Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK .

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 46 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: : Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK .
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: Chú Đất Nung ( tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài.
H. Kể lại tai nạn của hai người bột?
H. Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
H.Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: 
H.Bức tranh vẽ cảnh gì?
H.Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào?
- Bài đọc: Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.
 b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS. cánh diều, trên bãi thả diều, nỗi khát khao.
-Chú ý các câu:
 Sáo đơn, sáo kép, sáo bè.//như gọi thấp xuống những vì sao sớm
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!”. 
-Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
Đoạn 1: H.Trẻ mục đồng là trẻ như thế nào?
Đoạn 2: H. Huyền ảo là gì?
H.Khát vọng là gì?
H.Tuổi ngọc là độ tuổi mấy trong cuộc đời?
H.Khát khao là thế nào? khác với khát vọng như thế nào?
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
Ÿ Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
Ÿ Nhấn giọng ở những từ ngữ : nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao
c. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H.Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
H.Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
-GV: Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn.
- Tóm ý chính đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H.Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
H.Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
- GV: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó . Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
- Tóm ý chính đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3.
- Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.
H. Bài văn nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 d. Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
 Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả điều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS. 
4 . Củng cố- dặn dò:
H.Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
- Về nhà học bài và đọc trước bài :Tuổi Ngựa .- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- HS thực hiện yêu cầu.
...Bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng.
... Em vui sướng khi đi thả diều. Em mơ ước sao mình có thể bay lên cao mãi, cất tiếng sáo du dương như cánh diều.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc toàn bài
- HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự.
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôiđến vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm đến nỗi khát khao của tôi.
- HS nêu theo SGK.
- HS nêu theo SGK.
- HS nêu theo SGK.
- HS nêu theo SGK.
Khát vọng là đòi hỏi mạnh mẽ, còn khát khao là đòi hỏi có ý tha thiết.
-Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
...Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
...Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
- Lắng nghe.
Ý1: Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- 1 HS đọc thành tiếng ,cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi .
...Các bạn hò hét nhau thả diều thi ,sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời .
...Nhìn lên bầu trời đêm khuya huyền ảo , đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng . Suốt một thời mới lớn , bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “ Bay đi diều ơi! Bay đi!”
- Lắng nghe.
Ý2:Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
-Tôi đã ngửa cổ suốt cả một thời. mang theo nỗi khát khao của tôi.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
...Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Lắng nghe.
- HS nêu .
- 1 HS nhắc lại ý chính.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc ( như đã hướng dẫn)
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 cặp thi đọc trước lớp.
 ..
Tiết 3: TOÁN
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I.Mục tiêu :Giúp học sinh
 - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 (BT 1, 2a, 3 a) 
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng con làm bài 1.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập1b kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
 3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. 
 b. Tìm hiểu bài:
 -Phép chia 320 : 40 ( trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng )
 -GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 
H. Suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên? 
 -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x 4 ). 
H.Vậy 320 chia 40 được mấy ? 
H.Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 
32 : 4 ? 
 H.Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 ?
 * GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. 
-Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
-GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
- Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). 
 -GV ghi lên bảng phép chia 32000 : 400, yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
 -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32 000 : (100 x 4). 
 H.Vậy 32 000 : 400 được mấy?
H.Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? 
H.Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4? 
 -GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4. 
-GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 :400,có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
-GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
H.Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
 -GV cho HS nhắc lại kết luận. 
c.Luyện tập - thực hành:
 Bài 1:
H.Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
 -Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2 :(a)
H.Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
H. Tại sao để tính X trong phần a em lại thực hiện phép chia 25 600 : 40 ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3:(a)
 -Cho HS đọc đề bài. 
 -GV yêu vầu HS tự làm bài. 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4 . Củng cố- dặn dò:
-Dặn dò HS làm bài tập 1a và chuẩn bị bài sau. 
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
* (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
* 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60
-HS nghe giới thiệu bài. 
-HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 
320 : ( 8 x 5 ) ; 320 : ( 10 x 4 ) ;
 320 : ( 2 x 20 )
-HS thực hiện tính. 
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4 
 = 8
...320 : 40 = 8. 
...Hai phép chia cùng có kết quả là 8. 
...Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. 
-HS nêu kết luận: Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể cùng xoá một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
 320 40
 0 8
-HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình. 
32 000 : ( 80 x 5 ) ; 32 000 : ( 100 x4 ) ;
 32 000 : ( 2 x 200 ) ; .
-HS thực hiện tính. 
32 000 : ( 100 x 4 ) = 32 000: 100 : 4
 = 320 : 4 
 = 80 
...32 000 : 400 = 80 
...Hai phép chia cùng có kết quả là 80. 
...Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4. 
-HS nêu lại kết luận. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
 32000 400
00	80
 0
...Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
- 2 HS đọc.
-1 HS đọc đề bài. 
...Tính.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào bảng con (có đặt tính). 
a. 420 : 60 = 7; 4500 : 500 = 9
b.85 000 : 500 =170 ; 92 000 : 400 = 230
-HS nhận xét. 
...Tìm X. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở .
a) X x 40 = 25 600 
 X = 25 600 : 40 
 X = 640 
b) X x 90 = 37 800 
 X = 37 800 : 90 
 X = 420 
- 1 HS nhận xét. 
...Vì X là thừa số chưa biết trong phép nhân X x 40 = 25 600, vậy để tính X ta lấy tích (25 600) chia cho thừa số đã biết 40 .
-1 HS đọc trước lớp. 
-1 HS lên bảng ,cả lớp làm bài và ...  HS.
- Mỗi bạn lớp ta ai cũng có một đồ chơi. Nhưng làm thế nào để giới thiệu với các bạn khác về đặc điểm, hình dáng, ích lợi của nó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm được điều đó.
 b. Tìm hiểu bài:
 Bài 1:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
Bài 2:
H.Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
-G: Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt , mũi, chân, tayKhi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết , tỉ mỉ, lan man.
 c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
 d. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV viết đề bài trên bảng lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. Ví dụ:
Mở bài: 
Thân bài:
Kết luận: 
4 . Củng cố- dặn dò:
H.Tiết tập làm văn hôm nay các em vừa học bài gì?
H.Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
- Về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em để chuẩn bị tiết tập làm văn tuần sau: Luyện tập giới thiệu địa phương.
- Nhận xét tiết học
- HS hát.
- 2 HS đọc dàn ý.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
+, Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+, Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.
+, Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh.
+. Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa.
- Tự làm bài.
- 4 HS trình bày kết quả quan sát.
Ví dụ:
- Chiếc ô tô của em rất đẹp.
- Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh bằng cao su.
- Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình.
- Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi gạt lại như thật vậy.
- Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác . Bố em lại còn dán một lá cờ đỏ sao vàng lên nóc.
- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến:
+, Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận
+, Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay
+, Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- Lắng nghe. 
-3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
...Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất.
...- Hình dáng: gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.
- Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai , mõm, ngang bàn chân làm nó có vẻ khác những con gấu khác.
 - Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.
 - Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm.
 - Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
 - Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu.
...Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
- HS nêu,lớp bổ sung.
- HS nêu,lớp bổ sung.
Tiết 2 : MỸ THUẬT
VẼ TRANH : VẼ CHÂN DUNG
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người .
Bíêt cách vẽ chân dung .
Vẽ được tranh chân dung đơn giản .
HSK-G sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp.
II/ Đồ dùng : 
Một số tranh chân dung , ảnh vẽ , hình gợi ý cách vẽ , giấy tẩy , chì màu vẽ .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên. 
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV ghi mục bài. 
b. Tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1 : Quan sát -nhận xét 
 -GV treo 2 tranh chân dung của Bác Hồ lên bảng –yêu cầu HS quan sát 
H.Nêu các chi tiết khác nhau của hai bức chân dung trên ?
-Yêu cầu HS quan sát các tranh ở sgk trang 36 và nêu ý kiến nhận xét từng bức tranh về khuôn mặt ,mũi, mắt, miệng, cằm, trán của người đó .
-Yêu cầu HS quan sát bạn mình 
-GV kết luận như sgk 
Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung 
H.Trước khi vẽ một bức chân dung em cần nhớ điều gi?
H.Quan sát hìnhgợi ý và nêu các bước vẽ ?
-GV hướng dẫn bổ sung .
-Lưu ý HS cách tô màu 
Hoạt động 3 : Thực hành :
-GV theo dõi ,giúp đỡ HS còn lúng túng 
Hoạt động 4 : Đánh giá nhận xét :
-GV yêu càu HS trưng bày một số sản phẩm
 -Yêu cầu HS nhận xét đánh giá : 
+, Bố cục 
+,Các hình vẽ ,màu sắc 
-GV nhận xét , đánh giá 
4 . Củng cố- dặn dò:
Về nhà tập vẽ các tranh chân dung của người thân 
-HS kiểm tra chéo nhau 
-HS quan sát nhận xét 
 ...Ảnh chụp bằng máy nên giống thật từng chi tiết . Tranh vẽ bằng tay nên chỉ vẽ các đặc điểm chính .
- HS quan sát và nhận xét 
-HS thực hiện theo nhóm 2 
...Nhớ lại các đặc điểm chính của khuôn mặt của người định vẽ .
