Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2010-2011 (Tích hợp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2010-2011 (Tích hợp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU

-Nu dược lợi ích của lao động

-Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân

-Không đồng tình với biểu hiện lười lao động

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Kĩ năng xác định giá trị của lao động

-Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

-Thảo luận

-Dự n

IV. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

GV: -SGK

-Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.

HS : - SGK

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động

2. KTBC: Yêu lao động

-Lao động sẽ có ích lợi gì?

-Mọi người cần có thái độ như thế nào với người lao động ?

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm 2010-2011 (Tích hợp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ/ngày
Tiết
Mơn
Tên bài dạy
Hai
6/12/2010
1
2
3
4
5
TĐ
T
ĐĐ
LS
KT
Rất nhiều mặt trăng
LUYỆN TẬP
YÊU LAO ĐỘNG (T2)
Ơn tập
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T3)
Ba
7/12/2010
1
2
3
4
5
CT
T
KH
LTVC
TD
Mùa đơng trên rẻo cao (nghe viết)
Luyện tập chung
Ơn tập KTHK I
CÂU KỂ: AI LÀM GÌ?
Tư
8/12/2010
1
2
3
4
5
TĐ
MT
T
ĐL
TLV
Rất nhiều mặt trăng (tt)
Dấu hiệu chia hết cho 2
Ơn tập
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
Năm
9/12/2010
1
2
3
4
5
LTVC
T
KC
TD
ü
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Dấu hiệu chia hết cho 5
Một phát minh nho nhỏ
Sáu
10/12/2010
1
2
3
4
5
KH 
T
TLV
H
SHTT
KIỂM TRA HK I
Luyện tập 
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
Ơn tập 2 bài TĐN số 2, số 3
Sinh hoạt
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 17
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
ĐẠO ĐỨC 
YÊU LAO ĐỘNG (T2)
(TÍCH HỢP KNS)
I. MỤC TIÊU
-Nêu dược lợi ích của lao động
-Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân
-Khơng đồng tình với biểu hiện lười lao động
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Kĩ năng xác định giá trị của lao động
-Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ DỤNG
-Thảo luận
-Dự án
IV. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
GV: -SGK 
-Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
HS : - SGK
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. KTBC: Yêu lao động
-Lao động sẽ có ích lợi gì?
-Mọi người cần có thái độ như thế nào với người lao động ?
3. Dạy bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài: Yêu lao động (t2)
Hoạt động 1: Liên hệ bản thân
 (Bài tập 5- SGK/26)
thảo luận
 GV nêu yêu cầu bài tập 5.
 -Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
 -GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 3, 4, 6- SGK/26)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 3, 4, 6.
 Bài tập 3: Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các Anh hùng lao động, của các bạn HS trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.
 Bài tập 4: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 Bài tập 6: Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.
 Kết luận chung:
 +Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
 +Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
4.Củng cố 
5.Dặn dò:
 -Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
 -Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
 -Chuẩn bị bài Kính trọng biết ơn người lao động
-HS chú ý lắng nghe
-HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
-Lớp thảo luận.
-Vài HS trình bày kết quả.
-HS chú ý lắng nghe
-HS kể các tấm gương lao động.
-HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe.
Hs trả lời
4. Củng cố – dặn dò
-Vì sao chúng ta cần phải yêu lao động?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài mới: Kính trọng biết ơn người lao động
TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU
-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
-Hiểu nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁCï HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động
KTBC: Trong quán ăn “Ba cá bống”
Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu “Rất nhiều mặt trăng”
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
-Gọi HS đọc toàn bài
-Cho HS đọc trước một lần
-HS chia đoạn
-Gọi HS đọc chú giải kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc từ khĩ
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Vài HS đọc đoạn trước lớp
-GV đọc tồn bài
Hoạt động 3: tìm hiểu bài
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
1.Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
-Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
2.Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của nàng công chúa?
-Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
GV nhận xét và chốt ý 
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
3.Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
4.Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? 
-GV nói thêm: Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn, của các quan đại thần và những nhà khoa học.
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
-Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
-Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
-GV nhận xét và chốt ý 
-Yêu cầu HS đọc lướt lại bài tìm nội dung chính của bài.
-Hãy nêu nội dung của bài?
-GV tổng hợp
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
-GV mời 3 HS đọc truyện theo cách phân vai (người dẫn truyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ)
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em
-GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thế là chú hề bằng vàng rồi) 
-Từng cặp HS luyện phân vai
-Một vài nhĩm HS thi đọc diễn cảm
-GV và lớp nhận xét 
-HS đọc một lần, các HS khác theo dõi trong SGK
-HS chia
+Đoạn 1: “Ở vương quốc mặt trăng”
+Đoạn 2: “Vua cho bằng vàng rồi”
+Đoạn 3: “Chú hềkhắp vườn”
-HS đọc chú giải, luyện đọc từ khĩ
-HS đọc nối tiếp hai đoạn
-HS đọc theo cặp
-HS đọc
-HS chú ý theo dõi trong SGK
HS đọc thầm đoạn 1
-Công chúa muốn có mặt trăng & nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng
-Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
-Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được
-Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
-HS chú ý lắng nghe
-HS đọc thầm đoạn 2
-Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã / Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn
-HS nêu
-HS đọc thầm đoạn 3
-Chú tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo nó vào cổ
-Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp khu vườn.
-Nhiều HS nêu
-HS viết nội dung vào tập
-Một tốp 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai 
-HS điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
-HS luyện đọc
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS chú ý lắng nghe
-HS nghe.
4. Củng cố – dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài mới: Rất nhiều mặt trăng (tt)
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
-Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số
-Biết chia số cĩ hai chữ số
-BTCL: BT1a, BT2a
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁCï HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài mới: Luyện tập 
BT1a 
-Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
BT2a 
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt
240 gói : 18 kg
 1 gói : .g ?
GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3 
 -Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 -GV yêu cầu HS tự làm bài .
Tóm tắt
Diện tích: 7140 m2
Chiều dài: 105 m 
Chiều rộng:  m?
Chu vi :  m?
-HS đặt tính rồi tính.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một bài, HS cả lớp làm bài vào vở
-HS nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bàivào vở. 
 Bài giải
18 kg = 18 000 g
Số gam muối có trong mỗi gói là :
18 000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số : 75 g
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vàovở.
Bài giải 
Chiều rộng của sân vận động là:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là:
(105 + 68) x 2 = 346 (m) 
 Đáp số : 68 m ; 346 m
4. Củng cố - dặn dị
 -Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung
LỊCH SỬ
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
-Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Trần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. KTBC: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
3. Dạy bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: Ơn tập
Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động1: 3 giai đọan lịch sử
-Từ bài 7 đến bài 14, chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào?Nêu thới gian của từng giai đoạn?
Hoạt động 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
-Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu hS thảo luận theo gợi ý:
+Từ buổi đầu độc lập đến thời Trần (giữa thế kỉ XIV), trong quá trình dựng nước và giữ nước có những sự kiện nào tiêu biểu?
+Em hãy kể lại một trong những sự kiện, hiện tượng tiêu biểu đó?
-Gọi đại diện các nhóm trình bày.
-GV và kết  ... i toán chia (cột bên trái: các số chia hết cho 5, cột bên phải: các số không chia hết cho 5)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 2
-Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
-1 HS làm lại BT2.
-GV nhận xét, chấm điểm.
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài mới: Dấu hiệu chia hết cho 5
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
Mục đích: Giúp HS tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 5 không chia hết cho 5.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia hết cho 5
Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5
+GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 5 cột có ghi sẵn các phép tính
+Các nhóm tính nhanh kết quả và ghi vào giấy
+HS chú ý các số chia hết có số tận cùng là các số nào, các số không chia hết có số tận cùng là các số nào để từ đó có thể rút ra kết luận
Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5”.
+Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số tận cùng không phải là 0, 5 thì không chia hết cho 5
- Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
Bước 5: GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng bên phải nếu là 0 hay 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số tận cùng khác 0, 5 thì số đó không chia hết cho 5.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS chọn ra các số chia hết cho 5. Yêu cầu HS giải thích lí do vì sao chọn số đó.
Bài tập 4: HS làm vào vở
Cách 1: Cho HS tìm các số chia hết cho 5 trước, sau đó xét xem nó có chia hết cho 2 không, nếu có thì chọn.
Cách 2: Trước khi cho HS tự làm bài, GV có thể gợi ý để HS tự phát hiện ra dấu hiệu của các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 theo các bước sau:
+Bước 1: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 (cách số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8)
+Bước 2: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5 (cách số có chữ số tận cùng là 0, 5)
+Bước 3: Cả 2 dấu hiệu chia hết trên đều căn cứ vào chữ số tận cùng, có chữ số tận cùng nào giống nhau trong 2 dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 ở trên? (GV tô đậm hoặc dùng viết màu viết lại số đó: số 0)
+Bước 4: GV hỏi: vậy để một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì tận cùng phải là chữ số mấy? 
tự làm bài vào vở các câu khác 
-HS tự tìm và nêu
-HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5.
-Vài HS nhắc lại.
-Vài HS nhắc lại.
-HS làm bài
-HS nêu và giải thích
-HS thực hiện theo hướng dẫn và lựa chọn được
a) Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 là: 660, 3000.
b) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35, 945.
-HS trả lời
-HS tự làm
4. Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài mới: Luyện tập
 KỂ CHUYỆN
MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. MỤC TIÊU
-Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK ), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
-Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. KTBC: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: GV kể chuyện
-Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ trên bảng.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
a)KC theo nhóm
-Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ tập kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo cặp
b)Thi KC trước lớp
-Cho HS thi kể trước lớp.
+Theo nhóm kể nối tiếp.
+Kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.
-Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Chốt các ý kiến.
-HS nghe
-HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK
-Từng nhóm 2 HS tập kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
-HS thi kể chuyện.
-Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho nhóm kể.
-Bình chọn bạn kể hay.
-Phát biểu về ý nghĩa câu chuyện.
-HS chú ý lắng nghe
4. Củng cố - dặn dò
-Qua câu chuyện em học được điều gì?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài mới: Ơn tập
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
KHOA HỌC
KIỂM TRA CUỐI HK I
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
-Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
-Nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản
-BTCL: BT1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động
2. KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 5
Yêu cầu vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5. 
Cho ví dụ minh họa chỉ rõ số chia hết cho 2, 5; số không chia hết cho 2, 5.
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu: Luyện tập
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài, sau đó chữa bài.
-Khi chữa bài GV cho HS nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn số đó?
Bài tập 2:
-Tiến hành tương tự bài 1.
-Cho HS làm cá nhân 
Bài tập 3
-Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nêu lí do chọn các số trong từng phần 
-HS làm bài
a)Số chia hết cho 2: 4568, 66814, 3576, 900, 2050.
b)Số chia hết cho 5: 2050, 900, 2355.
-HS làm bài vào vở. HS lên bảng sửa
a)100, 200,222,
b)100,105,110,
-HS trao đổi, làm bài, đại diện một vài em trình bày
a) 480, 2000, 9010
b) 296, 324
c) 345, 3995
4. Củng cố – dặn dị
-Nêu dấu hiệu cùng chia hết cho 2 và 5?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài mới: Dấu hiệu chia hết cho 9.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤCTIÊU
-Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ,nội dung miêu tả của từng đoạn ,dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách ( BT2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Một số kiểu, mẫu cặp sách của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động
KTBC: “Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật”
Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật”
Luyện tập
 Bài 1: 
-Cho HS đọc nội dung BT1 và lần lượt thực hiện các yêu cầu của BT
-GV 
Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn?
Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu đoạn bằng những từ ngữ nào? 
Bài tập 2:
-GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập
-GV nhắc HS lưu ý:
+Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn (không phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết dựa theo các gợi ý a, b, c.
+Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cái cặp của các bạn khác, cần chú ý những đặc điểm riêng của cái cặp. Kết hợp quan sát với tìm ý (ghi các ý vào giấy nháp)
+Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả.
-GV nhận xét
Bài tập 3:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
-GV nhắc HS chú ý: đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình.
-GV nhận xét
-GV chọn 1 – 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, chấm điểm
-HS đọc yêu cầu bài tập
-Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh.
-HS trả lời cả 3 câu hỏi. 
-Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài.
-Đoạn 1: Tả hình dáng bên 
ngoài chiếc cặp.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
-Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tuơi 
Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ 
Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn. 
-HS đọc yêu cầu của bài tập & các gợi ý 
-HS lắng nghe.
-HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách theo các gợi ý a, b, c
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình
-HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý 
-HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách theo các gợi ý a, b, c
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình
-HS nghe.
4. Củng cố – dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I.
HÁT
ÔN TẬP HAI BÀI TĐN SỐ 2, SỐ 3
I.MỤC TIÊU :
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca một số bài hát đã học.
-Tập biểu diễn bài hát
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV
Nhạc cụ: Băng nhạc các bài hát, máy nghe. 
HS
SGK, Nhạc cụ gõ. 
III. CÁCï HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu 
Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động 
Nội dung 1 
Ôn tập TĐN số 2, số 3 
Hoạt động 1: GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu của từng bài TĐN.
Hoạt động 2: 
HS đọc từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp. 
HS đọc từng bài TĐN sau đó ghép lời ca. 
GV kiểm tra, đánh giá. 
-HS tập đọc nhạc. 
-HS đọc
-HS đọc ghép lời ca
3. Củng cố - dặn dị
 -Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài mới: Tập biểu diễn bài hát

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_17_nam_2010_2011_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc