Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

1. ổn định tổ chức (2)

2. Kiểm tra bài cũ(3)

- Đọc truyện: trong quán ăn “Ba cá bống”

-Em thấy những hình ảnh ,chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú?

- Nhận xét.

3. Bài mới(30)

A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a, Luyện đọc:

- Chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầù.Mặt trăng cho công chúa

+ Đoạn 2: Tiếp .bằng vàng rồi.

+ Đoạn 3: còn lại.

- Tổ chức cho HS đọc đoạn.

- GV sửa phát âm, ngắt giọng cho HS, giúp HS hiểu nghĩa một số từ.

-Vời nghĩa là thế nào?

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày soạn: 29- 12- 2007
Ngày giảng: 31/12/2007
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2007
Tiết 1:
Chào cờ:
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 .
Tập đọc:
Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
1, Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
2, Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Đọc truyện: trong quán ăn “Ba cá bống”
-Em thấy những hình ảnh ,chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú ?
- Nhận xét.
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : Từ đầù...Mặt trăng cho công chúa
+ Đoạn 2 : Tiếp ...bằng vàng rồi.
+ Đoạn 3 : còn lại.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn.
- GV sửa phát âm, ngắt giọng cho HS, giúp HS hiểu nghĩa một số từ.
-Vời nghĩa là thế nào ?
- GV đọc mẫu.
-Hướng dẫn cách đọc .
b, Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- Trước yêu cầu đó, nhà vua đã làm gì?
- Các quan, các nhà khoa học nói như thế nào với nhà vua về đòi hỏi của công chúa?
- Vì sao họ lại nói như vậy?
Đoạn 2:
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và nhà khoa học ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với người lớn?
Đoạn 3:
- Sau khi biết ý muốn của công chúa, chú hề đã làm gì?
- Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà?
-Nội dung của bài nói lên điều gì .
, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS đọc truyện.
Tự trả lời .
- HS chia đoạn: 3 đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
-Vời :Cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng .
- HS đọc đoạn trong nhóm 3.
- 1-2 HS đọc toàn bài .
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc đoạn 1.
- Cô muốn có mặt trăng, nếu có mặt trăng thì cô sẽ khỏi bệnh.
- Nhà vua cho vời các quan, các nhà khoa học để tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được.
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- HS đọc đoạn 2.
- Chú hề không nghĩ như vậy, chú nghĩ đây chỉ là ước muốn của trẻ con.Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã .....
- Mặt trăng to hơn ngón tay của cô, treo ngang ngọn cây, được làm bằng vàng.
- Chú hề đoán được ý nghĩ của công chúa về mặt trăng.Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn ,đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng ,lớn hơn ngón tay của công chúa ,cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ .
- Công chúa vui sướng, ra khỏi giường bệnh, chạy khắp vườn.
-Cách nghĩ của trẻ em về thé giới ,về mặt trăng rất ngộ nghĩnh ,rất khác với người lớn .
- HS luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
-Công chúa nhỏ rất ngây thơ và đáng yêu ./Chú hề rất thông minh ./các nhà khoa học và đại thần không hiểu trẻ em.
Tiết 3 . Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học .
-Nội dung bài .
III. Các hoạt động dạy học;
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
-Nhận xét –tuyên dương.
3. Bài mới (30’)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
B. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
-Giáo viên theo dõi hướng dẫn .
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
Giáo viên theo dõi hướng dẫn .
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
- Luyện tập chia cho số có ba chữ số.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
-Học sinh mở vở ,để giáo viên kiểm tra .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu lại cách thực hiện chia.
