Giáo án Đạo đức Khối 3 - Chương trình cả năm

Giáo án Đạo đức Khối 3 - Chương trình cả năm

I- MỤC TIÊU:

- Học sinh biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dan tộc; Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thiếu nhi rất cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1- Giáo viên:

- Giáo án, Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức.

- Các bài hát, truyện, tranh, băng hình về Bác Hồ.

- Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động ở tiết 1.

2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I- ổn định tổ chức (1')

II- Kiểm tra bài cũ:(3')

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

- GV: nhận xét

III- Bài mới: (29')

1- Giới thiệu bài: Học sinh hát tập thể bài hát "Tiếng chim trong vướn Bác" nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích. Tiết học hôm nay chúng ta luyện tập thực hành bài "Kính yêu Bác Hồ" (tiếp theo)

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 3 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Tiết 1 - Bài 1: Kính yêu bác hồ
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dan tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thiếu nhi rất cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Học sinh ghi nhớ và làm theo "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng"
- Học sinh có tính cảm kính yêu và biết hơn Bác Hồ.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: 
- Giáo án, Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức.
- Các bài hát, truyện, tranh, băng hình về Bác Hồ.
- Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động ở tiết 1.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
1- Giới thiệu bài: Học sinh hát tập thể bài hát "Ai yêu Bác Bồ Chí minh hơn thiếu niên nhi đồng" nhạc và lời của Phong Nhã. Các emm vừa hát bài hát về Bác Hồ, Vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại kính yêu Bác Hồ như vậy. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu về điều đó qua bài "Kính yêu Bác Hồ"
2- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chi học sinh thành các nhóm và g iao nhiệm vụ cho từng nhóm
-Dành thời gian cho các nhóm thảo luận
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu về một ảnh.
- Cho cả lớp trao đổi, thảo luận
? Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào.
? Quê Bác ở đâu.
? Bác còn có những tên gọi nào khác.
? Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu niên nhi đồng như thế nào.
? Bác đã có công to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta.
- Kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cùng kính yêu Bác, đặc biệt là thiếu niên nhi đồng.
Học sinh hát
- Các nhóm quan sát các bức ảnh,, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh .
- Các nhóm thảo luận.
- ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôpn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2/9/1945
- ảnh 2: Các cháu học sinh đang chạy lên đón Bác ở Phủ chủ tịch
- ảnh 3: Bác Hồ múa hát cùng thiếu nhi.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Bác Hồ hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, Bác sinh ngày 19/5/1890, Quê Bác ở Làng Sen - Xã Kim Liên - Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An, Bác Hồ là vịlãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị lãnh tụ đầu tiên của Việt Nam ta, Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2/9/1945, Bác đã mang nhiều tên gọi: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh.
3- Hoạt động 2: Kể chuyện "Các cháu về đây với Bác".
- GV kể chuyện.
- Cho học sinh thảo luận
?Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng như thế nào.
? Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Kết luận: Nêu những việc học sinh cần làm, nêu ghi nhớ.
Học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Các cháu thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quí, quan tâm đến thiếu nhi.
- Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện "5 điều Bác Hồ dạy"
- Học sinh đọc thơ cuối bài
4- Hoạt động 3: Tìm hiểu về "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
- Yêu cầu học sinh đọc "5 điều Bác hồ dạy" - ghi bảng.
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác hồ dạy.
- GV nhận xét, kết luận, củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- GV chốt lại ý chính của bài.
- Mỗi học sinh đọc 1 điều
- Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh cả lớp trao đổi bổ sung.
- Học sinh nhắc lại câu ghi nhớ.
IV - Hướng dẫn thực hành: 
- Dặn học sinh ghi nhớ và thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ Dạy thiếu niên nhi đồng" .
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi, tâm gương cháu ngoan Bác Hồ.
- GV nhận xét tiết học
===========================
Tuần 2	 	Tiết 2- Bài 1 : Kính yêu bác hồ 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dan tộc; Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thiếu nhi rất cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: 
- Giáo án, Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức.
- Các bài hát, truyện, tranh, băng hình về Bác Hồ.
- Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động ở tiết 1.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV: nhận xét
III- Bài mới: (29')
1- Giới thiệu bài: Học sinh hát tập thể bài hát "Tiếng chim trong vướn Bác" nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích. Tiết học hôm nay chúng ta luyện tập thực hành bài "Kính yêu Bác Hồ" (tiếp theo)
2- Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh.
? Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, NĐ.
? Thực hiện như thế nào.
? Còn điều nào chưa thực hiện tốt, vì sao
? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới.
- Cho học sinh tự liên hệ theo cặp.
- GV khen những học sinh đã thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy", nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
3- Hoạt động 2: Học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
- GV cho học sinh trình ày kết quả sưu tầm được ( nếu học sinh không sưu tầm được nhiều, GV chuẩn bị trước 1 số tư liện và giao cho các móm nghiên cứu và trình bày)
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm học sinh trình bày kết quả dưới nhiều hình thức như: hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh.
- Học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét kết quả đó.
4- Hoạt động 3: Trò chơi "Phóng viên
- Cho học sinh lên bảng đóng vai phòng viên và phỏng vấn các bạn về Bác Hồ với thiếu nhi.
- GV có thể gợi ý các câu:
? Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác
? Vì sao thiếu nhi lại kính yêu Bác Hồ.
?Bạn hãy đọc1 câu ca dao nói về Bác Hồ
? Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào, ở đâu.
- 1 số học sinh đong vai phóng viên phỏng vấn các bạn.
- Học sinh trong lớp trả lời.
Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh ...
Vì Bác đã có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc.
"Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ"
Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn đọc lập vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội
5- Kể chuyện: "Kỷ niệm về Bác"
- GV kể chuyện.
- Hướng dẫn tìm hiểu truyện: Bên gốc đa Tân Trào lịch sử có một ngôi nhà của ai ?
Khách du lịch viếng thăm khu di tích Tân Trào thướng ghé vào nhà cụ để làm gì ?
Học sinh theo dõi.
Ngôi nhà đơn sơ của một gia đình người chiến sỹ não thành cách mạng: Hoàng Trung Nguyên.
- Để nghe cụ kể về những câu chuyện cảm động về Bác Hồ khi Ngường 
- Ngày đó mọi người thường gọi Bác như thế nào ?
- Cụ Nguyên đã kể những kỷ niệm gì về Bác Hồ ?
- Cụ Nguyên kể lại những kỷ niệm về Bác với tâm trạng như thế nào ?
- Gọi Bác là đồng chí già
- Bác hay đi thăm anh em chiến sĩ đóng quân ở nhà dân. Bác cùng mọi người tháo nước ở ruộng cho máy bay hạ cánh, một mình Bác đi thăm và đắp lại bờ.
- Mỗi lần kể lại vẫn còn nguyên nỗi xúc động, bồi hổi.
IV- Củng cố, dặn dò .(2')
- GV: Kết luận chung về Bác Hồ.
- Cho một số học sinh nhắc lại câu thơ cuối bài.
- Dặn học sinh thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy"
==============================
Tuần 3	 Tiết 3 - Bài 2: Giữ lời hứa
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
I- Mục tiêu:	
- Học sinh hiểu thế nào là giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè, với mọi người.
- Biết quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
1- Giáo viên: 
- Giáo án, Sách giáo khoa, vở bài tập đạo đức.
- Tranh minh hoạ "Chiếc vòng bạc", các tấm bìa nhỏ mầu đỏ, xanh, trắng.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức (1')	
II- Kiểm tra bài cũ:(3')	
- Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ chúng ta phải làm những gì, em hãy đọc "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng"
- GV: nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (29') - Tiết 1
Học sinh hát
Học sinh đọc thuộc bài thơ "5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "
1- Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng cần phải giữ đúng lời hứa của mình với mọi người. Giữ đúng lời hứa là sẽ làm cho mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua bài đạo đức "Giữ lời hứa". GV ghi tên bài.
2- Hoạt động 1: Thảo luận chuyện "Chiếc vòng bạc"
- GV kể chuyện, kết hợp minh hoạ bằng tranh.
- Mời một học sinh kể lại truyện.
- Cho học sinh thảo luận.
? Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa.
? Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác.
? Việc làm của Bác thể hiện điều gì.
? Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì.
? Giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào.
GV kết luận.
Học sinh theo dõi.
Học sinh đọc truyện.
Học sinh trả lời các câu hỏi.
Em bé và mọi người cảm động roi nước mắt.
- Bác đã hứa thì phải làm cho kỳ được, Bác không quên lời hứa của mình với một em bé.
- Chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa.
- Giữ lời hứa là thực hiện điều mình đã nói, đã hứa với người khác.
Xử lý tình huống.
- Chia lới thành từng nhóm, giao câu hỏi cho mỗi nhóm xử lý 1 trong 2 tình huống sau:
? Tình huống 1: Theo em bạn Tân có thể ứng xử như thế nào.
? Tình huống 2: Theo em Thanh có thể l;àm gì, nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào, vì sao.
- GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Cho học sinh thảo luận.
? Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không, vì sao.
? Theo em Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa.
? Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi Hằng vì đã để rách.
? Cần làm gì khi không thực hiện được điều mình đã hứa với người khác.
Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn, xem phim song sẽ sang cùng học với bạn để bạn khỏi chờ.
- Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn vì Thanh đã hứa là giữ gìn cẩn thận, không để rách.
- Đại diện các nhóm trình bài kết quả.
Học sinh phát biểu.
- Tiến và Hoàng sẽ cảm thấy không vui, không thích, không hài lòng, có thể mất lòng tin của bạn.
- Khi vì một lý do nào đó em không thực hiện được lời hứa với người khác , em cần phải xin lỗi và giải thích rõ l ... sinh có kết quả tốt.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh thực hành bài học
Tuần 31: Tiết 31 – Bài14 chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Ngày soạn:
Ngày nạy: 
Tiết 2:
I- ổn định tổ chức: (1’). 
II- Kiểm tra bài cũ: (3’).- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
+ Vì sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
+ Cần làm gì để chăm sóc vật nuôi, cây trồng?
III- Bài mới: (29’).
1- Giới thiệu bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( Tiếp theo ).
2- Hoạt động1: Báo cáo kết quả điều tra:
* Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả điều tra theo những việc:
+ Kể tên 1 số loại cây trồng em biết?
+ Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?
+ Hãy kể tên các con vật
+ Các con vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?
+ Em đã tham gia vào việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào ?
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét.
3. Hoạt động 2: Đóng vai.
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo các tình huống.
- Gọi từng nhóm lên đóng vai.
+ Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
+ Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết.
- Cho học sinh bày tỏ ý kiến của mình trước khi thực hiện tốt việc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Giáo viên kết luận.
4. Hoạt động 3: HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về vật nuôi, cây trồng
- Giáo viên cho học sinh thực hành:
- Giáo viên nhận xét.
5. Hoạt động 4:
Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV chia nhóm, phổ biến luật chơi.
- Trong 1 thời gian nhất định, các nhóm phải liệt kê các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, cây trồng.
Học sinh báo cáo kết quả điều tra.
Mía, ngô, khoai, lúa, sắn, nhãn, xoài, mít, cá loại rau.
Trồng, vun, xới, tưới, bón phân, bắt sâu, nhổ cỏ
Chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, 
Cho ăn, tắm rửa, dọn chuồng, che chắn
Quan tâm chăm sóc tưới cây, trồng cây, cho vật nuôi ăn
Các nhóm khác nhận xét.
Học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
+ Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn. 
+ Tình huống 4: Hải nên khuyên Chính không nên đi trên thảm cỏ.
Các nhóm thực hiện trò chơi.
Cả lớp nhận xét, đánh giá.
iV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh học bài, ôn bài ở nhà.
Tuần 32 Tiết 32: dành cho địa phương 
Giáo dục “quyền trẻ em”
Ngày soạn:
Ngày nạy: 
a- Mục tiêu:	- Học sinh nắm được nội dung 1 số quyền trẻ em đã học.
- Học sinh thực hiện tốt nội dung 1 số quyền trẻ em đã học.
B - đồ dùng Dạy - học:
1- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, nội dung một số quyền trẻ em liên quan đến các bài đã học ở lớp 3; một số tình huống cho học sinh đóng vai.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ
C- phương pháp: Đàm thoại, trực quan, giảng giải, quan sát, luyện tập.
d- Các hoạt động Dạy học: 
Tiết 1:
I- ổn định tổ chức: (1’). 
II- Kiểm tra bài cũ: (3’). Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III- Bài mới: (29’).
1- Giới thiệu bài: Tìm hiểu một số quyền trẻ em có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học.
2- Hoạt động1: Một số điều khoản có liên quan đến chương trình môn đạo đức ở lớp 3:
- Giáo viên nêu nội dung 1 số điều khoản có liên quan đến chương trình môn đạo đức ở lớp 3.
3- Hoạt động 2: Nội dung 1 số quyền dạy ở các bài đạo đức ở lớp 3:
- Quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
- Quyền được tự do kết giao bạn bè. Được đối xử bình đẳng; được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Quyền được sống với gia đình, cha mẹ, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc.
- Quyền được tham gia làm những công việc trường, lớp phù hợp với khả năng.
- Quyền tự do kết giao bạn bè, không bị phân biệt đối xử, được tiếp nhận thông tin, được giữ bản sắc dân tộc.
- Quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử
- Quyền được tôn trọng, được bảo vệ bí mật riêng tư.
- Quyền được sử dụng nước sạch, được tham gia bảo vệ nguồn nước.
- Quyền được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng; được tham gia bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
4. Hoạt động 3: Đóng vai:
- Nếu còn thời gian giáo viên nêu 1 số tình huống cho học sinh đóng vai.
Học sinh theo dõi, thảo luận về các điều 2, 9, 12, 13, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 26, 27, 28, 30, 31, 32.
+ Bài 3:Tự làm lấy việc của mình.
+ Bài 5: Chia sẻ buồn vui cùng bạn.
+ Quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, anh chị em .
+ Bài 6: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
+ Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
+ Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài.
+ Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Bài 14: Chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Học sinh đóng vai: Tình huống 1 SGK trang 39, tình huống 2 SGK trang 46.
IV. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học; yêu cầu học sinh ôn bài ở nhà.
Tuần 33 	 Tiết 33: dành cho địa phương 
Giáo dục “quyền trẻ em”
Ngày soạn:
Ngày nạy: 
a- Mục tiêu:
- Học sinh nắm được nội dung 1 số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
- Giáo dục học sinh thực hiện quyền và bổn phận của học sinh.
B - đồ dùng Dạy - học:
1- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, nội dung một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trr em Việt Nam, một số tình huống cho học sinh đóng vai.
2- Học sinh: 	 Sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ
C- phương pháp:Đàm thoại, trực quan, giảng giải, quan sát, luyện tập.
d- Các hoạt động Dạy học: 
Tiết 2:
I- ổn định tổ chức: (1’). 
II- Kiểm tra bài cũ: (3’). Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III- Bài mới: (29’).
1- Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài: Giáo dục “Quyền trẻ em” tiếp theo.
2- Hoạt động1: Một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm soc svà giáo dục trẻ em Việt Nam.
- Giáo viên giao phiếu ghi nội dung 1 số điều khoản về quyền trẻ em cho học sinh thảo luận ( Nội dung các điều: 2, 8, 3, 7, 11 trong SGK.
- Giáo viên gọi các nhóm trả lời.
- Giáo viên nhận xet, kết luận.
3- Hoạt động 2: Giải quyết tình huống qua đóng vai:
- Giáo viên nêu 1 số tình huống cho học sinh thảo luận, đóng vai.
- Giáo viên cho các nhóm lên đóng vai, xử lý tình huống,
- Cho cả lớp nhận xét và kết luận.
Các nhóm thảo luận về sự hiểu biết đối với các quyền trẻ em được ghi trong giấy.
Học sinh nêu kết quả, nhận xét.
Học sinh thảo luanạ đóng vai theo nhóm.
VD: 
Tình huống 1: ( SGV trang 57) 
Tình huống 2: ( SGV trang 82) 
Tình huống 3: ( SGV trang 92)
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài thêm ở nhà.
Tuần 34 	 Tiết 34: dành cho địa phương 
Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội
Ngày soạn:
Ngày nạy: 
a- Mục tiêu:
- Học sinh nắm được một số kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Học sinh có ý thức phòng chống tệ nạn xã hội ( Ma túy ).
B - đồ dùng Dạy - học:
1- Giáo viên: Giáo án, SGK, nội dung một số tranh ảnh có liên quan dến ma túy.
2- Học sinh: 	 Sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ
C- phương pháp: Đàm thoại, trực quan, giảng giải, quan sát, luyện tập.
d- Các hoạt động Dạy học: 
I- ổn định tổ chức: (1’). 
II- Kiểm tra bài cũ: (3’).- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III- Bài mới: (29’).
1- Giới thiệu bài: Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội.
2- Hoạt động1: Giảng bài.
- Cho học sinh quan sát 1 số tranh ảnh về các tệ nạn xã hội.
- Gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Do đâu mà các em nhỏ đã phải lao động kiếm sống?
+ Ma túy gây tác hại gì?
+ Làm thế nào để phòng chống ma túy.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Cho học sinh chơi trò chơi đóng vai tình huống.
Học sinh quan sát tranh và nói nội dung tranh.
+ Tranh 1: Hình ảnh 2 em bé da đen đang tiêm chích ma túy.
+ Tranh 2: Trẻ em còn ít tuổi đã phải lao động kiếm sống.
+ Tranh 3 : Hình ảnh em bé bị bệnh HIV vì bị bỏ rơi; do bị ma túy nên đã lao động kiếm sống.
 ảnh hưởng đến sức khỏe là con đường dẫn đến bệnh HIV; một căn bệnh không có thuốc chữa, làm cho kinh tế gia đình và đất nước nghèo đi
 Không hút, hít, tiêm chích ma túy, tàng trữ, mua bán ma túy. Nếu thấy người buôn bán, tríchhút ma túy cần baod ngay cho các chú công an hoặc người lớn biết.
Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của Ma túy
“ 1 bạn rủ em hút thuốc lá, em sẽ làm gì?...
Học sinh đóng vai.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh thực hiện phòng chống ma túy. 
Tuần 35 
Tiết 35: Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm
Ngày soạn:
Ngày nạy: 
a- Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức đã học qua 14 bài học.
- Học sinh có thói quen, hành vi chuẩn mực đạo đức.
B - đồ dùng Dạy - học:
1- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu bài tập ghi các câu hỏi cần thảo luận .2- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ
C- phương pháp:Đàm thoại, trực quan, giảng giải, quan sát, luyện tập.
d- Các hoạt động Dạy học: 
I- ổn định tổ chức: (1’). 
II- Kiểm tra bài cũ: (3’). Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III- Bài mới: (29’).
1- Giới thiệu bài: Ôn tập cuối năm.
2- Hướng dẫn ôn tập:
a. Giáo viên giao phiếu thảo luận:
+ Câu hỏi 1: Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Câu hỏi 2: Hãy đọc thuộc lòng “5 điều Bác Hồ dạy”.
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
+ Nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình?
+ Học sinh múa hát, kể chuyện, đọc thơ về việc quan tâm chăm sóc ông, bà cha mẹ, anh em
+ Câu hỏi 3: Ghi vào ô trống chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn.
+ Em hãy nhận xét những hành vi , việc làm sau đây:
- Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
- Ném gà của hàng xóm.
- Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.
- Các em cần phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ?
- Cho học sinh báo cáo kết quả.
b. Cho học sinh liên hệ bản thân:
- Em đã thực hiệ tốt được những nội dung chuẩn mực đạo đức nào? và chưa làm được những gì?
Học sinh thảo luận theo nhóm.
Cần ghi nhớ và thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”.
Học sinh đọc thuộc.
Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
Học sinh tự biểu diễn các tiết mục.
Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn Đ.
Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình S.
Hành vi đúng vì như vậy là biết quan tâm dến hàng xóm, láng giềng.
+ Hành vi đúng. 
+ Hành vi sai.
Tỏ lòng kính trọng, biết ơn và giúp đỡ: Thăm hỏi, giúp đỡ và động viên, tặng quà, thăm viếng..
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Học sinh tự liên hệ, phát biểu ý kiến.
Nhận xét.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị để kiểm tra cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_khoi_3_chuong_trinh_ca_nam.doc