Ôn tập tiết 1
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
* Đối với HS khuyết tật đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu thăm.
- Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 18 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2010 Ôn tập tiết 1 I. MụC ĐíCH,YÊU CầU - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều. * Đối với HS khuyết tật đọc to, rõ ràng, trôi chảy. II. Đồ DùNG DạY HọC - Phiếu thăm. - Một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống. III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC Hoạt động của giáo GV Hoạt động của HS 1, Giới thiệu bài 2, Bài giảng a/ Số lượng HS kiểm tra: Khoảng 1/6 HS trong lớp. b/ Tổ chức kiểm tra: Gọi từng HS lên bốc thăm. Cho HS chuẩn bị bài. Cho HS trả lời. - GV cho điểm (theo hướng dẫn của Vụ Giáo viên Tiểu học). -HS lần lượt lên bốc thăm. -Mỗi em chuẩn bị trong 2’. -HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu thăm. Cho HS đọc yêu cầu. - GV giao việc: Các em chỉ ghi vào bảng tổng kết những điều cần ghi nhớ về các bài TĐ là truyện kể. - Cho HS làm bài: GV phát bút dạ + giấy đã kẻ sẵn bảng tổng kết để HS làm bài. Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét + chốt lại ý đúng. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. -HS làm việc theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Lớp nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS đã kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra ở tiết học sau. toán Dấu hiệu chia hết cho 9 I: Mục tiêu: Giúp HS - Biết dấu hiệu chia hết cho 9 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. * Đối với HS khuyết tật không làm BT4. II: Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, phấn màu HS: Vở ghi, SGK III: Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS I: Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ? - Hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ? - Hãy nêu dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Cho ví dụ? - 3 HS - HS nhận xét. II: Bài mới 1. Giới thiệu bài - Các em đã được học dấu hiệu chia hết cho 2, 5. Hôm nay cố sẽ giới thiệu với các em dấu hiệu chia hết cho 9 - HS ghi đầu bài 2. Hướng dẫn học sinh phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9 - Em hãy nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, rồi viết thành 2 cột: *1 cột ghi các số chia hết cho 9 và phép chia tương ứng. * 1 cột ghi các số không chia hết cho 9 và phép chia tương ứng. - Em quan sát cột các số chia hết cho 9 và phép chia tương ứng để rút ra nhận xét gì ? - Các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì? - Cho học sinh so sánh dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 9. * Muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay cho 5 không ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Còn muốn biết 1 số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó. 1 số HS nêu - 5 học sinh - Cả lớp nhắc lại - 1 học sinh nêu: 3. Thực hành Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9? 99, 1999, 108, 5643, 29 385 Trong các số sau số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643, 29 385 - Vì sao biết các số này chia hết cho 9 ? - Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 9? 96, 108, 7853, 5554, 1097 Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097 - Vì sao con biết các số đó không chia hết cho 9 ? - Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa Bài 3: Viết 2 số có 3 chữ số và chia hết cho 9 Hai số có 3 chữ số và chia hết cho 9 là: 135, 459 - Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9;31., ..35; 2.5. ( 315, 135, 225.) - Số thứ nhất 3 + 1 + . = 9 vì là 1 chữ số. = 9 - 4 = 5. Vậy điền 5 vào chỗ chấm ta có số là 315 - Số thứ hai . + 3 + 5 = 9 = 9 - 3 - 5 = 1 . Vậy điền 1 vào chỗ chấm ta có số 135 - Số thứ ba 2 + . + 5 = 9 = 9 - 2 - 5 = 2 . Vậy điền 2 vào chỗ chấm ta có số 225 - Hãy nêu cách tính - Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng điền - 3 HS III: Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại dấu hiệu chia hết cho 9 Khoa học Không khí cần cho sự cháy I. MụC TIÊU - Làm thí nghiệm để chứng tỏ : + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn liên tục thì không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, * Đối với HS khuyết tật không phải làm thí nghiệm mà chỉ cần theo dõi các bạn làm thí nghiệm. II. Đồ DùNG DạY HọC Hình vẽ trang 70, 71 SGK. Chuẩn bị theo nhóm : - Hai lọ thủy tinh (một lọ to, một lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau. - Một lọ thủy tinh không có đáy (hoăc ống thủy tinh), nến, đế kê (như hình vẽ) III. HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU 1. Khởi động (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (4p) GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 44 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30p) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của ô- xi đối với sự sống. Mục tiêu : Làm thí nghiệm để chứng minh :càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này. - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm. - Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành - HS đọc các mục Thực hành trang 70 Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm theo nhóm: Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV giúp HS rút ra kết luận chung. Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng của nó. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để chứng minh :Muốn sự cháy diễn liên tục, không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng. - Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 71 SGK. - HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 71 SGK để biết cách làm. Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - HS làm thí nghiệm theo nhóm như mục 1 trang 70 SGK và thảo luận trong nhóm. - GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa. - Một vài HS trả lời. Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2010 Ôn tập tiết 2 I. MụC ĐíCH,YÊU CầU - Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1. - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhận vật trong bài tập đọc đã học; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã họcphù hợp với tình huống cho trước. * Đối với HS khuyết tật không cần tự làm BT3 mà để các bạn chữa rồi viết vào vở. II. Đồ DùNG DạY HọC - Phiếu thăm. - Một số tờ giấy khổ to viết nội dung BT3. III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Giới thệu bài 2, Giảng bài Một số HS kiểm tra : khoảng 1/6 HS. Cách tiến hành (như ở tiết 1) Cho HS đọc yêu cầu của BT2. GV giao việc. Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày bài làm. - GV nhận xét + chốt lại những câu đặt đúng, đặt hay. VD: a/ Nhờ thông minh, ham học và có chí Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. b/ Lê-ô-nác đô đa Vin-xi đã trở thành danh họa nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện. . -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS làm bài vào vở, VBT. -Một số HS lần lượt đọc các câu văn đã đặt về các nhân vật. -Lớp nhận xét. Cho HS đọc yêu cầu BT3. - GV giao việc: BT đưa ra ba trường hợp a, b, c , các em có nhiệm vụ phải chọn câu thành ngữ, tục ngữ để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn trong đúng từng trường hợp. Cho HS làm bài. GV phát giấy cho 3 HS làm bài. - Cho HS trình bày. GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng. -1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK. -HS xem lại bài Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ , tục ngữ đã học, đã biết + chọn câu phù hợp cho từng trường hợp. -Lớp nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa kiểm tra hoặc đã kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra. toán Dấu hiệu chia hết cho 3 I: Mục tiêu: Giúp HS - Biết dấu hiệu chia hết cho 3 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. * Đối với HS khuyết tật làm quen với dấu hiệu chia hết cho 3. II: Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ, phấn màu HS: Vở ghi, SGK III: Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS I: Kiểm tra bài cũ - Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ? GV nhận xét cho điểm - Các số có tổng chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 II: Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 Em hãy viết lên bảng bên trái là các số chia hết cho 3 và phép chia tương ứng, bên phải là các số không chia hết cho 3 và phép chia tương ứng - 1 HS viết trên bảng - Cả lớp viết nháp . - Nêu nhận xét các số chia hết cho 3 ? (Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 ) - 6 học sinh nêu - Em hãy quan sát cột các chữ số không chia hết cho 3 nêu nhận xét về đặc điểm chung của các số này ( Các số đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3 ) - Học sinh nêu 3. Thực hành Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3? 231, 109, 1872, 8225, 92 313 Các số chia hết cho 3 là: 231, 1872, 92 313 - Hỏi để củng cố về dấu hiệu chia hết cho 3 - Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa. Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 3? 56, 502, 6823, 55 553, 641 311 Các số không chia hết cho 3 là: 502, 6823, 55 553 - Hỏi học sinh cách nhận biết các số đó vì sao không chia hết cho 3 - Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa Bài 3: Viết 3 số có 3 c ... ối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật, động vật. Mục tiêu: - Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và 4 trả lời câu hỏi trang 72 SGK :Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết? - HS trả lời. - Về vai trò của không khí đối với động vật : - Nghe GV giảng. - Về vai trò của không khí đối với thực vật : GV hỏi: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa? - Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. Hoạt động 3 : Tìm hểu một số trường hợp phải dùng bình ô- xi. Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK. Hai HS quay lại chỉ và nói: - Làm việc theo cặp. + Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ? + Bình ô-xi người thợ lăn đeo ở lưng. + Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? + Máy bơm không khí vào nước. Bước 2 : - GV gọi HS trình bày. - Một vài HS trình bày kết quả - Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người và động vật và thực vật? + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô-xi? - Một số HS trả lời câu hỏi. Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có khí ô-xi để thở. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. Ôn tập tiết 6 I. MụC ĐíCH,YÊU CầU - Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1. - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng. * Đối với HS khuyết tật viết đoạn mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập. II. Đồ DùNG DạY HọC - Phiếu thăm. - Bảng phụ. III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Giới thiệu bài 2, Bài giảng a. Kiểm tra đọc Tiến hành như tiết 1. b. Hướng dẫn làm BT. Cho HS đọc yêu cầu của BT. GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ.Một là phải quan sát một đồ dùng học tập,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Hai là viết phần mở bài kiểu gián tiếp và phần kết bài kiểu mở rộng. - Cho HS làm bài.GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật. Cho HS trình bày bài làm. - GV nhận xét và giữ lại trên bảng dàn ý tốt nhất.Có thể GV đã chuẩn bị trước ở nhà dàn ý tả một đồ dùng học tập nào đó và đưa dàn ý đó lên để chốt lại một dàn ý về bài văn miêu tả đồ vật. -1 HS đọc to,lớp lắng nghe. -HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về nội dung trên bảng phụ. -HS chọn đồ dùng học tập để quan sát. -HS quan sát + ghi kết quả vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý. -Một số HS lần lượt phát biểu. -2 HS lên trình bày dàn ý trên bảng lớp. -Lớp nhận xét. -HS theo dõi dàn ý trên bảng. 3, Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học. Nhắc HS về nhà sửa lại dàn ý,hoàn chỉnh mở bài, kết bài,viết lại vào vở. Thể dục Sơ kết học kỳ 1 Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác” I. Mục tiêu : - Nhắc lại được những nội dung cơ bản đã học trong học kỳ 1. -Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác” Bước đầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi được. * Đối với HS khuyết tật biết cùng tham gia cùng với các bạn trong lớp. II. Đặc điểm – phương tiện : Trên sân trường, còi, dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như cờ, kẻ sẵn các vạch cho chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động : +Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân trường. +Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai. -Trò chơi : “Kết bạn” -Thực hiện bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: a) GV cho những HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra , được ôn luyện và kiểm tra lại b) Sơ kết học kỳ 1 -GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I. +Ôn tập các kĩ năng đội hình đội ngũ và một số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản. +Quay sau: Đi đều vòng trái, vòng phải và đổi chân khi đi đều sai nhịp. +Bài thể dục phát triển chung 8 động tác. +Ôn một số trò chơi vận động đã học ở các lớp 1, 2, 3 và các trò chơi mới “Nhảy lướt sóng”; “Chạy theo hình tam giác”. +Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV hoặc cán sự lớp . +GV chia tổ cho HS tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng tại các khu vực đã phân công. +GV tổ chức cho HS thực hiện dưới hình thức thi đua do cán sự điều khiển cho các bạn tập . -GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập b) Trò chơi : “Chạy theo hình tam giác ”hoặc trò chơi HS ưa thích -GV tập hợp HS theo đội hình chơi, cho HS khởi động lại các khớp cổ chân. -Nêu tên trò chơi. -GV nhắc lại cách chơi và phổ biến luật chơi: -Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thứctheo tổ . -Sau các lần chơi GV quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ HS chơi tốt. 3. Phần kết thúc: -HS đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp. -GV cùng học sinh hệ thống bài học và nhận xét. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. -GV giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán. 6 – 10 phút 1 – 2 phút 1 phút 1 phút 1 phút 1 – 2 lần 18 – 22 phút 3 – 4 phút 10 – 12 phút 5-6 phút 4 – 6 phút 1 phút 2 – 3 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. ==== ==== ==== ==== 5GV 5GV -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. ========== ========== ========== ========== 5GV -HS đứng theo đội hình tập luyện 2 – 4 hàng dọc. = = = = = = = = = = = = = = = = 5 5 5 5 5GV -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. = = = = = = = = = = = = = = = = 5GV -HS tập hợp thành hai đội có số người đều nhau. -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS hô “khỏe”. Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2010 Tiết 7: Kiểm tra I. MụC ĐíCH,YÊU CầU Kiểm tra đọc -hiểu theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng việt lớp 4. II. Đồ DùNG DạY HọC Vở bài tập Tiếng Việt T1 III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC 1, Giới thiệu bài 2, Đề bài (trong vở BT Tiếng việt T1) HS làm bài 3, GV thu bài chấm. 4, Nhận xét giờ học Toán Kiểm tra I. Mục tiêu - Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số . - Chuyển đổi số đo khối lượng. - Biết tính giá trị của biểu thức - Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II. Các hoạt động dạy – học 1, Giới thiệu bài 2, Đề bài Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C ,D ( là đáp án đúng). Hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng. Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là: A. 852955. B.853955. C. 853055. D. 852055. 2. Kết quả của phép trừ 728035 – 49382 là: A. 678753. B. 234215. C. 235215. D. 678653. 3. Kết quả của phép nhân 237 x 42 là: A. 1313. B. 1422. C. 9954. D. 8944. 4. Kết quả của phép chia 9776 : 47 là: A. 28. B. 208. C. 233(dư 25) D. 1108. 5. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 3m25dm2 = dm2là: A. 35. B. 250. c. 305. 3050. Phần 2: 1.Tính giá trị của biểu thức a) 1995 x 253 + 8910 : 495 b) 8700 : 25 :4 2. Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường? 3, Hướng dẫn đánh giá Phần 1:(4 điểm) Khoanh đúng 1 câu cho 0,8 điểm Phần 2:(6 diiểm) Bài 1:(3 điểm) Mỗi phần đúng cho 1,5 điểm Bài 2:(3 điểm) địa lý Kiểm tra cuối học kỳ 1 I. Mục tiêu - Hệ thống lại những kiến thức tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, dân tộc và hoạt động sản xuất chính của đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Đà lạt, các cao nguyên. II. Các hoạt động dạy – học 1, Giới thiệu bài 2, Đề bài Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng( từ câu 1 đến câu4) Câu 1: Dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là: Dao, Mông, Thái Thái, Tày, Nùng Ba – na, Ê - đê, Gia – rai Chăm, Xơ - đăng, Cơ - ho. Câu 2: Trung du Bắc Bộ là một vùng: Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải Câu 3: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: Người Thái Người Tày Người Mông Người Kinh Câu 4: ý nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát? Không khí trong lành Nhiều phong cảnh đẹp Nhiều nhà máy, khu công nghiệp Nhiều khách sạn , sân gôn, biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau Câu 5: Quan sát bảng số liệu về độ cao của các cao nguyên sau. Cao nguyên Độ cao trung bình Kon Tum 500 m Lâm Viên 1500 m Di Linh 1000 m Đăk Lăk 400 m Dựa vào bảng số liệu, hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao:. Câu 6: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc bộ trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước ? 3,Hướng dẫn đánh giá Câu 1: 1 điểm, khoanh vào A Câu 2: 1 điểm, khoanh vào B Câu 3: 1 điểm, khoanh vào D Câu 4: 1 điểm, khoanh vào C Câu 5: 3 điểm Câu 6: 3 điểm. Tiết 8: Kiểm tra I. MụC ĐíCH,YÊU CầU Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng việt lớp 4, HKI. II. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1, Giới thiệu bài 2, Đề bài a/Hướng dẫn chính tả - GV đọc 1 lần đoạn chính tả. - Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: nhất, sánh,ro ro,rút. - GV nhắc lại nội dung bài chính tả. - GV đọc cho HS viết. - Đọc từng câu hoặc cụm từ. - GV đọc lại cả đoạn chính tả1 lượt. b. Tập làm văn: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích. - GV: Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - GV thu bài. 3, Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học. -HS đọc thầm. -HS luyện viết từ. -HS viết. -HS soát bài. - HS làm bài Xác nhận của Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: