Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

KHOA HỌC

Không khí cần cho sự cháy

I. MỤC TIÊU:

- Làm thí nghiệm để chứn tỏ:

 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn .

II. ĐỒ DÙNG :

- Hình trang 70, 71 SGK.Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm theo nhóm :

- Hai lọ thuỷ tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ ), 2 cây nến bằng nhau.

+ 1 lọ thuỷ tinh không có đáy, đế kê, nến.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 15 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________
Thể dục
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp
________________________________________
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật( chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. 
- Hiểu ND câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất đáng yêu. ( Trả lời các câu hỏi SGK)
II . Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét kết quả kiểm tra đọc của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài- GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: bé xíu, than phiền, 
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: vời, kim hoàn, đại thần
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
ý 1: : Cả triều đình không biết làm cách nào để tìm được mặt trăng cho công chúa.
ý 2: : Chú hề hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào.
ý 3: : Chú hề đã mang đến cho công chúa một mặt trăng đúng như cô mong muốn.
- Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài( GV ghi bảng )
4.Đọc diễn cảm
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài và nêu cách đọc.
- GV treo bảng phụ HD luyện đọc diễn cảm đoạn 2, GV đọc mẫu cho HS nghe.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai toàn bài.
5. Củng cố bài
- Đọc toàn bài , nêu ND bài.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- HS nghe rút kinh nghiệm
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
- 1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn. ( 3 đoạn)
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm ba
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
- 3HS khá, giỏi nêu ý chính của 3 đoạn
- 1 HS khá đọc và nêu ND bài.
- 3 HS khá đọc nối tiếp 3 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
- HS nghe xác định giọng đọc
- 3 HS tham gia thi đọc
- HS khá, giỏi thi đọc phân vai.
- 1 HS nêu
- 2 HS khá nêu ý kiến
____________________________________
TOáN
Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9. 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Hoàn thành các bài tập BT1; BT2.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
1. Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5. Cho ví dụ.
2. Cho các số sau: 540, 315, 308, 1000, 460, 2346. 
- Số chia hết cho 2 là:.....................
- Số chia hết cho 5 là:.....................
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: .
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9.
- Thông qua các ví dụ cụ thể, GV giúp HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9. 
*VD: 
- Số chia hết cho 9: 9, 18, 45, 117...
- Số không chia hết cho 9: 8, 15, 62, 124, 2763,...
- GV ghi lên bảng các số đó vào hai cột.
- GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9. HS tranh luận và dự đoán dấu hiệu.
- GV cho một vài HS nêu lại kết luận của bài học.
3. Luyện tập
Bài 1:Trong các số 99; 1999; 108; 5643; 29 385; các số chia hết cho 9 là: 
99 ; 108; 5643; 29 385.
Bài 2: Trong các số 96; 108; 7853; 5554; 1097 các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097.
Bài 3: bài 4: Dành cho HS làm thêm nêu còn thời gian.
Viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9:
- Có thể là hai số sau: 514; 765;.......
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9:
315; 135; 225 
4. Củng cố bài:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ.
- HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5 và cho ví dụ cụ thể .
- 1 HS làm bảng phụ, HS dưới lớp làm bài ra nháp.
- HS chữa bài và giải thích cách làm ở mỗi trường hợp.
- HS nêu 3 số chia hết cho 9, 3 số không chia hết cho 9 (các số có 1,2,3... chữ số).
- 2 HS cùng bàn thành một nhóm cùng trao đổi để phát hiện những số chia hết hay không chia hết cho 9.
- Một số HS lên bảng viết kết quả vào bảng ( kèm giải thích). Các HS khác bổ sung thêm vào 2 cột .
- HS rút ra dấu hiệu chia hết cho 9
- Lấy một vài VD khác để thử.
- HS quan sát cột các số không chia hết cho 9 để xem tổng các chữ số của các số đó có chia hết cho 9 không.
- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9 rồi tự làm bài vào vở
- 1HS chữa bảng lớp
- HS lần lượt giải thích tại sao các số trên chia hết cho 9.
- HS tự làm bài vào vở
- 1HS chữa bảng lớp
- HS lần lượt giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nêu đặc điểm của dãy số đó. - HS tự tìm các số theo yêu cầu đó
- HS nêu cách tìm chữ số đó của mình.
- 2 HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ.
_______________________________________________________
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2010
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Thể dục
Sơ kết học kì I – T/C : Chạy theo hình tam giác
Đồng chí Phan Thị Hải - lên lớp
________________________________________________
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bai văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn ( Bt1mục III) viết được một đoạn văn tả bao quát chiếc bút( BT2)
II. Đồ dùng: Nháp, VBTV
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu dàn ý bài văn miêu tả đồ vật?
 B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hình thành kiến thức.
Bài 1/169.
Bài 2/169
- Nêu các dấu hiệu nhận biết các đoạn văn?
Bài 3/161
- Nêu phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài?
-> GV chốt rút ra ghi nhớ/170
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài1/170
- GV nhận xét.
Bài 2/170
- Bài 2 yêu cầu gì?
- Đề bài yêu cầu tả đặc điểm gì của cái bút?
- Tả bao quát là tả những chi tiết nào của cái bút?
- GV hướng dẫn quan sát kĩ chiếc bút về hình dáng, màu sắc, chất liệu, cấu tạo. Chú ý cách diễn đạt và bộc lộ cảm xúc.
- GV nhận xét.
3. Củng cố bài:
-Về viết lại đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
- 2 HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm toàn bài Cái cối tân
- HS đọc yêu cầu.
- HS đánh dấu các đoạn văn.
- HS nêu các đoạn văn: có 4 đoạn
- Dấu chấm xuống dòng ở mỗi đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Từng nhóm trả lời: 
+ Đ1: Giới thiệu về cái cối tả trong bài
+ Đ2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm đoạn văn.
- HS trao đổi nhóm đôi làm vở bài tập.
- HS trình bày từng ý.
- HS nêu yêu cầu.
- Viết một đoạn văn tả chiếc bút của em.
- Đề bài chỉ yêu cầu tả bao quát.
- Không tả từng bộ phận, không viết cả bài.
- HS làm nháp.
- HS trình bày
- HS về nhà hoàn thiện bài viết
______________________________________________
Khoa học
Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để chứn tỏ:
 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn..
II. Đồ dùng :
- Hình trang 70, 71 SGK.Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm theo nhóm : 
- Hai lọ thuỷ tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ ), 2 cây nến bằng nhau.
+ 1 lọ thuỷ tinh không có đáy, đế kê, nến.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét đánh giá bài kiểm tra học kì
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu tiết học.
2. Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- Yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 70 SGK để biết cách làm. 
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm và giảng về vai trò của khí ni-tơ. 
3:Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm những thí nghiệm này. 
- Yêu cầu HS đọc mục Thực hành trang 70, 71 SGK để biết cách làm. 
- Cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để ngọn lửa cháy to hơn, làm thế nào để dập tắt ngọn lửa. 
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận 
3. Củng cố bài:
- Nhắc lại mục " Bạn cần biết " 
- HD vận dụng đun nấu đảm bảo an toàn
- Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Thư kí các nhóm tổng hợp theo bảng trong phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- HS làm thí nghiệm như mục 1 SGK và nhận xét kết quả.
- HS tiếp tục làm thí nghiệm 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- 2 HS đọc 
- 2 HS đọc 
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2010
CHíNH Tả (Nghe - viết)
Mùa đông trên dẻo cao
i. mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả " Mùa đông trên dẻo cao".
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn ( l/n ) đúng với nghĩa đã cho.
- GD HS ý thức viết đúng chính tả và mong muốn viết chữ đẹp
II. Đồ dùng dạy học
- Vở BTTV
III.Các hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết : nhảy dây, dập dình, giao bóng
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV gọi HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: “Mùa đông trên dẻo cao" 
- Y/c đọc và nêu ND đoạn viết
- HD viết một số từ khó: trườn xuống, chít bạc, khua lao xao, gieo, già nua, cơi ...
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày đoạn văn.
3. HS viết bài.
 - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
4. