu cách viết của bài ? 3.Luyện viết bảng con . Gvhướng dẫn viết các từ khó dễ sai . Gv nhận xét sửa sai . 4.Hướng dẫn viết vào vở . Gv hướng dẫn từng câu theo VRC . *Chú ý cách cầm viết ,tư thế ngồi viết Gv quan sát giúp H còn viết cẩu thả . 5.Chấm chữa bài . Gv chấm một số bài . Nhận xét bài viết của H . Dạn dò về nhà luyện viết vào vở ô ly . H viết theo yêu cầu của Gv . 2H đọc . H trả lời theo yêu cầu . H viết bảng con . Mẹ, ạ ời, Kẽo cà, Cả lớp viết vào vở . -H lắng nghe và thực hiện -------------------&---------------- Tiết 3.LUYỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI. LUYỆN KHOA. TIẾT KIỆM NƯỚC.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ. I.Mục tiêu. -Củng cố kiến thức về tiết kiệm nước. -Củng cos về làm thế nào để biết có không khí. -Giáo dục H biết tiết kiệm nước. II.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn lại kiến thức. Nêu những việc làm để tiết kiệm nước. Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải làm gi? 2.Thực hành. Bài1.Nêu những việc nên và không nên để tiết kiệm nước. -Gv nhận xét . Bài2.đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất. *Tại sao chúng ta cần tiết kiệm nước. -Nguồn nước không phải là vô tận. -Phải tốn nhiều công sức tiêng củamới sản xuất ra được nước. -Tiết kiệm nước là cách để bảo vệ môi trường. -Tất cả các ý trên Bài 3.Đánhdấu vào ý đúng nhất. *Không khí có ở đâu? -Ở xung quanh mọi vật -Trong những chỗ rỗng của mọi vật. -Có ở khắp nơi. Bài 4. Lớp không khí bao quanh trái đất giọ là gì? 3.Dặn dò . Về nhà ôn lại bài. -2Htrả lời. -Hlàm vào VBt. -2H lên viết lên bảng những việc nên và không nên. *Nên. -Khoá nước sau khi dùng. -.... *Không nên. -KLhỗngả nước bừa bãi. -..... -H làm vào VBT. -gọi H nêu câu trả lời đúng nhất. -tất cả các ý trên -H trả lời câu đúng nhất. -Ở khắp mọi nơi. -Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. -------------------&---------------- Ngày soạn 16/12/2009 Ngày giảng18/12/2009 Thứ sáu.Lớp 4A. Tiết 1. LUYỆN TOÁN. TÌM THỪA SỐ CHƯA BIẾT .TÌM SỐ CHIA CHƯA BIẾT. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN. I.Mục tiêu. -Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết .Tìm số chia chưa biết . -Giải toán có lời văn. II.Các hoạt đọng dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn lại bài cũ. Yêu cầu H làm bảng con. GV nhận xét bài của H. 2.Luyện tập thực hành. Bài 1. Thùng cam có 965 quả, thùng bưởi có gấp đôi thùng cam, thùng táo có ít hơn thùng bưởi 87 quả . Hỏi cả ba thùng có tất cả bao niêu quả? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài2.Tìm x. a.X x 40 = 25600 X x 5 = 10657 b.X x 34 = 714 Yêu cầu H làm bảng con. Gv nhận xét. Bài3.TìmY a.846 : Y =18 b.450906 : Y = 6 c.195904 : Y = 64 -Hỏi H cách tìm số chia -Yêu cầu H làm vở. -Gv chấm một số vở. -Nhận xét bài làm của H 3.Củng cố dặn dò. Gv nhận xét giờ học . Dặn H về nhà ôn lại bài. Đặt tính rồi tính. 740 : 45 ; 469 : 67 H đặt tính rồi tính. -Bài táon cho biết cam có965 quả, bưởi gấp đôi cam , táo ít hơn bưởi 87 quả. - Bài toán hỏi cả ba hùng. H cả lớp giải vào vở nháp. 1H giải lên bảng. Bài giải; Số quả bưởi có là. 965 x 2 = 1930(quả) Số quả toá có là 1930 - 87 =1843(quả) Cả ba thùng có là 965 + 1930 + 1843= 4783(quả) -H cả lớp thực hiện vào bảng con lần lượt từng bài. -3H làm bảng lớp. -Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. -H làm vào vở. -3H chữa bài. a.846 : Y=18 Y =846 :18 Y 47 b.450906 : Y = 6 Y = 450906 : 6 Y = 75151 -H lắng nghe và thực hiện ------------------&---------------- Tiết 2.LUYỆN TIẾNG VIỆT.LUYỆN TỪ VÀ CÂU. LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI.DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC. I.Mục tiêu. -Củng cố kiến thức về câu hỏi.Dùng câu nhỏi vào mục đích khác. -Giáo dục H yêu thích môn học. II.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ôn lại kiến thức. -Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết đó là câu hỏi? Gv nhận xét . 2.Luyện tập thực hành. Bài 1.Dặt câu hỏi ho bộ phận in đậmdưới đây. a.Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục. b.Trước giờ học chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ. c.Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê. -Yêu cầu H làm vào VBT. Bài 2.đặt câu hỏi với mỗi từ sau. Ai, cái gì, làm gì, ở đâu, vì sao. -Yêu cầu H cả lớp làm vào vở. Bài3.Các câu hỏi sau dùng để làm gì? a.Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc.:Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? b.Chị tôi cười:Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à? c.Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vản trước bến xe :Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không? 3.Củng cố dặn dò. -Gv nhận xét giờ học . -Dặn H về nhà ôn lại bài. -1H nêu. H khác bổ sung. -H cả lớp làm vào VBt. -Chữa bài . a.Là ai. b.Làm gì? c.Ở đâu? -H làm vào vở -Chữa bài . -Ai là viết nên quyển sách này? -Cái gì ngoài kia thế nhĩ? -Mẹ ơi chiều nay con làm gì hả mẹ? -H cả lớp làm vào vở BT. -3H chữa 3 câu. a.Ý chê trách của các bạn b.câu hỏi này ý chê của chị và em vẽ con ngựa không giống. c.Ý nhờ cậy của bà cụ. -H lắng nghe và thực hiện ------------------&--------------- Tiết 3.LUYỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI. LUYỆN KHOA. TIẾT KIỆM NƯỚC.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ. (Bài đã soạn ở thứ năm) ------------------&---------------
Tài liệu đính kèm: