Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền

I/ Mục tiêu:

Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đọc văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

Hiểu nội dung chính của từng đoạn,nội dung của cả bài;nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm sau có chí thì nên, tiếng sáo diều

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học

+ 15 phiếu, có 10 phiếu - mỗi phiếu ghi tên một bài TĐ từ tuần 11 – 17

+ 5 phiếu - Mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ có yêu cầu HTL

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
28/12/2009
Sáng
Chào cờ
Tập đọc
Toán 
Chính tả
Chào cờ
Ôn tập cuối kỳ I(t1)
 Dấu hiệu chia hết cho 9
 Ôn tập(t2)
Chiều
Khoa học
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 L Tviệt
Không khí cần cho sự cháy
 Ôn tập(t3)
 Cắt khâu thêu sản phẩm tự ch ọn (tt)
 Ôn tập chính tả HKI
Ba
29/12/2009
 L từ -câu
 Toán
 Đạo đức
 NGLL
 Ôn tập(t4)
 Dấu hiệu chia hết cho 3
 Kiểm tra cuối kỳ I
Hát về anh bộ đội
Tư
30/12/2009
Tập đọc
Tập làm văn
Toán
LT Toán
 Ôn tập(t5)
 Ôn tập(t5)
 Luyện tập 
Ôn luyện dấu hiệu chia hết
Năm
31/12/2009
LT câu
Toán
Khoa học
 Ôn tập kiểm tra (t7)
 Luyện tập chung
 Không khí cần cho sự sống
Sáu
1/1/2010
Tập làm văn
L Tiếng việt
Toán
 HDTT
Kiểm tra(t8)
Ôn tập LT và câu
KTDK
Sinh hoạt đội
HỌC KỲ: I Từ ngày: 28 / 12 /2009 
 đến ngày 1/1/2010
Tập đọc: ÔN TẬP HK I ( TIẾT 1 ) 
I/ Mục tiêu:
Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đọc văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
Hiểu nội dung chính của từng đoạn,nội dung của cả bài;nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm sau có chí thì nên, tiếng sáo diều
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học 
+ 15 phiếu, có 10 phiếu - mỗi phiếu ghi tên một bài TĐ từ tuần 11 – 17 
+ 5 phiếu - Mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ có yêu cầu HTL 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét. Cho điểm trực tiếp từng HS 
HĐ2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều 
- Gọi HS đọc y/c 
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên?
+ Y/c HS tự làm bài trong nhóm 
+ GV đi giúp dỡ các nhóm gặp khó khăn 
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài ( 5 HS ) về chỗ chuẩn bị: Cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Ông trạng thả diều / Vua tàu thuỷ / Vẽ trứng / người tìm đường lên các vì sao / Văn hay chữ tốt / Chú Đất Nung / Trong quán ăn “Ba cá bống” / Rất nhiều mặt trăng.
- 4 HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài
- Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Toán:	 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I/ Mục tiêu:
biết dấu hiệu chia hết cho 9
bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 HĐ1:Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9:
a) Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9
b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- Y/c HS viết các số chia hết cho 9 vào cột bên trái tương ứng. Viết số không chia hết cho 9 vào cột bên phải
- Y/c HS khác nhận xét 
- Y/c HS thảo luận, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 9
GV hướng dẫn như: 36 : 9 ; 18 : 9 ; 27 : 9 
- GV nhận xé,t kết luận: 
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1:a)
- Y/c HS nêu cách làm 
- Y/c HS tự tìm 
- GV nhận xét 
Bài 2: a)
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự làm bài vào vở 
- HS làm tương tự như bài 1
- GV chữa bài, nhận xét 
- HS tìm :
 18 : 9 ; 27 : 9 ; 
- Một số HS lên bảng viết kết quả 
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS làm vào VBT
+ Chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9 
- HS làm bài vào VBT 
Chính tả: ÔN TẬP HK I ( TIẾT 2 )
I/ Mục tiêu:
-mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết một
Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học(bt2);bước đầu biết dùng thành ngữ,tục ngữ đã họcPhù hợp với tình huống cho trước(BT3)
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Kiểm tra đọc:
- Tiến hành tương tự như ở tiết 1
HĐ2:Ôn luyện về kĩ năng đặt câu:
- Gọi HS đọc y/c BT2 và mẫu 
- Cho HS làm bài
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho từng HS 
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay theo SGV/ 352 
HĐ3: Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:
- Gọi HS đọc y/c BT3
- Y/c HS trao đổi thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở 
- Gọi HS trình bày và nhận xét 
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng theo SGV/ 353 
- Chú ý:
+ GV có thể cho HS tập nói cả câu khuyên bạn trong đó có sử dụng thành ngữ phù hợp với nội dung. 
+ Nhận xét, cho điểm HS nói tốt 
- HS bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- HS làm VBT
- HS tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt về các nhân vật
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ vào VBT 
- HS trình bày, lớp nhận xét 
Toán :	 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3 
- bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3
HĐ2:Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3:
+ Chúng ta vừa học xong dấu hiệu chia hết cho 9 HS nghĩ ngay đến việc xét tổng các chữ số 
- GV ghi nhanh lên bảng 
VD:
+ Số 27 có tổng là 2+7 = 9. Vậy 9 chia hết cho 3 
+ Số 15 có tổng là 1+5 = 6. Vậy 6 chia hết cho 3 
* Vậy dấu hiệu chia hết cho 3 đều có tổng các chữ số chia hết cho 3 
- GV ghi nhanh lên bảng 
VD:
+ Số 28 có tổng là 2+8 = 10. Vậy 10 không chia hết cho 3 
+ Số 16 có tổng là 1+6 = 7. Vậy 7 không chia hết cho 3 
* Vậy dấu hiệu không chia hết cho 3 đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3 
HĐ2:Luyện tập
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề bài và nêu cách làm 
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một vài số 
- GV nhận xét 
Bài 2: 
- GV y/c HS tự làm bài vào vở 
- GV chữa bài, nhận xét 
- HS tìm :
 15 : 3 ; 20 : 3 ; 
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc 
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài 
- Lớp làm VBT
Kể chuyện : ÔN TẬP HK I ( TIẾT 3 )
I/ Mục tiêu:
Mức đọ yêu cầu về kỹ năng đọc như ở tiết 1
Nắm được các kiểu mở bài,kết bài trong bài văn kể chuyện;bước đầu viết được mở bài gián tiếp ,kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn hiền(bt2)
 II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1)
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp – SGK) 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng – SGK) 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ1: Kiểm tra đọc
- Tiến hành tương tự như tiết 1
HĐ2:Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS l đọc truyện Ông Trạng thả diều 
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ 
- Y/c HS làm việc cá nhân 
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt
- HS bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi 
- 1 HS đọc thành tiếng
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
- HS viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền 
- 3 đến 5 HS trình bày 
Luyện tập toán: ÔN LUYỆN DẤU HIỆU CHIA HẾT
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3,dấu hiệu chia hết cho9,vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5,vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng: VBT/6
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: Ôn lý thuyết
- Một số chia hết cho: 2; 5; 9 ; 3 khi nào?
- GV nhận xét, tuyên dương những em thuộc quy tắc.
HĐ 2: Luyện tập
Bài 1-2/6:
- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài 3/6:
- Y/c HS làm bài
- GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài 4/6:
- Y/c HS tìm tất cả các trường hợp thoả mãn yêu cầu đề bài trong từng phần
- GV nhận xét, chốt ý đúng
- 4-6 HS trả lời, lớp bổ sung.
- 2 HS làm bảng, lớp VBT, 
- HS nêu miệng, lớp nhận xét,bổ sung 
- 4 HS làm bảng, mỗi em 1 câu, lớp VBT, 
- lớp nhận xét, bổ sung 
- 4 HS làm bảng, mỗi em 1 phần, lớp VBT, 
- lớp nhận xét, bổ sung 
HĐNGLL: Hát về anh bộ đội (tt) 
I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh
1. Hiểu ý nghĩa ngày thành lập QĐND và ngày Quốc phòng toàn dân (22-12) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và sự lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta.
3. Rèn luyện kĩ năng trình bày: Biết lắng nghe, phân tích,tổng hợp và chọn lọc thông tin.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động :
1/ Nội dung:
 - Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập QĐND và ngày Quôcs phòng toàn dân.
 III/ Chuẩn bị hoạt động :
a) Về phương tiện hoạt động :
- Các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
- Bản đồ, sơ đồ nếu có.
- Câu hỏi ô chữ đố vui.
b) Về tổ chức :
- GV chủ niệm nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu học sinh tìm hiểu trước.
- Phân công ra câu hỏivà nộp lại cho GVCN để duyệt 
- Phân công người điều khiển chương trình, xây dựng chương trình hoạt động 
IV/ Tiến trình hoạt động:
1/ Hát tập thể .
2/ Tuyên bố lí do :
 + Ngày 22/12 không chỉ là ngày thành lập QĐND mà còn là ngày hội quốc phòng toàn dân. Để hiểu ý nghĩa của ngày này và qua đó thể hiện lòng biết ơn, tự hào về sự lớn mạnh của Quân đội ta.Hôm nay..... đó là lí do của buổi sinh hoạt.
 Chương trình gồm :
 - Nghe đọc về ý nghĩa ngày 22/12.
 - Tiếp theo là phần thi tìm hiểu về 22/12
- văn nghệ thi đua giữa các tổ.
 V/ Kết thúc hoạt động :
- Lớp hát tập thể.
- Mời giáo viên phát biểu
Toán: 	 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5, dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3
 II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Y/c HS tự làm bài 
-  ...  HS lần lượt làm từng phần 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568, 2050, 35766
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229 ; 35766
c) Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.
c) Các số chia hết cho 9 là: 35766
- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 
- HS làm vào vở BT 
- Nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
Luyện Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu: 
- Nhằm giúp HS tự ôn tập hệ thống hoá lại phần kiến thức về LT&C từ tuần 9 đến tuần 17 đã học. 
- Nhằm giúp HS ôn luyện lại kiến thức đã học về câu kể và mẫu câu: Câu kể ai làm gì?
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ 1: 
- Y/c HS thảo luận nhóm 4
+ Lần lượt nhắc lại phần ghi nhớ của từng bài. Nêu ví dụ - đặt câu với từng từ các em tìm được
- Y/c HS nêu lại: Câu kể là gì? Cho ví dụ.
HĐ2: Trò chơi: Thi đặt câu kể 
- Nhóm nào đặt được nhiều câu, đúng ngữ pháp nhóm đó thắng 
- GV tổng kết câu của các nhóm 
- Công bố kết quả thi đua
- Y/c HS đặt câu theo mẫu câu: Câu kể ai làm gì? Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu em đã đặt. 
- HS đọc lại 1 số đoạn văn – bài văn tìm các đối tượng ngữ pháp có trong đoạn văn, bài văn 
- Y/c HS trong nhóm tạo điều kiện giúp đỡ HS yếu – giúp các bạn HS yếu đặt câu - trình bày ý kiến của mình 
- HS nhắc lại và lần lượt nêu ví dụ 
+ Em là đội viên.
+ Bạn Nga rất chăm chỉ học tập. 
- HS chia làm 4 nhóm lớn. 
+ Từng nhóm thi đua nhau đặt câu kể vào bảng phụ rồi treo bảng phụ lên bảng 
- Đại diện các nhóm đọc câu kể nhóm mình đã đặt 
- Các nhóm khác nhận xét 
- HS lần lượt đặt câu theo mẫu sau đó lần lượt tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu em đã đặt 
Luyện từ và câu: ÔN TẬP HK I ( TIẾT 7 )
I/ Mục tiêu:
. kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở têu chí ra đề kiểm tra môn tiếng việt 4, HKI
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi các BT phần B và C
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:A. Đọc thầm
- Y/c HS đọc thầm bài:Về thăm bà . Khi đọc chú ý đến chi những tiết, hình ảnh miêu tả về ngoại hình, tình cảm của bà, chú ý đến những động từ, tính từ có trong bài.
HĐ2: Bài tập B
- Cho HS đọc Y/c của BT B
- GV giao việc, lưu ý HS với các câu 1,2,3,4 HS phải chọn trong các phương án trả lời đúng - một phương án trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý đúng theo SGV/ 359
HĐ3: Bài tập C
- GV tổ chức HS làm và HD HS giải bài tập. 
- HS đọc thầm bài ( 2 lần )
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- HS làm VBT sau đó trình bày kết hợp giải thích lý do chọn, lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo y/c của GV
Sinh hoạt: SINH HOẠT Đội 
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 18, phương hướng sinh hoạt tuần 19
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
- Lớp phó VTM nhận xét 
- Lớp phó phụ trách lao động nhận xét 
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của từng tổ, tuyên dương các tổ, cá nhân nổi bật.
2/ Phương hướng tuần 19
- Nhận xét bài HS thi cuối kì I
- Truy bài đầu giờ 
- Ra vào lớp ngay ngắn 
- Trò chơi: Tập thể
 - Tập cho Hs hát bài :Khăn quàng thắp sáng bình minh 
Tập làm văn: ÔN TẬP HK I ( TIẾT 8 )
I/ Mục tiêu:
-kiểm tra( Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 4 HKI
II/ Đồ dùng: Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Chính tả ( nghe - viết )
a, HD chính tả
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả
- Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: láng bóng, ngừng đạp, êm tai, cái giẻ, tiệm.
- Cho HS nêu nội dung bài chính tả
b, GV đọc cho HS viết
c, Chấm, chữa bài
HĐ2: Tập làm văn
- Cho HS nêu y/c bài chính tả
- Y/c HS làm việc cá nhân viết phần mở bài 
- GV nhận xét, khen những HS viết hay.
- HD HS viết một đoạn văn phần thân bài.
 - GV nhận xét khen những HS viết đạt Y/c kết hợp sửa lỗi dùng từ, hành văn của HS
- HS theo dõi SGK
- HS luyện viết bảng con
- Tả chiếc xe đạp của chú Tư và tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp
- HS viết
- HS soát bài
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- HS tự viết phần mở bài theo cách mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp. 2-3 HS viết phiếu đính bảng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS viết bảng, lớp VBT.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 3-4 HS đọc to bài viết, lớp nhận xét
 Khoa học :	 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY 
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết 
 - Làm thí nghiệm chứng minh:
 +Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn 
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. 
 - Nêu ứng dụng thực tế lien quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy:thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn,
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 70, 71 SGK
 - Chuẩn bị đồ dung thí nghiệm theo nhóm:
+ Hai lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau 
+ Một lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê ( như hình vẽ SGK )
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tổ chức và hướng dẫn ( HĐnhóm ) 
- Y/c HS đọc mục thực hành trang 70 SGK
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ: Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh
* Kết luận:
HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống ( HĐ NHóm )
- Y/c HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhận xét kết quả 
- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín 
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
* Kết luận:
 Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần cho sự cháy
- Các nhóm báo báo việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm 
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
- Lắng nghe và rút ra kết luận 
- HS lắng nghe
- Các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm 
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm 
- HS các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
- Lắng nghe
Kĩ thuật: TRỒNG CÂY RAU, HOA
I/Mục tiêu:
- HS biết cách chọn cây con rau, hoa đem trồng.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trên bầu đất.
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ đúng kĩ thuật
II/ đồ dùng:
- Cây con rau, hoa để trông, túi bầu có chứa đầy đất.
- Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi sen.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con.
+ Y/c HS đọc SGK/88 nêu các công việc chuẩn bị trước khi trồng rau, hoa.
- Cần chọn cây con theo các tiêu chuẩn ntn và giải thích lý do tại sao chọn như vậy?
- Cần chuẩn bị đất trồng cây ntn?
+ GV nhận xét và giải thích theo SGV/ 75
- Y/c HS quan sát hình SGK/ 58,59 nêu các bước trồng cây con.
+ GV nhận xét, giải thích theo SGV/ 76
Tại sao cần ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
HĐ2: Ghi nhớ
- Gọi HS đọc.
HĐ3: HD thao tác kĩ thuật
 + GV làm mẫu chậm, giải thích HD HS các bước cho đất vào bầu và trồng cây con trong bầu đất.
...... chọn cây con đem trồng và làm đất.
- Cần chọn cây khoẻ, không bị sâu, bệnh hại, đứt rễ, cong queo, gãy ngọn để sau khi trồng cây mới nhanh bén rẽ và phát triễn tốt.
...... làm đất nhỏ ........... san phẳng mặt luống.
- HS lắng nghe
+ HS hội ý theo cặp trả lờitheo mục 2 phần ghi nhớ SGK
HS lắng nghe
..... giúp cây không bị nghiêng ngã và không bị héo.
- 2-3 HS đọc
- HS thực hiện trong nhóm theo y/c của GV
Khoa học :	 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết 
- Nêu được con người ,động vật ,thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 72, 73 SGK
- Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi 
- Hình ảnh hoặc vật dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 HĐ1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Tiến hành chia nhóm 
- Y/c HS làm theo hướng dẫn mục thực hành trang 72 SGK
- GV y/c HS nín thở, nêu lại cảm giác của mình khi nín thở 
- Y/c HS dựa vào tranh, ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người 
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật 
- y/c HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi trang 72 SGK: 
+ Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
- GV hướng dẫn HS cách làm thí nghiệm:
+ Về vai trò của không khí đối với động vật
+ Về vai trò của không khí đối với thực vật 
HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi
- GV y/c HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK 
+ Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ?
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?
- Gọi vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK
- GV y/c HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người động vật thực vật?
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
- Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở 
- Hoạt động trong nhóm 
- HS cả lớp làm và phát biểu nhận xét 
- HS nêu lại cảm giác của mình khi nín thở 
- HS dựa vào tranh ảnh nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người 
- HS quan sát và trả lời 
- HS lắng nghe GV hướng dẫn 
- HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK theo cặp 
+ Bình ô-xi 
+ Máy bơm không khí vào nước 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
Kĩ thuật: Cắt , khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tt)
I/ Mục tiêu:
 -Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu , thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. 
II/ Đồ dùng: Hình SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:HD HS vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành sản phẩm của mình.
Cả lớp thực hành
Giáo viên theo dõi HD thêm 
Lưu ý: 
Các em có thể làm khăn tay, túi xách..
Nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp 
Nếu HS chưa hoàn thành giờ sau làm tiếp
HS thực hành 
HS trưng bày sản phẩm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN18~1.doc