Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

Khoa học:

KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết làm thí nghiệm chứng minh hai thành phần chính của không khí

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm chứng minh trong không khí có nhiều thành phần.

3. Thái độ: Nhận biết sự cần thiết và quan trọng của không khí.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ; nước vôi trong.

 - HS:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai, ngày 5 tháng 12 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết phép chia cho số có hai chữ số
2. Kĩ năng: Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số; Kỹ năng giải các bài toán có lời văn.
3. Thái độ: yêu thích môn toán, hứng thú học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính:
31628 : 48 và 42546 : 37
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng:
 4725 
15
 4674
82
 022
315
 574
57
 075
 0
 0
35136
18
 18408
52
171
1952
 280
354
 093
 036
 0 
 208
 0
Bài 2: 
- Cho HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài giải
Nền nhà lát được số mét vuông là:
1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42m2
Bài 3:
- Tiến hành như bài 2
- Cho HS làm bài vào vở
- Chấm chữa bài
Đáp án: 
Bài giải
Trong ba tháng đội đó làm được số sản phẩm là:
855 + 920 + 1300 = 3075 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là:
3075 : 25 = 123 (sản phẩm)
 Đáp số: 123 sản phẩm
Bài 4: Sai ở đâu ?
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS tự làm bài
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Đáp án: a. Sai b. Đúng
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Về làm bài tập 1 ý a, b ( dòng 3 )
- Hát 
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu 
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng
- Theo dõi
- 1 HS đọc bài toán
- Theo dõi
- HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng
- Theo dõi
- Làm bài vào vở
- Lắng nghe
- HS làm vào nháp, 2 HS lên bảng 
- Theo dõi
Tập đọc:
KÉO CO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ mới trong bài, hiểu nội dung bài. 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc với giọng sôi nổi, hào hứng
3. Thái độ: Biết ý nghĩa trò chơi dân gian của dân tộc, thêm yêu đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh hoạ trong SGK 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra số sĩ
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tuổi ngựa”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc: 
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn (3 đoạn)
- Đọc nối tiếp đoạn
- Sửa lỗi phát âm, hướng dẫn ngắt nghỉ hơi và giải nghĩa một số từ mới (như chú giải)
- Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài 
- Cho HS đọc theo nhóm
- Đọc toàn bài trước lớp
- Đọc mẫu toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đoạn 1, kết hợp quan sát tranh, trả lời câu hỏi: 
+ Em hiểu gì về cách chơi kéo co? (Có hai đội với số người bằng nhau, có thể nắm vào dây hoặc ngoắc tay nhau giữa hai đội để kéo. Kéo đủ 3 keo đội nào thắng 2 lần trở lên là được)
- Cho HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? (gồm 1 đội nam và một đội nữ. Bên nam thắng nhưng cũng có năm bên nữ thắng).
Cho HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: 
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? (Cuộc thi trai tráng giữa hai giáp trong làng. Số người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau trong giáp kéo đến đông hơn lại chuyển thành thắng)
+ Vì sao chơi kéo co bao giờ cũng vui? (Vì rất đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi; đông người cổ vũ)
+ Ngoài trò chơi kéo co em còn biết trò chơi dân gian nào khác? (đấu vật, múa võ, đá cầu )
- Gợi ý cho HS nêu ý chính 
- Nhận xét, bổ sung
Ý chính: Bài văn cho ta thấy tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: 
- Cho HS đọc lại toàn bài, nêu cách đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Tuyên dương HS đọc hay
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. chia đoạn
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn ( 2 lượt )
- HS nêu cách đọc
- Đọc theo nhóm 3
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời
- Kể một số trò chơi dân gian mình biết
- HS nêu
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc, lớp nhận xét 
Lịch sử:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
MÔNG – NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: Dưới thời Trần, ba lần quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta.
	- Quân dân nhà Trần đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ đất nước.
2. Kĩ năng: Phân biệt các triều đại lịch sử 
3. Thái độ: Trân trọng truyền thống yêu nước, giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhà Trần có biện pháp gì để xây dựng đê điều ? Thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV nêu một số nét về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận về các câu nói, của các nhân vật tiêu biểu thời nhà Trần.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung:
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc thông tin ở SGK rồi thảo luận: 
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu? (Khi giặc mạnh quân Trần chủ động rút khỏi Thăng Long, quân giặc vào thành không có lương ăn. Khi giặc yếu quân Trần tấn công quyết liệt vào Thăng Long. Lần 1: chúng rút chạy; Lần 2: tướng giặc chui vào ống đồng để thoát thân; Lần 3: quân ta chặn đường rút và tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng)
+ Kết quả cuộc kháng chiến như thế nào? (Sau ba lần đại phá quân Mông Nguyên không dám sang nước ta nữa)
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Kể về tấm gương dũng cảm của Trần Quốc Toản 
Kết luận: (SGK )
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
- Hát 
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận theo 6 nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Đọc SGK, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi
- HS kể
- 2 HS đọc
Đạo đức:
YÊU LAO ĐỘNG (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: - Giá trị của lao động
- Tích cực tham gia các công việc lao động của lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
2. Kĩ năng: Biết phê phán những biểu hiện trây lười của lao động.
3. Thái độ: Tham gia các công việc phù hợp với khả năng của mình. Nhận thấy giá trị của lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Một số đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo?
+ Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Đọc truyện
- Cho HS đọc truyện “Một ngày của Pê-chi-a”
- Cho cả lớp thảo luận 3 câu hỏi ở SGK 
- Gọi HS trả lời, nhận xét
Ghi nhớ: (SGK )
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1)
- Chia nhóm: Tổ chức thảo luận nội dung bài tập 1
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- Nhận xét, kết luận:
+ Những biểu hiện yêu lao động: Chăm chỉ học bài, quét dọn nhà cửa, rửa ấm chén 
+ Những biểu hiện lười lao động: ngủ dậy muộn, không thích học, ham chơi.
* Hoạt động 3: Đóng vai (BT2)
- Chia nhóm ,giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sắm vai một tình huống
+ Tình huống a: Hồng nên khuyên bạn tham gia lao động trồng cây
+ Tình huống b: Nếu em là Lương em sẽ giúp Toàn hiểu phải hoàn thành công việc rồi mới đi chơi, không nên bỏ việc đến hôm sau.
- Gọi đại diện nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét, 
* Hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị tiết sau.
- Hát 
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Thảo luận, trả lời
- HS trả lời
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung
- 2 HS đọc
- Thảo luận, làm bài tập nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Phân vai theo nhóm 4
- Đại diện nhóm lên đóng vai
-Theo dõi, nhận xét 
Khoa học:
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết làm thí nghiệm chứng minh hai thành phần chính của không khí
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm chứng minh trong không khí có nhiều thành phần.
3. Thái độ: Nhận biết sự cần thiết và quan trọng của không khí.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ; nước vôi trong.
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Không khí có những tính chất gì? 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí
- Chia nhóm
- Cho HS đọc mục: Thực hành (SGK )
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm, GV giúp đỡ những nhóm lúng túng.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Chốt lại: Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô xi duy trì sự cháy và khí nitơ không duy trì sự cháy.
+ Tại sao khi nến tắt nước lại dâng vào cốc?
+ Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? 
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét, kết luận: (SGK )
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí
- Cho HS quan sát lọ nước vôi trong
- Cho HS quan sát lại sau khi bơm không khí vào lọ nước vôi
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng sảy ra.
- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng, thảo luận
- Yêu cầu HS nêu ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước
- Cho HS quan sát hình 4 – 5(SGK ), trả lời:
+ Kể tên những thành phần khác có trong không khí?
+ Không khí gồm những thành phần nào?
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát 
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Hoạt động nhóm 4
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Làm thí nghiệm
- Thảo luận, trả lời
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- Giải thích
- Lấy ví dụ
- Quan sát, trả lời câu hỏi
Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2011
Toán:
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ... - Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- Hát 
- 1 – 2 HS trả lời 
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát, xác định vị trí 
- Thảo luận câu hỏi
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung 
- 1 số HS xác định trên bản đồ
- Trả lời
- Thảo luận 6 nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc 
Thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2011
Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số
2. Kỹ năng: Giải đúng các bài toán chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đặt tính rồi tính
704 : 234 và 8770 : 365
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Ví dụ:
* Trường hợp chia hết(6’)
- Nêu phép tính 41535 : 195 = ?
- Yêu cầu lớp thực hiện.
- Gọi HS làm trên bảng lớp (kết hợp nêu cách giải)
- Cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng:
 41535
195
 0253
213
 0585
 000
Vậy 41535 : 195 = 213
- Hướng dẫn HS cách ước lượng
* Trường hợp chia có dư: (6’)
- Tiến hành như ý a
80120 : 245 = ?
80120
245
0662
327
 1720
 005
Vậy 80120 : 245 = 327 (dư 5)
c) Thực hành: (18’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Chốt kết quả đúng:
 a) 62321 : 307
 b) 81350 : 187
 62321
307
 81350
187
 00921
203
 655
435
 000
 0940
 05
Bài 2: Tìm x
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu lớp làm ra nháp
- Chốt kết quả đúng, củng cố bài tập
Bài 3: - Cho HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài 
- Chữa bài
Đáp án:
Tóm tắt:
305 ngày: 49410 sản phẩm
1 ngày : .. sản phẩm
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm
4. Củng cố: (1’)
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh về xem lại các bài tập, làm vào vở
- Hát 
- 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp
- Cả lớp theo dõi
- Làm bài ra nháp, 1 HS làm trên bảng lớp, nêu cách giải
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Theo dõi, làm bài
- 1 HS nêu 
- Làm bài vào bảng con
- 2 HS lên bảng
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm bài ra nháp, 2 HS lên bảng 
- Theo dõi
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước, biết cách viết hoàn chỉnh một bài văn tả đồ vật
2. Kỹ năng: Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích có đủ ba phần
3. Thái độ: Yêu thích học văn, viết được những bài văn hay.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài(1’)
b) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết bài: (5’)
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích
- Cho HS đọc đề bài
- Gọi HS đọc 4 gợi ý
- Yêu cầu lớp đọc lại dàn ý bài văn tả đồ chơi của mình
* Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu ba phần của một bài văn(6’)
- Cho HS đọc lại mẫu ở SGK 
- Yêu cầu HS trình bày cách mở bài kiểu trực tiếp, thân bài
- Yêu cầu HS trình bày cách kết bài
c) Cho học sinh viết bài: (17’)
- Yêu cầu HS viết bài
- Quan sát, hướng dẫn cho những HS còn lúng túng.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét
4. Củng cố: (1’)
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Thu bài về nhà chấm
5. Dặn dò: (1’)
 Về ôn lại bài, chuẩn bị cho bài sau
- Hát 
- 1 – 2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- 4 HS nối tiếp đọc
- Lớp đọc thầm, 2 HS đọc
- Đọc thầm
- Làm mẫu mở bài, thân bài
- 2 hs trình bày theo 2 cách (kết bài không mở rộng, mở rộng)
- Viết bài vào vở 
- 1 số HS trình bày
- Lắng nghe
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Chọn được câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kỹ năng: Lời kể tự nhiên, chân thực kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
3. Thái độ: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Chép sẵn đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện.
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kể 1 câu chuyện đã được đọc, nghe có nhân vật là đồ chơi của trẻ em.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (3’)
Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Cho HS đọc đề bài trên bảng lớp
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài
* Gợi ý kể chuyện: (7’)
- Cho HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong (SGK) cả mẫu
- Lưu ý cho HS kể theo 1 trong 3 gợi ý đó. Khi kể xưng “ tôi”
- Yêu cầu HS nêu hướng xây dựng cốt truyện
* Thực hành kể chuyện, trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện. (18’)
- Cho HS kể truyện
- Tổ chức cho HS thi kể
- Cùng cả lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố: (1’)
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Hát 
- 2 HS kể
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc đề bài
- Theo dõi
- 3 HS đọc nối tiếp
- Lắng nghe
- HS nêu 
- Kể theo nhóm 2
- Thi kể trước lớp, nói ý nghĩa 
câu truyện
- Theo dõi, nhận xét 
Hoạt động tập thể
NHẬN XÉT TUẦN 16 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 17
I) Nhận xét các ưu, nhược điểm trong tuần:
1. Ưu diểm: 
	- Thực hiện tương đối tốt các nề nếp do nhà trường, liên đội và lớp đề ra: đi học đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt 15’ đầu giờ tốt, đồ dùng học tập đầy đủ.
	- Giữ gìn sách vở tương đối tốt.
	- Đa số học sinh có ý thức học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
2. Nhược điểm: 
	- Một số học sinh còn quên sách vở, chưa thuộc bài trước khi tới lớp: 
	- Trang phục đến trường chưa gọn gàng: 
	- Một số em còn mất trật tự trong giờ học: 
	- Tuyên dương: ....Lan Huệ , Thùy Linh , 
	- Phê bình: .......Tiến Mạnh , Hưng .. .
II) Phương hướng tuần tới:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
	- Duy trì việc rèn chữ, giữ vở
	- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Bài 16: tập nặn tạo dáng
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.
2. Kỹ năng: Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
3. Thái độ: Học sinh ham thích tư duy, sáng tạo.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp (ô tô, ngôi nhà) đã hòan thiện. Các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy (hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, kéo, băng dính, hồ dán)
- Học sinh: Sách giáo khoa, một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng (vỏ hộp, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (2’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: Hàng ngày có rất nhiều những bỏ hộp bị vứt đi rất lãng phí, hôm nay cô giáo sẽ hướng dẫn chúng ta biết làm thành những vật có ích.
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm đã làm.
? Đây giống hình gì
? Các bộ phận của chúng
? Nguyên liệu để làm ra những cái ô tô này
- Giáo viên hỏi tương tự với hình con mèo hình ngôi nhà.
- Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần nắm chắc điều gì
- Học sinh quan sát.
- Giống hình xe ô tô.
- Đầu xe, thùng xe, bánh xe.
- Đó là hộp giấy, bìa cứng, nút chai.
- Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên.
- Nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.
Hoạt động 2: Cách tạo dáng
- Đầu tiên chúng ta phải chọn hình mà mình sẽ tạo dáng.
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính cho rõ đặc điểm và sinh động.
- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp.
- Có thể cắt bớt hình vỏ hộp để ghép cho tương xứng với bộ phận chính.
- Tìm thêm các chi tiết cho sinh động hơn.
- Dính các bộ phận lại với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm phân công: 
Nhóm 1 làm ô tô cứu hỏa
Nhóm 2 làm con mèo
Nhóm 3 làm xe chở hàng
Nhóm 4 làm nhà 2 tầng
- Giáo viên quan sát từng nhóm làm, sau đó có thể gợi ý cho học sinh làm đẹp hơn.
- Học sinh phân công nhau tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm.
- Chọn vật liệu.
- Làm các bộ phận, làm chi tiết.
- Cuối cùng là cả nhóm cùng ghép lại.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Giáo viên gợi ý học sinh bày sản phẩm và nhận xét về:
Hình dáng chung
Các bộ phận, chi tiết
Màu sắc
Yêu cầu các em nhận ra bài mình thích.
- Giáo viên nhận xét lại
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm trưởng trình bày ý tưởng.
- Các nhóm khác sẽ nhận xét và chọn ra bài mình thích.
Kỹ thuật:
Tiết 16
CẮT KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (t2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh
2. Kỹ năng: Thực hành làm được các sản phẩm dựa trên kiến thức đã học.
3. Thái độ: Yêu quý sản phẩm mình làm ra
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Tranh quy trình các bài đã học. Mẫu khâu, thêu đã học
	- HS: Bộ đồ dùng thực hành kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 2: Học sinh tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
- Nêu yêu cầu bài tập: Tự chọn 1 sản phẩm trong các nội dung đã học – tiến hành khâu thêu sản phẩm đó
* Gợi ý cho HS chọn sản phẩm:
+ Có thể cắt khâu thêu khăn tay (cắt mảnh vải hình vuông 20cm khâu đường viền mép bằng mũi thường hoặc mũi khâu đột thêu hình đơn giản hoặc tên của mình)
- Khâu túi đựng bút
- Cắt khâu thêu váy áo cho búp bê
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành sản phẩm
- Hát
- Lắng nghe
- Thực hành làm sản phẩm mình chọn
- Trưng bày sản phẩm
- Theo dõi, tự đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan 4 tuan 16.doc