Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

A.Bài cũ

- Gọi 2HS đọc nối tiếp bài: "Chú Đất Nung"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

- GV nhận xét, cho điểm.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài học: GV giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

2.1. Luyện đọc

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

2.2. Tìm hiểu bài

- Gọi 1 HS đọc đoạn1, trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả đã chọn chi tiết nào để tả cánh diều ?

+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui như thế nào ?

+ Qua câu mở bài và câu kết bài tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ ?

- Gọi HS đọc toàn bài.

+ Nội dung chính của câu chuyện này là gì?

- GV ghi ý chính của câu chuyện .

2. 3. Đọc diễn cảm

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc
 Cánh diều tuổi thơ 
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. 
 - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
 -Giáo dục tình yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh ảnh minh hoạ trong bài đọc.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ
- Gọi 2HS đọc nối tiếp bài: "Chú Đất Nung"và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài học: GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
2.1. Luyện đọc 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
2.2. Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc đoạn1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả đã chọn chi tiết nào để tả cánh diều ?
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui như thế nào ?
+ Qua câu mở bài và câu kết bài tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ ?
- Gọi HS đọc toàn bài.
+ Nội dung chính của câu chuyện này là gì?
- GV ghi ý chính của câu chuyện .
2. 3. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc từng đoạn, hướng dẫn HS đọc đúng giọng của bài văn. 
- GV dán đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm..
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc toàn bài.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS quan sát, nghe giới thiệu bài
- HS đọc nối tiếp nhau đọc bài.
- HS đọc chú giải
- 3 HS đọc thành tiếng theo cặp .
- 2 HS đọc cả bài 
- Lắng nghe.
- 2HS đọc thành tiếng.Cả lớp đọc thầm và tiếp nối nhau trả lờicâu hỏi.
- 2HS đọc thành tiếng
- HS trả lời
- HS nhắc lại.
- 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn.
- 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc
 - HS đọc diễn cảm đoạn văn .
- 1HS đọc toàn bài.
- Trả lời.
Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I. Mục tiêu
 - Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - Vận dụng để tính nhẩm.
 - Bài tập cần làm: bài 1,2(a),3(a). 
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ
- Gọi HS trình bày BT 3 SGK tiết 72. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 
2.2. Phép chia 320 : 40 = ? ( Trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng). 
a) GV viết lên bảng phép tính 320 : 40 = ? 
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện.
- GV khẳng định các cách trên đều đúng.
+ Cách nào tiện lợi nhất ?
+ Vậy 320 : 40 được mấy ? 
+ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 : 40 và 32 : 4?
- GV kết luận. 
b) Hướng dẫn đặt tính và tính
- GV hướng dẫn HS cách làm. 
2.3. Phép chia 32000 : 400
- GV hướng dẫn tương tự.
- GV nhận xét về cách đặt tính đúng 
+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ? 
2.4. Thực hành
Bài 1
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- 1HS lên trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại tên bài.
- 1 HS tính trên bảng, cả lớp tính vào vở nháp.
320 :( 8 x 5) = 320:8: 5 = 40: 5 =8
320:(10x4) = 320:10: 4 = 32: 4 =8 
- HS theo dõi trao đổi về cách làm 
- HS trả lời : 320 : (10 x 4 )
- Nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Theo dõi và làm vào nháp.
- HS dựa vào ví dụ và trả lời.
- HS đọc trong SGK.
- Thực hiện phép tính.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- HS nhận xét.
- Cả lớp làm vở.
- Nhận xét bài của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 lên bảng giải, cả lớp làm vở.
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I. Mục tiêu 
 - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi với em .
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
 - Giáo dục tính mạnh dạn trước tập thể lớp.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Môt số truyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em . Bảng viết sẵn đề bài. 
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên kể câu chuyện "Búp bê của ai". +Nêu ý nghĩa của chuyện?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV viết đề bài, gạch dưới những từ quan trọng.
+ Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em ?
- Cho HS tiếp nối giới thiệu tên truyện của mình 
- GV nhận xét.
b) Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp. 
- Gọi một số em kể trước lớp, yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể .
- GV hướng dẫn HS bình chọn câu chuyện hay nhất, bạn kể hay nhất. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về kể chuyện cho người thân nghe.
- HS kể chuyện 
- Một số em nhận xét 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc 
- HS đọc đề bài 
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời câu hỏi: Chú lính chì dũng cảm; Chú đất Nung; Võ sĩ bọ Ngựa và một số truyện khác 
- 2 HS cùng bàn kể cho nhau.
- Một số em thi kể. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Bình chọn câu chuyện hay và bạn kể hay nhất.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Buổi chiều 
GĐ Toán
rèn: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I. Mục tiêu
 - Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - Vận dụng để tính nhẩm. 
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ
+ Nêu cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.2. Hướng dẫn làm VBT in trang 
Bài 1
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài giải
Số xe có tất cả là:
13 + 17 = 30 ( xe)
TB mỗi xe chở được số hàng là:
( 46800 + 71400) : 30 = 3940 (kg)
 Đáp số: 3940 kg hàng
Bài 3 Tính giá trị của biểu thức
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
a) (45876 + 37124) : 200 = 83000 : 200 
 = 415
b) 76372 - 91000 : 700 + 2000 
 = 76372 - 130 + 2000 = 76242 + 2000
 = 78242
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà luyện thêm phép chia.
- 1HS lên trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại tên bài.
- Tính (theo mẫu)
- Làm bài vào vở, 3 HS lên bảng:Hưng,Giang,Thắng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trả lời.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng:Khánh.
- Nhận xét.
- Tự làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm:Huynh,Thảo. Nêu cách làm
- Về nhà học bài.
Đạo đức
 Biết ơn thầy cô giáo (t2) 
I. Mục tiêu 
- HS trình bày một số sáng tác hoặc  liệu sưu tầm được. 
 - HS làm được bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ. 
II. Đồ dùng dạy- học
 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy- học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại nội dung bài học "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ".
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới 
* Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
HĐ1: Báo cáo kết quả sưu tầm
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trình bày sáng tác sưu tầm được ( BT 4- SGK ).
- Cho HS trình bày, giới thiệu sáng tác của mình. 
- GV nhận xét kết luận.
+ Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?
HĐ2: Thi kể chuyện
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
- Lần lượt mối HS kể cho bạn nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được. 
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay thi kể chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét các câu chuyện đó.
- GV nhận xét. 
HĐ3: Sắm vai xử lý tình huống
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa ra 3 tình huống yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết.
+ Em có tán thành cách giải quyết đó không?
+ Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó?
- GV kết luận. 
C. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS đọc thuộc ghi nhớ. 
- HS nêu, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 
- HS trình bày kết quả của mình trước lớp 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm, trình bày. 
- HS các nhóm thi kể.
- Nhận xét câu chuyện bạn kể.
- HS thảo luận để xử lý tình huống.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
 **********************
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng: Tập đọc
 Tuổi ngựa 
I. Mục tiêu
 - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc diễn cảm một khổ thơ trong bài.
 - Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.
 - Giáo dục tình yêu thương cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn bài "Cánh diều tuổi thơ ". 
- Nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ. GV giới thiệu bài.
2. Hớng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
2.1. Luyện đọc
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ .
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em. Giảng từ "Đại ngàn" 
- GV gọi HS đọc Chú giải. 
- GV gọi HS đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
2.2. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc từngkhổ thơ và trả lời câu hỏi:
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi trong SGK
- GV cho HS đọc toàn bài. 
+ Nội dung của bài này là gì ?
- GV ghi ý chính của bài.
2.3. Luyện đọc diễn cảm và HTL
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm cả bài 
- Gọi HS đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp.
- Cho HS đọc diễn cảm và thuộc lòng khổ thơ 2
- GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
 - Gọi HS đọc toàn bài 
- Nhận xét giờ học, dặn về nhà đọc thuộc lòng bài thơ. 
- 2HS đọc, trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS đọc.
- 2 HS đọc cả bài cho nhau nghe
 - HS lắng nghe
- HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý chính ... sát và làm thí nghiệm
- GV yêu cầu các em đọc mục Thực hành trang 62 SGK để biết cách làm.
- GV đi tới các nhóm để giúp đỡ.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta
Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
 (Tiến hành tương tự.)
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm trên.
GV kết luận chung( cho hoạt động 1 và 2)
- Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 
Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí 
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận
+Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
+Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?
 +Liên hệ:Muốn bảo vệ bầu không khí trong lành chúng ta phải làm gì?
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 1HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng.
- Đọc SGK và thực hành làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả và giải thích cách làm.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Nhiều HS nêu.
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Buổi chiều 
 Thể dục
Bài 30: ôn bài thể dục phát triển chung
Trò chơi “lò cò tiếp sức” 
I. Mục tiêu
 - Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kĩ thuật. 
 - Trò chơi " Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - 1- 2 còi, Vệ sinh sân trường, kẻ sân chơi và chuẩn bị bàn ghế kiểm tra. 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu
- Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ kiểm tra, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Khởi động các khớp do GV điều khiển.
2. Phần cơ bản
 HĐ1: Bài thể dục phát triển chung 
- Ôn từ 8 động tác của bài thể dục: 2 - 3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
+ Sau mỗi lần tập GV nhận xét ưu, nhược điểm của lần tập đó . 
+ Trong quá trình tập GV có thể dừng lại để sửa sai.
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 
+ Nội dung kiểm tra: Thực hiện 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
+ Tổ chức: mỗi đợt 5 em, GV hô nhịp cho các em tập. 
+ Cách đánh giá: Hoàn thành tốt; hoàn thành; chưa hoàn thành.
- GV tổ chức kiểm tra lại cho HS chưa hoàn thành.
HĐ2: Trò chơi vận động "Lò cò tiếp sức"
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại các luật chơi và cách chơi.
- Cho HS chơi.
3. Phần kết thúc
- GV cho HS tập động tác thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, công bố điểm kiểm tra.
- HS tập hợp 4 hàng ngang.
- HS khởi động và chơi trò chơi.
- HS tập theo GV hô. 
- Lần lượt từng nhóm HS lên thực hiện bài kiểm tra.
- HS cả lớp theo dõi. 
- HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- HS thả lỏng, hát và vỗ tay.
TH Toán
 tiết 2- tuần 15
I.Mục tiêu
 - Củng cố để HS biết cách thực hiện chia cho số có hai chữ số.
 - Vận dụng để tính giá trị biểu thức, giải các bài toán có liên quan.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài, ghi tên bài
- Nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 Đặt tính rồi tính:
- GV yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 3 HS TB yếu lên bảng làm.
- GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 2HS TB khá lên bảng làm. yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
a) (21366 +782):49 = 22148 : 49
 = 452
b) 1464 x 12 : 61 = 17568 : 61
 = 288
Bài 3:Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
-Yêu cầu HS thay số rồi tính.
-Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4:Gọi HS đọc yêu cầu bài.
?Muốn tính chiều rộng hình chữ nhật ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm vào vở,1HS lên bảng giải.
-GV cùng lớp nhận xét bài làm của bạn.
 Bài giải
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật đó là:
 2538 : 54 = 47 (m)
 Đáp số: 47 m.
Bài 5:Đố vui:
-Gợi ý HS tính nháp rồi khoanh vào câu trả lời đúng.
-Chữa bài,gọi nhiều em nêu kết quả.
-GV nhận xét,
 B.107 khay.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. 
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vở.
- 3 HS TB lên bảng. . Nêu cách làm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2HS lên bảng, nhận xét.
-2HS lên bảng làm,lớp làm vào vở.
- Đọc đề bài.
-HS trả lời.
- 1 HS khá, giỏi lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
-HS làm bài.
-HS nêu .
- HS về nhà tự làm bài.
 Sinh hoạt tập thể
Nhận xét cuối tuần
 I. Mục tiêu
 - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 15.
 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 16.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần 15
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ sung.
* Nhận xét về học tập:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
- Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........
* Nhận xét về các hoạt động khác.
- Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản......
* Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
* GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 16
Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập.
 * Về lao động.
 * Về hoạt động khác.
- Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
* Kết thúc tiết học
- GV cho lớp hát bài tập thể.
- HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyêt điểm chính về vấn đề GV đưa ra.
- Đại diện trình bày bổ sung.
- HS tự nhận loại.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS biểu quyết nhất trí.
- HS hát bài tập thể.
GĐ-BD Tiếng Việt
Luyện viết bài: văn hay chữ tốt
Phân biệt âm cuối n/ng
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng đoạn từ “Sáng sáng.... văn hay chữ tốt.” và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
 - Phân biệt được âm cuối n/ng để viết đúng
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung 
- Gọi HS đọc đoạn cần viết.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó
- GV yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Cho HS đọc và luyện viết các từ vừa tìm được.
- Nhận xét.
HĐ 3: Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết .
HĐ 4: Thu chấm và nhận xét
- Thu chấm một số bài.
- Nhận xét về chữ viết, chính tả và trình bày.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Tìm tên các đồ chơi,đồ vật,cây cối có tiếng chứa âm cuối n/ng 
 M: cái bàn,cái thang
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải .
* Lời giải: 
+bàn gỗ, hoa lan, can nước,cái làn,bàn chải
 + cây bàng,nhà tầng,hàm răng,lẵng hoa
C. Củng cố, dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Học sinh lắng nghe.
- 2HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp: chữ viết, cuốn sách, luyện tập, suốt ...
- HS viết vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét.
- Về nhà tìm, viết lại những từ còn sai.
BD Toán
rèn: chia cho số có hai chữ số
I. Mục tiêu 
 - Củng cố để HS biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư)
 - Vận dụng để giải những bài toán có liên quan.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Đặt tính rối tính 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 4 em TB yếu lên bảng làm, yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết? Hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp tự làm, 1 HS khá lên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
 Bài giải
Số ngày người thợ làm tất cả là:
11 + 12 = 23 ( ngày)
TB mỗi ngày người thợ làm được số cái khoá là: (132 + 213) : 23 = 15 (cái)
Đáp số: 15 cái khoá.
Bài 3: Nối phép tính với kết quả của phép tính đó (theo mẫu)
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm. 
3. Củng cố,dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vở, 3 em HS TB yếu lên bảng.
- Nêu cách tính.
- Đọc đề bài và suy nghĩ cách làm.
- Trả lời.
- HS tiến hành làm vào vở, 1 HS khá lên bảng giải.
- 1HS đọc thành tiếng.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS khá lên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Về nhà làm lại những bài còn sai.
Thể dục
Bài 29: ôn bài thể dục phát triển chung
Trò chơi “thỏ nhảy”
I. Mục tiêu
 - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác theo thứ tự, chính xác và tương đối đẹp . 
 - Trò chơi "Thỏ nhảy " ,yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình sôi nổi và chủ động.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Chuẩn bị 1còi; kẻ sân chơi. 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Phần mở đầu
- Tập hợp, phổ biến nội dung, chấn chỉnh đội ngũ.
- Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi tại chỗ (tự chọn).
- GV nhận xét.
B. Phần cơ bản
 HĐ1: Bài thể dục phát triển chung
a) Ôn 8 động tác của bài thể dục 
- GV điều khiển lớp tập 1 - 2 lần (mỗi động tác 2 x 8 nhịp) 
- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển.
- GV quan sát, nhận xét.
- Cho các tổ tập luyện theo nhóm. Do tổ trưởng điều khiển. 
- GV hô cho cả lớp tập lại 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. 
HĐ2: Trò chơi vận động " Thỏ nhảy."
- GV tập hợp đội hình chơi nêu tên, giải thích cách chơi, luật chơi. 
- Sau đó cho chơi thử.
- Cho cả lớp tiến hành chơi.
- GV theo dõi nhận xét. Biểu dương tổ thắng 
C. Phần kết thúc
- GV nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV giao bài tập về nhà ôn các động tác đã học để chuẩn bị kiểm tra vào tiết sau. 
- HS tập hợp 3 hàng ngang
- HS chơi trò chơi
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- Lớp tập luyện theo 4 hàng dọc.
- HS tập
- HS tập theo lớp trưởng
- HS tập theo nhịp hô. 
- HS lắng nghe.
- Tiến hành chơi
- HS vừa hát vừa vỗ tay
- HS tự ôn để chuẩn bị kiểm tra. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 huetqt.doc