-HS nêu các bước vẽ .
-HS vẽ vào vở 
-HS đánh giá 
Tiết 3: TOÁN
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I.Mục tiêu : Giúp học sinh
 - Thực hiện được phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết, chia có dư ) BT1.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng con để làm bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên. 
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 1a, 2a/83, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
 1a) 855 : 45 = 19 ; 579 : 36 = 16 (dư 3)
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số .
 b. Tìm hiểu bài:
* Phép chia 10 105 : 43 
 -GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính .
 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng nên cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không ? 
 -GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 10105 43
 150 235
 215
 00
 Vậy 10105 : 43 = 235
H.Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : 
101: 43có thể ước lượng 15: 4 = 2(dư 2) 
150 :43 có thể ước lượng15 : 4 =3(dư 3 ) 
215 : 43 có thể ước lượng 20 : 4 = 5
 -GV hướng dẫn các thao tác thong thả rõ ràng, chỉ rõ từng bước, nhất là bước tìm số dư trong mỗi lần chia vì từ bài này HS không viết kết quả của phép nhân thương trong mỗi lần chia với số chia vào phần đặt tính để tìm số dư 
 * Phép chia 26 345 : 35 
 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 26345 35
 184 752
 095
 25
 Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25)
H.Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
H.Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia :
263:35 có thể ước lượng26 : 3 = 8 (dư 2) 
hoặc làm tròn rồi chia 30 : 4 = 7 (dư 2) 
 184 : 35 có thể ước lượng 18 : 3 = 6 hoặc làm tròn rồi chia 20 : 4 = 5 
 95 : 35 có thể ước lượng 9 : 3 = 3 hoặc làm tròn rồi chia 10 : 4 = 2 (dư 2) 
 -Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. 
263 chia 35 được 7, viết 7 
7 nhân5 bằng 35, 43 trừ 35 bằng 8, viết 8 
nhớ 4. 
7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 băng 25, 26 trừ 25 bằng 1, viết 1. 
 Khi thực hiện tìm số dư ta nhân thương lần lượt với hàng đơn vị và hàng chục của số chia, nhân lần nào thì đồng thời thực hiện phép trừ để tìm số dư của lần đó. 
 Lần 1 lấy 7 nhân 5 được 35, vì 3 (của 263) không trừ được 35 nên ta phải mượn 4 của 6 chục để được 43 trừ 35 bằng 8, sau đó viết 8 nhớ 4, 4 phải nhớ vào tích lần ngay tiếp đó nên ta có.
 7 nhân 3 bằng 21, thêm 4 bằng 25, vì 6 của 263 không trừ được 25 nên ta phải mượn 2 của 2 trăm để được 26 trừ 25 bằng 1, viết 1 .
 c . Luyện tập thực hành :
 Bài 1:
 -GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
 -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2:(HSK-G) 
 -GV gọi HS đọc đề bài toán
H.Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
H.Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét ?
H.Vận động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút ?
H.Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì ? 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
4 . Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài 1a (có đặt tính), 2 em làm bài 2b, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
2 a. 4237 x 18 – 34578; 8064 : 64 x 37 
 = 76266 - 34578 = 126 x 37 
 = 41688 = 4 662
-HS nghe giới thiệu bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
...là phép chia hết. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
...Là phép chia có số dư bằng 25. 
...Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào bảng con . 
a.23576:56=421; 31628:48=658(dư 44)
b. 18510 : 15; 42546 : 37
-HS nhận xét. 
-HS đọc đề toán. 
...Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. 
...Vận động viên đi được quãng đường dài là : 38 km 400 m = 38 400 m .
...Đi trong 1 giờ 15 phút = 75 phút. 
...Ta thực hiện tính chia 38400 : 75. 
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. 
Tóm tắt:
1 giờ 15 phút : 38 km 400m 
1 phút : m 
Bài giải:
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400m = 38 400m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là:
38 400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
-HS cả lớp.
Tiết 4 : SINH HOẠT LỚP
 I. Đánh giá công tác tuần 15 :
 - Mọi hoạt động diễn ra bình thường .
 - Thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch đề ra .
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
 -Đi hoc đúng giờ , không có học sinh nghỉ học vô lý do .
 -Không có học sinh vi phạm kỷ luật .
 II. Kế hoạch tuần 16: 
 - Thực hiện nghiêm tuc mọi kế hoạch đề ra . 
 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo về VSCĐ cho HS .
 - Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi định kỳ lần 2 .
 - Nhắc nhở HS đóng góp các khoản quỹ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc