Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

 Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng, vui, hờ hởi ở đoạn dân làng xem chữ cô giáo viết.

 Kính trọng thầy cô.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về bài đọc.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 29 Ngày dạy : 
Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
 Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
 Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng, vui, hờ hởi ở đoạn dân làng xem chữ cô giáo viết.
 Kính trọng thầy cô.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta, trả lời câu hỏi về bài đọc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
9’
7’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm bài văn.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
0 Mục tiêu: Hiểu nội dung bài. 
0 Cách tiến hành: Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2, trả lời câu hỏi 1; 2.
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
- Gọi HS đọc 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo nói lên điều gì?
v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
0 Mục tiêu: Giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn.
0 Cách tiến hành: 
- Yêu cầu nối tiếp đọc bài văn.
- Hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc – chọn đoạn 3 cho thi đọc.
- 1 HS (khá, giỏi) đọc toàn bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS cùng bàn đọc.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- Cá nhân đọc thầm – trả lời.
-  mở trường dạy học.
- đến đông, quần áo như đi hội, trải đường 
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi SGK.
- Trao đổi nhóm đôi – trả lời: im phăng phắc, cùng hô.
- Nhóm 4 – đọc thầm đoạn – trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc.
- Cá nhân phát hiện giọng.
- 2 HS cùng bàn đọc – cá nhân thi đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà đọc bài nhiều lần.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN 
Tiết: 71 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 Củng cố qui tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
 Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1, bài tập 2.
0 Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Viết 2 phép tính trên bảng.
- Quan sát cả lớp làm các phép tính còn lại.
* Bài tập 2: Cho HS làm bài rồi sửa.
(Kết quả: a. 40 ; b. 3,57)
- Phần c) Cho HS làm tương tự.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3, bài tập 4.
0 Mục tiêu: Vận dụng giải các bài toán có liên quan.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 3: Cho HS làm bài rồi sửa.
(Kết quả: 7lít dầu hỏa)
* Bài tập 4: Hướng HS thực hiện phép tính chia rồi kết luận:
 2180 3,7
 330 58,91
 340
 070
 33
Kết luận.
- 2 HS thực hiện phép chia.
- Cả lớp làm vào bảng con.
(Kết quả: a. 4,5 ; b. 6,7
 c. 1,18 ; 21,2)
- 2 HS làm vào bảng lớp, còn lại làm vào vở.
- 1 HS làm vào bảng lớp – còn lại làm vào vở.
- Nhóm đôi – trao đổi nêu số dư – số dư của phép chia là 0,033 (nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương).
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn làm một số bài tập ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
CHÍNH TẢ
Tiết: 15 Ngày dạy : 
Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
 Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
 Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu tr/ch hoặc có thanh hỏi/thanh ngã.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Hai HS làm bài tập 2b trong tiết chính tả tuần trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
0 Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính tả.
0 Cách tiến hành:
- Đọc đoạn văn cần viết.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn văn.
- Đọc mỗi câu 2 lượt cho HS viết.
- Chấm chữa bài – nêu nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có thanh hỏi, thanh ngã.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
(Nhắc HS tìm những tiếng có nghĩa)
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức.
(Kết quả: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ).
- Đặc câu hỏi để giúp HS hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
- Em hãy tưởng tượng xem ông sẽ nói gì sau lời bào chữa của cháu.
- Kết luận.
- Lắng nghe – dò theo SGK.
- Cả lớp đọc SGK.
- Chép bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra lỗi.
- 1 HS đọc – cả lớp theo dõi SGK.
- Trao đổi nhóm 4 – trình bày.
- 1 HS đọc – cả lớp theo dõi SGK.
- Trao đổi nhóm đôi – nhiều HS tiếp nối trình bày.
- Vài HS trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Kể lại mẩu chuyện cười cho người thân nghe.
- Sửa lỗi chính tả (nếu có sai).
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KĨ THUẬT
Tiết: 15 Ngày dạy : 
Bài: LỢI ÍCH VIỆC NUÔI GÀ
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
 Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
 Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
 Yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà (làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, cung cấp phân bón, ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại các bước khi nấu cơm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14’
12’
v Hoạt động 1: Tìm hiểu ích lợi của việc nuôi gà.
0 Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc nuôi gà.
0 Cách tiến hành:
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận – đến các nhóm quan sát và có thể hướng dẫn, gợi ý thêm để HS thảo luận đạt kết quả.
- Kết luận: Bổ sung và giải thích, minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung trong SGK.
v Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
0 Mục tiêu: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
0 Cách tiến hành:
- Dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS:
Hãy đánh dấu x vào ! ở câu trả lời đúng:
a) ! Cung cấp thịt, trứng và thực phẩm.
b) ! Cung cấp chất bột đường.
c) ! Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
d) ! Đem lại thu nhập cho người chăm nuôi.
e) ! Làm thức ăn cho vật nuôi.
f) ! Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
g) ! Cung cấp phân bón cho cây trồng.
h) ! Xuất khẩu.
- Kết luận.
- Nhóm 4 thảo luận – đọc thông tin SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Cá nhân – ghi kết quả vào bảng con.
- x
- x
- x
- x
- x
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc ghi nhớ ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Giới thiệu tranh, ảnh các lợi ích của việc nuôi gà.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 29 Ngày soạn: 
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu:
 Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
 Biết trao đổi, tranh luận cùng bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.
 Có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển, sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 và bài tập 3.
0 Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập1:
- Giúp HS nắm vững yêu cầu: Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp, phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
* Bài tập 2:
- Yêu cầu làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả.
(Kết quả: đồng nghĩa: sung sướng, may mắn trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ).
* Bài tập 3: 
- Nhắc HS chú ý: chỉ tìm từ ngữ, chứa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tốt lành.
(Có thể yêu cầu HS tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với từ ngữ các em tìm được để hiểu nghĩa của từ ngữ mà không phải giải thích dài. Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa: phúc hậu là nhân từ, phúc hậu trái nghĩa với độc ác).
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 4.
0 Mục tiêu: Có nhận thức đúng về hạnh phúc.
0 Cách tiến hành:
Hướng dẫn HS trao đổi nhóm, sau đó tham gia tranh luận trước lớp – tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, xong hướng dẫn cả lớp cùng đi đến kết luận: mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc.
- Kết luận.
- Lắng nghe – làm việc độc lập. (Lời giải đúng ý b).
- Nhóm 4 – thảo luận báo cáo kết quả.
- Nhóm 4 sử dụng từ điển – làm bài trên phiếu (phúc đức, phúc hậu, phúc phận, phúc lợi, phúc tích, phúc trạch, vô phúc)
- Nhóm 5 – trao đổi để hiểu nhau – trao đổi với thái độ tôn trọng lẫn nhau.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại thế nào là hạnh phúc.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ghi nhớ những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với hạnh phúc, những từ chứa tiếng phúc. Nhắc HS có ý thức g ... cũ: (3’)
- Học sinh ghi nhớ và trả lời câu hỏi cuối SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
13’
13’
v Hoạt động 1: Hoạt động thương mại.
0 Mục tiêu: Thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
0 Cách tiến hành: Hướng dẫn HS dựa vào SGK, trả lời các các câu hỏi sau:
- Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
- Nêu vai trò của ngành thương mại? 
- Kể tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Ngành du lịch.
0 Mục tiêu: Nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.
0 Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
- Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
- Kể tên các trung tâm du lịch của nước ta?
- Kết luận.
- Cá nhân – đọc SGK tiếp nối nhau trả lời.
- Nội thương và ngoại thương.
- Chỉ tên trên bản đồ.
- Cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Dựa vào tranh, ảnh và hiểu biết – trình bày.
- Nhóm 4 thảo luận – nêu được ý.
- Đời sống được nâng cao, dịch vụ du lịch phát triển khách nước ngoài càng tăng.
- Nêu – kết hợp chỉ bản đồ.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc nội dung tóm tắt ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ôn lại vị trí một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 30 Ngày dạy : 
Bài: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
 Học sinh liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người, các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
 Từ những từ ngữ miêu tả hình dáng của người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS làm một bài tập trong tiết luyện từ và câu trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
16’
10’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
0 Mục tiêu: Biết liệt kê những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, 
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Chia 2 dãy, mỗi dãy thực hiện 2 câu (dãy 1: a, b; dãy 2: c, d).
* Bài tập 2: Cho HS làm việc theo nhóm.
(Giáo viên có thể viết mấy chữ đầu của các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao)
* Bài tập 3: 
- Cách tiến hành như bài tập 2.
- Những từ ngữ miêu tả hình dáng người:
a. Tả mái tóc " đen nhánh, đen mượt.
b. Tả đôi mắt " nâu đen, tinh nhanh.
c. Tả khuôn mặt " thanh tú, vuông
d. Tả làn da: mịn màng, trắng hồng.
e. Tả vóc người: cân đối, nho nhã
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 4.
0 Mục tiêu: Viết được đoạn văn miêu tả hình dáng.
0 Cách tiến hành: Gợi ý:
- Giới thiệu sơ về người em sẽ tả.
- Tả khuôn mặt, mái tóc, làn da, đôi mắt.
- Tả vóc dáng.
- Nhóm đôi – dựa vào từ ngữ mẫu để tìm từ ngữ theo yêu cầu của bài tập.
- Nhóm 4 – dựa vào gợi ý thực hiện đúng yêu cầu của đề bài.
- Nhóm 2 – cố gắng tìm những từ ngữ thật giàu hình ảnh – có thể là từ đơn, từ ghép, từ láy, thành ngữ
- Cá nhân – vở bài tập (không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng, chú ý sử dụng các từ ngữ gợi tả hình ảnh)
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 75 Ngày dạy : 
Bài: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS:
 Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
11’
15’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm.
0 Mục tiêu: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
0 Cách tiến hành:
a. Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
- Đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng.
Số học sinh toàn trường: 600
Số học sinh nữ: 315
- Yêu cầu học sinh trả lời:
+ Viết tỉ số của số HS nữ và số học sinh toàn trường?
+ Thực hiện phép chia?
+ Nhân với 100 và chia cho 100
- Thông thường ta viết gọn cách tính như sau:
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Gọi HS nêu qui tắc.
b. Áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
Đọc bài toán trong SGK và giải thích. Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Vận dụng giải toán.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Viết lời giải vào vở - thống nhất kết quả: 30% ; 23,4% ; 135%
* Bài tập 2: Thực hiện mẫu – yêu cầu HS làm bài (lấy 4 chữ số sau dấu phẩy để số phần trăm có 2 chữ số sau dấu phẩy)
* Bài tập 3: Tự làm theo bài toán mẫu.
- Lắng nghe – quan sát.
- Cá nhân tiếp nối trả lời.
- 315 : 600
- 315 : 600 = 0,525
- 0,525 x 100 : 100 = 525 : 100 
 = 52,5
- Theo dõi.
- 2 HS nêu như SGK.
- Lắng nghe – giải theo hướng dẫn.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là:
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%
- Cá nhân – vở.
- Trao đổi nhóm đôi – nêu kết quả.
- Cá nhân – vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn làm vào bài tập ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TẬP LÀM VĂN
Tiết: 30 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI: TẢ HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
 Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
 Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh, ảnh sưu tầm được về những người bạn, những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người (tiết tập làm văn trước) đã được viết lại.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Biết lập dàn ý chi tiết.
0 Cách tiến hành: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Giới thiệu tranh, ảnh em bé.
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của đề bài (làm nhanh).
- Nhắc HS cần dựa vào dàn ý chung (ghi lại những hoạt động nổi bật, những chi tiết đặc sắc thể hiện được vẻ đáng yêu và tính nết của em bé).
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Biết viết đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS: Chọn phần nào trong phần thân bài (phần tả hoạt động và viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh – chú ý: phần hoạt động có thể tách thành 2 hoặc 3 đoạn văn).
VD: đoạn văn tả em bé tập đi:
+ Câu 1: Giới thiệu hoạt động tập đi của em bé.
+ Câu sau: Miêu tả cụ thể - chú ý dùng những từ ngữ gợi hình ảnh, cách so sánh,
- Gọi HS trình bày – Biểu dương HS viết đoạn văn hay.
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm.
- Quan sát.
- 1 HS nhắc lại dàn ý chung, xác định trọng tâm của bài là tả hoạt động – cũng có thể đưa một vài chi tiết về đặc điểm hình dáng)
- 1 HS đọc – còn lại đọc thầm.
- Cá nhân làm bài – khi viết 1 đoạn văn, cần xác định câu đầu đoạn giới thiệu giới hoạt động sẽ tả, các câu sau miêu tả cụ thể hoạt động đó.
- 2 đến 3 HS trình bày.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại dàn ý chung bài văn tả người hoạt động.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về viết tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KHOA HỌC
Tiết: 30 Ngày dạy : 
Bài: CAO SU
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
 Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 Kể tên các vật liệu để chế tạo ra cao su.
 Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun mảnh săm, lốp
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi ở cuối bài SGK.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Thực hành.
0 Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
0 Cách tiến hành:
- Cho các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
- Kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
0 Mục tiêu: 
- Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su.
0 Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Gọi HS lần lượt trả lòi từng câu hỏi:
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại cao su nào?
+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
- Nhóm 4 – thực hành – nội dung cần nêu được:
+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên.
+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông sợi dây cao su trở về vị trí cũ.
- Lắng nghe.
- Cá nhân đọc mục Bạn cần biết – trả lời câu hỏi.
- Một vài HS trả lời theo các ý:
+ 2 loại: Cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.
+ Ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh, cách điện, cách nhiệt
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi nhiệt độ quá cao
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc mục Bạn cần biết ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Chuẩn bị một vài đồ dùng bằng nhựa
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_nguyen_thi_xen.doc