Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 32 – Tiểu học Thi Sơn

Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 32 – Tiểu học Thi Sơn

Tập đọc :VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn

- Hiểu ý nghĩa các từ trong bài

- Hiểu nội dung truyện(phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán

II. Các hoạt động dạy- học :

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 học sinh đọc bài: Con chuồn chuồn nước

- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc .

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .

a. Luyện đọc .

- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn : 2-3 lượt

 

doc 13 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 32 – Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày26 tháng 4 năm 2010
Tập đọc :Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn 
- Hiểu ý nghĩa các từ trong bài 
- Hiểu nội dung truyện(phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán 
II. Các hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đọc bài: Con chuồn chuồn nước
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc .
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn : 2-3 lượt 
Đoạn 1 đến cười cợt 
Đoạn 2 đến không vào
Đoạn 3 : còn lại 
- Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ 
- Giúp học sinh hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài 
- Hs luyện đọc theo cặp. 
- 1-2 học sinh đọc cả bài. 
- Gv đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài .
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi 
+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
 (mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rất rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đálạo sạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà)
+ Vì sao ở vương quốc ấy lại buồn chán đến như vậy? 
(vì cư dân ở đó không ai biết cười)
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
(vua cử một đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười cợt)
+Kết quả ra sao?
 (sau một năm viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu còn nhà vua thì thở dài, không khí triều đình ảo não)
+ Điều gì bất ngờ sảy ra ở phần cuối đoạn này?
(bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường)
+ Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
(vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Giáo viên hướng dẫn một tốp hs (4 hs) đọc diễn cảm theo cách phân vai
- Giúp các em đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai 
“ Vì sao đại thần phấn khởi ra lệnh”
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét chung tiết học 
- Chuẩn bị bài sau 
Đạo đức : Dành cho địa phương
Bài: Không nói dối
I. Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu nói dối là một tính xấu, sẽ mất lòng tin và bị mọi người khinh ghét
- Giáo dục cho hs tính thật thà đối với mọi người
- Luyện tập thói quen thật thà, không nói dối
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ.
+Em đã làm gì để bảo vệ môi trường
- Gv nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động1: Gv kể chuyện, hs đọc chuyện
- Thảo luận câu hỏi 
+ Chú bé chăn cừu đã chơi trò gì? 
+ Vì sao có chó sói thật, chú bé kêu lại không ai ra cứu nữa?
+ Trò chơi nói dối của chú bé chăn cừu đã có hại như thế nào?
+ Trong cuộc sống, em thấy có người nói dối vì lí do gì nữa?
- Gv kết luận
Nói dối là không tốt. Nói dối sẽ gây nhiều tác hại, có khi tác hại rất lớn
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Gv cho các em thảo luận các tình huống sau:
*Bạn A học kém, khi mẹ bạn A hỏi về tình hình học tập của bạn A, em nói thế nào? vì sao? (nói thật để bố mẹ bạn kèm)
*Một bạn em đã có lần chót dại vì lấy trộm tiền của người khác. Bạn đó sau biết lỗi đem trả tiền cho người đó. Bạn đó hối hận hứa không bao giờ làm như thế nữa. Em có nên kể lại sự việc đó cho người khác biết không (vì sao) (không vì bạn đó đã biết nhận lỗi và đem trả lại 
- Gv kết luận 
Trong cuộc sống hàng ngày các em nên nói thật. Khi bạn A học kém em nói thật với bố mẹ bạn biết để bố mẹ bạn kèm cặp giúp đỡ bạn tiến bộ nhưng khi bạn nào đó mắc lỗi, bạn đã sửa em không nên đi kể chuỵên đó
- Qua bài học hôm nay em nên ghi nhớ điều gì?
(hs : không nói dối)
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau 
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
Tập đọc : Ngắm trăng- Không đề
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy lưu loát 2 bài thơ, đọc đúng nhịp thơ
- Biết đọc diễn cảm 2 bài thơ thể hiện tâm trạng ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của bác trong mọi hoàn cảnh 
- Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu nội dung 2 bài thơ 
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gv gọi 1 tốp 4 hs đọc truyện Vương quốc vắng nụ cười (phần 1) theo cách phân vai trả lời câu hỏi trong sgk 
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
Ngắm trăng
a. Luyện đọc .
- Gv đọc diễn cảm bài thơ kết hợp giải thích suất sứ của bài, nòi thêm về hoạt động của bài ở trong tù: rất thiếu thốn, khổ sở về vật chất, dễ mệt mỏi suy sụp về tinh thần 
- Hs nối nhau đọc bài thơ Ngắm trăng
- Mỗi em đọc 1 lượt toàn bài 
b. Tìm hiểu bài .
- Hs các nhóm đọc thầm bài, trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài . 
- Sau đó đối thoại trước lớp dưới sự hướng dẫn của gv 
+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? 
(qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù)
*Gv : Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc
+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó của Bác Hồ với trăng? 
(Hình ảnh người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ) 
+ Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
 	(Gv nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt  )
c.Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm bài thơ.
- Chú ý nhịp thơ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Hs nhẩm học thuộc lòng bài thơ 
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ
Không đề
a. Luyện đọc (như bài trước)
b. Tìm hiểu bài 
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Bác Hồ sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? 
- Gv nói thêm về thời kì gian khổ cả dân tộc ta phải kháng chiến chống Pháp
+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác
Gv: Qua lời tả của Bác 
c. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm và và thi đọc diễn cảm bài thơ. Chú ý nhịp thơ và từ ngữ cần nhấn giọng
- Hs nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ
C. Củng cố dặn dò:
+ Hai bài thơ giúp em hiểu gì về Bác?
- Nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài sau
Kể chuyện: Khát vọng sống
I. Mục đích yêu cầu :
*Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ hs kể lại được câu chuyện Khát vọng sống, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết
*Rèn kĩ năng nghe
- Chăm chú nghe cô kể, nhớ chuyện
- Lắng nghe bạn kể lại chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ :
- 1-2 học sinh kể về cuộc du lịch em được tham gia 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Gv kể chuyện (2 lần)
*Lần 1: gv kể, hs nghe
*Lần 2: vừa kể vừa nhìn vào tranh
3. Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
a. Kể chuyện trong nhóm
- Hs kể từng đoạn của câu chuyện theo 2 nhóm 2, 3 em (mỗi em kể theo 2-3 tranh )
- Mỗi em kể toàn bộ câu chuyện . 
- Cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
b. Thi kể chuyện trước lớp
- Một vài tốp hs (mỗi tốp 2-3 em) thi kể từng đoàn của câu chuyện .
4. Củng cố –Dặn dò:
-1 HS nhắc lai ý nghĩa câu chuyện
-Nxét tiết học.
Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
LTVC: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?)
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 hs làm lại bài tập 2 
- Một hs đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Phần nhận xét
*Bài tập 1,2
- Hs đọc yêu cầu của bài tập 1,2 ; Tìm trạng ngữ trong câu, xác định trạng ngữ có bổ sung ý nghĩa gì cho câu
- Hs phát biểu.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
 Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu 
*Bài tập 3
- Hs đọc yêu cầu của bài tập 3
- Hs phát biểu ý kiến. Gv giúp hs nhận xét kết luận
Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?
3. Phần ghi nhớ
- 2 hs đọc lại nội dung cần ghi nhớ
4. Phần luyện tập
*Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở
- Gv dán 2 băng giấy gọi 2 hs lên bảng làm bài gạch dưới trạng ngữ chỉ thời gian
- Lớp và gv nhận xét chốt lời giảI đúng
*Bài 2: Lựa chọn
- Hs đọc yêu cầu của bài tập
- Gv lưu ý hs về trình tự làm bài: đọc kĩ mỗi đoạn văn, chỉ ra những câu văn thiếu trạng ngữ trong đoạn văn, sau đó viết lại câu bằng cách thêm trạng ngữ để đoạn văn được mạch lạc. Chú ý viết đúng chính tả
- Hs làm bài
- Gv viết 12 băng giấy viết đoạn văn mời 2 hs lên bảng làm bài
- Lớp và gv nhận xét chốt lời giải đúng
