Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Lê Thị Lan Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Lê Thị Lan Hương

I.Mục tiêu:

 - H đọc ràng mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

 - Giáo dục H tính chịu khó, có ý thức vươn lên.

II.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ: - Kiểm tra trong giờ học.

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Ôn tập:

* Ôn luyện Tập đọc - Học thuộc lòng: 4 H .

 - H luyện đọc theo nhóm 2 các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

 - H đọc bài theo thứ tự - trả lời câu hỏi của bài.

 - Gv nhận xét, ghi điểm.

Bài tập 2: 1 H nêu yêu cầu: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

 - H đọc thầm lại các yêu cầu.

 - Gv chia nhóm: 4 nhóm.

 - Gv phát phiếu cho 4 nhóm - Các nhóm hoạt động - Trình bày kết quả.

 - Lớp nhận xét, bổ sung.

 

doc 13 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ Hai
Ngày soạn: 25 / 12 / 2009
Ngày dạy : 28 / 12 / 2009
Tập đọc:
Ôn tập học kì 1 (t1)
I.Mục tiêu:
 - H đọc ràng mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI. 
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
 - Giáo dục H tính chịu khó, có ý thức vươn lên.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: - Kiểm tra trong giờ học.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
* Ôn luyện Tập đọc - Học thuộc lòng: 4 H .
 - H luyện đọc theo nhóm 2 các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
 - H đọc bài theo thứ tự - trả lời câu hỏi của bài.
 - Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2: 1 H nêu yêu cầu: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
 - H đọc thầm lại các yêu cầu.
 - Gv chia nhóm: 4 nhóm.
 - Gv phát phiếu cho 4 nhóm - Các nhóm hoạt động - Trình bày kết quả.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt: 8 bài:
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
 - H hoàn thiện bài vào vở bài tập.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau:
 Ôn lại các bài tập đọc tiết sau tiếp tục ôn tập.
_____________________________
 	Toán:
Dấu hiệu chia hết cho 9 - Dấu hiệu chia hết cho 3
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3.
 - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 để làm bài tập trong một số tình huống đơn giản.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 ? Ví dụ ?
 ? Những số như thế nào thì chia hết cho 2 và 5 ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
A.Dấu hiệu chia hết cho 9:
 ? Lấy ví dụ các số chia hết cho 9 ? Các số không chia hết cho 9 ?
 - H nêu - Gv ghi bảng tách thành 2 cột.
Lưu ý: Gv cần ghi đủ các phép chia có số dư khác nhau.
 ? Nêu đặc điểm của các số chia hết cho 9 ? - Lớp nhận xét, thống nhất.
T. Chốt: kết luận (sgk)
 ? Các số không chia hết cho 9 thì có đặc điểm gì ?
 ? Nêu căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 2, cho 5, cho 9 ?
 ? Vậy dấu hiệu như thế nào để biết một số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 9 ? (H khá, giỏi)
T.- Muốn nhận biết 1 số có chia hết cho 2 hay cho 5 hay không, ta cần căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải.
 - Muốn nhận biết 1 số có chia hết cho 9 hay không, ta cần căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
*Thực hành:
Bài 1(97): 1 H nêu yêu cầu: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9?
 - Gv và H cùng làm mẫu: 9 + 9 = 18; số 18 chia hết cho 9 ta chọn số 99.
 - H làm vở nháp - Nêu kết quả - Lớp nhận xét, thống nhất: 
 99; 108 ; 5 043 ; 29 385.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9?
 - H làm vào vở - Gv chấm bài 5 em, nhận xét.
96 ; 7 853 ; 5 554 ; 1 097.
Bài 3, 4: H nêu yêu cầu:(Dành cho H khá, giỏi) 
 - H làm vào vở - H chữa bài, thống nhất kết quả.
Bài 4: H nêu yêu cầu: Tìm chữ số thích hợp ... chia hết cho 9.
31” ; “ 35 ; 2”5
 - H nêu cách làm - H làm vở.
 - 2 nhóm - 1 nhóm 3 H thi đua tiếp sức.
B.Dấu hiệu chia hết cho 3:
 - Thực hiện tương tự như trên.
*Thực hành:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu: Trong các số sau, số nào chia hết cho 3?
 - H nêu cách làm - H làm vở nháp.
 - H nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét, thống nhất.
213 ; 1 872 ; 92 313
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 3?
 - H làm vào vở - Gv chấm bài 5 em, nhận xét.
502 ; 6 823 ; 55 553 ; 641 311
Bài 3: (Dành cho H khá, giỏi nếu còn thời gian). 1 H nêu yêu cầu: 
 - Lớp làm vào vở.
 - Gv chấm vở - Nhận xét.
333 ;’ 234 : 672
Bài 4:(Nếu còn thời gian) Thi đua tiếp sức:
 -Lớp nhận xét, phân thắng thua.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3 ? ví dụ ?
 ? Số sau đây : 9 270 chia hết cho những số nào ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Chính tả:
Ôn tập học kì 1 (t2)
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
 - H cẩn thận, chăm chỉ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu khổ to ghi nội dung bài tập 3.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng:
 - H ôn tập cá nhân các bài tập đọc từ tuần 1- 8.
 - H đọc cá nhân (10 em) - Trả lời câu hỏi của bài, nêu nội dung của bài, lớp nhận xét, bổ sung.
 - Bình chọn tổ đọc tốt.
 c.Bài tập 2: H nêu yêu cầu: đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật.
 - H làm vào vở - H trình bày nối tiếp - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
Ví dụ: Nguyễn Hiền rất có chí / Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó cao.
 d.Bài tập 3: H nêu yêu cầu: Chọn những từ ngữ, tục ngữ...
 - H làm vào vở - Gv phát phiếu cho 3 đại diện 3 dãy.
 - H trình bày phiếu - Lớp nhận xét, bổ sung.
a.- Có chí...	 - Người có chí...
 - Có công... 	 Nhà có nền...
b.- Chớ thấy...	 - Thất bại là...
 - Lửa thử vàng...	 - Thua keo này ...
c.- Ai ơi đã ...	 - Hãy lo bền chí...
 Đã đan...	 Dù ai câu chạch...
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 ________________________________________________________________
Thứ ba
Ngày soạn: 26 / 12 / 2009
Ngày dạy : 29 / 12 / 2009
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
 - Vận dụng làm bài tập đúng, nhanh.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2 ? Vì sao ?
 ? Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 5 ? Vì sao ?
 ? Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9 ? Vì sao ?
 ? Nêu các ví dụ về các số chia hết cho 3 ? Vì sao ?
T.Dấu hiệu chia hết cho 2, 5 căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải.
 Dấu hiệu chia hết cho 3, 9 căn cứ vào tổng các chữ số.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Thực hành:
Bài 1: Gv nêu yêu cầu: Trong các số sau ...
 - H làm vở nháp - Nêu miệng kết quả .
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
a. Các số chia hết cho 3: 4563 ; 2 229 ; 3 576 ; 66 816
b. Các số chia hết cho 9: 4 563 ; 66 816.
c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9: 2 229 ; 3 576 
Bài 2: H nêu yêu cầu: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho: ...
 - H làm vào vở - Chữa bài.
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
a. 945 b. 225 ; 255 ; 285 c. 762 ; 768.
Bài 3: H nêu yêu cầu: Câu nào đúng, câu nào sai ?
 - H tự làm vào vở - Kiểm tra chéo bài của nhau.
a. Đ b. S c. S d. Đ
Bài 4: H nêu yêu cầu: (Dành cho H khá, giỏi)Với bốn chữ số: 0; 6; 1; 2;
 - H nêu cách làm - tự làm.
 - Gv chấm bài - 1 H chữa bài - Lớp nhận xét.
a. 612 ; 621 ; 126 ; 162 ; 216 ; 261
b. 120 ; 102 ; 201 ; 210	
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________
Luyện từ và câu:
Ôn tập học kì 1 (t3)
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
 - H chăm chỉ, chịu khó, có ý thức vượt khó, vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Kiểm tra trong giờ học.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
 - Thực hiện tương tự như các tiết trước.
*Bài 2: 1 H nêu yêu cầu: Viết mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng về đề bài tập làm văn: “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.
 - Lớp đọc thầm truyện : Ông Trạng thả diều” (sgk-104)
 - 1 H đọc to nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (bảng phụ) (113)
 + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc định kể.
 + Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
 - 1 H đọc to nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài sgk (122)
 - H làm việc cá nhân: Viết mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng - H trình bày nối tiếp.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Hoàn chỉnh bài vào vở.
 _____________________________
Địa lí:
Kiểm tra định kì
(Cuối học kì 1)
I.Mục tiêu:
 - H nắm được yêu cầu của bài, nắm được kiến thức.
 - H làm bài đúng yêu cầu, trình bày sạch, đẹp.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Gv chuẩn bị phiếu kiểm tra.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Kiểm tra:
*GV phát phiếu cho H:
A. Nội dung phiếu:
Câu1(1,5đ). Đánh dấu x vào Ê trước ý trả lời đúng nhất.
 a) Đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn là :
 Ê Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta.
 Ê Đây là dãy núi có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc.
 Ê Đây là dãy núi cao , đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
b) Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ?
 Ê Trồng trọt, khai thác khoáng sản.
 Ê Trồng trọt, nghề thủ công, khai thác khoáng sản.
 Ê Trồng trọt, nghề thủ công, khai thác hải sản.
c) Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là :
 Ê Các dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, ...
 Ê Các dân tộc Mông, Tày, Nùng.
 Ê Dân tộc Kinh, Mông, Gia-rai.
Câu 2(1đ). Chọn các từ : chè, phủ xanh, cây ăn quả, trồng rừng, để điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
 Thế mạnh của vùng trung du Bắc Bộ là trồng ................ và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng ................. Đất trống, đồi trọc đang được ................... bằng việc .................... ,
trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả.
Câu 4(1,5đ). Nhờ đâu mà đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
Câu 5(1đ): Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta? 
 Đáp án và biểu điểm
 Địa lí
Câu 1 : (1,5 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
 A ý 3 ; B ý 2 ; C ý 1
Câu 2: (1 điểm) Điền đúng mỗi từ cho 0,25 điểm.
 Thứ tự các từ cần điền là : cây ăn quả, chè, phủ xanh, trồng rừng
Câu 4 : (1,5 điểm)
Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Câu 5 : (1 điểm)
Nhờ có không khí trong lành, mát mẻ, thiên n ... t giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 ______________________________________________________________
Thứ tư
 Ngày soạn: 26 / 12 / 2009
Ngày dạy : 30 / 12 / 2009
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp H:
 - Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
 - Vận dụng dấu hiệu chia hết để làm bài tập và giải toán.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ? Ví dụ ?
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9 ? Ví dụ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Thực hành:
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vở nháp - H nêu kết quả - nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - Thi đua làm nhanh- Gv chấm 10 bài.
a. 64 620 ; 5 270	 c. 64 620
b. 57 234 ; 64 620
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở - 1 H chữa bài (có thể có những kết quả đúng khác)
 a. 528 chia hết cho 3	 b. 603 chia hết cho 9
 c. 240 chia hết cho 2 và 3. d. 354 chia hết cho cả 2 và 3.
Bài 4: H nêu yêu cầu: Tính giá trị của biểu thức:
 - H làm vở nháp theo dãy.
 - 4 H chữa bài - Lớp nhận xét, thống nhất.
a.6 395 - chia hết cho 5 c. 450 - chia hết cho 2 và 5.
b.1 788 - chia hết cho 2 d.135 - chia hết cho 5.
Bài 5: 1 H đọc đề bài.
 ? Nêu cách làm ?
 - H giải vào vở - Gv chấm bài.
 - 1 H chữa bài - Lớp nhận xét, chốt: Nếu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng không thừa, không thiếu thì số H của lớp phải chia hết cho 3 và 5. Số chia hết cho 5 là 0, 5, 10, 15, 20, 25 , 30... nhưng số H của lớp nhiều hơn 20 và ít hơn 35. Vậy số H của lớp là 30 em. Vì 30 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
 - Nhận xét giờ học . 
 _____________________________
Kể chuyện:
Ôn tập học kì 1 (t4)
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Nghe - viết đúng bài chính tả bài (tốc độ viết khoảng 80 chữ / 15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan). H khá, giỏi viết đúng và tưpng đối đẹp bài CT (tốc độ viết trên 80 chữ / 15 phút; hiểu nội dung bài.)
 - H chịu khó, chăm chỉ, có ý thức luyện viết.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng. (Như tiết 1)
*Bài tập 2: Nghe viết bài “Đôi que đan”.
 - Gv đọc toàn bài - H theo dõi sgk.
 - H đọc thầm bài thơ - Chú ý những từ dễ viết sai.
 ? Nêu nội dung của bài ? (H khá, giỏi) (Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của hai chị em nhưng mũ, khăn, áo của bố, của bé, của mẹ dần dần hiện ra.)
 - Gv đọc - H nghe, viết bài.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm, nhận xét , chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - H học thuộc lòng bài: “Đôi que đan”.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập đọc:
Ôn tập học kì 1 (t5)
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
 - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì ? Thế nào ? Ai ? (BT2)
 - H chịu khó, có ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu to (bài tập 2).
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng:
*Bài tập 2: 1 H nêu yêu cầu: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu.
 - H làm vào vở - Gv phát phiếu cho 2 H - Trình bày phiếu.
 - Lớp nhận xét, thống nhất:
(* + Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H’mông, Tu Dí, Phù Lá.
 + Động từ: dừng lại, chơi đùa.
 + Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
*Đặt câu hỏi: ... )
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau: KT học kì 1.
________________________________________________________________Thứ năm
Ngày soạn: 27 / 12 / 2009
Ngày dạy: 31 / 12 / 2009
Toán:
Kiểm tra định kì (Cuối học kì 1)
(Đề do Phòng Giáo dục-Đào tạo Gio Linh ra)
 _____________________________
Tập làm văn:
Ôn tập học kì 1 (t6)
I.Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
 - Biết lập dàn bài cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng (BT2).
 - Giáo dục H ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, giấy khổ to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Không.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Bài tập 2: Đề bài: Tả 1 đồ dùng học tập của em.
 - 1 H nêu yêu cầu - Gv hướng dẫn H thực hiện từng yêu cầu.
a. Quan sát 1 đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:
 - H xác định yêu cầu đề ?
T.Treo bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ của bài văn miêu tả đồ vật (sgk-145).
 - 1 H đọc lại nội dung ghi nhớ.
 - H chọn 1 đồ dùng để quan sát - Gv phát phiếu cho 3 H.
 - H quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp chuyển thành dàn ý.
 - H trình bày bài làm ở phiếu - Lớp và Gv nhận xét.
b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng:
 - H viết, trình bày nối tiếp từng phần.
 - Lớp và Gv nhận xét - tuyên dương ...
Ví dụ: Mở bài gián tiếp: Sách, vở ... là những người bạn giúp tôi trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ xa tôi.
 Kết bài theo kiểu mở rộng: Cây bút này gắn bó với kỉ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Có lẽ rồi cây bút sẽ hỏng, tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác nhưng cây bút này tôi sẽ cất vào hộp, giữ mãi một kỉ niệm tuổi thơ.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Kiểm tra học kì 
(Đề do Phòng GD - ĐT Gio Linh ra)
 _____________________________
Lịch sử:
Kiểm tra định kì
(Cuối học kì 1)
I.Mục tiêu:
 - H nắm được kiến thức đã học. Hoàn thành đúng thời gian.
 - H độc lập, tự giác, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Gv chuẩn bị phiếu cho H.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Kiểm tra:
A. Nội dung phiếu:
Câu 1(0,5đ): Hãy đánh dấu x vào Ê trước ý đúng nhất .
 Những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là:
 Ê Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên.
 Ê Xây dựng thành Cổ Loa .
Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.
Câu 2(1đ): Hãy nối tên các sự kiện lịch sử (cột A) sao cho đúng với tên các nhân vật lịch sử ở (cột B).
 A B
A. Chiến thắng Bạch Đằng (938) 3. Lý Thái Tổ
B. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước 4. Lý Thường Kiệt
C. Dời đô ra Thăng Long 5. Ngô Quyền
D. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt 6. Đinh Bộ Lĩnh
Câu 3(1đ): Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho thích hợp để chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần.
 A B
 Bô Lão Thích vào tay hai chữ “Sát Thát” 
 Trần Hưng Đạo Viết Hịch tướng sĩ 
 Binh sĩ Họp ở điện Diên Hồng
Câu 3(1,5đ): Nhà Lý dời đô ra Đại La vào năm nào ? Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?
Câu 4(1đ) : Nhà Trần đã quan tâm đến việc đắp đê phòng lũ lụt như thế nào ?
Đáp án
Câu 1. (0,5 điểm) ý 3.
Câu 2: (1 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
A - 3 ; B - 4 ; C - 1 ; D - 2 
Câu 3: (1 điểm)
Bô lão - Họp ở điện Diên Hồng
Trần Hưng Đạo - Viết Hịch tướng sĩ
Binh sĩ - Thích vào tay hai chữ “Sát Thát”
Câu 4 : (1,5 điểm) 
- Nhà Lý dời đô ra Đại La vào năm 1010. (0,5 điểm)
- Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì : Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. (1,5 điểm)
Câu 5: (1 điểm):
 Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. Hằng năm, khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê. Các vua nhà Trần cũng có khi tự mình trông nom việc đắp đê.
*H làm bài, Gv theo dõi, nhắc nhở.
 - Gv thu bài, chấm.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
________________________________________________________________
Thứ sáu
Ngày soạn: 27 / 12 / 2009
Ngày dạy : 1 / 1 / 2010
Tập làm văn:
Kiểm tra học kì 1
(Đề do Phòng GD - ĐT Gio Linh ra)
 _____________________________
Hoạt dộng ngoài giờ lên lớp
Giáo dục an toàn giao thông
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I.Mục tiêu:
 - Nhớ và hiểu các biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm 5 nhóm.
 - Giải thích sự cần thiết của các biển báo hiệu.
 - Có thể mô tả lại các biển báo đó bằng lời hoặc bằng hình vẽ.
 - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo biển báo giao thông khi đi đường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Các biển báo giao thông.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b. *Hoạt động 1: 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ:
 - H xem sgk.
 ? Có mấy nhóm biển báo giao thông đường bộ ? Đó là những nhóm biển báo nào ? ( Biển báo cấm; Biển báo nguy hiển; Biển báo lệnh: Biển báo chỉ dẫn; Biển báo phụ.)
 ? Em thấy ở địa phương em có những loại biển báo nào ?
 *Hoạt động 2: Những biển báo hiệu cần biết:
 a. Biển báo cấm: H quan sát các biển báo sgk :
 ? Biển báo cấm dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ngoài những biển báo ở sgk ?
T. Cho H quan sát 1 số biển báo cấm khác.
 ? Biển báo cấm có đặc điểm gì ?
 b. Biển báo lệnh: H quan sát các biển báo sgk:
 ? Biển báo lệnh dùng để làm gì ? ví dụ ?
 ? Có khi nào em gặp những biển báo này chưa ? ở đâu ?
 ? Em cần thực hiện như thế nào khi gặp những biển báo này ?
 ? Em hãy mô tả bằng lời biển báo lệnh ?
 c. Biển báo nguy hiểm:
 ? Biển báo nguy hiểm dùng để làm gì ? ví dụ ?
 ? Khi gặp bển báo này em cấn làm gì ?
*Hoạt động 3:
 Ghi nhớ: 2 H đọc ghi nhớ sgk. 
*Hoạt động 4: Thực hành: Chơi trò chơi: Tìm tên biển báo.
 - Gv chia lớp thành 4 nhóm: 1nhóm cử 3 bạn chơi.
 - 1 nhóm 3 bạn cầm 3 biển báo đứng thành hàng ngang, được quyền chỉ bất kì bạn nào trong nhóm bạn đoán biển báo mình đang cầm là biển báo gì ? Nếu bạn không trả lời được thì bạn cầm biển báo đó phải nêu tên biển báo mình đang cầm. Nếu nêu đúng thì nhóm đó thắng, nếu không nêu được thì đều không có điểm . 
 - Cho H chơi 2 lượt .
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 - Tuân theo hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu và đồng thời biết nhắc nhở người thân thực hiện tốt khi tham gia giao thông. 
 ________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_le_thi_lan_huong.doc