Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng vui hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài .

 - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ . ( trả lêi được các CH trong SGK )

II. CHUẨN BỊ:

GV : - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ viết câu , đoạn hướng dẫn HS đọc .

HS : SGK

III. LÊN LỚP:

1. Bài cũ : Chú Đất Nung .

- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung ( phần 2 ) , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK

2. Bài mới :

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011 
 Tiết 1: Chào cờ
----------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Đạo đức 
 	BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO. (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo .
 	- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo .
 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo .
*HS khá giỏi :Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng ,biết ơn đối với thầy giáo ,cơ giáo đã và đang dạy mình.
II/ Chuẩn bị:
- GV: SGK
- HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ : Biết ơn thầy giáo , cô giáo .
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.(tt)
-Hoạt động 1 : Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
- Yêu cầu trình bày những việc đã thực hiện theo yêu cầu tiết trước.
- Nhận xét .
Tiểu kết: HS trình bày được các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
Hoạt động 2 : Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ .
- Nêu yêu cầu .
- Nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm .
- Kết luận : 
+ Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo 
+ Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn .
Tiểu kết HS làm được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ của mình .
Hoạt động lớp , cá nhân .
-Theo dõi.
- Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn của mình qua tranh ảnh.
Hoạt động lớp .( Trình bày 1 phút )
- Mỗi nhóm nhận một giấy A4 làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ .
- Từng nhóm thảo luận và ghi những lời chúc vào các bưu thiếp.
- Từng nhóm lên dán sản phẩm ở bảng .
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung .
3. Củng cố :Vài em đọc lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .: 
 Tiết 3: Tập đọc
	 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng vui hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài .
 - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ . ( trả lêi được các CH trong SGK ) 
II. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
III. LÊN LỚP:
1. Bài cũ : Chú Đất Nung .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung ( phần 2 ) , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK
2. Bài mới : 	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài Cánh diều tuổi thơ
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 2 đoạn :
 + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu .
 + Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp .
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc phần chú thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- Ý chính đoạn 1 : Vẽ đẹp cánh diều.
+ Cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan:
 *Mắt nhìn – cánh diều mềm mại như cánh bướm.
* Tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng.
- Ý chính đoạn 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. 
- Yêu cầu đọc câu mở bài , câu kết bài.
- Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài. 
- Ghi nội dung chính 
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
* Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : suốt một thời, chờ đợi , tha thiết cầu xin : “ Bay đi , Bay đi !”
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. (3 lượt) .
* Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- 2 HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
- Đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
* Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
- Đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: 
* Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ?
* Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Đọc câu mở bài , câu kết bài., trả lời câu hỏi: 
* Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
- Nêu nội dung chính cả bài. 
Hoạt động cá nhân
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
3. Củng cố : - Nêu nội dung của bài ? 
4. Nhận xét - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài .
	-Chuẩn bị: Tuổi Ngựa.
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Toán
T66.CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0.
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Làm Bt B1, B2a, b3a .
- Trình bày bài sạch, đẹp.
III. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK.
C. LÊN LỚP:
1. Bài cũ : HS ôn tập 1 số nội dung:
* Chia nhẩm cho 10,100,1000,.. .
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Trường hợp SBC và SC đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng.
- Cho HS tính : 320 : 40 = ?
* Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích.
Lưu ý : cho HS nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
* Đặt vấn đề cho việc đặt tính
* Yêu cầu thực hành đặt tính .
Tiểu kết : HS nắm cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
Hoạt động 2 : Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia .
- Ghi bảng : 32 000 : 400 = ?
* Tiến hành theo cách chia một số cho một tích
Lưu ý : cho HS nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 
* Đặt vấn đề cho việc đặt tính
* Yêu cầu thực hành đặt tính .
- Lưu ý : Khi đặt phép tính theo hàng ngang , ta ghi : 32 000 : 400 = 80
- Nêu kết luận như SGK , lưu ý :
+ Xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia .
+ Sau đó thực hiện phép chia như thường. 
Tiểu kết : HS nắm cách chia trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
Hoạt động 3: 
- Bài 1 :Tính
+ Yêu cầu HS tính trên phiếu.
+ Gọi 6 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 2 ( a ) : Đố vui toán học.
+ Đưa ra đề bài .
+ Yêu cầu HS tính và nêu đáp án.
+ Yêu cầu HS nhận xét . Tuyên dương.
- Bài 3 ( a ) : Giải toán
+ Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách giải.
+ Yêu cầu HS làm trên nháp.
+ Yêu cầu 1 HS chữa bài. 
* Nhấn mạnh phần : nhẩm theo cách xóa đều chữ số 0 ở SBC và SC, rồi tính chia trong bảng.
Tiểu kết : Vận dụng tính chất để tính toán .
Hoạt động lớp .
- 1 em tính ở bảng : 
320 : 40 = 320 : ( 10 x 4 )
 = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4
 = 8
- HS nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
- Thực hành đặt tính: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC , rồi chia như thường.
- Một số HS đặt tính 
Hoạt động lớp . 
- 1 em tính ở bảng : 
32000 : 400 = 32000 : ( 100 x 4 )
 = 32000 : 100 : 4 
 = 320 : 4
 = 80
- HS nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 . 
- Thực hành đặt tính: Xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC , rồi chia như thường.
- Một số HS đặt tính 
Hoạt động lớp . 
- Tự làm bài trên bảng, chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
+ Chữa bài.
a) x = 640 b) x = 420
- Nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết .
- 1 em đọc đề bài .
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải và chữa bài .
Đáp số : 90 toa và 60 toa
 3. Củng cố : 
- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
	- Nêu lại cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Âm nhạc
 Học hát bài :tự chọn
 KHĂN QUÀNG THẮP SÁNG BÌNH MINH
 Nhạc và lời :Trịnh công sơn
 I.MỤC TIÊU:
 -HS cảm nhận tính vui tươi ,trong sáng ,của bài hát
 -HS hát đúng giai điệu và lời ca, 
 II / GV CHUẨN BỊ :
 1.GV:-Nhạc cụ, Băng nhạc,tranh ảnh phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ
 2.HS: -SGK,Nhạc cụ gõ.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1/ Ổn định: -Học sinh hát vui bài yêu thích
 2 /KT Bài cũ: Kiểm tra 1-2 Học sinh,nhân xét.
 	 3 /Bài mới: -Giới thiệu tiết học
Hoạt Động GV
Hoạt Động HS
-GV đàn âm mẫu
* Hoạt động 1:-Dạy hát Khăn quàng thắp sáng bình minh
*Mục tiêu: Học sinh hát diễn cảm
CTH:
-GV giới thiệu tranh
-GV hát mẫu,băng nhạc
-GVhướng dẫn đọc lời ca theo Ttấu.
-GV hướng dẫn từng câu theo lối móc xích
-GV kiểm tra tổ, cá nhân
Kết luận :HS hát đúng cao độ
* Hoạt động 2: Gõ đệm
*Mục tiêu: Học sinh hát diễn cảm
CTH:
-Luyện tập cho HS gõ đệm
-GV chỉ định 1hs
-GV giáo dục thái độ cho HS.
4 Củng cố:
 	-Cho cả lớp hát lại các bài hát .
 5.Hoạt động nối tiếp :
 -GV nhận xét tiết học ưu khuyết điểm ,tuyên dương HS học tốt
 - Dặn học sinh xem bài trước và chuẩn bị các đồ dùng học tập,phách tre 
-HS Luyện giọng Mà na ma na mà
-HS xem tranh và lắng nghe
-HS phát biểu ý kiến sau khi nghe
-cả lơp đọc lời ca
-Lớp hát nhiều lần từng câu và cả bài.
-Cả lớp thực hiện vài lần.
-HS hát với đàn theo tổ,cá nhân
-HS Thực hiện
-HS nhắc lại tưa bài, tác giả
	Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: luyện từ câu
 Mở rộng vốn từ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠIø .
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm tên 1 số đồ chơi , trò chơi ( BT1, BT2 ) ; phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại ( BT3 ) ; nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ con người khi tham gia các trò chơi ( BT4 ).
II. CHUẨN BỊ:
GV - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT3,4 .
 HS - Từ điển
III. LÊN LỚP:
1.Bài cũ : Dùng câu hỏi và dấu chấm hỏi - Kiểm tra 2 em nối tiếp nhau trả lời 3 câu hỏi:
	+ Câu hỏi dùng để làm gì ? Câu hỏi có tác dụng gì ? Cho ví dụ .
	+ Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình .
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Giới thiệu bài: 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hệ thống vốn từ .
- Bài 1 : Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh. 
+ Tranh vẽ các đồ chơivà trò chơi.
+ Mời 2 HS lên bảng làm theo tên trò chơi
+ phân tích lời giải .
- Bài 2 : Tìm từ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác.
- Nhắc HS chú ý kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại.
+ Chấm điểm làm bài của ... 
- “ Chị mặc áo ......chùn chùn”
? Tìm các từ ghép, từ láy trong bài?
( nức nở, kể lể, yếu ớt,...)
3. Hãy viết 2 – 3 câu văn miêu tả vẻ đẹp của một bông hoa.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò:
----------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Thể dục
Bài 30: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI: “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
	- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
	- Trò chơi “Lò cò tiếp sức” yêu cầu Biết cách chơi và tham ra chơi được trò chơi. 
 - GD học sinh tính kỷ luật, yêu thích môn học.
II. Địa điểm phương tiện
	-Vệ sinh đảm bảo an toàn nơi tập, còi, vạch kẻ để chơi trò chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung bài học
đl
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu.
-Tập hợp lớp: báo cáo sĩ số
- GV nhận lớp phổ biến n/d,y/c giờ học.
+ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông , vai
- Trò chơi “GV chọn”
B. Phần cơ bản.
* Bài thể dục phát triển chung 8 động tác 2x 8 nhịp
- Động tác vươn thở, tay ,chân, lưng bụng, toàn thân,thăng bằng, nhảy, điều hòa
(2 x 8 nhịp)
- Biểu diễn thi bài thể dục giữa các tổ
Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức”
C. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân.
- GV cùng hs hệ thống bài.
 - Nhân xét đánh giá kết quả giờ học.
- Bài tập về nhà.
6-8’
14-16’
 5-6’
4- 6’
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
Gv
 Đồng loạt cả lớp
- GV điều khiển, hs tập
- Chia tổ tập, tổ trưởng điều khiển
- GV quan sát sửa sai
 - GV cùng hs quan sát nhận xét, 
- Gv nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi
- chơi thử
- Tiến hành chơi
- Phân thắng thua giữa các tổ
- Tuyên dương- phê bình
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập làm văn
QUAN SÁT ĐỒ VẬT.
I. MỤC TIÊU:
 - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau ; phát hiện những đặt điểm phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác ( ND ghi nhớ ) . 
 - Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả đồ chơi quen thuộc ( mục III ).
II. CHUẨN BỊ:
GV 	- Tranh minh họa 1 số đồ chơi 
- Bảng phụ viết dàn ý tả 1 đồ chơi.
HS : - Giấy , bút làm bài KT .
III. LÊN LỚP:
1. Bài cũ : Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Thế nào là miêu tả ? Nêu lại dàn ý tả chiếc áo.
2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài: Quan sát đồ vật 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Bài 1 : Quan sát và ghi lại những điều em quan sát.
+ Cho HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý. 
+ Cho HS giới thiệu các đồ chơi mình mang đến lớp .
+ Quan sát đồ chơi mình chọn, ghi kết quả quan sát vào phiếu.
+ Tổ chức trình bày kết quả quan sát.
+ Cùng HS nhận xét .
- Chốt theo tiêu chí:
* Trình tự quan sát hợp lý.
* Giác quan sử dụng khi quan sát.
* Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
- Bài 2 : Khi quan sát cần chú ý những gì?
+Nêu câu hỏi.
+ Tổ chức phát biểu.
+ Chốt lại : Khi quan sát một đồ vật , ta cần 
* Theo một trình tự hợp lí:
 Từ bao quát đến bộ phận. 
* Quan sát bằng nhiều giác quan.
* Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
Tiểu kết : HS xác định đúng cách quan sát .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
Tiểu kết : HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập Lập dàn ý.
- Viết đề bài.
- Gạch chân từ ngữ yêu cầu bài.
- Yêu cầu lập dàn ý vào vở 5.
- Chọn dàn ý hay nhất . Cho xem một ví dụ .
Tiểu kết : HS lập dàn ý tả đồ chơi .
Hoạt động lớp .
- 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Giới thiệu các đồ chơi mình mang đến lớp.
- Đọc thầm lại yêu cầu bài và các gợi ý, quan sát đồ chơi em đã chọn, viết kết quả quan sát vào phiếu.
- Tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT.
- Dựa vào BT 1 suy nghĩ , trả lời câu hỏi.
- Phát biểu.
- Lớp bổ sung thống nhất ý kiến .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động nhóm đôi .
- Cả lớp đọc thầm đề bài.
- Làm vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn dàn ý đã làm .
- Lớp nhận xét .
3. Củng cố : - Nêu cách thức quan sát đồ vật.
4. Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại , viết vào vở .
	- Chuẩn bị : Luyện tập giới thiệu địa phương.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán 
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt).
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số ( chia hết, chia có dư ) .
II. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu .
HS : - SGK.bảng con.
III. LÊN LỚP:
1. Bài cũ : Luyện tập .
	- HS bắt thăm thực hiện một trong hai phép tính sau: 4647 :82 ; 4935 : 44
	- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Chia cho số có hai chữ số (tt) .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
a) Trường hợp chia hết : 
- Ghi phép chia ở bảng : 10105 : 43 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng:
 Tính từ trái sang phải .
* Có 3 lượt chia
* Ước lượng tìm thương trong mỗi lượt chia.
* Rồi tính theo 3 bước : chia , nhân , trừ nhẩm .
- Hướng dẫn thử lại. 128 x 43 = 10105 
- Chốt lại 
b) Trường hợp chia có dư :
- Ghi phép chia ở bảng : 26345 : 35 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Hướng dẫn thử lại. 752 x 35 + 25 = 26345
- Chốt lại.
Tiểu kết : HS nắm cách chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số với 2 trường hợp.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Bài 1 :Đặt tính rồi tính
+ Yêu cầu HS tính trên bảng con
+ Lần lượt gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Bài 2 ( Nếu còn thời gian ) : Giải toán.
+ Đưa ra đề bài .
+ Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tính và nêu đáp án.
+ Yêu cầu HS nhận xét . 
+ Chữa bài. 
Tiểu kết : Vận dụng tính chất vào giải toán .
Hoạt động lớp .
- HS lên bảng, lớp làm vào phiếu.
 10105 43
 150 128
 215
 00
 10105 : 43 = 128 
- HS đọc lại cách đặt tính.
- Tiếp tục theo dõi . Một em lên bảng :
 26345 35
 184 752
 095
 25
26345 : 35 = 752 ( dư 25)
- HS đọc lại cách đặt tính.
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính . 
- Lên bảng chữa bài - Nói cách làm.
- 1 em đọc đề bài . 
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải.
- 2 cặp trình bày bài làm .
- Chọn cách giải tiện nhất.
4. Củng cố : 	- Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
5. Nhận xét – Dặn dò: : 
-Nhận xét lớp. 
-Về làm lại bài 1 / 84
	-Chuẩn bị: Thương có chữ số 
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Địa lí 
	 	HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tt).
I. MỤC TIÊU:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm ghề thủ công truyền thống dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cối, chạm bạc, đồ gỗ, 
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên .
* HS khá, giỏi :
+ Biết khi nào một làng trở thành làng nghề .
+ Biết quy trình sản xuất đồ gốm .
II.CHUẨN BỊ:
GV 	- Tranh , ảnh về nghề thủ công , chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ .
HS : - SGK
III. LÊN LỚP:
1.Bài cũ : Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
- Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở Đồng bằng Bắc bộ ?
- Kể tên một số cây trồng và vật nuôi ở Đồng bằng Bắc bộ.
	 Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ(tt) .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống .
+ Làm việc theo nhóm6
+ Giao việc: Đọc mục 3/ 106 thảo luận.
+ Câu hỏi thảo luận.
* Em biết gì về nghề thủ công truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ ?
* Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công truyền thống .
* Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?.
- Nói về các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm
* Yêu cầu nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
* Tranh minh họa. 
+ Chốt ý chính :
Đồng bằng Bắc Bộ có hàng tăm nghề thủ công nổi tiếng ở trong và ngoài nước.
Nơi có nhiều nghề thủ công tạo nên làng nghề.
Tiểu kết: HS nắm các đặc điểm về nghề thủ công truyền thống ở bằng Bắc Bộ .
 Hoạt động 2 : Chợ phiên.
- Yêu cầu đọc SGK. 
- Thế nào là Chợ Phiên.
- Yêu cầu trao đổi ý kiến theo cặp: Nói về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Chốt ý chính : 
* Nơi diễn ra các oạt động mua bán tấp nập.
* Sản phẩm sản xuất tại địa phương.
Tiểu kết: HS nắm đặc điểm về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ .
- Theo dõi
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào SGK , tranh , ảnh và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý :
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Trình bày kết quả ; cả lớp thảo luận .
* Nghề thủ công truyền thống nơi có nhiều nghề thủ công tinh xảo, nổi tiếng, làm giàu cho quê hương
* Làng nghề : có nghề thủ công phát triển mạnh. Các làng nghề thủ công truyền thống như: gốm Bát Tràng, chiếu Nga Sơn, lụa Vạn Phúc. 
* Nghệ nhân : là người làm nghề thủ công giỏi.
- Theo dõi.
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Phát biểu.
- Dựa vào kênh chữ , kênh hình trả lời câu hỏi 3/109 SGK .
- Trình bày kết quả quan sát tranh , ảnh .
- Các nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức đúng .
4. Củng cố : (3’) - Nêu ghi nhớ SGK .
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt 
 TUẦN 15
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được những mặt mạnh, yếu trong tuần 15 để phấn đấu trong tuần 16.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực chuẩn bị bài và tự học . 
 * Hoạt động khác:
III. Phương hướng tuần 16:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 16
- Chuẩn bị bài vở tốt trước khi tới lớp.
- Trang phục gọn gàng.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Phù đạo học sinh yếu bồi dưỡng học sinh giỏi chiều thứ 3 và 5
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
 * Hoạt động khác:
- Tiếp tục thực hiện giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp .
- Vận động HS đi học đều, không nghỉ học tuỳ tiện.
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_thu.doc