b. ở Trường Sơn, . Vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy , cánh chim  mũi tên. Có lúc chim lại  lên cao.
C. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau
Kỹ thuật: Lắp ô tô tải ( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
-Hs biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải.
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp , tháo các chi tiết của ô tô tải.
II.Đồ dùng DH:
--Mẫu ô tô tải đã lắp ráp.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các HĐ-DH:
Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài.
*HĐ 3: HS thực hành lắp ô tô tải:
a.HS chọn chi tiết:
-HS chọn đủ và đúng các chi tiết theo SGK và sắp xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra hs chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
-1 HS đọc phần ghi nhớ.
*Lưu ý:
+Khi lắp sàn ca bin, cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài.
+Khi lắp ca bin, các em chú ý lắp tuần tự theo hình 3a, 3b, 3c, 3d để đảm bảo đúng quy trình.
c. Lắp ráp ô tô tải:
-HS lắp ráp theo các bước trong SGK
-GV nhắc HS khi lắp các bộ phận phải:
+ Chú ý vị trí trong, ngoài của các bộ phận với nhau(VD: khi lắp thành sau xe vào thùng xe)
+Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
-GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS( hoặc nhóm) lắp còn lúng túng.
*HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập
-GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Lắp đúng mẫu và theo quy trình.
+Ô tô tải lắp chắc chắn, không xộc xệch.
+Ô tô phải hoạt động được.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-GV nxét đánh giá kết quả học tập của hs.
-GV nhắc hs tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
IV.Nhận xét – Dặn dò:
-GV nxét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép ô tô tải.
-Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
26 / 4 / 2010
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
TLV:Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về đoạn văn
- Thực hành vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình tả hoạt động của con vật 
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hs làm bài tập 3
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện tập. 
*Bài 1: Hs quan sát ảnh minh hoạ con tê tê 
- 1 hs đọc nội dung bài 1. Lớp theo dõi sgk
- Hs suy nghĩ làm bài. Với câu hỏi b, c các em viết nhanh các ý cơ bản ra giấy nháp để trả lời miệng
- Hs phát biểu ý kiến. 
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng
*Câu a. Bài văn gồm 6 đoạn
Nội dung mỗi đoạn
Đoạn 1: Mở bài – giới thiệu về con tê tê
2: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê
3: Miêu tả miệng hàm,. lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi
4: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất
5: Miêu tả nhược diểm của tê tê
6: Kết bài – tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó
*Câu b: 
*Câu c: 
*Bài 2: Hs đọc yêu cầu của ài
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs theo lời dặn của cô
- Gv giới thiệu tranh ảnh một số con vật để hs tham khảo nhắc các em:
- Quan sát hình dáng bên ngoài của con vật mình yêu thích, viết một đoạn vặn miêu tả ngoại hình của con vặt, chú ý chọn tả những đặc điểm riêng, nổi bặt
- Không viết lặp lại đoạn tả con gà trống ở tiết TLV trước
- Hs làm bài vào vở, gv phát giấy cho một số em
- Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- Gv nhận xét, khen ngợi những hs có đoạn viết hay
-Gv chọn 1-2 đoạn viết tốt ( của hs làm trên giấy) dán lên bảng lớp. 
- Cả lớp nhận xét rút kinh nghiệm học hỏi
*Bài 3: 
- Quan sát hoạt động con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật cố gắng chọn tả những đặc điểm lí thú
- Nên kết hợp vừa tả ngoại hình vừa tả hoạt động
- Cách thực hiện tương tự bài 2
- Gv khen ngợi chấm điểm một số bài hay
C. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học- Dặn chuẩn bị bài sau
Chính tả :Vương quốc vắng nụ cười
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x (hoặc âm chính o/ô/ơ)
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Hai hs đọc mẩu tin Băng trôi
- Nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
2. Hướng dẫn nghe, viết
- Một hs đọc đoạn văn cần viết trong bài Vương quốc vắng nụ cười. 
- Cả lớp theo dõi trong sgk, hs đọc thầm lại bài chính tả. 
- Gv nhắc các em cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ mình dễ viết sai (rầu rĩ, lạo xạo, kinh khủng, )
- Hs gấp sgk. Gv đọc từng câu hoặc cụm từ cho hs viết
- Gv đọc bài cho hs soát lỗi
- chấm chữa bài
3. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả- lựa chọn
- Gv nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập 2a
- Hs đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở bài tập
- Gv dán lên bảng 3, 4 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài
- Các em lên bảng thi tiếp sức. 
- Đại diện các nhóm đọc lại câu chuyện Chúc mừng năm mới sau một thế kỉ. Sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh. 
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng
(Chúc mừng  thế kỉ)
Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ
C. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học 
- Dặn : Hs ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết chính tả
- Về kể lại câu chuyện vui: Chúc mừng năm mới sau một thế kỉ
- Chuẩn bị bài sau 
Luyện từ và câu
 thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( trả lời câu hỏi : Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?)
- Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu, thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
II. Các hoạt động dạyhọc:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 Hs làm bài tập 1a
- 1 Hs đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian
- Gv nhận xét cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu
2. Phần nhận xét:
- Hs đọc các yêu cầu của bài tập 2, suy nghĩ phát biểu
- Gv giúp Hs nhận xét kết luận
 * Vì vắng tiếng cười là trạng ngữ bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân:
Vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
 * Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười trả lời cho câu hỏi Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng?
3. Phần ghi nhớ
2,3 Hs đọc nội dung ghi nhớ trong SGK
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
- Hs đọc yêu cầu của bài
- Gọi 3 Hs lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn
	a/ Chỉ sau ba tháng, nhờ siêng năng , cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
	b/ Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
	c/ Tại Hoa mà tổ không được khen.
* Bài 2:
- Cách thực hiện tương tự bài 1
- 3 Hs làm bài trên 3 băng giấy 
- Gv sửa sai và chốt lời giải đúng
	a/ Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
	b/ Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ. 
c/ Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
* Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu 
- Hs suy nghĩ tự đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- Hs nối tiếp nhau đặt câu
- Gv nhận xét 
C.Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS về nhà học thuộcghi nhớ - Tự dặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Tập làm văn
luyện tập xây dựng mở bài , kết bài trong bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật
- Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài để hoàn thành bài văn miêu tả con vật.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 Hs đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát
- 1 Hs đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật đã quan sát
- Gv nhận xét , sửa sai
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1:
- 1 Hs đọc nội dung bài
- Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các kiểu bài trực tiếp và gián tiếp, kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng.
- Hs đọc thầm bài văn Chim công múa 
- Hs làm bài cá nhân, trả lời các câu hỏi
- Hs phát biểu ý kiến
- Gv kết luận câu trả lời đúng
* Bài 2:
- Hs đọc yêu cầu 
- Gv nhắc Hs : Các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó là 2 doạn thuộc phần thân bài của bài văn. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn mở bài gắn kết với đoạn thân bài.
- Hs viết đoạn mở bài vào VBT
- Hs nối tiếp nhau đọc bài của mình
- Gv nhận xét tuyên dương cho điểm những em làm bài tốt.
* Bài 3:
- Hs đọc yêu cầu của bài
-Gv nhắc nhở Hs yêu ncầu khi làm bài
- Hs viết đoạn kết bài vào vở BT
- Hs nối tiếp nhau đọc bài viết của mình
- Cả lớp nhận xét ( Đó là kết bài mở rộng hay không mở rộng . . . )
- Gv gọi một số Hs đọc bài văn tả con vật hoàn chỉnh cả 3 phần : mở bài , thân bài , kết bài
- Gv chấm điểm một số bài viết hay
C. Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Yêu cầu hs chữa bài 
- Về nhà viết lại thành một bài văn tả con vật hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32 - BUOI 1.doc