Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Toán:

Tiết 76:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu :

1-Kiến thức:

 - Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số.

2- Kĩ năng:

 - Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số. Giải bài toán có lời văn

3- Thái độ

 - GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.

II. Đồ dùng dạy học :

 - GV: bảng nhóm.

 - HS: vở, giấy nháp

III. Hoạt động dạy và học :

 

doc 44 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 6/12 /2010
Giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Toán: 
Tiết 76: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
1-Kiến thức: 
 - Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số.
2- Kĩ năng:
 - Thực hiện được phép tính chia cho số có hai chữ số. Giải bài toán có lời văn
3- Thái độ 
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: bảng nhóm.
 - HS: vở, giấy nháp
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
10 340 : 46 11 750 : 44
+GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập 
4725 : 15 35136 : 18 
4674 : 82 18408 : 52 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - GV yêu cầu HS làm bài. 
 - Lớp nhận xét bài làm của bạn. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
Tóm tắt
25 viên gạch hoa : 1m2 nền nhà 
1050 viên loại đó:  mét vuông nền nhà 
- GV nhận xét và cho điểm. 
 - HS đọc đề bài. 
 - HS tự làm bài. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 12345 67 12345 67
 564 1714 564 184
 95 285
 285 47
 17
4. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò
 - HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài.
 lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe giới thiệu. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài bạn, đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
4725 15 4674 82 35136 18 18408 52
 22 315 574 57 171 1952 280 354
 75 0 93 208
 0 36 0
 0
Bài 2: 
- HS đọc đề bài. 
- Phân tích bài toán – lập kế hoach giải toán.
- HS làm bài vào bảng nhóm, trình bày.
Bài giải
1050 viên gạch loại đó thì lát được số mét vuông nền nhà là: 1050 : 25 = 42 (m2 )
Đáp số : 42m2 
Bài 3(dành cho HS giỏi)
- HS đọc đề bài 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp. 
- HS thực hiện.
- Tính tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng.
- Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
Bài giải
Trong 3 tháng đội đó làm được là:
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là:
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm.
- Hs trao đổi nhóm 2, trả lời:
.Bài 4: Sai ở đâu (dành cho HS giỏi)
- HS nêu yêu cầu
a, sai ở lần chia thứ hai: 564 : 67 = 7. do đó có số dư là 95 lớn hơn 67. Từ đó dẫn đến kết quả của phép chia sai
b, Sai ở số dư cuối cùng của phép chia
- HS thực hiện lại phép chia.
 12345 67
 564 184
 285
 17
Tập đọc
Tiết 31
KÉO CO 
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức: 
Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp, keo ...
Hiểu nội dung : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ , phát huy ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài .
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu các trò chơi dân gian. 
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 HS: Sgk.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
+GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài: Kéo co là một trò chơi vui mà người 
Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
1 hs khá đọc toàn bài
Chia đoạn
+ GV yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn
GV yêu cầu HS đọc phần chú giải
+ Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
+ GV đọc diễn cảm cả bài
b.Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
Giảng từ: keo
GV nhận xét & chốt ý 
+ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
GV tổ chức cho HS thi kể về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
GV cùng HS bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi nổi, đúng nhất không khí lễ hội. 
+ GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại 
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
Giảng từ: giáp
Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
GV nhận xét & chốt ý 
+ Yêu cầu nêu nd bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hội làng Hữu Trấp  của người xem hội) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
3. Củng cố 
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
4. Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Trong quán ăn “ba cá bống” 
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi
HS nhận xét
1 hs khá đọc toàn bài
HS nêu:
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp theo
+ Đoạn 3: 6 dòng còn lại 
+ HS đọc phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1
HS quan sát tranh minh hoạ, nêu 
- Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo...
Đoạn 1: Cách thức chơi kéo co.
HS đọc thầm đoạn 2
HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất. 
Đoạn 2: Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
HS đọc thầm đoạn 3
Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất đông người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi; vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem. 
Đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn
ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ , phát huy
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi  
 Lịch sử
Tiết 16
CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
 + Biết được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.
được thắng lợi hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng) .
2 kĩ năng:
+ Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng chống quân xâm lược Mông-Nguyên , thể hiện .
 + Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần : Tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng , Hịch tướng sĩ , việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ :Sát Thát’’ và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam .
 + Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh , quân ta chủ động rút khỏi kinh thành , khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành.
3. Thái độ: 
 - GD: Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng
II.Đồ dùng dạy học:
 GV: PHT của HS.
 HS: Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III.Các hoạt đông dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 hs đọc bài tuần 15.
Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Thế của quân xâm lược Nguyên Mông?
Thái độ của vua tôi & quân dân nhà Trần đối với bọn xâm lược?
GV nhận xét & chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta.
b.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
Nhân dân & vua tôi nhà Trần đã vận dụng những mưu kế gì để giết giặc trong 3 lần chúng vào xâm lược nước ta?
Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?)
c.Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản
3.Củng cố 
- Nguyên nhân nào dẫn tới 3 lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông Nguyên.
4.Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Nhà Trần suy tàn
Rất mạnh, tung hoành Á – Âu
Trần Thủ Độ: “Đầu tôi chưa rơi đừng lo”
Trần Hưng Đạo: “Dù trăm xin làm”
Các bô lão đồng thanh: “Đánh”
Quân lính: “Sát thát”
Lần 1 + 2: Dùng kế vườn không nhà trống, bỏ ngỏ kinh thành, bất ngờ đánh úp quân giặc.
Lần 3: đánh đường rút lui trên sông Bạch Đằng.
Đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương đạn dược & lương thực của chúng ngày càng thiếu.
HS kể. 
Hs trả lời.
Luyện tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu
 - Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời nói với lời kể
 - Nắm vững cấu tạo 3 phần (MB, TB, KL) của một bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả
 - Nắm được thế nào là kết bài mở rông và kết bài không mở rộng.
 - Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ.
 - HS: vở ôn.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là miêu tả? Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
- Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống
- Nhận xét, ghi điểm 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
 2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
b.Hoạt động2. Luyện tập
Bài 1: Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi nội dung sau: Đó là những cách mở bài, kết bài nào? Vì sao em biết?
Bài 2: Vi ết dàn ý cho bài văn tả đồ vật ( đồ chơi mà em yêu thích).
+ YC HS tự làm bài
+ Gọi HS trình bày
+ Nhận xét sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS (nếu có).
3.Củng cố, 
- Nhận xét giờ học.
4.Dặn dò:
Về nhà viết lại thành bài văn miêu tả đồ vật vào giấy.
 Hs trả lời
Bài 1:
2 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
+ MB: "Từ đầu ...của chú"
G/thiệu về chiếc xe đạp của chú Tư
+ TB: "tt... nó đá đó"
Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe
 ... ữa bài và cho điểm HS. 
 3. Củng cố 
 - Nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò:
 - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình. 
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
- Là phép chia hết vì số dư là 0. 
- HS cả lớp làm bài. 
- HS nêu cách tính của mình. 
- HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
- Là phép chia có số dư là 5. 
- HS nghe giảng. 
Bài 1
- Đặt tính và tính. 
- 2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép tính, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét, đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
Bài 2 (bài 2a HSKG)Bảng nhóm
- Tìm x. 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phần, cả lớp làm bài vào VBT. - 2 HS trả lời cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân để giải thích, cách tìm số chia chưa biết trong phép chia để giải thích. 
 Bài 3(đành cho HS giỏi ) 
- HS nêu đề bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS giỏi làm bài vào VBT. 
- HS về nhà thực hiện. 
Tập làm Văn 
Tiết 32 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Kĩ năng :
 - viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
3. Thái độ:
 - GDHS : Có ý thức học tập tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Chuẩn bị dàn ý từ tiết trước.
 HS: Nhớ được cách làm văn miêu tả.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc hoặc trò chơi của địa phương mình.
- Nhận xét - Ghi điểm từng học sinh.
- GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm HS. 2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
 Xây dựng dàn ý 
+ Em chọn cách mở bài nào?
- Hãy đọc mở bài của em ?
- Gọi HS đọc thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào?
+ Hãy đọc phần kết bài của em ?
 Viết bài 
- HS tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
- HS nào cảm thấy bài của mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào tiết học tới.
4. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS thực hiện. 
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc.
 - 2 HS đọc dàn ý.
+ 2 HS trình bày: mở bài trực tiếp và mở bài dán tiếp.
+ HS giỏi đọc.
+ 2 HS trình bày: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của GV. 
Địa lí
Tiết 16
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
 + Hà Nộ là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
 HS khá, giỏi: Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, về đường phố...). 
2. Kĩ năng:
 - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
3. Thái độ:
 - Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
 Hs: vbt. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Người dân ở ĐB Bắc Bộ có những nghề thủ công nào ?
 - Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm.
 - Nêu đặc điểm chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
 *Hoạt động cả lớp:
 - GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc.
 - GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hành chính,giao thông, VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK, sau đó:
 + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội .
 + Trả lời các câu hỏi:
 ? Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
 ? Từ Hà Nội có thể đi đến những tỉnh khác bằng các loại giao thông nào ?
 ? Cho biết từ tỉnh (thành phố ) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
 GV nhận xét, kết luận.
b, Hoạt động 2 Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
 *Hoạt động nhóm:
 - HS dựa vào tranh, ảnh và SGK thảo luận theo gợi ý:
 + Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
 + Khu phố cổ có đặc điểm gì? (ở đâu?tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
 + khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
 + Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
 - GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời và mô tả thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở Hà Nội .
 - GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
c, Hoạt động 3: Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước:
 * Hoạt động nhóm: 
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
 - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
 + Trung tâm chính trị.
 + Trung tâm kinh tế lớn.
 + Trung tâm văn hóa, khoa học.
 - Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội.
 GV nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ) 
 GV treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí  và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ.
 3. Củng cố :
 - GV cho HS đọc bài học trong khung.
 - GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài.
 4. Tổng kết - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau: “Thành phố Hải Phòng”.
- HS chuẩn bị.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát bản đồ.
- HS lên chỉ bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi :
 + Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
 + Đường sắt, đường ô tô
 + Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường thủy 
- HS nhận xét.
- Các nhóm trao đổi thảo luận.
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát bản đồ.
- HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lê chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
- 3 HS đọc bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS cả lớp.
Kĩ thuật 
Tiết 16 
CẮT KHÂU THÊU SẢN PHẨM TỰ CHON( t 2)
I.Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 Cắt khu thu sản phẩm tự chọn 
 2. Kĩ năng:
 Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
3.Thái độ:
 GD HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong khi lm thu.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : Tranh quy trình của cc bi trong chương. Mẫu khu, thu đ học.
 HS : Bộ đồ dung thu
III. Các hoạt động dạy học
:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1:Hướng dẫn cách làm:
GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
- GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
- GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 - GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
 b. Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.
- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như:
 + Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên
 + Cắt, khâu thêu túi rút dây.
 + Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm  
 c. Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu.
-Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
- Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 d.Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
 3.Nhận xét 
 - Nhận xét tiết học , tuyên dương HS .
4. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nhắc lại.
- HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS thực hành cá nhân.
-HS nêu.
-HS lên bảng thực hành
-HS thực hành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm.
-HS cả lớp.
Sinh hoạt tuần 16
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
- Triển khai kế hoạch tuần đến .
II. Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến
- Tiếp tục kiểm tra bảng nhân 6 đến 9.
- Kiểm tra sách vở và dụng cụ học tập .
- Chấn chỉnh nề nếp truy bài đầu giờ.
- Tham gia các hoạt đông tốt..
HĐ3: Sinh hoạt
- Ôn bài múa hát: 
- Thực hiện chuyên hiệu .
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Lớp trưởng và tổ trưởng kiểm tra
- HĐ cả lớp
- BCH chi đội kiểm tra
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 da sua co ktkn theo cktkn.doc