Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 31: kéo co

i.mục tiêu

 -đọc rành mạch, trôi chảy, toàn bài .

-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co so nổi trong bài

-Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần dước phát huy và giữ gìn(trả lời các Ch trong SGk).

ii.đồ dùng dạy học.

 -Tờ giấy khổ to viết câu văn hướng dẫn Hs ngắt câu, viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Hoạt động 1: Luyện đọc

 -1 HS đọc toàn bài.

 -GV chia 3 đoạn.

 +Đoạn1 : Từ đầu bên ấy thắng

 +đoạn 2: hội làng xem hội.

 +đoạn 3: Còn lại

 -Hs đọc nối tiếp lần 1.

- GV viết bảng1 số từ Hs phát âm sai, hướng dẫn đọc lại.

 +Gv ghi bảng GV đính câu văn “Hội làng bên nữ thắng”, hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi.

 -HS đọc nối tiếp lần 2.

 

doc 24 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Từ ngày:7/12/2009
Đến:11/12/2009
Thứ hai, ngày 7 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 31: KÉO CO
I.MỤC TIÊU
 	-Đọc rành mạch, trôi chảy, toàn bài .
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co so nổi trong bài
-Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần dước phát huy và giữ gìn(trả lời các Ch trong SGk). 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Tờ giấy khổ to viết câu văn hướng dẫn Hs ngắt câu, viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Luyện đọc
 -1 HS đọc toàn bài.
 -GV chia 3 đoạn.
	+Đoạn1 : Từ đầubên ấy thắng
	+Đoạn 2: Hội làngxem hội.
	+Đoạn 3: Còn lại
 -Hs đọc nối tiếp lần 1. 
- GV viết bảng1 số từ Hs phát âm sai, hướng dẫn đọc lại.
 +Gv ghi bảng GV đính câu văn “Hội làngbên nữ thắng”, hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi.
 -HS đọc nối tiếp lần 2.
 +GV rút từ ngữ cẫn giải nghĩa có trong từng đoạn (HS đọc phần chú giải cuối bài; GV giải nghĩa thêm: đối phương, bại).
 -HS đọc nối tiếp lần 3.
-GV hướng dẫn đọc toàn bài: Giọng đọc sôi nổi, hào hứng nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả , gợi cảm: Thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nỗi trống, không lời.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài.
 	2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 -Gọi 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
	+Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?
	+Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
 -1 số Hs trả lời, GV nhận xét.
 -Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
	+Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
 -Yêu cầu trao đổi nhóm đôi câu hỏi.
	+Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
 -Đại diện 2 HS giới thiệu. Lớp nhận xét.
 -1 HS đọc thầm đoạn còn lại.
 -GV nêu lần lượt từng câu hỏi:
	+Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
	+Em đã thi kéo co, hay xem kéo co bao giờ chưa ?
	+Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?
	+Ngoài kéo co em còn biết chơi những trò chơi dân gian nào khác ?
 -Yêu cầu HS trả lời cá nhân, mỗi em trả lời 1 câu, em khác nhận xét bổ sung.
 -GV liên hệ và giáo dục HS.
 3.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
 -Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
 -GV đính đoạn văn” Hội làng.người xem hội “.
-GV gạch dưới từ ngữ: nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo khuyến khích.
 -HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
 -Hs và GV nhận xét, tuyên dương.
 	4.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò.
 -Trò chơi kéo co có gì vui ?
 - GV giáo dục Hs qua nội dung bài học.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
 CB: Trong quán ăn”Ba cá bống” / 158
--------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I.MỤC TIÊU
-Quansát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí :trong suốt, không màu, không mùi , không vị, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra
-Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv: bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá.
-HS: bóng bay và dây.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Không khí trong suốt không có màu, không có mùi, không có vị.
+Làm việc cả lớp.
-GV cho cả lớp quan sát chiếc cốc thủy tinh rỗng và hỏi:
+Trong cốc có chứa gì ?
+Dùng mũi ngửi, lưởi nếm em thấy có mùi vị gì ?
-GV xịt nước hoa vào 1 góc phòng học và hỏi:
+Em ngửi thấy mùi gì ?
+Đó có phải là mùi của không khí không ?
-1 số Hs phát biểu.
-GV giải thích: Khi ta ngửi thấy có mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như: mùi nước hoa, mùi thối,
-Vậy không khí có tính chất gì?
2.Hoạt động 2: Trò chơi thi thổi bóng.
-Làm việc theo tổ.
-Các nhóm báo cáo sự chuẩn bị bóng bay của nhóm mình.
-Yêu cầu Hs các nhóm thổi bóng trong 3 phút.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng.
+Hỏi: Cái gì làm cho những quả bóng căng phòng lên ?
+Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?
+Điều đó chứng tỏ rằng không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?
-Hs các nhóm suy nghĩ trả lời.
-GV kết luận; không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của tòan bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
+Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định ?
-HS nối tiếp nêu ví dụ: Các chai không to , nhỏ khác nhau, các cốc có hình dạng khác nhau,
3.Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
-Làm việc nhóm đôi.
-Gv cho HS quan sát tranh 2/65.
-GV làm thí nghiệm mẫu: dùng 1 tay bịt kính đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi : 
+Trong chiếc bơm này có chứa gì ?
+Khi cô dùng ngón tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm còn chứa đầy không khí không ?
-Lúc này không khí vẫn còn và nó đã bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
+Khi cô thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu, thì không khí ở đây có hiện tượng gì ?
+Lúc này không khí giãn ra hay ở vị trí ban đầu ?
+Vậy qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ?
-GV tổ chức cho mỗi tổ thực hành bơm tiêm.
-Tổ 1,3 thực hành bơm tiêm
-Tổ 2,4 thực hành bơm quả bóng đá.
-Đại diện tổ 1 và tổ 4 lên thựcm hành trước lớp, mỗi tổ 2 em.
-Yêu cầu Hs nêu nhận xét:
+Tác động như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra ?
+Nêu 1 số ví dụ cho thấy không khí bị nén lại hoặc giãn ra.
4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
+Không khí có tính chất gì?
+Trong đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì 
+Để không khí được trong lành chúng ta phải làm gì ?
-Nhận xét và giáo dục HS.
-Về nhà học thuộc bài.
CB: Không khí gồm những thành phần nào ?
( 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thủy tinh, 2 chiếc đũa nhỏ)
----------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 74 : LUYỆN TẬP TR.83
I.MỤC TIÊU
- Thực hiện phép chia số có 3, 4 chữ số cho số có hai chữ số.(Chia hết, có dư).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -GV: Các tấm bìa, bút dạ
 -HS: Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*Hướng dẫn Hs làm bài tập.
1.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
 Bài 1: đặt tính rồi tính.
 -GV đính lần lượt các phép chia. Yêu cầu Hs thực hiện trên bảng con, 1 số em làm trên tấm bìa đính kết quả lên bảng.
- Nhận xét kết quả.
 855 45 579 36 9009 	33
 405 19 219 16 240 273
 00 03 099
 00
 9276 39
 147 237
 306
 33
 +Bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
 +Khi thực hiện phép chia có dư cần chú ý điều gi ?
 	2.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.
 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
 -GV đính các biểu thức lên bảng. Hs nêu cách tính của từng biểu thức.
 -GV phát tấm bìa (ghi sẵn biểu thức) cho các nhóm thảo luận làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính kết quả lên bảng. Các nhóm khác nhận xét kết quả.
4237 x 18 – 34578	 = 76266 – 34578
 = 41688	
46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123
 = 46980
 	8064 : 64 x 37 = 126 x 37 
 = 4662	
601759 – 1988 : 14 = 601759 - 142
 = 601617
 +Bài 2 củng cố cho các em kiến thức gì ?
 +Đối với biểu thức có phép tính cộng, trừ , nhân, chia thì thực hiện như thế nào ?
 3.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
 Bài 3: Giải toán.
 -GV đính bài toán. 2 Hs đọc đề bài.
 -GV hướng dẫn phân tích đề:
	+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
 -1 Hs lên bảng tóm tắt.
	2 bánh : 1 xe
	36 nan hoa :1bánh
	5260 nan hoa : ? bánh xe ; thừa ? nan hoa
 -HS nêu cách giải bài toán. Cả lớp làm vào vở, 1 em làm trên tấm bìa đính bảng trình bày.
 	Số nan hoa cần để lắp 1 chiếc xe là :
 36 x 2 = 72 (nan hoa )
Ta có : 5260 : 72 = 73 (dư 4 )
 Vậy 5260 nan hoa lắp được 73 chiếc xe đạp và còn thừa 4 nan hoa.
 Đáp số : 73 xe đạp; thừa 4 nan hoa.
 -GV chấm điểm 1 số bài giải của HS. Nhận xét.
 +Ở bài tập 3 củng cố lại kiến thức gì ?
 4.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.
 -Tiết toán hôm nay củng cố lại những kiến thức gì ?
 -GV đính phép chia.
	7895 : 83
 -Yêu cầu 2 Hs đại diện của hai đội thi đua làm.
 -Nhận xét-tuyên dương.
 CB: Chia cho số có hai chữ số (TT)
---------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
HOẶC THAM GIA. 
I.MỤC TIÊU.
 	-Chọn được một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia liên quan về đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em .
 -Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thành một câu chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Băng giấy viết đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
 -Gv đính đề bài lên bảng, gọi 2 Hs đọc.
 -GV gạch dưới các từ: đồ chơi của em, của các bạn.
 -Câu chuyện em kể phải có thật, nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em.
 +Gợi ý kể chuyện.
 -Gọi 3 Hs đọc nối tiếp gợi ý 1,2,3 SGK.
 -Hỏi: Khi kể chuyện em nên dùng từ xưng hô nào?
 -Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể.
 -HS nối tiếp nhau nêu.
 	2.Hoạt động 2: Hs kể chuyện.
 +Kể chuyện theo nhóm 4.
 -HS trong nhóm kể cho nhau nghe, trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
 -GV đi đến từng nhóm, nghe Hs kể, góp ý và hướng dẫn cho các em.
 +Thi kể chuyện trước lớp.
 -Mỗi nhóm 1 em thi đua lên kể trước lớp. Sau khi kể xong nói ý nghĩa câu chuyện.
 -HS nêu hỏi để trao đổi với ... --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I.MỤC TIÊU
-Dựa vào bài tập đọc Kéo co , thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài ; biềt kể lại một trò chơi hay một lễ hội để mọi người có thể hình dung diễn biến và hoạt động nổi bật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
+Hướng dẫn HSlàm bài tập 1
-Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập
-1-2 HS đọc bài tập đọc Kéo co, lớp theo dõi trong sách GK.
*Trao đổi nhóm đôi
-Hỏi : Bài “Kéo co” Giới thiệu trò chơi của địa phương nào?
+Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 
-GV nhắc HS giới thiệu bằng lời cuả mình để thực hiện không khí sôi động ,hấp dẫn.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu cho nhau nghe.
-Gọi HS trình bày trước lớp. GV nhận xét sửa lỗi dùng từ diễn đạt.
2. Hoạt động 2: Bài tập 2.
-1HS đọc yêu cầu của bài tập 
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK/trang 160 và nói lên những trò chơi,lễ hội được giới thiệu trong từng tranh.
-1 số HS phát biểu 
- GV chốt lại: các trò chơi ; thả chim, đu bay, ném còn.Lễ hội: hội còng chiêng,hát quan họ, hội bơi trải.
+Hỏi: Ở địa phương em hàng năm có những lễ hội nào?
+Lễ hội ở đó có những trò chơi gì?
*HS kể theo tổ
+GV treo bảng phụ cho HS biết dàn ý chính
	+Mở đầu: Tên địa phương em , tên lễ hội hay trò chơi gì thú vị em muốn giới thiệu cho bạn biết.
	+Nội dung: Hình thức trò chơi hay lễ hội
	+Kết thúc: Mời các bạncó dịp về thăm địa phương mình.
+Đại diện mỗi tổ thi kể trước lớp.
-HS & GV nhận xét.
-Tuyên dương nhóm có HS kể hay.
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học 
-về nhà viết lại bài kể vào vở .
-Chuẩn bị luyện tập miêu tả đồ vật.
---------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ
Tiết 15 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TT)
I.MỤC TIÊU
-Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống:dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,-
Dựa vào ảnh để tả lại chợ phiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
 -Yêu cầu Hs quan sát hình SGK và sự hiểu biết của mình hãy cho biết thế nào là nghề thủ công ?
	+Theo em nghề thủ công ở ĐBBB có lâu chưa ?
 -HS phát biểu ý kiến. 
 -GV chốt lại: Nghề thủ công là nghề chủ yếu làm bằng tay, dụng cụ đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo. Nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện rất sớm, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo tạo nên sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Người làm nghề thủ công gỏi gọi là nghệ nhân
 	2.Hoạt đông 2: các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm
 -Yêu cầu Hs quan sát hình SGK và trao đổi nhóm đôi.
 +Gv đính câu hỏi :
	+Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ?
	+ĐBBB có điều kiện thuận lợi gì để phát triển nghề gốm ?
 -Đại diện 1 số Hs trình bày. Lớp nhận xét.
 -GV kết luận: đồ gốm được làm từ nguyên liệu đất sét đặc biệt là sét cao lanh. ĐBBB có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét thích hợp để làm gốm.
 -Vậy làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghêï nhân những gì ?
 	-Chúng ta phải có thái độ như thế nào với sản phẩm gốm, cũng như các sản phẩm thủ công ?
 -GV liên hệ và giáo dục HS.
 3.Hoạt động 3: Chợ phiên ở ĐBBB.
 +Thảo luận nhóm 4.
 -Yêu cầu HS quan sát hình 15 và đọc thầm mục 4 SGK/107.
 -GV phát phiếu ghi câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
+Kể về chợ phiên ở ĐBBB:
	+Về cách bày bán hàng ở chợ phiên.
	+Về hàng hóa bán ở chợ phiên.
	+Về người đi chợ để mua và bán.
 -Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 	-GV chốt ý: Chợ phiên là dịp người dân trao đổi hàng hóa, hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm ở địa phương do người dân làm ra, và các sản phẩm khác phục vụ người dân địa phương. Người mua và ngươì bán chủ yếu là người dân địa phương.
4.Hoạt động 4: Củng cố –dặn dò
 - HS hai đội lên bốc thăm câu hỏi và thi đua trả lời.
 -Gọi Hs đọc ghi nhớ.
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà học thuộc bài.
 	CB: Thủ đô Hà Nội.
-----------------------------------------------------------------
Toán
TIẾT78: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
 I.MỤC TIÊU
-Biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ cho số có ba chữ số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Các tấm bìa ép nhựa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: giới thiệu phép chia 1944 : 162
 -Gv viết lên bảng.
	1944 : 162 = ?
 -1 Hs đọc phép chia trên.
 -Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính vào bảng con, 1 em lên bảng lớp lam.ø
162
0324 12
 000
 -Gọi Hs nêu cách thực hiện.
 -Hỏi: Phép chia 1944 chia 162 là phép chia hết hay phép chia có dư? 
 -Gv hướng dẫn Hs cách ước lượng.
 2.Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia 8469 : 241
 -Gv viết phép chia lên bảng
	8469 : 241 = ?
 -Yêu cầu Hs đặt tính và tính vào bảng con, 1 Hs làm bảng lớp.
241
1239 35
 034
 -Hs nêu cách thực hiện.
 -8469 chia 241 bằng mấy ?
 -Phép chia 8469 chia 241 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 3.Hoạt động 3: Thực hành
 Bài 1: đặt tính rồi tính
 -Gv viết từng phép tính lên bảng.
 -Hs thực hiện vào vở, 2 Hs làm trên tấm bìa, đính kết quả lên bảng.
 424	1935 354
2120 5	 1770 5
 	 0000 0165
 -GV kiểm tra kết quả.
 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
 -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi, làm trên giấy nháp.
 -2 Hs của hai đội thi đua lên bảng làm.
	8700 : 25 : 4 = 348 : 4
 = 87
 -Gv nhận xét kết quả.
 Bài 3: giải toán
 -Gv đính bài toán, 2 Hs đọc
 -Giải bài toán có văn gồm mấy bước ?
 -Hướng dẫn phân tích đề bài.
 	+Bài toán cho biết gì ?
	+Bài toán hỏi gì ?
 -Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt
	Có 2 cửa hàng, mỗi cửa hàng nhận về 7128 m vải.
	Cửa hàng 1 bán : 264 m
	Cửa hàng 2 bán : 297 m
	Hỏi cửa hàng nào bán hết số vải sớm hơn và sớm hơn mấy ngày ?
 -Hướng dẫn Hs cách giải.
 +Muốn biết số ngày cửa hàng 1 bán hết số vải, ta làm tính gì ?
 +Muốn biết số ngày cửa hàng 2 bán hết số vải, ta làm tính gì ?
 -Cả lớp giải vào vở, 1 Hs giải trên tấm bìa.
	Số ngày cửa hàng 1 bán hết số vải là:
	7128 : 264 = 27 (ngày)
	Số ngày cửa hàng 2 bán hết số vải là:
	7128 : 279 = 24 (ngày )
 	Vì 24< 27 nên cửa hàng hai bán hết số vải đó sớm hơn cửa hàng một và sớm hơn số ngày là:
	27- 24 = 3 (ngày)
	Đáp số : 3 ngày.
 -GV chấm điểm 1 số vở.
 	3.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
 -Thi đua “Ai nhanh hơn”
 -Gv viết phép tính lên bảng.
 	45783 : 245
 -Yêu cầu Hs hai đội lên đặt tính rồi tính, mỗi đội 2 em.
 -Nhận xét-tuyên dương.
 -Về nhà xem lại bài tập đã làm.
 CB: Luyện tập.
-----------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I.MỤC TIÊU: 
-Quan sát và làm thí nghiệm phát hiện một số thành phần chính của không khí ;ô xi , ni tơ , khí các bô níc 
-Nêu được thành phần chính trong không khí gồm; o xi và ni tơ. Ngoià ra còn có khí các bô níc, hơi nước,bụi, vi khuẩn,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-4 cây nến nhỏ, 4 chiếc cốc thủy tinh, 4 chiếc đũa nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1 Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí.
+Thảo luận theo nhóm tổ.
-Gọi 1 HS đọc to thí nghiệm SGK trang 66.
-Yêu cầu báo cáo dụng cụ làm thí nghiệm.
-Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như SGK.
+Trong khi các nhóm thí nghiệm GV nhắc nhở: Các em lên quan sát mực nước trong cốc, lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-GV nêu câu hỏi yêu cầu các nhóm trình bày 
	+Tại sao khi úp cốc vào 1 lúc nến lại bị tắt?
	+Khi nến tắt nước trong đĩa có hiện tượng gì? Em hãy giải thích 
	+Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao em biết?
	Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần? Đó là thành phần nào?
-GV đính hình 2 lên bảng và giảng: thành phần duy trì sự cháy là ô xi, không duy trì sự cháy là ni tơ. Người ta chứng minh lượng ni tơ nhiều gấp 4 lần lương ô xi trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp than, củi ,hay rơm rạ mà ta không cơi rộng bếp sẽ dễ tắt bếp.
2.Hoạt động 2: khí các bon níc có trong không khí và hơi thở.
-Thảo luận nhóm đôi.
-Yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 3 trang 67.
+Em thấy lọ nước vôi hình 3a như thế nào?
	+Lọ nước vôi ở hình 3b sau vài ngày như thế nào? vì sao?
-1 số HS phát biểu.
-GV nhận xét kết luận 
3. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế 
 + Làm việc cá nhân.
 -Yêu cầu Hs quan sát hình 4,5 SGK/67.
	+Trong hình vẽ những gì ?
	+Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
 -Hs trả lời cá nhân.
 -Gv kết luận: rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các-bô-níc, làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật.
 -Vậy: Chúng ta cần phải làm gì để giữ cho không khí được trong lành ?
 4.Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
 -Không khí gồm những thành phần nào ?
 -Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc mục bạn cần biết SGK/66,67.
 	CB: ôn tập học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 16 mot cot.doc