Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng : - Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện sự bất lực của các vị quan, sự buồn bực cảu vị vua .

2. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài .

 - Hiểu ý nghĩa của bài Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .

3. Thái độ : Yêu cảnh vật thiên nhiên , yêu thích môn học .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 26 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Vui (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006
Tiết 1
Hoạt động tập thể
 Chào cờ
Tiết 2
Toán
Tiết 81: Luyện tập 
i. Mục tiêu
1.Kiến thức:
 Giúp HS củng cố về : Chia cho số có ba chữ số
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số .
-Củng cố kĩ năng giải bài toán có lời văn , chia một số cho một tích .
3. Thái độ: 
-Yêu thích môn học.
ii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi HS lên bảng làm tính: 54783 : 234; 456280 : 123
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài. (1phút)
2.2.GV tổ chức cho HS làm bài tập (30 phút)
Bài 1
- GV chữa bài trên bảng, cho HS báo cáo kết quả.
Bài 2: 
Yêu cầu HS hỏi nhau để nêu cách giải bài toán và nhắc HS cần đổi các đơn vị đo
Bài 3:
Gọi HS lên bảng làm bài , lớp làm vở .
GV chấm bài một số em, cho HS chữa bài trên bảng,GV chấm điểm
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau .
- HS thực hiện
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
-HS tự làm đặt tính và tính bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đề bài, 1HS lên bảng hỏi cho các bạn trả lời để tóm tắt bài toán.
- Cho HS tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- HS đọc đề bài, hỏi để tóm tắt bài toán.
- HS nhắc lại cách tìm chiều rộng khi biết diện tích và chiều dài, cách tìm chu vi hình chữ nhật.
Tiết 3
đạo đức
Bài 8: Yêu lao động (tiết 2) 
I Mục tiêu
- Đã soạn ở tiết1.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm việ theo nhóm đôi (BT5, SGK)
1. HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
2. GV mời một vài HS trình bày trước lớp. Lớp thảo luận, nhận xét.
3. GV nhận xét và nắc nhở HS cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ.
1. HS trình bày, giới thiệu cá bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được (BT3,4,6, SGK)
2. Cả lứop thảo luận, nhận xét
3. GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
Kết luận chung:
- Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả ngăng của bản thân.
Củng cố -dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- NHắc nhở HS thựuc hiện mục " Thực hành" trong SGK.
Tiết 4
Tập đọc
Bài 8: Yêu lao động (tiết 2) 
i. mục tiêu 
1. Kĩ năng : - Đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ .
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện sự bất lực của các vị quan, sự buồn bực cảu vị vua .
2. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài .
 - Hiểu ý nghĩa của bài Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .
3. Thái độ : Yêu cảnh vật thiên nhiên , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học :- Bảng phụ
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 4 HS đọc phân vai truyện Trong quán ăn " Ba cá bống", trả lời câu hỏi trong SGK 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (30phút)
a. Luyện đọc 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- Đoạn 1 : HS đọc thầm 
? Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa ?
? Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì ?
? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể nào thực hiện được ?
? Nội dung chính của đoạn một là gì ?
* Đoạn 2 : HS đọc 
? Nhà vua đã than phiền với ai ?
? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ?
? Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
- GV ghi ý chính của đoạn hai 
* Đoạn 3 : HS đọc 
? Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa ?
?Thái độ của công chúa như thế nào khi nhạn được món quà đó ?
? Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?
- GV ghi bảg ý chính của đoạn 3 .
? Câu chuyện rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì ?
- GV ghi nội dung chính của bài .
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc .
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm .
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau : Rất nhiều mặt trăng ( tiếp theo )
- HS đọc, trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong truyện .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- HS đọc, trả lời câu hỏi
- Ba HS đọc phân vai toàn bài .
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai .
Buổi chiều
Tiết 1
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi. 
i. mục tiêu
1. Kĩ năng:- Nắm được một số đồ chơi, trò chơi và một sốtrò chơi rèn luyện với sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người .
2. Kiến thức:-Hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ liên quan đến chủ điểm . Biết sử dụng những thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể .
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tìm hiểu từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ đề .
ii. đồ dùng dạy học 
- Vở BT
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi HS lên bảng nêu những trò chơi rèn luyện sức mạnh, trò chơi rèn luyện sự khéo léo.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài. (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập (30phút )
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Điền từ ngữ thích hợp vào bảng sau:
đồ chơi
Trò chơi
Dây thừng
Quả cầu
Cái diều
Viên bi
Kéo co 
Đá bóng
Chơi ô ăn quan
- Giúp HS biết tìm đồ chơi và trò chơi tương ứng.
Bài 2:Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải:
a. Chơi dao có ngày đứt tay
b. Chơi với lửa
c.Làm chơi ăn thật
d.ở chọn nơi, chơi chọn bạn
1.Làm một việc nguy hiểm
2.Làm không mất nhiều công nhưng kết quả lại được nhiều
3.Cần biết chọn bạn và chọn nơi sinh sống
4.Liều lĩnh thì sẽ gặp tai hoạ.
- Giúp HS hiểu thêm về một số câu tục ngữ, thành ngữ có liên quan đến chủ điểm.
Bài 3: Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ tên trò chơi bắt đầu bằng
a. Danh từ:
Cờ vua, ô ăn quan,........................
b. Động từ:
Nhảy dây. đá cầu,........................
- Chấm chữa bài.
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- Nhận xét tiết học .
- Dặn học sinh về nhà sưu tầm các câu tục ngữ , thành ngữ .
- HS thực hiện
- HS hoàn thành các bài tập vào vở
Tiết 2
Luyện từ và câu
Câu kể: Ai làm gì? 
i. mục tiêu
1. Kiến thức:- Hiểu được cấu tạo câu kể Ai làm gì ?
2. Kĩ năng 
- Tìm được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Sử dụng sáng tạo linh hoạt câu kể Ai làm gì khi nói hoặc viết .
3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả , ngữ pháp .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi một HS lên bảng làm bài 2 .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài . (1phút)
2. Dạy bài mới 
a, Nhận xét
- GV viết bảng : Người lớn đánh trâu ra cày .
- Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, từ chỉ người hoạt động là người lớn .
- GV kết luận lời giải đúng:
* Câu: Trên nương, mỗi người một việc cũng là câu kể nhưng không có từ chỉ hoạt động, vị ngữ của câu là cụm danh từ . 
Bài tập 3 
? Câu hỏi cho từ chỉ hoạt động là gì ?
? Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động ta hỏi thế nào ?
- Gọi HS đặt câu 
- GV nhận xét và kết luận: Tất cả những câu trên đều thuộc câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai làm gì ? thường có hai bộ phận . Bộ phạn trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì , con gì ) Gọi là chủ ngữ Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ? gọi là vị ngữ .
b. Ghi nhớ 
c. Luyện tập 
Bài 1 
- GV nhận xét , kết luận lời giải đuúng .
Bài 2 
- GV hướng dẫn HS gặp khó khăn .
- GV nhận xét , cho điểm
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
- HS thục hiện
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS đặt câu
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 
- HS đặt câu kể theo kiểu câu Ai làm gì ?
- HS đọc yêu cầu, nội dung .- HS tự làm bài 
- HS chữa bài 
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài .
- HS trình bày lời giải 
Tiết 3
Kỹ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1) 
i. Mục tiêu 
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành snả phẩm tự chọn của HS.
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu khâu, thêu
iii. các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Các hoạt động
Hoạt động : HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn 
- Yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu thêu đã học.
- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn chọn sản phẩm.
Hoạt động 2: HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình yêu thích 
- HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những HS yếu.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV đánh giá một số sản phẩm đã hoàn thành.
+ Sản phẩm tự lựa chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đã học .
- Tuỳ theo khả năng và ý thích các em có thể lựa chọn sản phẩm cho mình .
3.Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Chuẩn bị bài sau : Chuẩn bị dụng cụ tương tự cho tiết sau.
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Tiết 1
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
Trò chơi: Nhảy lướt sóng
 I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông.
 - Trò chơi: Nhảy lướt sóng
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu(6 - 10 phút)
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
* Trò chơi Chẵn lẻ: 2 - 3 phút.
2. Phần cơ bản (18 - 22 phút)
Bài tập RLTTCB
- Ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông.
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Nhảy lướt sóng
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương cá ... anh minh hoạ cho truyện trong SGK 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút) 
2.2. GV kể chuyện (10phút)
- GV kể lần 1, HS nghe .
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng .
2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20phút)
a. Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp 
- Cả lớp bình chọn nhóm , cá nhân kể chuyện hay nhất , hiểu truyện nhất .
3. Củng cố, dặn dò . (3phút)
- ? Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? 
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập 
- Hai , ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện .
- 1 vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
- HS kể xong đều trả lời câu hỏi do các bạn đưa ra .
Tiết 4
Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Hiểu được cấu tạo câu kể Ai làm gì ?
2. Kĩ năng 
- Tìm được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Sử dụng sáng tạo linh hoạt câu kể Ai làm gì khi nói hoặc viết .
3. Thái độ : ý thức viết đúng qui tắc chính tả , ngữ pháp .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi một HS lên bảng làm bài 2 .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Dạy bài mới (10phút)
a, Tìm hiểu VD 
- GV viết bảng : Người lớn đánh trâu ra cày .
- Trong câu văn trên , từ chỉ hoạt động : đánh trâu ra cày , từ chỉ người hoạt động là người lớn .
- GV kết luận lời giả đúng:
* Câu: Trên nương , mỗi người một việc cũng là câu kể nhưnh không có từ chỉ hoạt động , vị ngữ của câu là cụm danh từ . 
Bài tập 3 
? Câu hỏi cho từ chỉ hoạt động là gì ?
? Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động ta hỏi thế nào ?
- Gọi HS đặt câu 
- GV nhận xét và kết luận : Tất cả những câu trên đều thuộc câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai làm gì ? thường có hai bộ phận . Bộ phạn trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì , con gì ) Gọi là chủ ngữ . Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ? gọi là vị ngữ .
3. Ghi nhớ (3phút)
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 
4. Luyện tập (17phút)
Bài 1 
- GV nhận xét , kết luận lời giải đuúng .
Bài 2 
- HS làm bài . GV hướng dẫn HS gặp khó khăn .
- GV nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- TRả lời
- HS đọc
- HS đặt câu kể theo kiểu câu Ai làm gì ?
- HS đọc yêu cầu , nội dung .- HS tự làm bài 
- HS chữa bài 
- HS đọc yêu cầu 
- HS trình bày lời giải
Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2006
Tiết 1
Toán
Tiết 85: Luyện tập
i. Mục tiêu
1. Kiến thức :
 Giúp HS củng cố về :
- Dấu hiệu chia hết cho 2,5và giải toán. 
2. Kĩ năng:-Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5 để nhận biết các số chia hết cho 2, 5 và các sốvừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
- Rèn kĩ năng giảI toán.
3. Thái độ
-Tính chính xác và yêu thích môn học.
ii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
2. Dạy bài mới
2.1. GV tổ chức cho HS ôn bài cũ (5 phút)
- ?Dựa vào đâu để nhận biết một số có chia hết cho 2, hay 5 không?
- Tổng kết lại:
 + Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 thì căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải.
2.2. Thực hành (25 phút)
Bài 1 
Cho HS chữa bài trên bảng, GV ghi ra các số chia hết cho 2, số chia hết cho 5.
GV cho HS giải thích vì sao.
Bài 2 
Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
Cho HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng
Cho HS dưới lớp nêu kết quả bài làm của mình, các em khác nhận xét.
Bài 3 
GV chia lớp thành 3 nhóm và cho các nhóm làm việc ghi lại các số :
 + Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
 + Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
 + Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho2
- GV cho HS nhận xét bài làm của các nhóm và xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất. 
Bài 4 
Bài 5:Cho HS đọc đề bài toán. 
- Hỏi để tóm tắt bài toán, tìm cách giải.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
3. Củng cố , dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Dấu hiệu chia hết cho 9
- HS nêu
- HS nêu các VD về các số chia hết cho 2;5.
HS thực hành làm bài vào vở. HS lần lượt làm từng phần a, b.
2 HS lên bảng làm 2 phần của bài, dưới lớp HS làm bài vào vở.
HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu yêu cầu của đề bài, đưa ra kết luận về dấu hiệu số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Cả lớp nhắc lại.
- HS suy ra từ dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 mà số đó lại nhỏ hơn 20 sẽ rút ra số đó chính là số 10. 
Tiết 2
địa lí
Ôn tập học kì I
I- Mục tiêu:
 Học xong bài này , HS biết :
Hệ thống đ]ợc những đặc điểm chính về thiên nhiên con người và hoạt động sản xuấtcủa người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
Chỉ được các dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội tên bản đồ địa lí VN.
Thấy dược vẻ đẹp trù phú của các vùng đất nước và thm yêu những nét 
II- Đồ dùng dạy – học
- Bản đồ 
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): Nêu những đặc điểm hính của thủ đô Hà Nội.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút) 
2.2.Các hoạt động (30phút)
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
GV đưa bản đồ địa lí VN, gọi HS lên bảng chỉ bản đồ:
+ Chỉ vị trí của dãy Hoàng liên Sơn và đỉnh Phan- xi- păng.
+ Chỉ vị tri của các cao nguyên ỏe Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
+ Chỉ đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội.
GV chỉnh lại những chỗ mà HS chỉ chưa thật đúng.
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm.
GV đưa phiếu bài tập ghi sẵn yêu cầu của bài tập: Nêu đặc điểm thiên nhiên và con người ở đồng bằng Bắc Bộ dựa và những gợi ý sau:
+ Thiên nhiên: - Địa hình: 
	- Khí hậu:
+ Con người và các hoạt động sinh hoạt khác:
 - Dân tộc:
 - Trang phục: 
 - Lễ hội:
 - Trồng trọt:
 - Nghề thủ công:
Các nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS hệ thống lại bài tập.
Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi
- HS trao dổi với nhau về những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
- GV cho HS báo cáo trước lớp về đặc điểm chủ yếu của thủ đô Hà Nội.
- Các bạn khác bổ sung, GV nhận xét và dánh giá câu trả lời câu hỏi của HS.
3. Củng cố dặn dò (3phút)
 - Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà ôn lại bài chuẩn bị cho kiểm tra định kì.
Tiết 3
Tập làm văn
Luyện tập đoạn văn miêu tả đồ vật
I. mục tiêu 
1. Kiến thức :
- Nắm được cách xác điịnh mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dáu hiệu mở đầu đoạn văn .
2. Kĩ năng : - Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực , sinh động , giàu cảm xúc 
3. Thái độ : Làm việc có khoa học, yêu thích môn học .
II. đồ dùng học tập 
- Cặp sách
III. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút): - GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của chuyện Vào đời.
2.Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút)
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
+ GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
+ Yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ để trả lời.
- Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhận xét chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại câu chuyện cho người thân.
- HS đọc
- Một HS đọc bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm.
- HS viết vào vở
- Một vài HS đọc bài viết.
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 17
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Tùng, Đức Anh, Ngọc...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
- Nhiều em có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác (Ngọc, Tùng...)
- Một số bạn đã có tiến bộ trong học tập: Cầm, Hà.
- Tham gia thi nghi thức đội đầy đủ.
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em lơ là trong học tập (Thành Công, Văn Đạt, Sơn, Thành...)
- Còn HS quên không đeo khăn quàng ( Tùng, Nhất)
- Một số HS quay phải, quay trái chưa đều.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Ôn tập cho thi cuối kì.
Buổi chiều
Tiết 1
Toán
Luyện tập: Dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
1. Kiến thức : Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
2. Kĩ năng : - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 5 và các số không chia hết cho 5, số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
3. Thái độ: Tính chính xác và yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Hãy viết bốn số có ba chữ số mà:
a. Mỗi số đều chia hết cho 5.
b. Mỗi số đèu chia hết cho cả 2 và 5
Bài 2: Với bốn chữ số 0;1;2;3 hãy viết các số có bốn chữ số đều chia hết cho 2, mỗi số có cả bốn chữ số đó. 
Bài 3: Với bốn chữ số 0;3;5;7 hãy viết các số có ba chữ số khác nhau và:
a. Mỗi số đều chia hết cho 5.
b. Mỗi số đều chia hết cho cả 2 và 5. 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài	
3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Tự học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_17_nguyen_thi_vui_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc