Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 (Bản 3 cột cực hay)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 (Bản 3 cột cực hay)

Tập đọc (tiết 31)

KÉO CO

I. MỤC TIÊU :

1.1 – Đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ khó trong bài: giáp

 1.2 - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc .

2.1 - Đọc trôi chảy , đọc trơn toàn bài .

2.2 - Biết đọc diển cảm bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng .

3 - HS có lòng tự hào dân tộc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 (Bản 3 cột cực hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ hai
6.12
Toán 
Tập đọc
Lịch sử
Đạo đức
Luyện tập 
Kéo co 
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên
 Yêu lao động (t1)
Thư ba
7.12
Khao học 
Toán
LT&C
Chính tả 
Thể dục 
Không khí có những tính chất gì ?
Thương có chữ số 0
MRVT:Đồ chơi ,trò chơi 
N-V;Kéo co 
Bài tập tư thế kỹ năng vận động cơ bản .TC:”Lò cò tiếp sức 
Thứ tư
8.12
Tập đọc
Kề chuyện
Toán
Thể dục
Địa lý
Trong quán ăn “Ba cá bống “
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Chia cho số có ba chữ số
Bài tập rèn luyện TC;”Nhảy lướt sóng “
Thủ đô Hà Nội
Thứ năm
9.12
LT & C
Khoa học 
TLV
Toán
Kỹ thuật
Câu kể 
Không khí gồm những thành phần nào ?
Luyện tập giới thiệu địa phương
Luyện tập 
Cắt ,khâu ,thêu sản phẩm tự chọn (t2)
Thứ sáu
10.12
Mĩ thuật
Aâm nhạc
Toán
Làm văn
Sinh hoạt 
Tập nặn tạo dáng :Tạo dáng con vật bằng vỏ hộp
Ôn tập ba bài hát 
Chia cho số có ba chữ số 	
Luyện tập miêu tả đồ vật 
Tuàn 16
Thứ hai, ngày 7 tháng 12 năm 2009
Toán (tiết 76)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
	2- Giải được toán có lời văn liên quan đến phép chia .
	3- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phấn màu, bảng con .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Thầy
Trò
10’
Hoạt động 1 : GQMt1
HTLC: SGK.
HTTC: Cá nhân, lớp
Bài 1 : 
- Hãy đặt tính và tính vào bảng con?
- Em có thể giải thích cách làm?
a) 4725 :15;
 4674: 48;
 4935: 44;
-Trước hết đặt tính và chia từ trai -> phải
- HS trả lời
22’
Hoạt động 2 : GQMT2.
HTLC: SGK
HTTC: Cá nhân, nhóm
Bài 2 : 
- GV đưa tình huống -> em hãy giải bài toán voà vở.
- Bài 3 : Thực hiện tương tự -> GV chấm bài -> nhận xét.
Bài 4: Em và bạn bên cạnh thảo luận với nhau -> đưa ra đáp án đúng?
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
GIẢI
 Diện tích nền nhà là : 
 1050 : 25 = 42(m2)
 Đáp số : 42 m2 
B3:
GIẢI
Trong 3 tháng đội đó làm được :
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mõi người làm được :
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số : 125 sản phẩm
- Các nhóm thực hiện & trình bày, giải thích lí do trước lớp.
5’
Hđ kết thúc
	- Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
	- Nhận xét tiết học .
	- Về nhà làm các bài tập tiết 76 vở BT .
Tập đọc (tiết 31)
KÉO CO
I. MỤC TIÊU :
1.1 – Đọc đúng, hiểu nghĩa một số từ khó trong bài: giáp
 1.2 - Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc .
2.1 - Đọc trôi chảy , đọc trơn toàn bài .
2.2 - Biết đọc diển cảm bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng .
3 - HS có lòng tự hào dân tộc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Thầy
Trò
5’
12’
Hoạt động 1: GQMT1.1 & 2.1
HTLC: SGK.
THTC: Cá nhân, nhóm lớp .
Luyện đọc .
- Để thực hiện đọc nối tiếp, theo em ta có thể chia bài này thành mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn – HD hs đọc từ khó – Hd tìm hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 
-> Đại diện nhóm đọc trước lớp.
- Có thể chia bài thành 3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Năm dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Bốn dòng tiếp theo .
+ Đoạn 3 : Sáu dòng còn lại .
- Lớp thực hiện nhiệm vụ & nhận xét bạn đọc.
12’
Hoạt động 2 : -> GQMT1.1 & 1.2
HTLC: SGK
HTTC: Cá nhân
Tìm hiểu bài .
- Đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Qua phần đầu bài văn , em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
- Em hãy giới thiệu cách chơi của làng Hữu Trấp?
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
- Ngoài kéo co , em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
- Đọc đoạn 1 .
- Kéo co phải có 2 đội , thường thì số người 2 đội phải bằng nhau , thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau , hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau , thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung mọt dây thừng dài . Kéo co phải đủ 3 keo . Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách 2 đội . Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng .
- Đọc đoạn 2 .
- Thi giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
- Cả lớp bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên , sôi động , đúng nhất không khí lễ hội .
- Đọc đoạn 3 .
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng . Số lượng người mỗi bên không hạn chế . Có giáp thua keo đầu , keo sau , đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn , thế là chuyển bại thành thắng 
- Vì có rất đông người tham gia , không khí ganh đua rất sôi nổi , những tiếng reo hò , khích lệ của rất nhiều người xem .
- Đấu vật , múa võ , đá cầu , đu bay , thổi cơm thi 
6’
Hoạt động 3 : GQMT2.2
HTLC: SGK, bảng phụ.
HTTC: nhóm, lớp
 Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn : Hội làng Hữu Trấp  của người xem hội . 
- Tổ chức cho HS HS LĐ diễn cảm nhóm đôi -> thi đọc trước lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ -> chú ý nhận xét nhóm bạn.
5’
 HĐ kết thúc
- Hãy nêu ND chính của bài học?
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà đọc lại bài văn , kể lại cách chơi kéo co rất đặc biệt trong bài cho người thân nghe .
Lịch sử (tiết 14)
CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN - MÔNG
I. MỤC TIÊU : 
1- HS biết và nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên 
1.1 - Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần để bảo vệ tổ quốc.
1.2 - Việc rút quân bảo toàn lực lượng của quân dân nhà Trần là chủ trương đúng .
2- Có kĩ năng nhớ các sự kiện & kể được tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản 
3 - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông ta nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Thầy
Trò
 10’
Hoạt động 1 : GQMT 1, 1.1
HTLC: SGK
HTTC: Nhóm , lớp
 - Em hãy điền vào chỗ ( ) cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật như sau: 
 - Dựa vào SGK và kết quả làm việc trên phiếu , trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần 
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : “Đầu thần  đừng lo” .
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão  
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “ phơi ngoài nội cỏ  gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng” .
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ 
 - HS nêu ý kiến
12’
Hoạt động 2 : GQMT 1.2
HTLC: SGK
HTTC: NHms , lớp
- Nhóm em hãy đọc thông tin SGK & cho biết:
+ Nhà Trần đã đối phó với giắc như thế nào khi chúng mạnh, khi chúng yếu? Kết quả ra sao? 
+ Việc quân dân nhà Trần 3 lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Đúng . Vì lúc đầu thế giặc mạnh hơn ta , ta rút để kéo dài thời gian , giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương ; vũ khí , lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu .
8’
Hoạt động 3 : GQMT2.
HTLC: cá nhân, nhóm
 - Trong cuộc kháng chiến này một số anh Hùng tiêu biểu, em có thể giới thiệu về họ không?
- Trấn Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản .
5’
HĐ kết thúc
- Em có nhận xét gì về quân, dân nhà Trần?
- Nhận xét tiết học .
- Hoàn thành VBT & học lại ND chính của bài.
Đạo đức (tiết 15)
YÊU LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU :
1- Nêu được ích lợi của lao động .
* Biết được ý nghĩa của lao động
2 - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp , ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
3- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .
* KNS: các kĩ năng cơ bản được giáo dục: kĩ năng xác định giá trị của lao động, kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
III. PP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Thảo luận, dự án.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Thầy
Trò
10’
Hoạt động 1 : GQMT1
HTLC: SGK
HTTC: cá nhân, nhóm
Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a .
- Đọc lần thứ nhất .
- Kết luận : Cơm ăn , áo mặc , sách vở  đều là sản phẩm của lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp đỡ con người sống tốt hơn .
- 1 em đọc lại lần thứ hai .
- Cả lớp thảo luận 3 câu hỏi SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
- Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ SGK .
15’
Hoạt động 2 : GQMT2*
HTLC: SGK
HTTC: nhóm, Lớp.
- Chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc của nhóm.
- Kết luận về các biểu hiện của yêu lao động , lười lao động .
* Lao động mang lại lợi ích gì cho đời sống của chúng ta?
Pp/ kĩ thuật: thảo luận
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
10’
Hoạt động 3 :GQMT 3
HTLC: SGK
HTTC: Đóng vai, nhóm
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận , đóng vai một tình huống 
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống .
Pp/ kĩ thuật: dự án
- Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai 
- Một số nhóm lên đóng vai .
- Lớp thảo luận :
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ?
+ Ai có cách ứng xử khác ?
5’
HĐ kết thúc
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS biết p ... ÙNG DẠY HỌC :
	- Phô-tô phóng to hình SGK ; sưu tầm một số tranh , ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau , hoa .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Vật liệu và dụng cụ trồng rau , hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Trong quá trình sinh trưởng và phát triển , cây rau , hoa chịu nhiều tác động của những yếu tố ngoại cảnh . Các yếu tố này giúp cho cây sinh trưởng , phát triển nhanh hay chậm , tốt hay xấu . Điều này chúng ta sẽ được tìm hiểu và giải đáp trong bài học hôm nay .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau , hoa .
MT : Giúp HS nắm được các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng , phát triển của cây rau , hoa .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Treo tranh và hướng dẫn HS quan sát để trả lời câu hỏi : Cây rau , hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ?
- Nhận xét câu trả lời của HS và nhận xét : Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau , hoa bao gồm nhiệt độ , nước , ánh sáng , chất dinh dưỡng , đất không khí .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng , phát triển của cây rau , hoa .
MT : Giúp HS nắm ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS nêu ảnh hưởng của từng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau , hoa . Trong mỗi yếu tố , cần làm cho HS nắm được 2 ý cơ bản :
+ Yêu cầu của cây đối cới từng điều kiện ngoại cảnh .
+ Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp .
a) Nhiệt độ :
- Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ?
- Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không ?
- Hãy nêu tên một số loại rau , hoa trồng ở các mùa khác nhau .
- Nhận xét và kết luận : Mỗi một loại cây rau , hoa đều phát triển tốt ở một khoảng nhiệt độ thích hợp . Vì vậy , phải chọn thời điểm thích hợp trong năm đối với mỗi loại cây để gieo trồng thì mới đạt kết quả cao .
b) Nước : 
- Cây rau , hoa lấy nước ở đâu ?
- Nước có tác dụng thế nào đối với cây ?
- Cây có hiện tượng gì khi thừa hoặc thiếu nước ?
c) Aùnh sáng :
- Cây nhận ánh sáng từ đâu ?
- Aùnh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau , hoa ?
- Quan sát những cây trồng trong bóng râm , em thấy có hiện tượng gì ?
- Muốn có đủ ánh sáng cho cây , ta phải làm thế nào ?
- Lưu ý : Trong thực tế , nhu cầu ánh sáng của cây rau , hoa rất khác nhau . Có loại cần nhiều ánh sáng , có loại cần ít ánh sáng .
d) Chất dinh dưỡng :
- Đặt các câu hỏi và gợi ý để HS nêu được :
+ Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là đạm , lân , ka-li , can-xi  
+ Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là phân bón .
+ Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất .
- Cây sẽ thế nào khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng ?
- Khi trồng rau , hoa phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân . Tùy loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp .
e) Không khí :
- Cây lấy không khí từ đâu ?
- Thiếu không khí , cây sẽ thế nào ?
- Phải làm thế nào để đảm bảo đủ không khí cho cây ?
- Kết luận và nhấn mạnh : Con người sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như : gieo trồng đúng thời gian , khoảng cách , tưới nước , bón phân , làm đất  để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung SGK .
- Từ Mặt Trời .
- Không . Tự nêu ví dụ .
- Mùa đông trồng bắp cải , su hào ; mùa hè trồng rau muống , mướp , rau dền  
- Từ đất , nước mưa , không khí  
- Nước hòa tan chất dinh dưỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng , đồng thời còn tham gia vận chuyển các chất và điều hòa nhiệt độ trong cây .
- Thiếu nước làm cây chậm lớn , khô héo . Thừa nước làm cây bị úng , bộ rễ không hoạt động được , dễ bị sâu , bệnh phá hại  
- Mặt Trời .
- Giúp cho cây quang hợp , tạo thức ăn nuôi cây .
- Thân cây yếu ớt , vươn dài , dễ đổ , lá xanh nhợt nhạt .
- Trồng rau , hoa ở nơi nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách để cây không bị che lấp lẫn nhau .
- Thiếu chất dinh dưỡng làm cây chậm lớn , còi cọc , dễ bị sâu , bệnh phá hại . Thừa chất khoáng , cây mọc nhiều thân , lá , chậm ra hoa , kết quả , năng suất thấp .
- Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và có trong đất .
- Cây cần không khí để hô hấp , quang hợp . Thiếu không khí làm cây hô hấp , quang hợp kém dẫn đến sinh trưởng , phát triển chậm , năng suất thấp . Thiếu không khí nhiều , lâu ngày thì cây sẽ chết .
- Trồng cây ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới , xáo làm cho đất tơi , xốp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc cây rau , hoa đúng kĩ thuật .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau .
Mĩ thuật (tiết 16)
Tập nặn tạo dáng : 
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách tạo dáng một số con vật , đồ vật bằng vỏ đồ hộp .
	- Tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích .
	- Ham thích tư duy sáng tạo .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp đã hoàn thiện .
	- Các vật liệu , dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy .
	- Hình gợi ý cách vẽ .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh : Vẽ chân dung .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Tập nặn tạo dáng : Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ đồ hộp .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu bài sao cho hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm của các sản phẩm được tạo ra từ vỏ hộp .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng vỏ hộp giấy và gợi ý để HS biết :
+ Tên của hình tạo dáng .
+ Các bộ phận của chúng .
+ Nguyên liệu để làm .
- Nêu tóm tắt : 
+ Các loại vỏ hôp , nút chai , bìa cứng  với nhiều hình dáng , kích cỡ , màu sắc khác nhau , có thể sử dụng để tạo thành nhiều đò chơi đẹp theo ý thích .
+ Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật , cần phải nắm được hình dáng , các bộ phận của chúng để tìm vỏ đồ hộp cho phù hợp .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Cách tạo dáng .
MT : Giúp HS nắm cách tạo dáng con vật , đồ vật từ vỏ hộp .
PP : Trực quan , giảng giải .
- Yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng .
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động .
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp . Có thể cắt bớt hoặc sửa đổi hình vỏ hộp rồi ghép cho tương xứng với hình dáng các bộ phận chính .
- Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn .
- Dính các bộ phận bằng keo , hồ , băng dính  để hoàn chỉnh hình .
Hoạt động cá nhân .
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS tạo được một con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Gợi ý cho các nhóm :
+ Chọn con vật , đồ vật để tạo dáng .
+ Thảo luận , tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm .
+ Chọn vật liệu .
+ Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận .
+ Ghép dính các bộ phận .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thực hành .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý HS nhận xét :
+ Hình dáng chung .
+ Các bộ phận , chi tiết .
+ Màu sắc .
- Tóm tắt , khen ngợi các nhóm có sản phẩm đẹp .
Hoạt động lớp .
- Các nhóm trưng bày sản phẩm .
- Xếp loại bài theo cảm nhận riêng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS ham thích tư duy sáng tạo .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông .
Sinh hoạt
TUẦN 16
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 17 .
- Báo cáo tuần 16 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tich cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 17 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : .
.
	- Khuyết điểm : ..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 CKTKNGDMT KNS Hue.doc