Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Vũ Thị Thanh Hường

I. MỤC TIÊU

 - Nghe, viết chính xác bài viết

 - Tìm được nhiều trò chơi, đồ chơi có âm đầu là tr/ch; thanh hỏi/ thanh ngã

 - Biết miêu tả một số đồ chơi, trò chơi một cách chân thật sinh động để các bạn có thể hình dung được đồ chơi hay trò chơi đó.

II. LÊN LỚP

A. Bài cũ: Yêu cầu học sinh lên bảng viết

 - Sáng láng, sát sao, xum xuê, xấu xí, sảng khoái, xanh xao, lấc láo, ngất ngưởng, khật khưỡng

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn nghe-viết chính tả

 

doc 28 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Thể dục
( cô dung dạy)
Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp nộidung
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ
	- Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà các trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời 
II. Đồ dùng dạy học 
	- Tranh minh họa bài TĐ
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc 
III. các hoạt động dạy học
A. Bài cũ
- 2 học sinh đọc nối tiếp: Chú Đất Nung
? Em học tập được điều gì qua nhân vật Cu Đất?
- GV nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- GV treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
? Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào?
- Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em hiểu kỹ hơn cảm giác đó.
- Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng.
- Em rất vui sướng khi thả diều.
+ Em mơ ước sao mình có thể bay lên cao mãi, cất tiếng sáo du dương như cánh diều.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
- Học sinh đọc thầm toàn bài 
? Bài này chia làm mấy đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp (2 lần)
+ Lần 1: GV sửa từ khó ( Nâng lên, sau này, nàng tiên, khổng lồ, mới lớn).
+ Lần 2: Hướng dẫn câu “Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn... bay đi diều ơi! Bay đi”
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
+ Học sinh đọc thầm phần chú giải 
? Đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Vậy em hiểu mục đồng có nghĩa là gì?
- Học sinh đọc theo cặp 
- 1 Học sinh đọc toàn bài
- GV đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài
* Học sinh đọc thầm đoạn 1
? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
- Tác giả quan sát cánh diều bởi những giác quan nào? Biện pháp nghệ thuật nào?
đ Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn
Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Học sinh đọc thầm đoạn 2
? Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
- GV chốt: Trên những đôi cánh diều là bao điều khao khát, mơ mộng của bọn trẻ về cuộc sống, về thế giới bao la. Ai cũng mơ một điều thật tốt đẹp và hi vọng về một tương lai tươi sáng.
Nêu ý đoạn 2
- Yêu cầu học sinh đọc câu mở bài và kết bài
- Trao đổi nhóm bàn câu 3(SGK)
Học sinh điều khiển
- GV chốt: Cánh diều thật quen thuộc với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.
? Bài văn nói lên điều gì?
3. Đọc diễn cảm 
- Học sinh đọc nối tiếp 
? Nêu giọng đọc toàn bài 
- GV treo bảng phụ đoạn luyên đọc 
- Học sinh đọc-nêu cách đọc 
+ Học sinh đọc theo nhóm 
- Thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét-cho điểm 
- Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi... vì sao sớm 
- Đoạn 2: Ban đêm ... khát khao của tooi
- 2 học sinh
- Trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.
1/Tả vẻ đẹp của cánh diều 
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, Tiếng sáo vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè... như gọi thấp các vì sao sớm
- Tai và mắt
- So sánh (Cánh diều mềm mại như cánh bướm)
2. Trò chơi thả diều đem lại niêmg vui và những ước mơ đẹp 
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thì sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời 
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lên, cháy mãi khát vọng, suốt một thời mới lên, bạn đã ngửa đầu chời đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giừo cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi”
- 1 học sinh
- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng
- 2 học sinh 
 Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Nhóm bàn
4/ Củng cố dặn dò
? Trò chơi thả diều mạng lại cho tuổi thơ những gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau.
Toán
 Chia hai số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục tiêu
- HS biết cách chia hai số có tận cùng là chữ số 0
- Học thuộc quy tắc thực hiện tính.
- Vận dụng trong tính nhẩm hợp lí.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi H chữa bài. 
+ Khi chia một tích cho một số, ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu ví dụ, yêu cầu Hs nhận xét về phép chia và sự đặc biệt của các thành phần trong phép chia đó
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Nêu ví dụ 1
- yêu cầu Hs tính bằng cách thuận tiện nhất đã học
+ Hãy so sánh số 320 và 40 ?
+ Vậy khi chia 320 cho 40, ta có thể làm gì để phép chia đơn giản hơn?
 - Yêu cầu HS nêu phép chia đơn giản hơn và thực hiện tính.
* Nêu ví dụ 2
- Thực hiện tương tự như trên.
+ Từ hai VD trên, khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể làm ntn?
- Gọi HS nêu lại kết luận
3. Thực hành
 Bài 1 (80 )
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm VBT, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
- Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể làm ntn?
Bài 2 (80)
- Gọi HS đọc, nêu yêu cầu
+ Xác định thành phần chưa biết của BT?
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
- Yêu cầu Hs làm VBT, 2 em lần lượt chữa bài.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
 Bài 3 (80)
-Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn phân tích đề bài:
? Bài toán hỏi gì? Cách làm mỗi phần a, b dựa vào những điều kiện đã cho?
- Cho HS làm VBT, 1 em chữa trên bảng lớp.
- Trình bày lại bài giải của mình.
- Nhận xét, kết luận kết quả
- 1 HS làm trên bảng. 
 ( 25 x 36 ) : 9 = 25 x ( 36 : 9 )
= 25 x 4 = 100
- Nhận xét, chữa bài.
* Ví dụ 1: 320 : 40= ?
320 : 40 320 40
= 320 : ( 10 x 4 ) 0 8
= 320 : 10 : 4
= 32 : 4 = 8
Nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4
Kết luận : Khi chia 320 cho 40, ta có thể xoá chữ số 0 ở tận cùng SBC và SC rồi chia như thường.
* Ví dụ 2: 32000 : 400 = ?
32000: 400 32000 400
= 32000 : ( 100 x 4 ) 00 80
= 32000 : 100 : 4
= 320 : 4 = 80
Kết luận chung : SGK / 80
Bài 1 (80 ): Tính.
 420 60 4500 500 
 0 7 0 9 
85000 500 92000 400
35 170 12 230
 00 00
Bài 2 (80): tìm x 
a/ X x 40= 25600 b/ X x 90 = 37800
 X = 25600 : 40 X = 37800 : 90
 X = 640 X = 420
Bài 3 (80)
Bài giải
a. Nếu mỗi toa chở được 20 tấn thì số xe cần là:
180 : 20 = 9 ( xe )
b. Nếu mỗi toa chở được 30 tấn thì số xe cần là:
180 : 30 = 6 ( xe )
 ĐS : 9 ( xe )
 6 ( xe ) 
C. Củng cố, dặn dò.
- Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta có thể làm ntn?
- Nhận xét giờ học
- BVN : SGK/ 81
 Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2009
Chính tả
 Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu 
	- Nghe, viết chính xác bài viết 
	- Tìm được nhiều trò chơi, đồ chơi có âm đầu là tr/ch; thanh hỏi/ thanh ngã
	- Biết miêu tả một số đồ chơi, trò chơi một cách chân thật sinh động để các bạn có thể hình dung được đồ chơi hay trò chơi đó.
II. Lên lớp 
A. Bài cũ: Yêu cầu học sinh lên bảng viết
	- Sáng láng, sát sao, xum xuê, xấu xí, sảng khoái, xanh xao, lấc láo, ngất ngưởng, khật khưỡng
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn nghe-viết chính tả 
- Yêu cầu học sinh đọc bài viết 
? Cánh diều đẹp như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó 
- Học sinh viết bài
- Soát lỗi, chấm bài 
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2 (147)
- Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm bàn 
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhận xét-chốt nội dung
*Bài 3 ( 147 )
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm cá nhân
- 5-7 HS nêu ý kiến.
- Nhận xét chữa bài
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn miêu tả một số đồ chơi hay trò chơi mà em thích.
- 1 học sinh đọc
- Cánh diều đẹp như cánh bướm 
- Phát dại: vui sướng
- Đổi chéo vở kiểm tra 
* Bài 2 (147)
ch:
- Đồ chơi: chong chóng, chó bông, que chuyền
- Trò chơi: Chọi dế, chọi cá, thả chim, chọi gà, chơi chuyền
tr: 
- Đồ chơi: Trống ếch, cầu trượt, trống cơm
- Trò chơi: Đánh trống, trốn tìm, cắm trại...
* Bài 3(147)
- Miêu tả 1 trong các trò chơi hoặc đồ chơi trong bài tập 2.
+ Tả đồ chơi: Tối muốn tả cho các bạn biết chiếc ô tô cứu hoả mẹ mới mua cho tôi. Các bạn hãy xem này: Chiếc xe cứu hoả trông thật oách; Toàn thân màu đỏ sậm, các bánh xe màu đen, còi cứu hoả màu vàng tươi đặt ngay trên nóc xe. Mỗi lần tôi vặn máy dưới bụng xe, thả xe xuống đất, lập tức xe chạy tới, chạy lui, đèn báo hiệu lấp loáng, rú còi báo động y hệt một chiếc xe cứu hoả loại xịn
+ Tả trò chơi: Tôi sẽ tả chơi trò nhảy ngựa cho các bạn nghe. Để chơi, phải có ít nhất sáu người mới vui: ba người bám vào bụng nhau nối dài làm ngựa, ba người làm kị sĩ. Người làm đầu ngựa phải bám chắc vào một gốc cây hay một bức tường.
Toán
 Chia cho số có hai chữ số 
I. Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện chia số có hai chữ số
- Rèn luyện kĩ năng tính toán
Ii. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK.
IIi. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi H thực hiện phép chia: 4500 : 500
+Em đã thực hiện phép chia đó ntn?
+ Nêu qui tắc chia hai số có tận cùng là chữ số 0?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu phép chia 672 : 21
+ Nhận xét so sánh SBC giữa phép tính vừa nêu và phép tính ktbc?
 - Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Trường hợp chia hết
-Nêu ví dụ 1
- Gọi HS nêu cách làm
- G hướng dẫn Hs cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
+ Lần 1, lấy mấy chữ số ở số bị chia để thực hiện?
+ Phép chia được thực hiện mấy lần? Mỗi lần cần tuân thủ những bước nào?
- Yêu cầu hs thực hiện chia nháp, nêu từng bước chia.
- Yêu cầu Hs thử lại để kiểm tra kq.
* Lưu ý cho HS cách ước lượng số lần chia dựa vào chữ số ở hàng chục hoặc hàng trăm
* Trường hợp chia có dư
- Nêu ví dụ 2
- Thực hiện tương tự như trên.
- Hãy so sánh hai phép chia trên? Nhận xét về số dư?
? Muốn chia số có 2 chữ số ta cần làm những bước nào? 
- Gọi HS nêu lại cách chia
3. Thực hành
* Bài 1(81)
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm VBT, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
- HS quan sát bảng tự soát bài.
* Bài 2: (81)
-Gọi HS đọc bài
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
- Bà ... chơi? Đặt câu với một trong những từ đó?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Khi hỏi chuyện người khác, chúng ta luôn phải giữ phép lịch sự. Tại sao phải như vậy? Làm thế nào để thể hiện mình là người lịch sự khi nói 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 1.
+ Hãy tìm câu đối thoại trong đoạn văn đó?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp để trả lời câu hỏi: Từ ngữ nào thể hiện thái độ lễ phép của con?
Gọi Hs nêu ý kiến
KL: Khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi, ta cần thưa gửi, xưng hô lễ phép: ơi, ạ, thưa, dạ...
Gọi Hs đọc yêu cầu 2, nội dung gợi ý.
- Yêu cầu HS đặt câu.
- Hướng dẫn hs chữa lỗi dùng từ, diễn đạt
- Gọi Hs đọc yêu cầu 3.
+ Theo em để giữ lịch sự cần tránh câu hỏi ntn?
+ Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi?
+ Theo em để giữ lịch sự , khi hỏi chuyện người khác , em cần chú ý những gì?
- Chốt nội dung.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
3. Hướng dẫn thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs trao đổi cặp, làm vào VBT.
- Gọi Hs trình bày kết quả.
+ Qua cách hỏi đáp, ta biết gì về nhân vật?
- Kết luận kết quả, giáo dục hs.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu Hs dùng bút chì gạch chân câu hỏi.
- Gọi Hs đọc câu hỏi, nhạn xét thái độ hỏi đã hợp lí, tế nhị lễ phép chưa?
- Gọi Hs trình bày kết quả.
- Nhận xét chung.
C. Củng cố dặn dò
+ Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác?
Nhận xét giờ học. Giáo dục phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.
Dặn Hs hoàn thiện bài tập và chuẩn bị bài sau.
2 em viết câu trên bảng lớp, 1 số em trả lời miệng.
Lớp nhận xét
I. Nhận xét
+ Câu hỏi:
+ Mẹ ơi, con tuổi gì ?
- Nhắc lại kết luận
- 1 em đọc
- Nối tiếp đặt câu trước lớp.
- Với cô giáo, thầy giáo:
+ Thưa cô....ạ?
+ Thưa thầy....ạ?
- Với bạn:
+ Bạn....không ?
....
- Tránh câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây buòn chán, chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác.
- 2-3 em trả lời
Ii. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc, nhắc lại ghi nhớ
Iii. luyện tập
Bài 1
a. Quan hệ thầy trò:
- Thầy : ân cần, trìu mến, yêu học trò.
- Trò : ngoan, lễ phép, kính trọng thầy.
b. Quan hệ thù địch:
- Tên sĩ quan: hách dịch. Khinh khi
- Cậu bé : căm ghét, khinh bỉ hắn.
Bài 2 
* Các câu hỏi:
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì?
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? 
* Chuyển thành câu hỏi cụ già:
- Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
- Thưa cụ, cụ đánh mất gì đấy ạ?
- 2 em trả lời.
Tiếng anh
(Cô h oa dạy)
Toán
 Chia cho số có hai chữ số ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số
- Rèn luyện kĩ năng tính toán
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi H thực hiện phép chia: 
5781 : 47
9146 : 72
+Em đã thực hiện phép chia đó ntn?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Trường hợp chia hết
- Nêu ví dụ 1
- Gọi HS nêu cách làm
- G hướng dẫn Hs cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
 101 : 43? Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 (dư 2)
 150 : 43? 15 : 4 = 3 (dư 3)
 215 : 43 ?  21 : 4 = 5 ( dư 1)
- Yêu cầu hs thực hiện chia nháp, nêu từng bước chia.
- Yêu cầu Hs thử lại để kiểm tra kq.
? ở mỗi lần chia cần tuân thủ 3 bước nào?
* Kết luận: Nhẩm kết quả ở mỗi lần tìm thương cần đủ 3 bước: chia, nhân ngược, trừ nhẩm.
? Nhận xét về phép chia?
* Trường hợp chia có dư
- Nêu ví dụ 2
- Thực hiện tương tự như trên.
- Hãy so sánh hai phép chia trên
- Gọi HS nêu lại cách chia
3. Thực hành
* Bài 1 (84)
- Gọi Hs nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Cho HS làm VBT, 2 em làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.
* GV chốt:
? Em có nhận xét gì về các phép chia trong bài tập 1?
? Khi thực hiện em cần chú ý điều gì?
- Các em cần lưu ý khi thực hiện chia cho số có 2 chữ số cần thực hiện qua 3 bước. Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
* Bài 2 ( 84)
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tóm tắt và đọc lại đề.
? Để làm bài, trước tiên em cần làm gì?
? Bài toán cần mấy phép tính? Tại sao?
+ Bài thuộc dạng toán gì đã học?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 em làm bảng.
- Nhận xét, kết luận kết quả.
* GV chốt:
? Muốn tìm số trung bình cộng ta làm như thế nào?
C. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- BVN : VBT/ 86
- 2 HS làm trên bảng, lớp làm nháp
- Nêu cách chia
* Ví dụ 1: 10105 : 43= ?
10105 43 - Lấy 101 : 43 được 2, viết 2
 86 235 - 2 x 3 bằng 6, viết 6
 150 2 x 4 bằng 8, viết 8.
 129 - 101- 86 bằng 15,viết 15
 215 - Hạ 0, được 150
 215 - Lấy 150 : 43 được 3, viết 3
 00 - 3 x 3 = 9, viết 9.
 3 x 4 = 12, viết 12.
 - 150 – 129 = 21, viết 21
 - Hạ 5, được 215.
 - Lấy 215 : 43 được 5, viết 5.
 - 5 x 3 = 15, viết 5 nhớ 1
 - 5 x 4 = 20, thêm 1 bằng 21,
 Viết 21.
 - 215 – 215 = 0, viết 0
 Vậy : 10105 : 43 = 235
* Ví dụ 2: 26345 : 35 = ?
26345 35 .
245 752 
 184
 175
 95
 70
 (25 )
Vậy : 26345 : 35 = 752 ( dư 25 )
Bài 1 ( 84 ) Đặt tính rồi tính:
a) 2576 56 31628 48
 224 46 288 658
 336 282
 336 240
 0 428
 384
 44
b) 18510 15 42546 37
 15 1234 37 1149
 35 55
 30 37
 51 184
 45 148
 60 366
 60 333
 0 33
Bài 2 (84 ) 
Bài giải
 Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
38km 400m = 38400m
Trung bình một phút người đó đi được là:
38400 : 75 = 512 ( m )
ĐS : 512m
Tập làm văn
Quan sát đồ vật.
I. Mục tiêu
- Hs biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhuều giác quan.
- Biết phát hiện những nét riêng độc đáo của từng đồ vật.
- Lập được dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II.Đồ dùng dạy học
- Một số đồ chơi ( HS mang đến lớp)
- ảnh chụp cái diều, chú gấu bông.
III. Hoạt động dạy học
Khoa học
 Làm thế nào để biết có không khí?
I. Mục tiêu
- Hs tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
- Hiểu khí quyển là gì?
- Có laòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
II.Đồ dùng dạy học
- Tíu ni lông, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, miếng bọt biển.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
+ Em nên làm gì, không nên làm gì để tiết kiệm nước?
- Nhận xét, ghi điểm.
+ Không khí có vai trò ntn đối với con người và động vật?
+ Không khí có ở đâu?
 Giới thiệu và ghi bài mới.
Hoạt động 1
Không khí có ở xung quanh ta.
- Giới thiệu dụng cụ và cách làm thí nghiệm: Cầm túi ni lông được mở rộng miệng, chạy quanh lớp rồi lấy dây chun buộc chặt miệng túi lại.
- Nêu yêu cầu: Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm:
+ Em có nhận xét gì về chiếc túi sau khi được buộc kín miệng?
+ Cái gì làm cho túi căng phồng?
+ Điều đó chứng tỏ vấn đề gì? 
- Yêu cầu 1 em thực hiện, lớp quan sát.
- Gọi hs trình bày kết quả quan sát.
* Kết luận: Không khí có ở xung quanh ta.
Hoạt động 2
Không khí có ở quanh mọi vật.
- Gọi hs đọc nội dung 3 thí nghiệm SGK và yêu cầu 2 VBT.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, quan sát và ghi lại kết quả vào VBT.
- Gọi đại diện nóm trình bày, bổ sung, GV ghi nhanh kết quả đúng.
+ Cả 3 thí nghiệm trên cho em biết gì?
* Kết luận: xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
- Yêu cầu hs quan sát hình 5/63, Gv nêu : Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
+ Khí quyển là gì?
- Giải thích mở rộng về bầu khí quyển.
- Gọi 2-3 em đọc mục Bạn cần biết.
Hoạt động 3
Liên hệ thực tế.
- Trong thực tế, em còn thấy những hiện tượng gì chứng tỏ không khí có quanh ta?
 Hoạt động kết thúc
+ Không khí có ở những đâu?
+ Khí quyển là gì?
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, chấm điểm.
+ Con người, động vật, thực vật cần không khí để thở.
* Hoạt động cả lớp :
- Theo dõi cách làm.
- 1 em thực hiện, lớp quan sát.
- 2-3 em trình bày, lớp bổ sung.
+ Túi căng phồng lên.
+ Túi chứa không khí bên trong.
+ Xung quanh ta có đầy không khí.
- 2-3 em nhắc lại kết luận.
* Thảo luận nhóm .
- 3 em nối tiếp đọc.
- Thực hiện thí nghiệm theo nhóm.
- Báo cáo, bổ sung kết quả:
TN
 Hiện tượng 
Kết luận
1
2
3
-Túi ni lông xẹp dần, để tay lên chỗ thủng thấy mát như có gió
- mở nút chai thấy có bong bóng nổi lên mặt nước. 
- nhúng miếng bọt biển vào nước thấy có những bọt khí nổi lên. 
không khí có trong túi ni
lon. 
- không khí có trong chai rỗng
- không khí có trong những khe
hở của miếng bọt biển 
* Hoạt động cả lớp .
- Hs lần lượt nêu:
+ Thổi hơi vào quả bóng.
+ rót nước thấy bọt khí nổi lên
+ dùng sách quạt thấy có gió mát...
Sinh hoạt lớp, đội
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
- HS biết xd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua:
 +Nề nếp đồng phục có phần lơ là: Do thời tiết trong tuần vừa qua rét đậm
 + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là:....................
 + Vệ sinh lớp tốt.
 + Hay mất trật tự trong giờ học:......
 + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác như: .............
3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở.
- Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ.
- Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng.
- Đồ dùng học tập chư đầy đủ
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
- Như ý kiến lớp trưởng.
- Một số em cần rèn đọc như:.................................
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường, một số bạn mất đồng phục hay mới chuyển đến chưa có đồnh phục đề nghị GĐ mua áo khoác có màu gần giống với của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.
- Cả lớp tăng cường rèn chữ viết, đặc biệt là 5 em đi thi viết chữ đẹp cấp trường vào 19/12 tới.
- Chuẩn bị ôn tập tốt cho cuộc thi Tiếng anh tuổi thơ và thi định kì lần 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_vu_thi_thanh_huong.doc