Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Nguyêt Quang (Bản đẹp 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Nguyêt Quang (Bản đẹp 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh:

- Củng cố kỹ năng chia cho số có hai chữ số.

- Biết vận dụng tính chất trên vào tính toán.

II. Các hoạt động dạy- học:

Nêu kết luận “ chia cho số có hai chữ số”.

* Bài tập

Bài1: Đặt tính rồi tính

450 : 15 ; 600 : 20 ; 800 : 16 ; 987 : 18

 YC cả lớp tự làm bài ở VBT- 4 em yếu làm bài ở bảng lớp – chữa bài

Bài 2: Sách Bài tập toán.

- Học sinh đọc đầu bài.

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.

- HS lên bảng, lớp làm vào vở.

- GV nhận xét, sửa.

 

doc 26 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Trần Nguyêt Quang (Bản đẹp 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2009
Toán 
luyện tập
I- Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số. 
- Biết vận dụng giải toán có lời văn.
II-Đồ dùng dạy học:
- GV - HS: SGK+ vở.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
- HS thực hiện: 4563 : 43 =
 29807 : 67 =
 B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm, tự làm rồi chữa.
- Gọi HS nêu nhận xét chung.
Bài 2: Gọi HS đọc bài.
Yêu cầu HS tóm tắt:
25 viên gạch : 1 m2 
1050 viên gạch:...m2 ?
- Chữa bài bảng lớp – Nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài.
- HS đọc bài toán rồi tóm tắt.Nêu cách thực hiện:
+ Tính tổng các sản phẩm của đội làm trong 3tháng.
+ Tính số sản phẩm TB mỗi người làm được.
- HS thực hiện trong vở.
- GV chấm bài cho HS .
- Gọi HS lên làm bài .
- Lớp nhận xét và sửa.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tìm chỗ sai của các phép tính chia.
C-Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài. 
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Thực hiện nháp – 1 HS làm bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Trả lời các câu hỏi:
 Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
Nhận xét: 
- Phép tính 1 sai ở lần chia thứ hai: 
564 : 67 được 7
- Phép tính 2 sai ở số dư cuối cùng của phép chia.
Chính tả (nghe – viết) 
Kéo co
I-Mục tiêu:
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn văn: Kéo co.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi âc/ ât đúng với nghĩa của nó.
- Giáo dục HS ý thức rèn viết cẩn thận, tỉ mỉ. 
II-Đồ dùng dạy học:
- GV: 2 tờ phiếu khổ to viết sẵn BT 2.- HS: Vở chính tả.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết: trốn tìm, cắm trại, chọi dế...
- GV nhận xét.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Hướng dẫn HS viết:
- Yêu cầu HS đọc bài: Kéo co.
+ Đoạn văn tả cái gì?
Hướng dẫn HS viết từ khó, GV đọc- HS viết bảng.
Lưu ý cách trình bày, ngồi viết đúng tư thế, cách để vở, cầm bút.
- GV nhắc nhở HS gấp SGK- Viết bài: GV đọc cho HS viết. 
 - GV đọc soát lỗi.
 - GV thu 1/3 số bài chấm, còn những HS khác đổi vở cho nhau để chữa. 
GV nhận xét chung bài viết.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS làm bài trong phiếu học tập. Sau đó dán bài lên bảng.
- HDHS nhận xét, sửa sai:
a-nhảy dây, múa rối, giao bóng.
b-đấu vật, nhấc, lật đật.
- GV nhận xét chung. Kết luận.
C - Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT 2.
- HS viết vở và bảng lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời câu hỏi- lớp nhận xét, bổ sung. 
- Các từ khó: Hữu Trấp, Quế võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng...
 - HS nghe và tiếp thu.
- HS viết cẩn thận, nắn nót từng chữ theo đúng tốc độ.
 - HS dùng bút chì chấm lỗi
HS mang bài cho GV chấm, còn lại trao đổi bài và tự sửa cho nhau. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài ra Phiếu học tập - Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS làm bài và chữa bài.
 HS nghe và về nhà thực hiện.
Chiều
Toán 
LUYệN TậP 
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh:
- Củng cố kỹ năng chia cho số có hai chữ số. 
- Biết vận dụng tính chất trên vào tính toán.
II. Các hoạt động dạy- học:
Nêu kết luận “ chia cho số có hai chữ số”.
* Bài tập
Bài1 : Đặt tính rồi tính
450 : 15 ; 600 : 20 ; 800 : 16 ; 987 : 18