25275 108 54322 346
0467 234 0526 157
 0355 1215
 031 000
86679 214 106141 413
01079 405 2354 257
 009 2891
 000
123220 404 172869 258
 02020 305 1806 670
 000 0009
- HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
 Đổi: 18 kg = 18000 g.
 Một gói có số gam muối là:
 18000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g.
- HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
 Chiều rộng của sân bóng đá là:
 7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi của sân bóng đá là:
 (105 + 68) x 2 = 346 (m)
 Đáp số: 68 m; 346m.
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 4 . Lịch sử:
Ôn tập học kì 1.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố những kiến thức về:
- Nhà nước đầu tiên của nước ta và tiếp nối một số sự kiện tiêu biểu khác trong nhà nước Âu Lạc.
- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong đấu tranh giành độc lập, dựng nước và giữ nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh các bài đã học, phiếu câu hỏi thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
- Y/c HS đọc thuộc ghi nhớ bài 14.
- Nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới (30’)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS ôn tập.
- GV chuẩn bị câu hỏi ra phiếu.
-Tổ chức cho HS bốc thăm câu hỏi và trả lời:
+ Nhà nước đầu tiên ra đời vào năm nào? Tên là gì? Đặc điểm tiêu biểu?
+ Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong đấu tranh giành độc lập?
+ Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Ha Bà Trưng, chiến thắng Bạch Đằng?
+ Nêu một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong buổi đầu độc lập ( 938-1009). Họ làm được những gì?
+ Nhà Lí đã làm được gì trong thời gian trị vì đất nước?
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nhận xét thống nhất các ý kiến trả lời của từng câu hỏi.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhâu trình bày.
- HS bốc thăm câu hỏi và trả lời.
- HS cùng trao đổi về câu trả lời của bạn.
-Văn lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta .Ra đời khoảng 700 năm trước công nguyên. Đời sống của người dân chủ yếu là trồng lúa ,khoai ,cây ăn quả ,ươm tơ dệt vải ,đúc đồng ,nặn đồ đất ,đóng thuyền .ở nhà sàn ,sống quây quần thành làng .
+ Năm 40 khởi nghĩa hai Bà Trưng
+ Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu
+ Năm 512 khởi nghĩa Lí Bạch
+ Năm 550 khởi nghĩa Triệu Quang Phục
+ Năm 722 khởi nghĩa Mai Thúc Loan
+ Năm 766 khởi nghĩa Phùng Hưng
+ Năm 905 khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
+ Năm 931 khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
-ý nghĩa của khởi nghĩa hai bà trưng :sau hơn 200 năm bị khong kiến nước ngoài đô hộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập .Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặn ngoại xâm .
-ý nghĩa của chiến thắng bạch đằng :Mùa xuân năm 939,Ngô Quyền xung vương ,đóng đô ở cổ loa .Đất nước được độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến xâm lược 
+ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân .
+Lê Hoàn nên ngôi vua lãnh đạo nhân dân đánh đuổi kẻ thù .
-Nhà lý rời đô ra thăng long xây dựng đất nước ngày càng giầu mạnh .
-Nhà trần thành lập .rất quan tâm tới việc đắp đê ,giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc .
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 5 .
Thể dục:
Rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. trò chơi: nhảy lướt sóng.
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Trò chơi: Nhảy lướt sóng. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ chơi trò chơi Nhảy lướt sóng.
III. Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Định lương
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho HS khởi động.
2, Phần cơ bản:
2.1, Bài tập RLTTCB:
- Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông.
- GV tổ chức cho HS ôn tập.
- HS ôn bài tập RLKNCB. 
- Lưu ý HS khi thực hiện động tác.
- HS ôn tập thực hiện động tác:
+ GV điều khiển HS ôn tập.
+ Cán sự lớp điều khiển.
+ HS ôn luyện theo hàng.
- HS chơi trò chơi.
2.2, Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Nhảy lướt sóng.
3, Phần kết thúc:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết tập luyện.
6-10 phút
1-2 phút
18-22 phút
12-14 phút
6-7 phút
4-6 phút
2-3 phút
1-2 phút
1phút
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 *
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
 *
Ngày soạn : 30 – 12 –2007
Ngày giảng: 1/1/2007
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2008
Tiết 1: Toán 
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kĩ năng: 
- Thực hiện các phép tính nhân và chia.
- Giải bài toán có lời văn.
- Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đô.
II.Đồ dùng dạy học 
-Nội dung bài .
III. Các hoạt động dạy học;
1.ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới (30’)
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Hát.
-Học sinh mở vở để giáo viên kiểm tra .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách tìm thừa số, số chia, số bị chia,... chưa biết.
Thừa số
27
23
23
152
134
134
Thừa số
23
27
27
134
152
152
tích
621
621
621
20368
20368
20368
b. y/c HS làm bài.
Số bị chia
66178
66178
66178
16250
16250
16250
Số chia
203
326
326
125
130
125
Thương
326
203
203
130
125
130
Bài 2:Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có 3 chữ số.
- Tổ chức cho HS làm bài.
-Giáo viên theo dõi hướng dẫn .
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:Rèn kĩ năng đọc biểu đồ và xử lí số liệu trên biểu đồ.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5’)
-Nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thực hiện đặt tính và tính.
 ... dễ viết sai, lưu ý cách trình bày bài.
- GV đọc chậm rõ để HS nghe-viết bài
- Giáo viên đọc lại bài viết ..
- GV thu một số bài, chấm, nhận xét, chữa lỗi.
C. Hướng dẫn luyện tập;
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n.
- Tổ chức cho HS làm bài vào phiếu, vở.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
b.Điền vào ô trống tiếng có vần ât hay ấc ?
Bài 3: Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò(‘5)
- Luyện viết thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS viết.
-Học sinh mở vở bài tập để giáo viên kiểm tra .
- HS chú ý nghe GV đọc đoạn viết.
- HS đọc lại đoạn viết.
- HS luyện viết các từ dễ viết sai, viết lẫn.
VD: Sườn núi ,trườn ,sươnmg ,lao sao 
- HS nghe đọc, viết bài vào vở ..
- HS tự sửa lỗi trong bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- Một vài HS làm bài vào phiếu.
a.Các từ cần điền: loại, lễ, nổi.
b.các từ cần điền : Giấc ,đất ,,vất .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, vài HS làm bài vào phiếu.
-Giấc mộng ,-làm người –xuất hiện –nửa mặt –lấc láo –cất tiếng –lên tiếng –nhấc tràng - đất – lảo đảo – thật dài – nắm tay .
- HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Tiết 4: Khoa học:
Kiểm tra học kì 1.
 ( Đề do nhà trường ra )
Tiết 5 Kỹ thuật 
 Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
 ( Tiếp theo)
I, Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình khâu, thêu các mũi khâu thêu đã học.
- Mẫu khâu, thêu đã học.
III, Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức (1’ ) -Hát 
2, Kiểm tra bài cũ(3’ )
 -Kiểm tra đồ dúng của học simh .
3, Dạy học bài mới(27’)
3.1, Giới thiệu bài:
- GV gợi ý một số sản phẩm để HS cắt, khâu, thêu:
+ Khăn tay
+ Túi rút dây để đựng bút
+ Váy áo cho búp bê,...
3.2, Thực hành:
- Yêu cầu học sinh thực hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm.
- GV quy định thời gian và yêu cầu thực hành.
- GV quan sát, hướng dẫn bổ sung.
-Nhận xét tuyên dương.
4, Củng cố, dặn dò:(5’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS quan sát để lựa chọn mẫu sản phẩm.
- HS nối tiếp nêu tên sản phẩm lựa chọn để thực hành.
- HS thực hành.
-Học sinh trng bày sản phẩm của mình .
-Học sinh lắng nghe .
 Ngày soạn : 2 – 1 –2008 
Ngày giảng: 4/ 1/ 2008
 Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2008 .
Tiết 1: 
Lyện từ và câu:
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Trong câu kể Ai làm gì? vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Thường do động từ hoặc cụm động từ đảm nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Băng giấy viết câu kể ai làm gì? ở bài tập 1.
- Bài tập 1,2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Đọc đoạn văn bài tập 3.
- Cấu tạo của câu kể Ai làm gì?
-Nhận xét cho điểm .
3. Bài mới(30’)
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Phần nhận xét:
- Đoạn văn sgk.
- Đoạn văn gồm mấy câu? Đọc từng câu.
+Tìm các câu kể ai làm gì?Trong đoạnvăn đó
+ Xác định vị ngữ trong mỗi câu đó.
+ Nêu ý nghĩa của vị ngữ.
+ Vị ngữ trong mỗi câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
b. Ghi nhớ:sgk.
- Lấy ví dụ câu kể ai làm gì? có vị ngữ như trên.
c. Luyện tập:
Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
- Tìm câu kể Ai làm gì?
- Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
Bài 2: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Quan sát tranh, nói-viết 3-5 câu kể ai làm gì? miêu tả hoạt động của các bạn trong tranh.
-Nhận xét bổ xung .
VD: Bác bảo vệ đánh một hòi tróng dài .Từ các lớp ,học sinh ùa rasân trường .Dưới gốc cây bàng già ,bốn bạn túm tụm xem chuyện tranh .Giữa sân ,các bạn nam chơi đá cầu .Cạnh đó các bạn nữ chơi nhảy dây .
4. Củng cố, dặn dò(5’)
- Nêu lại phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau.
-Hát .
- HS nêu.
- HS đọc đoạn văn sgk.
- Có 6 câu, HS đọc lần lượt từng câu.
- HS xác định câu kể ai làm gì trong đoạn văn, xác định vị ngữ trong mỗi câu kể đó.
+ Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
+ Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
+ Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
-Vị ngữ nêu hoạt động của người ,của vật trong câu .
-Vị ngữ do động từ và các từ kèm theo nó .
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS lấy ví dụ.
+Cô giáo đang giảng bài .
+Học sinh lớp 4A đang lao động .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS gạch chân các câu kể ai làm gì trong đoạn văn.
+ Thanh niên/ đeo gùi vào rừng.
+ Phụ nữ/ giặt.giũ bên những giếng nước . 
+ Em nhỏ /đùa vui trước cửa nhà sàn.
+ Các cụ già/ chụm đầubên những ché rượu cần .
+Các bà ,các chi /sửa soạn khung cửi ..
- Xác định vị ngữ trong mỗi câu kể.
+ Đàn cò trắng /bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em /kể chuyện cổ tích.
+Bộ đội/ giúp dân gặt lúa .
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS ghép tạo thành câu kể ai làm gì.
- HS đọc các câu kể vừa tạo thành.
- HS quan sát tranh, hình dung các hoạt động của các bạn diễn ra trong tranh.
- HS trao đổi trong nhóm.
- 1 vài HS nói về hoạt động của các bạn 
trong tranh.
+ Các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây.dưới gốc cây mấy bạn nam đang đọc báo.
-Học sinh lắng nghe .
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 2: Toán: 
 Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp hai dấu hiệu chii hết cho 2 và 5 để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng bên phải là 0.
II. Đồ dùng dạy học .
 -Nội dung bài .
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
 - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, lấy ví dụ.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, lấy ví dụ.
3. Bài mới (30’)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Cho các số:
a, Số nào chia hết cho 2?
b, Số nào chia hết cho 5?
- Chữa bài.
Bài 2:
a, Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 2.
b, Viết ba số có ba chữ số chia hết cho 5.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Cho các số sau
a, Số nào chia hết cho 2và 5?
b, Số nào chia hết cho 2 và không chia hết cho 5.
c, Số nào chia hết cho 5 và không chia hết cho 2.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- Nhận xét.
Bài 5:
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề.
- Nhận xét.
4. Củng cố,dặn dò(5’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
HS nêu : Dấu hiệu chia hết cho 2 là các số tận cùng phải là số chẵn .
Dờu hiệu chia hết cho 5 là những số tận cùng là 0 hoặc 5 .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài:
a, 4568; 66814; 2050; 3576; 900.
b, 2050; 900; 2355.
- HS nêu yêu cầu.
- HS viết các số vào vở.
- HS nối tiếp nêu các số vừa viết được.
a. 532 , 798, 804.
b. 550, 365, 750
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài, xác định các số theo yêu cầu.
a, 480; 2000; 9010; 
b, 296; 324.
c, 345; 3995.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nhận xét: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là số có chữ số tận cùng là 0.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời: Loan có 10 quả táo.
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 3: Tập làm văn :
Luyện tập xây dựng đoạn văn trong 
bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu của đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số kiểu mẫu cặp sách học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (2’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
- Đọc đoạn văn tả hình dáng cái bút đã viết ở tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 2.
- Nội dung miêu tả từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ nào ?
- Nhận xét.
Bài 2: Viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em.
- Các gợi ý sgk.
- Tổ chức cho HS viết bài.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của em theo gợi ý.
- Tổ chức cho HS viết bài.
-Giáo viên theo dõi hướng dẫn .
- Nhận xét.
4. Củng cố,dặn dò(5’)
Nhắc nhở HS hoàn chỉnh đoạn văn bài tập 2,3
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS đọc đoạn văn đã viết.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo nhóm 2 đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.
- Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài.
+ Đoạn 1: Đó là.. long lanh.( tả hình dáng bên ngoại cặp )
+ Đoạn 2: Quai cặp... Ba lô( tả quai cặp, dây đeo )
+ Đoạn 3: Mở cặp..thước kẻ ( tả cấu tạo bên trong cặp )
- Đoạn 1;Đó là chiếc cặp/ màu đỏ tươi .
- Đoạn 2: Quai cặp/ làm bằng sắt không gỉ .
- Đoạn 3: Mở cặp ra/ ,em thấy trong cặp có tới ba ngăn .
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc các gợi ý sgk.
- HS viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp sách.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc gợi ý.
- HS viết đoạn văn.
-Đọc đoạn viết của mình .
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 4: Âm nhạc:
 Ôn tập. ( tiếp)
I. Mục tiêu:
Ôn tập TĐN:
- Tập đọc nhạc thang âm 5 nốt: Đô-rê-mi-son-la và Đô-rê-mi-pha-son.
- Tập các âm hình tiết tấu sử dụng nốt đen, móc đơn, nốt trắng, lặng đen.
- Đọc đúng 4 bài TĐN đã học.
II. Chuẩn bị:
- Sgk, vở ghi, nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV giới thiệu nội dung bài học:
Ôn tập các bài tập đọc nhạc đã học.
2. Phần hoạt động:
 - GV tổ chức cho HS ôn tập các hình tiết tấu của từng bài tập đọc nhạc.
- Tổ chức cho HS ôn tập từng bài tập đọc nhạc.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Kết thúc:
- Nhắc nhở HS ôn lại toàn bộ các bài hát đã học, ôn từng bài tập đọc nhạc.
- Nhận xét tiết học.
- chuẩn bị bài sau.
- HS chú ý nội dung ôn tập.
- HS ôn tập các hình tiết tấu theo từng bài.
-HS ôn tập lần lượt từng bài tập đọc nhạc
-Học sinh đọc theo nhóm –tổ –cá nhân .
-Học sinh lắng nghe .
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 17
I. Chuyên cần.
Nhìn chung các em đi học đều, trong tuần không có bạn nào bỏ học hay nghỉ học không lý do. 
II. Học tập.
Một số em đã có nhiều cố gắng trong học tập song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn lười học. Chưa có ý thức học và chuẩn bị bài ở nhà, trong lớp chưa chú ý nghe giảng.
- Giờ truy bài còn mất trật tự. Một số bạn còn thiếu đồ dùng học tập.
III. Đạo đức.
- Ngoan ngoãn lễ phép.
IV. Các hoạt động khác.
- Thể dục đều đặn, có kết quả tốt.
Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
V. Phương hướng tuần tới.
- Thi đua học tốt giữa các tổ.
- Rèn chữ đẹp vào các buổi học.
Tham gia các hoạt động Đoàn Đội của nhà trường
- Chuẩn bị ôn tập cho thi hết học kì I . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc