Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Đạo đức :

YÊU LAO ĐỘNG ( T1 )

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Bước đầu biết được giá trị của lao động

- Biết tích cực tham gia các công việc lao động ở trường, lớp và ở gia đình phù hợp với khả năng của bản thân .

- Biết phê bình những biểu hiện chây lười lao động

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

* HĐ1 : Đọc và tìm hiểu truyện : một ngày của Pê – chi – a

- GV đọc lần 1

- Gọi 2 HS đọc

- Lớp thảo luận nhóm đôi ( Theo 3 câu hỏi SGK )

+ HS trả lời các câu hỏi - Lớp nhận xét – Gv bổ sung Rút ra bài ghi nhớ

 Kết luận : Cơm ăn, áo mặc, sách vở, đều là sản phẩm lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn .

*HĐ2 : Thảo luận nhóm đôi ( BT1 SGK ) – Trình bày kết quả - GV bổ sung

* HĐ3 : Đóng vai BT2 ( SGK )

- 1 HS đọc BT2

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

+ 1 số nhóm lên thể hiện

+ Lớp thảo luận về : cách ứng xử của mổi tình huống

III. TỔNG KẾT : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Buổi một :
Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2007
Tập đọc :
KÉO CO
I. MỤC TIÊU : HS đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng .
Hiểu : Các từ ngữ trong bài
- Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS đọc thuộc lòng bài " Tuổi ngựa"
2. Bài mới :
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2: HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
- HS đọc nối tiếp nhau theo 3 đoạn ( Đọc 2 - 3 lượt )
- GV hướng dẫn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ - Hiểu các từ (SGK)
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài :
- HS đọc đoạn 1 - Quan sát tranh ( SGK )
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
- HS đọc đoạn 2
Nêu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
- HS đọc đoạn 3 : Cách chơi kéo co ở làmg Tích Sơn có gì đặc biệt ?
Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
c) HS đọc diễn cảm : Gợi ý hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
* Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn ( mà HS thích )
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Cả lớp nhận xét - GV bổ sung
- Bình chọn người có giọng đọc hay
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Toán :
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kỹ năng
- Chia cho số có 2 chữ số
- Giải bài toàn có lời văn
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS chữa BT2 ( SGK )
2. Bài mới : Giới thiệu bài luyện tập
* HĐ1 : Củng cố kỹ năng chia
- GV ghi bảng 3 bài toán : Gọi 3 HS lên bảng đặt tính và tính - Các HS khác làm vào nháp
- HS đối chiếu kết quả : Nêu từng bước thực hiện phép tính
GV củng cố lại : ( Chú ý hướng dẫn HS các cách để ước lượng thương cho mỗi lần chia )
* HĐ2 : Luyện tập ta Luye
bang
_____________
- Gọi HS đọc yêu cầu ND từng BT
- GV hướng dẫn cách giải từng bài
Bài 2 : HS nắm rõ từng bước giải :
- Tính số lít dầu ở thùng thứ nhất : 27 x 20 = 54 ( lít )
- Tính số lít dầu ở thùng thứ hai : 540 + 90 = 630 ( lít )
- Tính số can dầu ở thùng thứ hai : 630 : 45 = 14 ( can )
Bài 3 : Gợi ý : HS nhận biết kết quả của chữ số tận cùng ở mỗi phép tính với các kết quả đã cho - Sau đó tính kết quả và nối .
HS làm bài tập ( VBT ) - GV theo dõi
* HĐ3 : Kiểm tra : Chấm bài 1 số em
Chữa bài
3. Củng cố - Dặn dò .
________________________
Đạo đức :
YÊU LAO ĐỘNG ( T1 )
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Bước đầu biết được giá trị của lao động
- Biết tích cực tham gia các công việc lao động ở trường, lớp và ở gia đình phù hợp với khả năng của bản thân .
- Biết phê bình những biểu hiện chây lười lao động
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
* HĐ1 : Đọc và tìm hiểu truyện : một ngày của Pê – chi – a
- GV đọc lần 1
- Gọi 2 HS đọc
- Lớp thảo luận nhóm đôi ( Theo 3 câu hỏi SGK )
+ HS trả lời các câu hỏi - Lớp nhận xét – Gv bổ sung Rút ra bài ghi nhớ
 Kết luận : Cơm ăn, áo mặc, sách vở, đều là sản phẩm lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn .
*HĐ2 : Thảo luận nhóm đôi ( BT1 SGK ) – Trình bày kết quả - GV bổ sung
* HĐ3 : Đóng vai BT2 ( SGK )
- 1 HS đọc BT2
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
+ 1 số nhóm lên thể hiện
+ Lớp thảo luận về : cách ứng xử của mổi tình huống
III. TỔNG KẾT : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò
________________________
Khoa học :
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ
	I. MỤC TIÊU : HS phát hiện ra 1 số tính chất của không khí bằng cách .
	- Quan sát để phát hiện : Mùi, màu, vị của không khí
	- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có hình dạng nhất định và không khí có thể bị nén lại và nở ra .
	- Nêu 1 số ứng dụng về các tính chất của không khí trong đời sống .
	II. ĐỒ DÙNG: Chuẩn bị: Một số bong bóng có hình dạng khác nhau + Bơm tiêm.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	* HĐ1 : Phát hiện màu , mùi vị của không khí : HS trả lời câu hỏi
	Không khí có ở những nơi nào ?
	Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ?
	Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy không khí có mùi gì ? Vị gì ?
	Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm, hay mùi hôi có phải là mùi của không khí không?
	GV kết luận : Không khí không màu , không mùi, không vị
	* HĐ2 : Tìm hiểu về hình dạng của không khí
	- HS chơi thổi bong bóng ( Theo nhóm ) Mỗi nhóm 3 - 4 cái ( Bong bóng có hình dạng khác nhau )
	- HS trình bày bong bóng của từng nhóm đã thổi : Trả lời câu hỏi
	Cái gì chứa trong bong bóng ? Không khí
	Không khí có hình dạng nhất định không ?
 Kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó .
	* HĐ3 : Tìm hiểu tính chất bị nén và dãn ra của không khí
	- HS đọc mục quan sát ( SGK )
quan sát hình 2b, 2c - HS lên làm thí nghiệm ở bơm tiêm và nhận biết
	- GV kết luận : Không khí có thể bị nén lại và dãn ra
	3. Tổng kết : Tổng hợp các T/C của không khí
	Nhận xét - Dặn dò
________________________
Buổi hai : 
Kể chuyện :
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN, HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU : Rèn kỹ năng nói :
- HS chọn được một câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh . Biết sắp xếp các sự vệc thành một câu chuyện
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
- HS biết kể chuyện tự nhiên . Thể hiện được ngữ điệu khi kể
+ Biết lắng nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Giới thiệu ND tiết học
2. Bài mới
* HĐ 1 : HD học sinh phân tích đề
- HS đọc đề bài ( SGK ) – GV ghi bảng và gạch dưới những từ quan trọng “ kể một câu chuyện liên quan dến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh
- GV nêu một số yêu cầu khi kể chuyện
* HĐ2 : Gợi ý kể chuyện
- HS đọc gợi ý ( SGK )
( GV hướng dẫn theo các gợi ý đó SGV )
* HĐ3 : Thực hành kể chuyện – Nêu ND ý nghĩa của câu chuyện
a) HS kể chuyện theo cặp
b) Thi kể chuyện trước lớp ( Nêu ý nghĩacủa chuyện )
Lớp nhận xét – Gv bổ sung Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
 Nêu ND về 1 câu chuyện ( SGK )
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Luyện Toán :
LUYỆN TẬP : 
	I. MỤC TIÊU :
	- Luyện tập củng cố cho HS kĩ năng chia cho số có hai chữ số .
	- HS vận dụng thành thạo vào làm tính và giải toán .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. GV nêu yêu cầu , nội dung tiết học .
	2. Hướng dẫn luyện tập :
* HĐ1: Củng cố kĩ năng tính .
	- GV ghi bảng các phép tính : 8750 : 35; 23520 : 56; 2996 : 28.
	- Gọi H S lên bảng đặt tính và tính . Cả lớp tính vào nháp - đối chiếu kết quả 	- Gọi 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia theo các lần chia .
	* HĐ2 : Luyện tập
 - HS hoàn thành BT2 ,3 ( SGK) GV theo dõi - kiểm tra - chữa bài .
	- Bài luyện thêm : 
	1. Một ô tô chở được 2420 kg hàng . Số hàng đó được đóng vào các bao , mỗi bao 12 kg . Hỏi xe đó chở được mấy bao hàng ?
	2. Tìm x:
	x x 42 = 11780 ; 13870 : x = 45
	* HĐ3: Chấm bài- chữa bài 
	3.Tổng kết : Nhận xét, dặn dò .
________________________
TH. Khoa học :
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ
	I. MỤC TIÊU : HS ghi nhớ 1 số tính chất của không khí bằng cách .
	- Quan sát để phát hiện : Mùi, màu, vị của không khí
	- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí có hình dạng nhất định và không khí có thể bị nén lại và nở ra .
	- Nêu 1 số ứng dụng về các tính chất của không khí trong đời sống .
	II. ĐỒ DÙNG: Chuẩn bị: Một số bong bóng có hình dạng khác nhau + Bơm tiêm.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	* HĐ1 : HS trả lời câu hỏi:
	- Không khí có ở những nơi nào ?
	- Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ?
	- Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy không khí có mùi gì ? Vị gì ?
	- Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm, hay mùi hôi có phải là mùi của không khí không?
	Kết luận : Không khí không màu , không mùi, không vị
	* HĐ2 : hình dạng của không khí
	- HS chơi thổi bong bóng ( Theo nhóm ) Mỗi nhóm 3 - 4 cái ( Bong bóng có hình dạng khác nhau )
 - Cái gì chứa trong bong bóng ? Không khí
	- Không khí có hình dạng nhất định không ?
 Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó .
	* HĐ3 : Tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
	- Quan sát hình 2b, 2c - HS lên làm thí nghiệm ở bơm tiêm và ghi nhớ.
	-Không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
	3. Tổng kết : Tổng hợp các T/C của không khí.
 - HS hoàn thành bài tập ở VBT.
 - GV chấm và chữa bài .
	Nhận xét - Dặn dò.
_______________________________________________________________
Thứ 3 ngày 18 tháng 12 năm 2007
Buổi một : 
Thể dục :
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ
VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU : Ôn luyện cho HS đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang .
- Tổ chức trò chơi " Lò cò tiếp sức "
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1 . Phần mở đầu
- HS ra sân tập hợp - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học
- Khởi động
2. Phần cơ bản
*Hoạt động 1: ôn luyện bài thể dục rèn luyện tư thế
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và 2 tay dang ngang
- GV làm mẫu HS quan sát
- GV điều khiển - HD học đi theo đội hình 2 hàng dọc
- GV theo dõi - nhận xét
- HS luyện tập theo tổ - Tổ trưởng điều khiển
- T/C biểu diễn giữa ác tổ
*Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi " Lò cò tiếp sức "
3. Kết thúc : Củng cố, nhận xét, dặn dò
________________________
Toán :
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ O
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có số 0 ở thương)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS chữa BT4 ( SGK )
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* HĐ1 : HD chia trường hợp thương có chữ số 0 ở cuối
- GV ghi BT ở bảng - Yêu cầu HS đặt tính và tính vào nháp
 	- Gọi 1 HS nêu miệng 9450 35
Từng bước chia 245 270
( GV củng cố lại cách chia 00
 từng lần như SGK )
( Lưu ý HS : Khi hạ chữ số 0 ở hàng đơn vị xuống để chia ta ghi 0 ở thương )
* HĐ2 : HD chia trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục .
( Tương tự như ở VD trên ) GV ghi VD : 2448 : 24 =
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính : 2448 24
+ HS nêu miệng các bước chia 048 102
GV củng cố lại cách chia theo từng lần như SGK 0
( Lưu ý HS : Ở lần chia thứ 2 - Khi hạ 4 xuống . 4 không chia được cho 24 và ta phải ghi 0 ở thương )
- GV củng cố cho HS 2 trường hợp phải ghi 0 ở thương
* HĐ3 : Luyện tập :
- HS nêu yêu cầu ND các BT ( VBT )
- GV hướng dẫn cách làm từng bài
- HS làm bài - GV theo dõi hướng dẫn ... a) Giáo viên ghi BT lên bảng : 3865 : 165 
Hướng dẫn học sinh đặt tính 
- Gọi học sinh nêu miệng thực hiện phép tính để tính kết quả 
- 1 học sinh nhắc lại cách chia – Giáo viên củng cố lại 
* HĐ2: Luyện tập
b) Học sinh học sinh làm BT ( VBT ) – Giáo viên theo dõi HD từng bàn .
Bài tập 3 : Lưu ý học sinh nhớ lại cách chia 1 số cho 1 tích 
Giáo viên kiểm tra - Chữa bài 
( Lưu ý Học sinh từng dạng bài – Và kỹ năng chia )
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Anh văn
Cô Tùng lên lớp.
_______________________
Thể dục:
BÀI TẬP
RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN – TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
I- MỤC TIÊU: 
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang.
- Tổ chức trò chơi “nhảy lướt sóng”
II- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1- Phần mở đầu: 
- Học sinh ra sân. Giáo viên nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động: Chạy chậm theo đường thẳng, khởi động tay chân.
2- Phần cơ bản:
a) Ôn bài thể dục rèn luyệnthân thể cơ bản:
- Ôn đi vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo đường kẻ thảng hai tay dang ngang.
- Giáo viên điều khiển hướng dẫn học sinh đi theo 2 hàng dọc (6-8 lần) - lớp truởng điều khiển giáo viên theo dõi.
- Học sinh luyên tập theo tổ. (Tổ trưởng điều khiển).
- Biểu diễn thi đua giữa các tổ.
b) Tổ chức trò chơi “Nhảy lướt sóng”
3- Kết thúc: Củng cố - nhận xét. Dặn dò
________________________
 Buổi hai:
 Luyện từ và câu :
CÂU KỂ
I. MỤC TIÊU: HS hiểu thế nào là câu kể chuyện? Tác dụng của câu kể.
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn. Biết đặt 1 số câu kể để tả, kể và trình bày ý kiến.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra : Học sinh nhắc lại các kiến thức về câu hỏi 
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Phần nhận xét 
- Học sinh nêu yêu cầu BT1 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn (Trả lời câu hỏi SGK) 
- Giáo viên nhận xét bổ sung - Kết luận , đó là câu hỏi về điều chưa biết cuối câu có dấu chấm hỏi 
+ Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu Học sinh đọc lần lượt từng câu – Suy nghĩ và trả lời câu hỏi (SGK)
+ Giáo viên nhận xét : Kết luận và chốt lại ý đúng từng câu ( SGV ) 
+ BT3 : Học sinh đọc đề bài 
Yêu cầu Học sinh tìm câu kể - Và nêu nhân vật được kể trong câu 
- Học sinh trả lời Giáo viên kết luận ( SGV ) 
 Rút ra bài ghi nhớ (SGK ) Gọi Học sinh đọc lại 
c) Luyện tập : Học sinh đọc yêu cầu của BT 1,2 ( VBT )
+ Học sinh làm bài – Giáo viên theo dõi hướng dẫn.
+ Kiểm tra : Chấm bài 1 số em - Chữa bài 
Củng cố : Nhận xét - Dặn dò 
______________________
 Tập làm văn
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Học sinh biết:
- Giới thiệu tập quán kéo co của 2 địa phương: Hữu Trấp và Tích Sơn dựa vào bài đọc “Kéo co”.
- Biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Học sinh đọc bài tập 1:
Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- Vài học sinh thuật lại những trò chơi.
- Giáo viên nhận xét. 
+ Bài tập 2:
- Xác định yêu cầu của đề bài: quan sát 6 tranh minh hoạ ở sách giáo khoa. Nói lên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh. 
- Hướng dẫn Học sinh giới thiệu 1 trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương em.
- Học sinh thực hành giói thiệu – Giáo viên nhận xét .
3.Tổng kết: Củng cố bài - Nhận xét - Dặn dò.
 ___________________________
Âm nhạc:
 Cô Hoa lên lớp.
 ___________________________
Luyện thể dục :
LUYỆN THỂ DỤC - RÈN LUYỆN TƯ THẾ
VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU : Ôn luyện cho HS đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang .
- Tổ chức trò chơi " Lò cò tiếp sức "
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1 . Phần mở đầu
- HS ra sân tập hợp - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ tiết học
- Khởi động
2. Phần cơ bản
*Hoạt động 1: ôn luyện bài thể dục rèn luyện tư thế
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và 2 tay dang ngang
- GV làm mẫu HS quan sát
- GV điều khiển - HD học đi theo đội hình 2 hàng dọc
- GV theo dõi - nhận xét
- HS luyện tập theo tổ - Tổ trưởng điều khiển
- T/C biểu diễn giữa ác tổ
*Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi " Lò cò tiếp sức "
3. Kết thúc : Củng cố, nhận xét, dặn dò
___________________________________________________________
Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2007
Buổi một :
Tập làm văn :
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : Học sinh dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn (tiết 15). - Học sinh viết được 1 bài văn miêu tả mà em thích .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Kiểm tra: Học sinh đọc bài tập 3 (tiết trước)
Bài mới: 
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết bài
- 1 học sinh đọc đề bài → Đọc 4 gợi ý (sách giáo khoa ).
- Học sinh đọc dàn ý bài văn tả đồ chơi của mình đã làm ở tuần trước.
+ Hướng dẫn xây dựng kết cấu 3 phần.
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
- Học sinh đọc phần M(a,b) sách giáo khoa → hướng dẫn học sinh cách mở bài .
	 + Gọi 2 học sinh (khá) trình bày cách mở bài trực tiếp và gián tiếp.
- Giáo viên nhận xét và BS.
- Hướng dẫn Học sinh viết từng đoạn của thân bài (Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn). 
- 1 học sinh đọc phần M(sách giáo khoa ) - lớp đọc thầm: Giáo viên gợi ý làm bài.
* Gọi 1 học sinh giỏi dựa theo dàn ý nói thân bài của mình.
 - Lớp nhận xét – Giáo viên BS: (Nêu ví dụ bài mẫu: sách giáo khoa).
* Chọn cách kết bài:
- Học sinh trình bày mẫu cách kết bài (Mở rộng và không mở rộng). Giáo viên củng cố BS.
3- Học sinh viết bài (theo 3 phần) – Giáo viên theo dõi kiểm tra.
	4.Tổng kết: Nhận xét, dặn dò .
________________________
Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tổng hợp chia hết:
Giáo viên ghi bài tập lên bảng: 41535 : 195 = ?. Học sinh làm vào nháp.
Đặt tính và tính: 41535 195
 0253 213
 0585
 000 
Giáo viên hướng dẫn học sinh từng lượt chia (sách giáo khoa).
(Lưu ý hướng dẫn học sinh khái niệm ước lượng thương và trừ nhẩm)
Hoạt động 2: Hướng dẫn trường hợp: chia có dư. (tiến hành tương tự như ví dụ 1).
Hoạt động 3: Luyện tập.
Học sinh nêu yêu cầu từng bài tập (VBT).
Giáo viên giải thích rõ cách làm từng bài.
+ Học sinh làm bài – Giáo viên theo dõi.
*- Kiểm tra chấm bài 1 số em.
Chữa bài - nhận xét 	
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
________________________
Khoa học:
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I- MỤC TIÊU: hướng dẫn học sinh:
- Làm thí ngghiệm để xác định 2 thành phàn chính của không khí là O2 và khí N2 trong đó khí O2 duy trì sự cháy, khí N2 không duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm để chứng minh không khí còn có những thành phần khác nữa.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hình 1(a,b) sách giáo khoa.
Đọc mục bạn cần biết (sách giáo khoa ).
→ Học sinh nêu kết quả sau thí nghiệm.
→ Rút ra không khí có 2 thành phần chính O2: duy trì sự cháy và N2 không duy trì sự cháy (N2 gấp 4 lần O2).
Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát cốc nước vôi (đã để 1 ngày).
- Học sinh nhận xét : trên mặt nước có váng đục.
(Giáo viên nêu: trước khi đổ vào cốc nước trong? Tại sao bây giờ lại có màu đục và có váng ở trên). Học sinh làm tiếp 1 vài thí nghiệm nữa.
→ Giáo viên nêu: Trong không khí có chứa CO2.
* Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là O2 và N2. Ngoài ra còn có khí CO2, hơi nước, bụi và vi khuẩn.
- Gọi học sinh nhắc lại.
III- TỔNG KẾT: 
Củng cố bài - nhận xét.Dặn dò.
______________________________
Kỷ thuật :
CẮT, KHÂU,THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
	I. MỤC TIÊU : Luyện tập cho HS cách thêu một sản phẩm tự chọn ( Sản phẩm mà HS yêu thích )
	- Yêu cầu HS làm đúng kỹ thuật sản phẩm đẹp 
 II. ĐỒ DÙNG :
	- Vật mẫu ( Các mẫu thêu ) + Bộ KT khâu thêu 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. GV nêu yêu cầu ND tiết luyện tập 
	2. Hướng dẫn HS thực hành 
	* HĐ1 : Cho HS quan sát các mẫu thêu mà các em đã học , đã làm 
	- HS chọn 1 sản phẩm mà các em yêu thích để thực hành làm 
	* HĐ2 : HS thực hành thêu mẫu ( mà các em chọn ) theo các bước 
	- GV theo dõi – Giúp đỡ những em yếu 
	* HĐ3 : Đánh giá sản phẩm :
 - Chọn sản phẩm đúng đẹp : tuyên dương trước lớp 
 3. Tổng kết : Củng cố nhận xét - Dặn dò .
_______________________________
Buổi hai:
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP:CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
	I. MỤC TIÊU : 
	- Luyện tập củng cố cho HS kĩ năng chia cho số có ba chữ số .
	- HS vận dụng thành thạo vào làm tính và giải toán .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. GV nêu yêu cầu , nội dung tiết học .
	2. Hướng dẫn luyện tập :
* HĐ1: Củng cố kĩ năng tính .
	- GV ghi bảng các phép tính : 54322: 346 ; 106141: 413 ; 123220 : 404.
	- Gọi H S lên bảng đặt tính và tính . Cả lớp tính vào nháp - đối chiếu kết quả .	- Gọi 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia theo các lần chia .
	* HĐ2 : Luyện tập
 - HS hoàn thành BT2 ,3 ( SGK) GV theo dõi - kiểm tra - chữa bài .
	- Bài luyện thêm : 
	1. Tính giá trị của biểu thức: 
	a) 2104 : 236 + 589; b) 1453 – 7434 : 354
	2. Tìm x:
	X x 256 = 8960 ; 59946 : x = 582
	* HĐ3: Chấm bài- chữa bài 
	3.Tổng kết : Nhận xét, dặn dò .
________________________________-
Luyện- Kỹ thuật :
CẮT, KHÂU,THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
	I. MỤC TIÊU : Luyện tập cho HS cách thêu một sản phẩm tự chọn ( Sản phẩm mà HS yêu thích )
	- Yêu cầu HS làm đúng kỹ thuật sản phẩm đẹp 
 II. ĐỒ DÙNG :
	- Vật mẫu ( Các mẫu thêu ) + Bộ KT khâu thêu 	
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. GV nêu yêu cầu ND tiết luyện tập 
	2. Hướng dẫn HS thực hành 
	* HĐ1 : Cho HS quan sát các mẫu thêu mà các em đã học , đã làm 
	- HS chọn 1 sản phẩm mà các em yêu thích để thực hành làm 
	* HĐ2 : HS thực hành thêu mẫu ( mà các em chọn ) theo các bước 
	- GV theo dõi – Giúp đỡ những em yếu 
	* HĐ3 : Đánh giá sản phẩm :
 - Chọn sản phẩm đúng đẹp : tuyên dương trước lớp
 3. Tổng kết : Củng cố nhận xét - Dặn dò .
 ________________________
 TH Âm nhạc:
 Cô Hoa lên lớp.
_________________________
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP.
I- GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT MỌI HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG TUẦN:
- Nói chung lớp có tiến bộ. Giữ vững các nề nếp 
- Một số em có biểu hiện trì trệ, lười học bài.
- Tham gia các hoạt động đầy đủ - tốt.
II- KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
Chuẩn bị ôn tập tốt để kiểm tra cuối kỳ 1.
Luyện tập chuẩn bị thi HKPĐ cấp thành phố.
Tiếp tục chuẩn bị hồ sơ sách vở của học sinh.
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nguyen_thi_kieu_phong.doc