Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trung Sỹ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trung Sỹ

TOÁN(BS)

LUYỆN TẬP NHÂN, CHIA SỐ CÓ HAI, BA CHỮ SỐ.

A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh củng cố cách nhân, chia cho số có hai, ba chữ số.

- Kỹ năng : Học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.

- Thái độ: Giáo dục các em ham thích môn học

B. Chuẩn bị dạy học:

- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.

- Học sinh: Vở, bút dạ. VBT toán 4

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trung Sỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng
A. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Cách suy nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
B. Chuẩn bị dạy - học:
Tranh minh họa.
C. Các hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
HS đọc bài giờ trước. 
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe sửa sai, giải nghĩa từ, hướng dẫn ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì
- Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì
- Cho mời tất cả các vị đại thần các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được. 
? Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được 
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã! Chú cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách suy nghĩ của người lớn
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa.
- Mặt trăng treo ngang ngọn cây.
- Mặt trăng được làm bằng vàng.
? Sau khi biết rõ công chúa muốn có 1 “Mặt trăng” theo ý nàng chú hề đã làm gì
- Chú tức tốc chạy đến gặp thợ kim hoàn đặt ngay 1 mặt trăng bằng vàng lớn hơn móng tay ... vào cổ.
? Thái độ của công chúa thế nào
- Vui sướng chạy tung tăng khắp vườn.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 em đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai
- GV và cả lớp nhận xét.
2'
IV. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
______________________________
Toán
Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
B. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HS: Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự làm.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
240 gói: 18 kg
1 gói ... g?
Giải:
18 kg = 18000g
Số g muối có trong mỗi gói là:
18000 : 240 = 75 (g)
Đáp số: 75 g muối.
+ Bài 3: 
- GV cho HS ôn lại cách tính chiều rộng, chiều dài của hình chữ nhật.
HS: Đọc đầu bài tóm tắt và tự làm.
- 1 em lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở
Giải:
a. Chiều rộng sân bóng là:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi sân bóng là:
(105 + 68) x 2 = 346 (m)
Đáp số: a. Chiều rộng: 68 m
 b. Chu vi: 346 m.
- GV chấm bài cho HS.
2'
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học và làm bài tập.
_________________________
Buổi chiều:
chính tả
mùa đông trên rẻo cao
A. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả.
	- Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn l/n, ât/âc.
B. Chuẩn bị dạy - học:
Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ dễ lẫn và cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc và viết vào vở.
- Soát lại bài của mình, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV thu 10 - 12 bài chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
HS: Đọc thầm yêu cầu, đọc thầm lại đoạn văn và làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- 1 số HS làm bài trên phiếu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Loại nhạc cụ - lễ hội - nổi tiếng.
b) Giấc ngủ - đất trời - vất vả.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 số HS làm bài vào phiếu.
- Đại diện lên trình bày hoặc thi tiếp sức.
- GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng:
	Giấc mộng, làm người, xuất hiện, rửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.
2'
IV. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 -Về nhà học và làm lại bài tập.
____________________
Toán(BS)
Luyện tập nhân, chia số có hai, ba chữ số.
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh củng cố cách nhân, chia cho số có hai, ba chữ số.
- Kỹ năng : Học sinh có kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
- Thái độ: Giáo dục các em ham thích môn học
B. Chuẩn bị dạy học:
- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
- Học sinh: Vở, bút dạ. VBT toán 4
C. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : 
III. Dạy họcbài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:
Bài tập 1: Đặt tính và tính.
a- 152 x 134 b- 66178: 203 
 265 x 287 16250: 130 c. 39863: 251 20368: 152 
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2:Tính giá trị của biểu thức:
a) ( 357 x 45 + 74 x 357) : 119
b) 754 x 75 - 2262 x 25 + 4568
- GV chấm điểm một số bài, nhận xét, chữa bài cho HS.
Bài tâp3:Tìm x
a.517 xX =151481 b.195906:X=634
GV nhận xét, chữa bài
Bài 4:Phân xưởng A Có 84 người ,mỗi người dệt được 144 cái áo .Phân xưởng B có 112 người và dệt đươc số áo bằng sô áo của phân xưởng A.hỏi trung bình mỗi người ơ phân xưởng B dệt đươc bao nhiêu cái áo. 
- Học sinh tự nêu một phép tính nhân số có hai, ba chữ số và thực hiện phép nhân đó.
- Học sinh làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS làm vở.
- 3 HS làm bảng nhóm.
- HS làm vở nêu kết quả bài làm của mình.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.
- HS làm vở, 2 HS làm bảng.
- HS đoc yêu cầu 
- HS làm vở
- 1HS làm bảng 
Bài giải
Phân xưởng A dệt đước số áo là
 144 x 84 =12096 (cái áo)
Trung bình mỗi người ở phân xưởng B dệt được số áo là.
 12096 :112 = 108(cái áo)
 Đáp số: 108 cái áo.
2'
IV. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ học. Biểu dương những em làm bài tốt.
______________________
Tiếng việt (bs)
Luyện viết bài 17
A. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
B. Chuẩn bị dạy- học
Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
C. Các hoạt động dạy- học
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
3'
30'
I. Tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
III. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: Bài tập đọc cho ta hiểu thêm điều gì?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
HS thực hiện
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- Viết bài
2'
IV. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét 
	- Về nhà xem lại bài.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Luyện từ và câu
câu kể “ai làm gì?”
A. Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Trong câu kể “Ai làm gì?”, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
- Vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì?” thường do động từ và cụm động từ đảm nhiệm.
B. Chuẩn bị dạy học:
Phiếu học tập, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
HS: 2 - 3 HS lên bảng làm bài 3.
+ Bài 1:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1.
- HS1: Đọc đoạn văn tả hội đua voi.
- HS2: Đọc 4 yêu cầu của bài tập.
a) Yêu cầu 1:
HS: Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể theo mẫu Ai làm gì? phát biểu ý kiến.
- GV nghe, chốt lại ý kiến đúng:
	Đoạn văn có 6 câu, 3 câu đầu là những câu kể “Ai làm gì?”
b) Yêu cầu 2, 3:
HS: Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- 3 em lên bảng làm vào giấy.
- GV và cả lớp chốt lại lời giải đúng:
Câu
Vị ngữ
ý nghĩa của vị ngữ
1. Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
đang tiến về bãi
Nêu hoạt động của người, của vật trong câu.
2. Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
kéo về nườm nượp
3. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
c. Yêu cầu 4:
HS: Suy nghĩ, chọn ý đúng, phát biểu ý kiến (ý b).
	3. Phần ghi nhớ:
- 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: Tìm câu “Ai làm gì?”
HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở. 
- 1 số em làm bài trên phiếu.
- Lên trình bày bài trên phiếu.
GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng.
- Bà em + kể chuyện cổ tích.
- Bộ đội + giúp dân gặt lúa.
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu, quan sát tranh nhắc HS chú ý nói từ 3 - 5 câu miêu tả hoạt động các nhân vật trong tranh.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
HS: Nối tiếp nhau phát biểu.
IV. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
__________________________
Toán
Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính nhân và chia.
- Giải bài toán có lời văn.
- Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đồ.
B. Chuẩn bị: 
Phiếu học tập, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đặt tính rồi thực hiện tính ra nháp.
- 3 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 3: 
GV hướng dẫn các bước.
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt suy nghĩ tìm phép tính giải.
- Tìm số đồ dùng học toán sở đó đã nhận.
- Tìm số đồ dùng học toán của mỗi trường.
- 1 em lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Giải:
Sở đó đã nhận được số bộ đồ dùng là:
40 x 468 = 18 720 (bộ)
Mỗi trường đã nhận được số bộ đồ dùng học to ... riển chung
II. Phần cơ bản.
a. Đội hình đội ngũ
- Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng:Các tổ tập luyện theo khu vực đã được phân c”ng.Yêu cầu mỗi học sinh đều được tập làm chỉ huy ít nhấ 1 lần.GV đến từng tổ quan sát nhắc nhở giúp đỡ HS
b. Bài tập RLTTCB
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy.Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2-3 m. GV điều khiển chung nhắc nhở các em đảm bảo an toàn
* Từng tổ trình diễn đi đều theo 1-4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải trái 1 lần
c. Trò chơi vận động
- Trò chơi “Nhảy lướt sóng”.GV điều khiển cho HS chơi.Có thể cho các tổ thi đua,tổ nào có số bạn hoặc số lần vướng chân ít nhất, sẽ được biểu dương GV chú ý nhắc nhở các em đảm bảo an toàn
III. Phần kết thúc
- Cả lớp chạy chậm thả lỏng theo địa hình vòng tròn
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
- GV giao bài tập về nhà “n các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học ở lớp 3 nhắc những HS chưa hoàn thành phải “n luyện thường xuyên
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
____________________________
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
A. Mục tiêu:
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
B. Chuẩn bị:
Một số kiểu, mẫu cặp sách HS.
C. Các hoạt động dạy - học:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
HS: Phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 3 câu.
a. Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài.
b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài.
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c. Đoạn 1: Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi
 Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ...
 Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy trong cặp có tới 3 ngăn ...
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài yêu cầu chỉ viết 1 đoạn văn (không phải cả bài).
+ Cần chú ý tả những nét riêng của cái cặp.
HS: Đặt cặp trước mặt để quan sát và tả hình dáng bên ngoài cái cặp.
- GV nghe, nhận xét.
- Chọn 1 - 2 bài viết tốt, đọc chậm nêu nhận xét, chấm điểm.
- Nối tiếp nhau đọc cả đoạn văn của mình.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và gợi ý sau đó tự làm.
- GV nghe, nhận xét.
HS: Đọc bài của mình.
2'
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết lại cho hay.
_________________________
Toán
Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài, tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài vài yêu cầu giải thích tại sao lại chọn các số đó.
- 1 số em lên bảng làm.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, tự suy nghĩ làm vào vở.
- GV gọi 2 HS lên bảng.
- Tự đổi vở chéo nhau để kiểm tra. 
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
- Một số HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
a.	* Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0; 5.
	* Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8.
	* Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng là 0. Vì vậy ta chọn được các số sau: 480; 2000; 9010.
b. Làm tương tự.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 5:
HS: Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm rồi sau đó nêu kết quả.
- GV gọi HS nhận xét các nhóm, cho điểm mỗi nhóm.
VD: Loan có 10 quả táo.
2'
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
__________________________
Khoa học
Kiểm tra học kỳ i
A. Mục tiêu:
- Kiểm tra những kiến thức đã học ở học kỳ I.
- HS làm được bài kiểm tra học kỳ.
- Rèn luyện ý thức tự giác trong giờ kiểm tra.
B. Các hoạt động:
1. GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
2. GV phát đề cho từng HS, suy nghĩ làm bài.
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:
Lấy vào
Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn, nước
... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ...
Hô hấp
... ... ...
Bài tiết nước tiểu
... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ...
Mồ hôi
Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. Để có thể khỏe mạnh bạn cần ăn:
A. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất bột.
B. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất béo.
C. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều vitamin và khoáng.	
D. Thức ăn thuộc nhóm chứa nhiều chất đạm.
E. Tất cả các loại trên.
b. Việc không nên làm để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm là:
A. Chọn thức ăn tươi sạch có giá trị dinh dưỡng không có màu sắc, mùi lạ.
B. Dùng thực phẩm đóng hộp quá hạn, hoặc hộp bị thủng, han gỉ.
C. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.
D. Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay.
E. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
c. Để phòng bệnh do thiếu iốt, hàng ngày bạn nên sử dụng:
A. Muối tinh.	B. Bột ngọt.	C. Muối bột canh có iốt.
Câu 3: Nêu 3 điều em nên làm để:
a. Phòng chống 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
b. Phòng tránh tai nạn đuối nước.
Câu 4: Nêu ví dụ chứng tỏ con người đã vận dụng các tính chất của nước vào cuộc sống (Cho ví dụ).
- Nước chảy từ cao xuống thấp.
- Nước có thể hòa tan 1 số chất.
3. GV thu bài kiểm tra về chấm.
	- Nhận xét giờ kiểm tra. 
____________________________
Buổi chiều:
Toán(bs)
Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
B. Chuẩn bị day học:
 GA-VBT toán 4
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi vài HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1(tr 5VBT toán 4)
GV nhận xét kết luận.
Bài 2 (tr 5VBT toán 4)
GVHDHS làm tương tự bài 1
Bài 3(tr 5VBT toán 4)
 HS đọc yêu câu và làm bài vào vở
Bài 4 (tr 5VBT toán 4)
 Trong các số:345, 480, 296, 2000, 3995, 9010, 324.
a.Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là:..................................................
b.Các số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là:.....................................
c.Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là:.....................................
GV nhận xét kết luận.
Bài 5 (tr 5VBT toán 4)
HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, nêu ví dụ; dấu hiệu chia hết cho 5, nêu ví dụ.
HS lên bảng làm bài tập.
Dưới lớp làm bảng con.
Làm bài theo yêu cầu của GV
Nêu kết quả 
HS nêu các dấu hiêu chia hết cho 2, 5.
Và dấu hiêu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
HS làm bài vào vở.
HS làm bài trong vở bài tập.
Đọc kết quả làm bài.
2'
IV. Củng cố-dặn dò:
GV nhận xét chung giờ học.
____________________________
Tiếng Việt(bs)
Đoạn văn trong bài văn miêu tả.
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh tiếp tục củng cố về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
- Kỹ năng: HS xây dựng được đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho các em lòng ham thích học tập.
B. Chuẩn bị dạy học:
1- Giáo viên: Bài soạn, bảng nhóm.
2- Học sinh: bút dạ, vở
C. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
5'
28'
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Bài mới:
1, Giới thiệu bài 
2, Luyện tập 
Đề bài: Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ 
( báo thức hoặc treo tường) là người bạn thân thiết trong gia đình em. Hãy tả chiếc đồng hồ đó.
Theo đề bài trên, hãy:
a- Viết đoạn văn miêu tả vẻ bề ngoài của chiếc đồng hồ.
b- Viết đoạn văn miêu tả hoạt động và công dụng của chiếc đồng hồ đó.
- GV thu bài của HS, chấm bài và nhận xét.
HS nêu ghi nhớ của bài đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Học sinh làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh làm bài ra vở. 
2'
IV. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dăn HS về nhà ôn bài và làm bài tập.
_________________________________
Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần
A. Yêu cầu:
- Giúp học sinh nhận ra các ưu khuyết điểm của các em trong các tuần qua, từ đó giúp các em có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Đề ra phương hướng cho các tuần tiếp theo.
B. Nội dung:
I. Kiểm điểm hoạt động tuần 17 : 
1- GV nêu MĐ, ND giờ sinh hoạt.
2- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt:
+ Các tổ nêu kết quả theo dõi trong tuần 
+ Các cá nhân phát biểu ý kiến
+ Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua :
3- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
a. Ưu điểm:
	- Lớp đi học đúng giờ.
- Một số em có ý thức tốt trong học tập.
- Một số em có ý thức rèn chữ giữ vở.
b. Nhược điểm:
- Một số hay đi học muộn, ảnh hưởng đến thi đua của lớp.
- ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt.
- Một số em nhận thức yếu.
- Chữ viết hầu như xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
- Một số em nói chuyện riêng trong giờ.
 - Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt; cá nhân hoàn thành xuất sắc. 
- Nhắc nhở và đưa ra cách giải quyết những mặt lớp thực hiện chưa tốt, cá nhân còn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp, trường. 
II. Phương hướng tuần tới:
+ Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp do nhà trường và lớp đề ra. 
+ Nâng cao chất lượng học tập, phấn đấu có nhiều hoa điểm 10 hơn tuần trước. 
+ Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, Thể dục do đoàn đội phát động.
+ Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường lớp học, trường học.
Phần ký duyệt giáo án
Ban giám hiệu
Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 2 buoingay 3 cot.doc