Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trần Khánh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trần Khánh

Lịch sử NƯỚC ÂU LẠC

I.MỤC TIÊU

 -HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang.

 -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.

 -Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.

 -Nguyên nhân thắng lợi và nguyênnhân thất bại của nước ÂLạc trước sự xâmlược của Triệu Đà.

II.CHUẨN BỊ

 -Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

 -Hình trong SGK phóng to.

 -Phiếu học tập của HS.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Trần Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN LỄ THỨ 4
 Cách ngôn: Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng.
 Thứ hai,,ngày 24 tháng 9 năm 2007
Tập đọc MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I . MỤC TIÊU 
1 / Đọc thành tiếng 
_Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ chính trực , Long Xưởng , di chiếu , tham tri chính sự , gián nghị đại phu , 
 _Đọc trôi chảy được toàn bài,ngắt,nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả,gợi cảm .
_Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dungnhân vật .
2 / Đọc-Hiểu 
_Hiểu các từ ngữ khó trong bài : chính trực , di chiếu , thái tử , thái hậu , phò tá , tham tri chính sự , giám nghị đại phu , tiến cử , 
_Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự chính trực,thanh liêm,tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng , cương trực thời xưa .
II . ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 , SGK ( phóng to nếu có điều kiện ) .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I / KIỂM TRA BÀI CŨ
_ Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu về nội dung .
 _ Nhận xét và cho điểm HS .
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
_ Hỏi : 
+ Chủ điểm của tuần này là gì ?
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
_ Giới thiệu tranh chủ điểm 
_ Đưa bức tranh minh họabài TĐ và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
-Gthiệu bài.
2 . Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
_ Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trang 36 , SGK . (2 lượt ) 
_ Gọi 2 HS khác đọc lại toàn bài . GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS.
_Gọi 1 HS đọc phần Chú giải trong SGK .
_ GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng đọc : 
Toàn bài : đọc với giọng kể thông thả , rõ ràng 
b) Tìm hiểu bài 
_ Gọi HS đọc đoạn 1 .
_ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Tô Hiến Thành làm quan triều nào ?+ Mọi người đánh giá ông là người nhưthế nào ?+ Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
_Đoạn 1 kể chuyện gì ?
_ Ghi ý chính đoạn 1 .
_ Gọi HS đọc đoạn 2 .
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ,aithườngxuyên chăm sóc ông ?+ Còn gián nghị đạiphu Trần Trung Ta ùthì sao ?
_ Đoạn 2 ý nói đến ai ?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3 .
_ Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Đỗ thái hậu hỏi ông điều gì ?+ Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?+ Vì sao thái hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá ?
+ Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
_ Nhân dân ca ngợi những người trung trực như Tô Hiến Thành vì những người như ông bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết . Họ làm những điều tốt cho dân cho nước .
_ Đoạn 3 kể chuyện gì ?
_ Gọi 1 HS đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài .
_ Ghi nội dung chính của bài .
c) Luyện đọc diễn cảm 
_ Gọi HS đọc toàn bài .
_ Gọi HS phát biểu .
_ Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc .GV đọc .
_Yêu cầu HS luyện đọc và tìm ra cách đọc hay 
_ Yêu cầu HS đọc phân vai .
_ Nhận xét , cho điểm HS .
III / CỦNG CỐ 
_Gọi 1 HS đọc lại toàn bài và nêu đại ý .
_Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
IV/ DẶN DÒ
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn HS về nhà học bài
_ 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
HS1: Em hiểu nội dung ý nghĩa của bài như thế nào ? 
HS2: Theo em , cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? 
HS3: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ? 
+ Măng mọc thẳng .
+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng .
_ Bức tranh vẽ cảnh hai người đàn ông đang đưa đi đưa lại một gói quà , trong nhà một người phụ nữ đang lén nhìn ra .
_ Lắng nghe .
_ 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự : 
+ HS1:Đoạn1:Tô Hiến Thành  Lý Cao Tông + HS2:Đoạn2:Phò tá  Tô Hiến Thành được + HS3:Đoạn 3:Một hôm  Trần Trung Tá .
_ 2 HS tiếp nối đọc toàn bài .
_ 1 HS đọc thành tiếng .
_ Lắng nghe .
_ 1 HS đọc thành tiếng .
_ Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời .
+ Tô Hiến Thành làm quan triều Lý .+ Ông là người nổi tiếng chính trực .+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .
_Đoạn 1 kể chuyện thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua ._ 2 HS nhắc lại .
_ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .
_ Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường 
hầu hạ .
_ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Đỗ thái hậu hỏi ai sẽ thay ông làm quan nếu ông mất .+ Ông tiến cử quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .+ Vì bà thấy Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bênh giường bệnh , tận tình chăm sóc lại không được ông tiến cử . Còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông lại được ông tiến cử .
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
+ Vì ông quan tâm đến triều đình , tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân .
+ Vì ông không màng danh lợi , vì tình riêng mà giúp đỡ , tiến cử Trần Trung Tá .
_ Lắng nghe .
_ Kể chuyện Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước .
_ 1 HS đọc thầm và ghi nội dung chính của bài . Nội dung chính : Ca ngợi sự chính trực và tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành 
_ 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn , cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc ._ Cách đọc ( như đã nêu ) _ Lắng nghe .
_ Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay .
_ 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc .
 Chúý:LờiTôHiếnThàncươngtrực,thẳng thắn. Lời Thái hậu ngạc nhiên .
_ 1 HS nêu đại ý .
_ HS trả lời .
Toán TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU Giúp HS: 
 -Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 -Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 -Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC -Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu):
Đọc số
Viết số
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 10.
 -Kiểm tra VBT ở nhà của một số HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp đã nói ở đồ dùng dạy học lên bảng.
 -GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô (thầy) có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 -Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 -Bạn nào có thể đọc số trên.
 -GV hướng dẫn lại cách đọc.
 +Tách số trên thành các lớp 
 +Đọc từ trái sang phải. .
 +Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 -GV yêu cầu HS đọc lại số trên.(GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.)
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 -GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
-GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 -GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 -GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định HS bất kì đọc số.
 Bài 3
 -GV lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV treo bảng phụ (hoặc bảng giấy) đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
 -GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
 -GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất).
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai.
-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.
-Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT. Lưu ý viết số theo đúng thứ tự các dòng trong bảng.
-HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
-Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
-Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số.
-Đọc số.
-Đọc số theo yêu cầu của GV.
-3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.
-HS đọc bảng số liệu.
-HS làm bài.
-3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp, HS cả lớp theo ... ào và ghi vào VBT.
 Bài 4 
 -GV hướng dẫn phần a:
 +Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ thứ mấy ?
 +Năm nay là năm nào ?
 +Tính từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến nay là bao nhiêu năm ?
 -GV nhắc HS khi muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép tính trừ hai điểm thời gian cho nhau.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp phần b.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS quan sát và chỉ theo yêu cầu.
-Là 1 giờ.
-Là 1 phút.
-1 giờ bằng 60 phút.
-HS nêu (nếu biết).
-HS nghe giảng.
-Kim giây chạy được đúng một vòng.
-HS đọc: 1 phút = 60 giây.
-HS nghe và nhắc lại:
1 thế kỉ = 100 năm.
¬HS theo dõi và nhắc lại.
+Thế kỉ thứ mười chín.
+Thế kỉ thứ hai mươi.
+HS trả lời.
+Thế kỉ hai mươi mốt. Tính từ năm 2001 đến năm 2100.
+HS ghi ra nháp một số thế kỉ bằng chữ số La Mã.
+HS viết: XIX, XX, XXI.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Theo dõi và chữa bài.
-Vì 1 phút = 60 giây nên 1/3 phút = 60 giây : 
3 = 20 giây.
-Vì 1 phút = 60 giây 
 Nên 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
-1 thế kỉ = 100 năm, 
vậy 1/2 thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm.
-HS làm bài.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248. Năm đó thuộc thế kỉ thứ III.
+Năm đó thuộc thế kỉ XI
+Ví dụ: Năm 2007
+2007 – 1010 = 997 (năm).
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
-HS cả lớp.
Khoa học TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
 _Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 _Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
 _Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá.
 _Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY_HỌC
 _Các hình minh họa ở trang 18,19 SGK(phóng to)
 _Phôtô phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 Hoạt động khởi động
_Kiểm tra bài cũ: 
 +Gọi 2 HS lên bảng Ktra. _HS1:Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức 
 ăên và thường xuyên thay đổi món ?
	 _ HS2:Thế nào là một bữa ăn cân đối ?Những
	 nhóm thức ăn nào cần ăn đủ,ăn vừa,ăn ít,
	 ăên có mức độ và ăn hạn chế ?
 +Nhận xét,cho điểm HS.
_Hỏi:Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ _Tlời:...có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
đâu ?
_GV giới thiệubài mới.
Hoạt động 1: Trò chơi “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”
 +Chia lớp thành 2 đội.
 +Phổ biến cách chơi.
_GV cùng các trọng tài công bố kết quả của 2 đội.Tuyên dương đội thắng cuộc.
_GV chuyển hoạt động.
Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
_GV treo bảng thông tin về giá trịdinhdưỡng của một số thức ăn chứa chấtđạm,yêucầuHS đọc.
_GV tiến hành cho thảo luận nhóm theođịnh hướng:
 +Chia nhóm HS.
 +Yêu cầu HS nghiên cứu bảng thông tin,các hình minh họa trong SGK và trả lời c
 -Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật,vừa chứa đạm thực vật.
 -Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?
-Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ?
_Sau 5 đến 7 phút yêu cầu đại diện lên trình bày._Nhận xét,tuyên dương nhóm có ý kiến đúng._Yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết.
_GV kết luận.
 Hoạt động kết thúc:
_Nhậnxéttiếthọc,tuyêndươngnhữngHS,nhóm HS tích cực hoạt động.
_Nhắc nhở các em cần cố gắng hơn trong tiết sau.
_Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .
_Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối iốt trên báo hoặc tạp chí.
_Chia đội và cử trọng tài của đội mình. 
_Thành viên mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn)
 Các món ăn: gà rán,cá kho,đậu sốt,thịt luộc,thịt kho,đậu kho thịt,gà luộc tôm hấp,canh tôm,mực xào,đậuHàLan,vừng,lạc,canhhến,cháo thịt,chim quay,nem rán,cá nấu,lẩu cá,lẩu thập cẩm,ếch xào,... 
+Chia nhóm, tiến hành thảo luận.
-....đậu thịt kho,lẩu cá,thịt bò,rau cải xào,tôm nấu bóng,canh cua,...
-Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể.Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
-Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu,trong chất béo của ca có nhiều áit
Béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. 
_Hai HS đọc cho cả lớp nghe.
_HS ghi nhớ
_HS thực hiện.
Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 
I/ MỤC TIÊU 
Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn 
Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn , sinh động . 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
Giấy khổ to + bút dạ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I / KIỂM TRA BÀI CŨ 
_ Gọi 1 HS trả lời câu hỏi:Thế nào là cốt truyện ? Cốt truyện thường có những phần nào ?
_ Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
_ Gọi HS đọc cốt truyện về tính ngay thẳng , thật thà mà em đã được đọc được nghe
_ Nhận xét và cho điểm từng HS . 
II / DẠY – HỌC BÀI MỚI 
1 . Giới thiệu bài 
2 .Hướng dẫn làm bài tập 
 a) Tìm hiểu ví dụ 
_ Gọi HS đọc đề bài 
_ Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ : ba nhân vật , bà mẹ ốm , người con , bà tiên. 
_ Muốn xây dựng cốt truyện cần chúý đếnđiềugì ?_ Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính . Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
 b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
_ GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
_ Gọi HS đọc gợi ý 1. 
_ Hỏi và ghi nhanh các câu hỏi vào 1 bên bảng 
 1 . Người mẹ ốm như thế nào ? 
 2 . Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
 3 . Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
 4 . Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
 5 . Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
_ Gọi HS đọc gợi ý 2 
_ Hỏi và ghi nhanh câu hỏi về 1 bên bảng còn lại câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ,người con gặp những khó khăn gì ? 
 4. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
 5.Cậu bé đã làm gì ? 
c) Kể chuyện 
_Kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý 
_ Kể trước lớp 
_ Gọi HS tham gia thi kể . Gọi lần lượt 1 HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2 .
_ Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
_ Nhận xét cho điểm HS. 
III / CỦNG CỐ – DẶN DÒ
_ Nhận xét tiết học .
_ Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
_ 1 HS trả lời câu hỏi .
_ 1 HS kể lại 
_ 2 đến 3 HS đọc .
_ Lắng nghe .
_ 2 HS đọc đề bài 
_ Lắng nghe 
_ ..lí do xảy ra câu chuyện , diễn biến câu chuyện , kết thúc câu chuyện 
_ lắng nghe 
_ HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
_ 2 HS đọc thành tiếng. 
_ Trả lời tiếp nối theo ý mình. 
 + Người mẹ ốm rất nặng / ốm bệt giường / ốm khó mà qua khỏi. 
 + Người con thương mẹ , chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm . Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháu ./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /. 
 + Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo , lội suối tìm loại thuốc quý ./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình .
 + Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng . Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt ./ Người con phải chịu gai cào , chân bị đá đâm chảy máu , bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên ./ Người con đành chấp nhân cho thần Đen Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
 + Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu ./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà ./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
_ 2 HS đọc thành tiếng 
_ Trả lời 
 + Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc ./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả . Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu. 
 + Bà tiên biến thành cụ già đi đường , đánh rơi một túi tiền ./ Bà tiên biến thành người đưacậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền , vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /.. 
 + Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở . Cậu đón đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh . Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu . Cậu chạy theo và trả lại cho bà ./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý. 
_ Kể chuyện theo nhóm , 1 HS kể , các em khác lắng nghe , bổ sung , góp ý cho bạn 
_ 8-10 HS thi kể 
_ Nhận xét 
_ Tìm ra một bạn kể hay nhất , 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_tran_khanh.doc