Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Môn: tập đọc

Tiết: 31

I- Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài . Biết đọc bài văn kể về trò chơi Kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng .

2. Hiểu các từ ngữ trong bài : thượng võ, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích . . .

3. Hiểu tục chơi Kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154/sách giáo khoa

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .

 

doc 41 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Bài: KÉO CO 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 31
I- MỤC TIÊU: 
Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài . Biết đọc bài văn kể về trò chơi Kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng . 
Hiểu các từ ngữ trong bài : thượng võ, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích . . . 
Hiểu tục chơi Kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154/sách giáo khoa 
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: “Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài . 
Gọi học sinh nêu nội dung chính của bài 
Nhận xét và cho điểm học sinh 
- Học sinh thực hiện yêu cầu . 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
Giới thiệu bài : Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. 
- Lắng nghe . 
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : 
Luyện đọc : 
Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt học sinh đọc) . Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh . 
Chú ý câu : Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ . Có năm/bên nam thắng, có năm/bên nữ thắng . 
Gọi học sinh đọc chú giải, đọc toàn bài 
Giáo viên đọc mẫu. Chú ý cách đọc sôi nổi, hào hứng .
Nhấn giọng ở những từ ngữ : thượng võ, nam, nữ, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời .
Học sinh tiếp nối nhau đọc theo trình tự : 
Đoạn 1 : Kéo co .. đến bên ấy thắng 
Đoạn 2 : Hội làng Hữu Trấp . . đến người xem hội 
Đoạn 3 : làng Tích Sơn .. đến thắng cuộc. 
Tìm hiểu bài : 
Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi . 
1 học sinh đọc thành tiếng. Học sinh đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi . 
Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? 
Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co .
Cách chơi kéo co : Kéo co phải có hai đội, thường thì số người 2 đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau . . . 
Ghi ý chính đoạn 1 : Cách thức chơi kéo co . 
1 học sinh nhắc lại . 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi 
1 học sinh đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi . 
Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? 
Đoạn 2 giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp . 
Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên namvàbên nữ 
Ghi ý chính đoạn 2 : Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp 
1 học sinh nhắc lại 
Gọi học sinh đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi . 
1 học sinh đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi . 
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng 
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? 
Những trò chơi dân gian : đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà . .
Ghi ý chính đoạn 3 : cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Nội dung chính của bài tập đọc kéo co này là gì ? 
Ý chính : Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta
c. Đọc diễn cảm 
Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối từng đoạn của bài . 
3 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc thích hợp (như đã hướng dẫn ).
Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc 
Luyện đọc theo cặp 
Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ . Có năm/bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng . Nhưng dù bên nào thắng thì cuôïc thi cũng rất là vui . Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội 
Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn văn và toàn bài 
Học sinh thi đọc 
Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng học sinh . 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Hỏi : Trò chơi kéo co có gì vui ? 
Nhận xét tiết học .
Bài: Nghe – Viết “KÉO CO” 
Môn: CHÍNH TẢ
Tiết: 16
I- MỤC TIÊU: 
Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn từ : Hội làng Hữu Trấp . . . đến chuyển bại thành thắng trong bài Kéo Co .
Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu r/d/gi hoặc vần ât/âc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giấy khổ to và bút dạ .	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 1 HS đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp . 
* trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh . . . 
* tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây, ngã ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng . . . 
Nhận xét về chữ viết của học sinh . 
- Học sinh thực hiện yêu cầu 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
Giới thiệu bài 
- Giờ học hôm nay, các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Kéo Co và làm bài tập chính tả . 
Lắng nghe 
2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả 
Gọi học sinh đọc đoạn văn sgk/155 . 
Hỏi: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ? 
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi sách giáo khoa . 
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ . Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng . 
Hướng dẫn viết từ khó : 
- Yêu cầu học sinh tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết . 
- Các từ ngữ : Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng . . 
Viết chính tả 
Soát lỗi và chấm bài 
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Giáo viên có thể lựa chọn a) hoặc b) hoặc bài tập do giáo viên tự chọn để sửa lỗi cho học sinh địa phương . 
Bài 2 : 
a. Gọi học sinh đọc yêu cầu 
Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu học sinh tự tìm từ 
Gọi 1 lên dán phiếu, đọc các từ tìm được, những học sinh khác bổ sung, sửa (nếu có ) . 
Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng . 
1 học sinh đọc thành tiếng 
2 học sinh ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghi bằng chì vào sách giáo khoa .
Nhận xét, bổ sung . 
Nhảy dây – múa rối – giao bóng (đối với bóng bàn, bóng chuyền)
b. Tiến hành tương tự a)
Lời giải:đấu vật – nhấc – lật –đật 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Nhận xét tiết học 
Dặn học sinh về nhà viết lại các các từ vừa tìm được ở BT2 
Bài: LUYỆN TẬP 
Môn: TOÁN
Tiết: 76
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số .
- Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách giáo viên ; Sách giáo khoa, vở, bảng, nháp . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
75480 : 75 ; 25407 ; 57
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 HS lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn . 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
Học sinh nghe . 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : 
Hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
Đặt tính rồi tính .
Yêu cầu học sinh làm bài 
1 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con. 
Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Học sinh nhận xét bài bạn, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . 
Nhận xét và cho điểm học sinh . 
Bài 2 
Gọi 2 học sinh đọc đề bài 
Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán 
1học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập . 
Tóm Tắt
25 viên : 1m2
1050 viên : . . . m2
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được :
1050 : 25 = 42(m2)
Đáp số : 42m2
Nhận xét và cho điểm học sinh 
Bài 3 
Gọi 1 học sinh đọc đề bài
Cả lớp tìm dữ liệu giải toán . 
Hỏi : Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ? 
Phải biết được tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba tháng . 
Sau đó ta thực hiện phép tính gì ? 
Thực hiện phép tính chia tổng số sản phẩm cho tổng số người 
Yêu cầu học sinh làm bài 
1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập . 
Tóm Tắt
Có : 25 người 
Tháng 1 : 855 sản phẩm 
Tháng 2 : 920 sản phẩm 
Tháng 3 : 1350 sản phẩm 
1 người 3 tháng : . . . sản phẩm ? 
Bài giải
Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng: 
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là: 
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
Đáp số : 125 sản phẩm 
Nhận xét và cho điểm học sinh 
Bài 4 : 
Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi : Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì ? 
Yêu cầu học sinh làm bài 
Học sinh thực hiện phép chia : 
 12345 67
564 184
 285
 17
Vậy phép tính nào đúng ? Phép tính nào sai và sai ở đâu ? 
Giáo viên giảng lại bước làm sai trong bài . 
Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . 
Phép tính b : đúng . 
Phép tính a : sai . 
Sai ở lần chia thứ hai .
564 : 67 = 7, do đó số dư : 
95 > 67
III. HOẠT ĐỘNG 3:
Giáo viên tổng kết giờ học . 
Dặn dò học sinh về nhà làm bài tập 
Chuẩn bị bài tiết sau .
Bài: YÊU LAO ĐỘNG 
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 16
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết được giá trị của lao độn ... câu chuyện các em đã đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em (mỗi học sinh chỉ kể 1 đoạn) . 
Nhận xét và cho điểm học sinh 
2 học sinh thực hiện yêu cầu 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
Tiết học trước các em đã giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình . Hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của bạn em . 
lắng nghe 
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a. Tìm hiểu đề bài . 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : đồ chơi của em, của các bạn . Câu chuyện của các em kể phải là chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em . Nhân vật kể chuyện là em hoặc các bạn . 
Lắng nghe .
b. Gợi ý kể chuyện 
Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý và M 
Hỏi : 
* Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào ? 
* Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể 
3 học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm 
* Khi kể chuyện xưng tôi, mình . 
* Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện vì sao em có con búp bê biết bò, biết hát . 
* Em muốn kể câu chuyện về con thỏ nhồi bông của em . 
* Em xin kể câu chuyện về chú siêu nhân mang mặt nạ nâu 
c. Kể trước lớp 
Kể trong nhóm 
Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm . Giáo viên đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn . 
2 học sinh ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau 
Kể trước lớp 
Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp. Giáo viên khuyến khích học sinh dưới lớp theo dõi, hỏi lại, bạn về nội dung, các sự việc, ý nghĩa truyện . 
3 – 5 học sinh thi kể 
Gọi học sinh nhận xét từng bạn kể 
Nhận xét chung và cho điểm từng học sinh 
III. HOẠT ĐỘNG 3:
Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau
Bài: THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 16
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết : 
Xác định được vị trí của Thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam . 
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội 
Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học . 
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam . 
Bản đồ Hà Nội (nếu có)
Tranh, ảnh về Hà Nội (do học sinh và giáo viên sưu tầm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở ĐBBB
- Chợ phiên ở ĐBBB có đặc điểm gì?
2 HS trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung
II. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài:
2/ Tìm hiểu bài:
a. Hà Nội – Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ 
Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
Làm việc cả lớp 
Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, lược đồ Hà Nội, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi : 
Học sinh quan sát bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam . 
Trả lời các câu hỏi của mục 1/sách giáo khoa
Hà Nội giáp ranh với những tỉnh nào ? 
Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc . 
2. Cho biết, từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
Ôtô, đường sông, đừng sắt, đường hàng không . 
Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội 
b. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển 
- Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác ?
Học sinh thảo luận nhóm . 
Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ? 
Hà Nội đã từng có các tên : Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan,  Năm 1010 có tên Thăng Long .
Tới nay là ở tuổi 1000 . 
Khu phố cổ có đặc điểm gì ? (Ở đâu ? Tên phố có đặc điểm gì ? Nhà cửa, đường phố ? )
Khu phố mới có có đặc điểm gì ? (nhà cửa, đường phố . . .)
Bước 2 : 
HS trao đổi kết quả trước lớp . 
Giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời . 
Giáo viên giải thích : Hà Nội cổ gồm nhiều phường làm nghề thủ công buôn bán gần Hồ Hoàn Kiếm, trong quá khứ Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường là nơi buôn bán tấp nập . . . Hà Nội ngày nay được mở và hiện đại hơn . Xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn cho cả nước . 
Cho học sinh xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới .
Giáo viên có thể mô tả thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội 
Giáo viên giới thiệu bản đồ Hà Nội . 
Lắng nghe 
Trả lời : Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, 
c. Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước 
* Học sinh các nhóm dựa vào sách giáo khoa, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý .
Làm việc theo nhóm 
Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là : 
Trung tâm chính trị (nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước )
Học sinh thảo luận nhóm trả lời: Quốc Hội, Văn Phòng Chính Phủ, Đại sứ quán Mỹ, Anh, Pháp 
Trung tâm kinh tế lớn (công nghiệp, thương mại, giao thông ) .
Học sinh thảo luận nhóm trả lời: Nhà máy cao Sao Vàng, Siêu thị Metro, Ngân Hàng Nông Nghiệp . .
Trung tâm văn hoá, khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, . . .)
Kể tên một số trường đại học, viện Bảo tàng, . . . ở Hà Nội . 
Học sinh thảo luận nhóm trả lời: Bảo tàng quân đội, lịch sử, dân tộc học, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Viện Toán Học  
d. Giới thiệu về thủ đô Hà Nội 
Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm việc, chọn một trong các chủ đề sau và thảo luận để thực hiện : 
Các nhóm thảo luận thực hiện 
Kể lại câu chuyện truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm ? 
Hát bài hát về Hà Nội . 
Sắp xếp các hình ảnh về Hà Nội và giới thiệu về thủ đô theo ý của em ? 
Chốt : Hà Nội là Thủ đô của cả nước, với nhiều cảnh đẹp, là Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa hoc, kinh tế của cả nước . Năm 2000, Hà Nội đựơc cả thế giới biết đến là Thành Phố Của Hoà Bình .
Các nhóm thực hiện, nhận xét cổ vũ.
 III. HOẠT ĐỘNG 3: 
- Sưu tầm và tìm hiểu thêm về Thành phố Hải Phòng 
- Giáo viên nhận xét tiết học .
HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa 
Bài: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 32
I- MỤC TIÊU: 
Viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài . 
Văn viết chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện đựơc tình cảm của mình với đồ chơi đó . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Học sinh chuẩn bị dàn ý từ tiết trước	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ 
Gọi 2 học sinh đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình 
Nhận xét và cho điểm học sinh 
- Học sinh thực hiện yêu cầu 
II. HOẠT ĐỘNG 2: DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài 
Những tiết học trước các em đã tập quan sát đồ chơi, lập dàn ý tả đồ chơi . Hôm nay, các em sẽ biết bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh . 
Lắng nghe . 
2. Hướng dẫn viết bài 
a. Tìm hiểu bài 
Gọi học sinh đọc đề bài 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Gọi học sinh đọc gợi ý 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Gọi học sinh đọc lại dàn ý của mình 
2 học sinh đọc dàn ý 
b. Xây dựng dàn ý 
Em chọn cách mở bài nào ? Đọc mở bài của em . 
2 học sinh trình bày : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 
Gọi học sinh đọc phần thân bài của mình 
1 học sinh giỏi đọc 
Em chọn kết bài theo hướng nào ? Hãy đọc phần kết bài của em . 
2 học sinh trình bày : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng . 
3.Viết bài 
Học sinh tự viết bài vào vở 
Giáo viên thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung . 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Nhận xét tiết học 
Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Dặn học sinh nào cảm thấy bài của mình chưa tốt thfi về nhà viết lại nộp vào tiết học tới . 
Bài: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
Môn: ÂM NHẠC
Tiết: 16
I. MỤC TIÊU : 
Học sinh hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát tự chọn . Các em có thêm hiểu biết về những bài hát của địa phương 
Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhác . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Nhạc cụ quen dùng 
Tập đàn giai điệu và đệm cho bài hát tự chọn 
Chọn hình thức trình bày của bài hát tự chọn : gõ đệm hoặc vận động theo nhạc . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài hát 
- Giáo viên dạy bài hát theo quy định của Sở GD-ĐT hoặc Phòng GD 
- Học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập 
Giáo viên có thể chọn và dạy 1 – 2 bài hát trong phần phụ lục sách giáo khoa Âm nhạc 4 
Giáo viên có thể dạy 1 bài dân ca hạ¬c bài hát của địa phương 
Nếu là bài hát không có trong sách giáo khoa, giáo viên đọc cho học sinh chép lời ca . 
Giáo viên hướng dẫn : Dạy hát theo quy trình dạy hát thông thường, lưu ý thể hiện sắc thái, tình cảm của bài . 
Học sinh học hát 
Giáo viên cần gợi cho học sinh niềm vui, niềm tự hào khi học bài dân ca hoặc bài hát của địa phương . 
Hướng dẫn học sinh trình diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân . 
Có thể dùng bài hát này để kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh . 
Giáo viên thực hiện có thể kết hợp việc dạy bài hát tự chọn với việc nghe nhạc, nghe những bài hát trong phần phụ lục 
Học sinh nghe nhạc, nghe các bài hát . 
II. HOẠT ĐỘNG 2: 
Nhận xét tiết học . 
Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGAlop 4 tuan 16 chuan.doc