 YC cả lớp tự làm bài ở VBT- 4 em yếu làm bài ở bảng lớp – chữa bài
Bài 2: Sách Bài tập toán.
Học sinh đọc đầu bài.
GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.
HS lên bảng, lớp làm vào vở.
GV nhận xét, sửa.
Tập đọc: 
Kéo co
I-Mục tiêu:
- Đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài, nhấn mạnh ở các từ gợi tả gợi cảm. 
-Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Nội dung: Hiểu tục chơi kéo co của dân tộc ta trên nhiều địa phương rất khác nhau. Kéo co là trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh SGK + bảng phụ.-HS: SGK
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi HS đọcbài : Tuổi ngựa và trả lời các câu hỏi 2, 3, 4.
 B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a-Luyện đọc: Gọi HS đọc to toàn bài.
-Hướng dẫn chia đoạn: 3 đoạn.
-Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn: 2-3 lượt.
-Luyện đọc theo cặp.
Hướng dẫn đọc:
 GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Tìm hiểu nội dung:10’
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi:
-Câu 1: qua phần mở đầu của bài văn, ---em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
-Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
-Câu 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
Câu 4: Ngoài trò chơi Kéo co, em còn biết trò chơi nào khác?
Yêu cầu HS nêu nội dung của bài- GV tóm lại.
c- Đọc diễn cảm: 
Gọi 3 HS đọc nối tiếp -HS chọn đoạn đọc diễn cảm.Các nhóm thi đọc.
C-Củng cố- Dặn dò:
-1 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. 
-Đọc trước và tập trả lời các câu hỏi bài: Trong quán ăn “ ba cá bống”.
 -3HS đọc, lớp nhận xét.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
Đoạn 1: 5 dòng đầu.
Đoạn 2: 4 dòng tiếp
Đoạn 3: còn lại.
 - HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai.
 - 2 HS đọc. 
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
Lớp nhận xét, bổ sung. 
HS đọc đoạn 2.
HS thi giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
+Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn khác ở chỗ: Đó là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp. Số lượng mối bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Gọi 1 HS đọc bài.
Trả lời các câu hỏi.
 - 2HS đọc nội dung
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2009
Toán : 
thương có chữ số 0
I- Mục tiêu:
- HS nắm kĩ năng thực hiện chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có số 0 ở thương.
- Thực hiện nhanh chính xác.
- Giáo dục ý thức học tập.
II-Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ- HS: SGK+ vở.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
- HS thực hiện: BT1
 B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
2-Bài mới:
 a-Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
- GV ghi: 9450 : 35 =?
- HS thực hiện: Đặt tính; Tính từ trái sang phải, mỗi lần tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
b-Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục:
GV viết: 26345 : 35 =?
- HD HS đặt tính và tính. Lưu ý HS ở lần chia thứ 2ta có 4chia 24 được 0 ta phải viết 0 vào vị trí thứ hai của thương.
 3-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Chữa bài và nhận xét.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu cách thực hiện:
- Đổi đơn vị: Giờ ra phút.- Chọn phép tính thích hợp.
- HS tự tóm tắt rồi giải.
Bài 3: Tương tự cho HS làm bài
- Tìm chi vi.
- Tìm chiều dài và chiều rộng.
- Tìm diện tích mảnh đất.
 C - Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS thực hiện
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện miệng.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng
- Gọi HS làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- HS nghe.
Luyện từ và câu: 
Mở rộng vốn từ: đồ chơi, trò chơi.
I-Mục tiêu:
- HS biết tên một số trò chơi rèn luyện sức khoẻ, sự khoé léo, trí tuệ củ con người.
- Hiểu nghĩa của một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng các thành ngữ tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
 II-Đồ dùng dạy học:
GV: Bìa có viết sẵn nội dung BT1, BT2.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Khi đặt câu hỏi ta phải lưu ý đặt câu hỏi như thế nào?
 GV nhận xét và ghi điểm.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.. 
- Cho HS nói cách chơi các trò chơi mà các em chưa biết. 
Thảo luận và làm bài trong phiếu học tập.
 + TCrèn luyện sức mạnh: kéo co, vật.
+ TC rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ TC rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
- Lớp nhận xét- GV kết luận.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Thực hiện theo nhóm: Hiểu nghĩa và đánh dấu vào ô chỉ nghĩa đúng của các câu thành ngữ.
- Gọi HS thực hiện trên bảng lớp. 
Bài 3: Yêu cầu đọc bài.
- HDHS chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn.
- GV gọi HS nối tiếp nói lời khuyên bạn.
- Viết vào vở câu đầy đủ.
 C- Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Làm BTTV.
-1HS trả lời - lớp theo dõi.
.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện trong phiếu học tập.
- HS trình bày bài của mình. - Lớp nhận xét. 
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi- Lớp nhận xét. 
- HS đọc bài.
- 1 HS cách thực hiện.
- Các nhóm thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS về nhà làm bài tập.
Đạo đức:
yêu lao động
I- Mục tiêu:
- HS hiểu được vai trò của lao động. 
- Biết yêu lao động là yêu chính bản thân mình và XH. 
- Giáo dục ý thức có hành vi đúng đắn về con người yêu lao động.
II-Tài liệu và phương tiện:
- GV: SGK + Băng chữ cho HĐ 3.
- HS: SGK đạo đức.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo?
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2-Bài giảng:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS.
- Các nhóm đôi thảo luận.
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu BT 1.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến của mình.
Kết luận: Lựa chọn các cách thể hiện thái độ đúng về yêu lao động và lười lao động.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm BT 2 SGK. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- HD HS thảo luận ND và đóng vai.
Kết luận chung.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động nối tiếp: Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học.
 C- Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS nh ... u bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
Địa lí:
Thủ đô Hà Nội.
 I- Mục Tiêu: Học xong bài này HS biết.
- Xác định được vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
- Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
II- Chuẩn bị : 
- Bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam.
- Bản đồ( lược đồ) Hà Nội.
- Tranh ảnh về Hà Nội.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A- KTBài cũ: Trình bày một số đặc tính tiêu biểu về hạot đông sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- GV nhận xét ghi điểm.
B- Bài mới:
* Giới thiệu bài :
HĐ1: Hà Nội là thành phố Trung tâm ở đông bằng bắc bộ.
- y/c HS quan sát lược đồ, bản đồ hành chính , giao thông VN tìm và chỉ vị trí thủ đô Hà Nội và cho biết Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
+ Cho biết từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại phương tiện giao thông nào.
+ Từ tỉnh em đến Hà Nội bằng loại phương tiện giao thông nào?
GV: Hà Nội là TP lớn nhất ở miền Bắc.
HĐ2: Thành Phố cổ đang ngày càng phát triển.
+ Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác, tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
+ Khu phố cổ có những đặc điểm gì? ( ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa đường phố) 
+ Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội?
- Gọi vị trí khu phố cổ, khu phố mới.
HĐ3: Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
+ Tìm những hình ảnh(dẫn chứng) Hà Nội là Trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
+ Kể tên một số trường ĐH , viện bảo tàng ở Hà Nội?
+ Hảy kể tên danh làm thắng cảnh ở Hà Nội mà em biết.
C- Củng cố dặn dò:
- y/c HS chỉ vị trí: Nêu đặc đỉêm tiêu biểu của TP Hà Nội.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài – chuẩn bị bài. 
-HS trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp .
-HS chỉ vị trí: Giáp Hưng yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây.
-Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không.
-Ô tô, xe máy, tầu
-Hoạt động nhóm.
-HS dựa vào sgk, tranh ảnh, hiểu biết thảo luận theo gợi ý.
Thăng Long, Hà Nội, Đại La, Đông Đô, đến nay được 995 tuổi.
-.. Phố cổ gồm các phố phường làm nghề thủ công, gần hồ Hòan Kiếm.
-Vẫn là nơi buôn bán tấp nập, ngày càng được mở rộng, hiện đại.
-HS nêu. 
-HS khác bổ sung, kết hợp xem tranh ảnh.
-Hoạt động 4 nhóm.
-Dựa vào tranh ảnh, sgk, vốn hiểu biết.
-Chính trị: nơi àm việc cuả các cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước.
-Vh, KH: Viện nghiên cứu, trương đại học, viện bảo tàng .
-HS nêu.
-Viện bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học..
-Chỉ vị trí các di tích  lược đồ.
Tập làm văn 
Luyện tập miêu tả đồ vật
I-Mục tiêu:
- HS biết dựa vào bài lập dàn ý tả đồ vật giờ trước để viết bài văn tả đồ vật mà em thích có đủ 3 phần: Mở bài- thân bài- kết bài. 
- Biết cách chọn ý và diễn đạt.
II-Đồ dùng dạy học:
Dàn ý tả đồ chơi.
III-Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS giới thiệu một trò chơi hay lễ hội ở quê em.
Nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- HD chuẩn bị bài viết:
- Gọi HS đọc đề bài.
-HS đọc gợi ý trong SGK.
-HS đọc lại phần dàn ý mà mình đã chuẩn bị giờ trước.
HD HS xây dựng kết cấu 3 phần của bài.
+ Chọn cách mở bài.
+ Gọi HS trình bày mở bài của mình.
+ Chọn từng đoạn thân bài hay kết bài.
+Chọn đoạn kết bài.
 3-Luyện viết bài:
Cho HS yên tĩnh viết bài.
Thu bài.
C- Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét tiết học. Về nhà viết bài.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 4HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
- HS đọc lại các dán ý của mình.
- HS nhận biết.
- 2 HS khá đọc bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc.
Nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày mẫu kết bài không mở rộng và trình bày theo kiểu mở rộng.
Thể dục:
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
-trò chơi: lò cò tiếp sức
I.Mục tiêu:
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”
- Có ý thức học tập tốt.
II-Địa điểm- phương tiện:
- Sân trường
-1 còi, vạch sẵn các vạch để tập đi. 
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
ĐL
Hoạt động của trò
1- Phần mở đầu:
- Tập trung kiểm tra sĩ số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung dạy học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Khởi động xoay các khớp.
 2- Phần cơ bản:
a- Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
- GV Cho HS ôn Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
GV điều khiển lớp đi theo đội hình 2-3 hàng dọc. Các tổ tự luyện tập. 
- GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS.
- Tổ chức biểu diễn bài TD giữa các tổ.
b- Trò chơi: “ Lò cò tiếp sức”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Gọi HS làm thử sau đó cho HS chơi tiếp. GV cho HS chơi trò chơi.
- Quan sát nhận xét- biểu dương người thắng cuộc
3- Phần kết thúc: 
- Cho HS chạy thường quanh sân 1-2 vòng xong về tập hợp thành hàng ngang, làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống bài và đánh giá nhậnxét.
6-10
18-22
5-6
-Lớp trưởng tập trung 3 hàng.
-HS chạy chậm một hàng dọc quanh sân.
-Làm các động tác xoay các khớp.
-HS chơi trò chơi: Chẵn lẻ.
-Đứng tại chỗ hát tập thể.
HS nghe theo hiệu lệnh của GV.
Cả lớp thực hiện dưới sự điều khiển của cán bộ lớp.
Các tổ thực hiện.
- Cả lớp tập luyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 
 - Cả lớp thực hiện - GV theo dõi, uốn nắn.
HS nghe GV hướng dẫn, phổ biến cách chơi.
Thực hiện chơi.
 - HS làm động tác thả lỏng.
 - Chú ý nghe GV dặn dò.
Chiều
TOAÙN
Chia cho số có ba chữ số
I . Mục tiêu:
 - Củng cố để HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số( chia hết và chia có dư)
 - Rèn kĩ năng chia cho số có ba chữ số cho HS.
II. các hoạt động dạy học
 * GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở luyện
Bài 1:
 - GV nêu yêu cầu bài : Đặt tính rồi tính
 - Cho cả lớp thực hiện phép chia vào vở
 - Gọi 4 HS lên bảng thực hiện các phép chia
 - Dưới lớp cho HS nhận xét từng phép chia
 - GV hỏi HS nêu cách chia từng phép tính
 - HS khác nhận xét ,chữa bài 
 - GV nhận xét chung và chữa từng phép chia.
Bài 2:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài- 1 HS nêu
 - GV hướng dẫn HS cách làm tính bằng cách thuận tiện nhất
 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở
 - Gọi 2 HS lên bảng làm và giải thích cách làm
 - HS khác nhận xét cách làm của bạn
 - GV chữa bài và bổ sung thêm.
Bài 3:
 - GV nêu yêu cầu bài tập
 - GV viết phép tính lên bảng và gợi ý cách tìm x
 - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở
 - Gọi 1 HS lên bảng và nêu cách làm bài, dưới lớp nhận xét
 - GV nhận xét và chữa bài.
 * Củng cố ,dặn dò
 - Gọi 1 HS nêu lại cách chia cho số có 3 chữ số
 - Nhận xét giờ học . Tuyên dương nhữnh HS học tốt.
Luyện Tập làm văn
Luyện tập: Luyện tìm ý, làm dàn ý miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho học sinh kĩ năng tìm ý và lập dàn ý miêu tả đồ vật
 - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
II. các hoạt động dạy học
1. Giáo viên chép đề bài lên bảng: Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt của em đang học
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài
 ? Đề bài thuộc thể loại văn nào đã học? ( miêu tả)
 ? Đồ vật được tả là gì? ( quyển sách Tiếng Việt của em đang học)
 - Học sinh đọc nhẩm lại đề bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập
 - GV yêu cầu HS dựa vào vở bài tập để làm bài
 - Học sinh dựa vào gợi ý tìm ý theo mẫu có sẵn trong vở luyện.
 - Gọi 1 HS đọc lại phần gợi ý trong vở luyện, cả lớp theo dõi.
 - Giáo viên hướng dẫn HS yếu
 - Học sinh cả lớp tự làm bài vào vở.
 - Gọi 4,5 HS đọc dàn ý trước lớp
 - Lớp nhận xét và bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét chung và bố sung thêm.
4. Củng cố , dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Khoa học 
không khí gồm có những thành phần nào?
I-Mục tiêu:
- HS được làm thí nghiệm để chứng minh không khí có2 thành phần là khí ôxy duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy. 
- Hiểu trong không khí còn có những thành phần khác. 
II-Đồ dùng dạy học: 
- GV: hình vẽ 66, 67 SGK.
- Đồ dùng thí nghiệm: Lọ thuỷ tinh, nến chậu thuỷ tinh, vật dùng để kê, nước vôi trong.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS trả lời câu hỏi:
- Nêu những tính chất của không khí.
B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Kiểm tra việc chuẩn bị các dụng cụ để làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc mục Thực hành để biết cách làm.
- HS tiến hành làm thí nghiệm – GV theo dõi giúp đỡ HS. 
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Lớp nhận xét, kết luận: Kết luận: SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Kiểm tra đồ dùng thí nghiệm của HS.
- HS làm thí nghiệm: GV đi tới giúp đỡ. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
C- Củng cố- Dặn dò:
- GV củng cố lại nội dung của bài.
- Về nhà học thuộc bài.
1HS trả lời – Lớp nhận xét.
HS thaỏ luận nhóm qua thí nghiệm: Có phải không khí gồm 2 thành phần ...?
HS trình bày.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
Không khí có 2 thành phần- 1 thành phần duy trì sự cháy, còn một thành phần không duy trì sự cháy. 
 - HS nhận biết yêu cầu của bài.
HS làm việc cá nhân. 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận.
Sinh hoạt tập thể 
kiểm điểm nề nếp học tập
I- Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 16.
- HS tự đánh giá trong nhóm về thực hiện nề nếp, thực hiện học tập của từng các nhân trong nhóm của mình.
- Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần sau.
II- Chuẩn bị:
- GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III- Hoạt động chính:
1. Lớp trưởng nêu nội dung sinh hoạt:
- Đánh giá hoạt động nề nếp, hoạt động học tập của từng nhóm trong tuần.
- Nhóm trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm của từng các nhân trong nhóm.
- Tuyên dương cá nhân có tiến bộ, có kết quả học tập tốt: 
2. Các nhóm trưởng nhận xét từng thành viên trong nhóm mình.
3. Lớp trưởng đánh giá nhận xét của nhóm trưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_tran_nguyet_quang_ban_dep_2_cot_chuan.doc