Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng

TOÁN:

 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 -Thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

 -Áp dụng để tính nhẩm

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.KTBC:

-GV gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

2.Bài mới :

 a) Giới thiệu bài

 b) Phép chia 320 : 40

-GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.

-HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình:320 :( 8 x 5 ) ; 320 : ( 10 x 4 );320 : ( 2 x 20 )

-GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x 4 ).

-HS thực hiện tính.

320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4

 = 32 : 4 = 8

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 15:
 Thứ 2 ngày 6 tháng 12 năm 2010
MĨ THUẬT
VẼ CHÂN DUNG
(GV BỘ MÔN DẠY)
.......................................................
 TẬP ĐỌC:
 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
I.MỤC TIÊU:
1.Đọc thành tiếng:
 -Đọc đúng : bãi thả, trầm bổng, huyền ảo, khổng lồ, ngửa cổ,
 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.
 -Đọc với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 2.Đọc hiểu.
-Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao,
-Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 146, sgk
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung
 +Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?
-Nhận xét và ghi điểm HS.
2.Dạy học bài mới.
*Giới thiệu bài:
-Gv treo tranh minh hoạ và giới thiệu bài.
*Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc.
-Gọi 2 HS tiếp nối đọc từng đoạn 
-GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng. 
-Gọi H đọc phần chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài, đọc với giọng tha thiết thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
b)Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 
+Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
	+Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
	+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và bằng mắt.
+Đoạn 1 cho em biết điều gì ?...tả vẻ đẹp của cánh diều.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
	+Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
	+Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng.
+Đoạn 2 nói lên điều gì?...+Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
-Gọi HS đọc câu mở bài và kết bài.
-Gọi HS đọc câu hỏi 3.
c)Đọc diễn cảm.
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
*Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3.Củng cố, dặn dò.
+Bài văn nói lên điều gì?
+Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài 
...............................................................
 ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI TỰ CHỌN
(GV BỘ MÔN DẠY)
....................................................... 
 TOÁN:
 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 -Áp dụng để tính nhẩm 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm. 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b) Phép chia 320 : 40 
-GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
-HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình:320 :( 8 x 5 ) ; 320 : ( 10 x 4 );320 : ( 2 x 20 )
-GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x 4 ). 
-HS thực hiện tính. 
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4 = 8
+Vậy 320 chia 40 được mấy ? ...8
-Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4
-Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 
+Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. 
*GV nêu kết luận : (SGK)
-Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
 320 40
 0 8
-GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
 c) Phép chia 32 000 : 400
-GV ghi lên bảng phép chia 32000 : 400,
-HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình. 32 000 : ( 80 x 5 ) ; 32 000 : ( 100 x4 ) ;
32 000 : ( 2 x 200 ) ; 
-GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32 000 : (100 x 4). 
-HS thực hiện tính. 
32 000 : ( 100 x 4 ) = 32 000: 100 : 4
 = 320 : 4 
 = 80 
+Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? 
	-Hai phép chia cùng có kết quả là 80. 
+Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. ?
	-Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4. 
-GV nêu kết luận :
 -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
 -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
 -Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
	-Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
 -GV cho HS nhắc lại kết luận. 
3.Luyện tập thực hành
 Bài 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
 -Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 : -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3
 -Cho HS đọc đề bài. 
 -GV yêu vầu HS tự làm bài. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố, dặn dò :
-Cho H nhắc lại phần ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau. 
-------- cc õ dd --------
 Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm 2010
 TOÁN:
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
 I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Biết đặt tính và thực hiện phép chia só có ba chữ số cho số có hai chữ số 
 -Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải toán 
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 48000 :1200 56000 :1400 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số 
 * Phép chia 672 : 21 
 -GV viết lên bảng phép chia 672 : 21, yêu cầu HS sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia. 
-HS thực hiện. 
672 : 21 = 672 : ( 7 x 3 ) 
 = (672 : 3 ) : 7 
 = 224 : 7 
 = 32
-Vậy 672 : 21 bằng bao nhiêu ?...32
-GV yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21 
	-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
21
32
 42
 42
 0
-GV nhận xét cách đặt phép chia của HS, sau đó thống nhất lại với HS cách chia đúng như SGK đã nêu. 
 +Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết.
 * Phép chia 779 : 18 
-GV ghi lên bảng phép chia trên và cho HS thực hiện đặt tính để tính.
-GV theo dõi HS làm.
-GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính 
-Phép chia 779:18 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
	-Là phép chia có số dư bằng 5. 
-Trong các phép chia có số dư chúng ta phải chú ý điều gì ?... số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
 * Tập ước lượng thương 
- GV viết lên bảng các phép chia sau :
 75 : 23 ; 89 : 22 ; 68 : 21
+Để ước lượng thương của các phép chia trên được nhanh chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục 
+GV cho HS ứng dụng thực hành ước lượng thương của các phép chia trên 
-GV cho cả lớp ước lượng với các phép chia khác 79 : 28 ; 81 : 19 ; 72 : 18 
3. Luyện tập:
 Bài 1
-Các em hãy tự đặt tính rồi tính. 
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
-GV chữa bài và cho điểm HS. 
 Bài 2 
-Gọi 1 HS đọc đề bài. 
-Yêu cầu HS tự tóm tắt đề bài và làm bài. 
Tóm tắt
15 phòng : 240 bộ
1 phòng : bộ
Bài giải
Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là:
240 : 15 =16 (bộ)
 Đáp số:16 bộ bàn ghế
 Bài 3
-GV yêu cầu HS tự làm bài. 
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét ,giải thích cách tìm x của mình. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố, dặn dò:
-Gv hệ thống lại nội dung bài.
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét giờ học.
..........................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI, TRÒ CHƠI.
I.MỤC TIÊU:
-Biết tên một số đồ chơi, trò chơi trẻ em.
-Biết những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi có hại cho trẻ em.
-Nêu được một vài từ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh họa các trò chơi trang 147;148 sgk.
-Giấy khổ to và bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ: thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn
-GV nhận xét câu HS đặt và ghi điểm.
2.Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài và nêu yêu cầu của bài.
 b.Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài 1.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Treo tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
-Gọi HS phát biểu bổ sung.
*Bài 2.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Phát giấy và bút dạ cho 4 nhóm HS. Yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
-Gọi HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn.
-Kết luận lời giải đúng.
*Bài 4.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu.
-Các từ ngữ: say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa.
+Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
3.Củng cố -dặn dò:
-Cho vài H nhắc lại các trò chơi mà các em thường chơi-Nêu ích lợi của chúng.
-Ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã biết, đặt 2 câu ở BT4 và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
...........................................................
THỂ DỤC:
 ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
(GV BỘ MÔN DẠY)
......................................................
 CHÍNH TẢ (Nghe – Viết):
 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
 I.MỤC TIÊU : 
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ.
- Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa các tiếng bắt đầu ch/ tr, dấu ? / ~.
- Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo y/c BT2 SGK.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a ,BT3.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KTBC:
- Gọi H  ... 15 (cái khoá)
 Đáp số: 15 cái khoá
Bài 3: 1 Hs nêu yêu cầu: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó (theo mẫu).
- Hs thảo luận nhóm 4 rồi nối kết quả đúng.
- Gv theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Các nhóm lên thi nối nhanh kết quả.
- Gv nhận xét - tuyên dương, ghi điểm.
* Bài tập nâng cao: 1 Hs nêu yêu cầu: Tính giá trị của X trong biểu thức sau:
 X : (12 + 13) = 8 ; 1615 : (X x 19) = 17
 X : (97 - 89) = 15 ; X : (1001 : 13) = 29
- HS khá giỏi giải bài vào vở - 2 HS lên bảng giải.
- Cả lớp cùng GV chữa bài, nhận xét tuyên dương.
3. Cũng cố - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà luyện giải thêm một số biểu thức có dạng đã học.
 Tập làm văn:
 Luyện tập: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho Hs luyện tập về văn miêu tả đồ vật.
- Bước đầu Hs biết xây dựng một bài văn miêu tả đồ vật thông qua đề bài cụ thể.
 II.Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Hs lên bảng trả lời :
? Thế nào là miêu tả?( Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.)
- Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: 
*Hs nhắc lại những kiến thức cơ bản:
? Thế nào là miêu tả? (Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.)
? Em hãy nêu cấu tạo một bài văn miêu tả đồ vật?( Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
+ Trong phần thân bài, trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.)
- Cho vài hs nhắc lại.
* Hướng dẫn Hs luyện tập theo đề bài:
- Hãy lập dàn ý cho đề sau: những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc đồng hồ báo thức, cây bút, cái thước kẻ, quyển sách,..Em hãy tả một trong những đồ vật đó.
- Gv hướng dẫn Hs:
+ Xác định bài văn tả cái gì?
+ Phần mở bài nói lên điều gì? Phần thân bài miêu tả đồ vật theo tình tự như thế nào? nó có đặc điểm gì? đồ vật đó có ích lợi như thế nào?
+ Phần kết bài nói lên điều gì?
- Hs luyện viết: lập dàn bài - Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu.
- Một số Hs đọc bài làm của mình trước lớp - cả lớp và Gv nhận xét và góp ý.
3. Nhận xét - dặn dò:
- Gv nhận xét chung giờ học.
- Về nhà luyện viết lại dàn bài chưa đạt yêu cầu.
 Luyện từ và câu:
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS mở rộng vốn từ: Đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại.
- HS biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
II.Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: Gv cho Hs luyện tập từng bài ở vở bài tập nâng cao. Sau đó Gv cùng Hs chữa bài
Bài 1: 1 Hs đọc đề: Ghi vào chổ trống tên của 6 trò chơi mà em thường tham gia cùng các bạn ở sân trường.
- 1 Hs lên bảng làm bài -Hs làm bài vào vở.
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
- Gv cùng cả lớp chữa bài, ghi điểm.
Trò chơi: nhảy dây, kéo co, đá bóng, chơi bi, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
Bài 2:1 Hs nêu yêu cầu: Kể tên một số trò chơi được trẻ em dùng trong ngày tết trung thu.
( Rước đèn ông sao, phá cỗ, múa sư tử, bày cỗ trong đêm trung thu.)
 Tiến hành tương tự như bài 1- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
Bài 3: Gv nêu yêu cầu: Đọc doạn thơ trong bài "Cùng vui chơi" (Sgk TV3 - TII )và làm bài tập:
a. Gạch dưới các động từ, tính từ dùng để miêu tả đồ chơi (quả cầu giấy), trò chơi(đá cầu) ghi vào từng cột.
Động từ
Tính từ
b. Câu: "Chơi vui học càng vui" ý nói gì?
- Hs làm bài - Lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài tập nâng cao:Viết tên các đồ chơi, trò chơi:
a.Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr ví dụ: chong chóng.
b.Chứa tiếng có thanh hỏi, thanh ngã ví dụ: nhảy dây.
- Hs khá giỏi làm bài vào vở.
- Hs tiếp nối đọc tên các đồ chơi, trò chơi.
- Gv nhận xét tuyên dương.
3. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà làm vào vở bài tập, xem trước bài sau.
 -------- cc õ dd --------
Thứ 6 ngày 18 tháng 12 năm 2009
 Toán: 
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố về phép chia số có hai chữ số.
- Rèn cho Hs kỹ năng tính toán, trình bày thành thạo cách tính chia số có hai chữ số.
- Hs luyện giải thêm một số dạng toán đã học. 
II.Hoạt động dạy học:	 
1.Bài cũ: Gọi 2 Hs lên bảng- Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính.
 8721: 23 2060 : 42
- Gv gọi Hs nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: - Gv chép đề lên bảng hướng dẫn Hs làm vào vở ôly - sau đó Gv cùng Hs chữa bài
Bài 1:1 Hs nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính: 4725 : 15; 8058 : 34; 5672: 42; 7521 : 54.
- 4 Hs yếu lên bảng làm -Lớp làm vào vở bài tập.
- Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu.
- Gọi Hs nhận xét bài làm của bạn, nêu cách thực hiện chia - Gv tuyên dương, ghi điểm. 
Bài 2: 1 Hs đọc đề - Gv hướng dẫn Hs làm bài.
? Bài toán cho biết gì? ( Người ta xếp các gói kẹo vào các hộp, mỗi hộp 30 gói)
? Bài toán hỏi gì?(Hỏi có thể xếp 2000 gói kẹo vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa bao nhiêu gói kẹo)
? Muốn biết có thể xếp 2000 gói kẹo vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa bao nhiêu gói kẹo ta làm thế nào?(Hs trả lời)
- 1 Hs lên bảng giải - lớp làm vào vở.
- Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu.
- Gọi Hs nhận xét bài làm của bạn - Gv tuyên dương, ghi điểm.
Bài giải:
 Số kẹo xếp vào hộp và còn thừa là:
 2000 : 30 = 66 (dư 20)
 Vậy có thể xếp số kẹo vào 66 hộp dư 20 cái. 
 Đáp số: 66 hộp dư 20 cái. 
Bài 3: 1 Hs nêu yêu cầu: Điền số.
- Hs thực hiện chia vào vở bài tập - Gv theo dõi giúp đỡ Hs.
- 3 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv nhận xét - tuyên dương, ghi điểm.
v Bài tập nâng cao: 1 Hs đọc đề: Tìm X:
 X x 32 = 6752 792 : X = 24
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
? Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?
- 2 Hs lên bảng - Lớp làm vào vở.
- Gv cùng cả lớp chữa bài.
3.Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Về nhà học thuộc các bảng nhân chia, thực hiện chia lại các bài tập. 
 MỸ THUẬT:
 VẼ TRANH: VẼ CHÂN DUNG
 (GV bộ môn dạy)
 Chính tả:
 Luyện viết
 I.Mục tiêu:
- Hs viét đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn bài: "Tuổi ngựa"
- Rèn kỷ năng viết chính tả cho Hs.
 .II.Hoạt động dạy học: 
 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
 - 2 Hs lên bảng viết – Lớp viết vào giấy nháp: cánh diều, bãi thả.
 - Gv nhận xét- ghi điểm.
 2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài: - Gv cho Hs viết bài vào vở ô ly.
- Gv đọc mẫu bài chính tả- Hs chú ý vào Sgk.
- Hs đọc thầm lại bài chính tả - Gv nhắc Hs chú ý những từ dễ sai: sẽ phi, gió xanh, trung du, ...
 - Gv đọc các từ khó – 1 Hs lên bảng viết 
- Lớp viết vào vở nháp.
- Gv đọc bài – Hs viết bài.
- Gv đọc bài – Hs dò bài.
- Gv chấm một số bài nhận xét - tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò: 2 Hs lên bảng tìm – Lớp làm giấy nháp: Tìm từ có phụ âm đầu là s và x :
- siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng suốt, sành sỏi, sát sao, sáng ý...
- xấu xí, xum xê, xấc xược, xa xôi, xanh mướt, xanh rờn, xanh biếc, xấc láo, xấu xa...
- Gv nhận xét tuyên dương.
 - Gv nhận xét chung giờ học. -------- cc õ dd --------
KHOA HỌC:
 LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
 I.MỤC TIÊU : Giúp HS:
 -Tự làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí .
 -Hiểu được khí quyển là gì. 
 -Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS hoặc GV chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
 2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta.
* Cách tiến hành:
- GV tiến hành hoạt động cả lớp.
- GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.
1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ?
2)Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
Kết luận:
Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. 
* Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK.
-Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm.
- 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
-Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.
Hiện tượng
Kết luận
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày 
- Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
* Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
-Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích:Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
-Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển.
 * Hoạt động 3: Em làm thí nghiệm. 
* Bảo vệ môi trường:Không khí cũng là một phần con người cần để duy trì sự sống, có thể nói đó cũng là tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ môi trường bằng những việc làm của mình để đem lại một bầu không khí trong sạch, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bớt đi một số bệnh 
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
-3 HS trả lời.
-HS làm theo.
1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.
2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.
3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
-Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô).
-HS quan sát lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
-HS cả lớp.
-3 đến 5 HS nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thi_thu_hang.doc