Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 26: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - Phạm Thị Thanh

Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 26: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.

2. Kĩ năng: Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh chân thực sáng tạo

3. Thái độ: Học sinh yêu đồ vật

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

- Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144,sgk, cái trống.

III Các hoạt động dạy –học chủ yếu

Hoạt động dạy học Hoạt động học

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 4 - Tiết 26: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập làm văn 
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm: các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
2. Kĩ năng: Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh chân thực sáng tạo 
3. Thái độ: Học sinh yêu đồ vật 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144,sgk, cái trống.
III Các hoạt động dạy –học chủ yếu 
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được.
2 học sinh lên bảng viết 
Gọi học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là miêu tả?
2 học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
2. Dạy- Học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
Lắng nghe
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc bài văn
Học sinh đọc thành tiếng
Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải
Học sinh đọc thành tiếng
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ rồi giới thiệu ...
Quan sát và lắng nghe
Bài văn tả cái gì?
Bài văn tả cối xay gạo bằng tre.
Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
Phần mở bài giới thiệu cái cối
Phần kết bài: nói tình cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà.
Giáo viên bổ sung - chốt ý
Học sinh lắng nghe
Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài đã học nào?
Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
Mở bài trực tiếp là như thế nào?
Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả (là cái cối tân)
Thế nào là kết bài mở rộng?
Kết bài mở rộng là bình luận thêm về đồ vật đó.
Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
Phần thân bài tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ (cái vành, hai cái tai, cái răng cối, càn cối, đầu cần, cái chốt, dây thừng buộc cần ..) và tả công dụng của cái cối: (dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm).
Bài 2:
Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
Khi tả một đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy
Giáo viên két luận.
Lắng nghe.
2.3. ghi nhớ
Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ
2 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
2.4. Luyện tập
Cho học sinh đọc nội dung, yêu cầu 
1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi
Học sinh hoạt động nhóm:
Dùng bút hì gạch chân câu văn tả bao quát cái trống, những bộ phận của cái trống được miêu tả, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
Câu văn nào tả bao quát cái trống?
Câu: “Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên mọt cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
Bộ phận: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
Học sinh nêu ...
Yêu cầu học sinh viết thêm ở bài, kết bài cho toàn thân bài trên.
Học sinh tự làm vào vở theo yêu cầu.
Nhắc nhở học sinh: Các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết, cần chú ý để các đoạn văn có ý liên kết với nhau.
Học sinh lắng nghe, vận dụng vào bài viết
Gọi học sinh đã viết xong trình bày đoạn viết của mình, cho các học sinh khác nhận xét - bổ sung
3 - 5 học sinh trình bày - học sinh khác nhận xét.
3. Củng cố dặn dò
Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn học sinh về viết lại đoạn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_4_tiet_26_cau_tao_bai_van_mieu_ta_do.doc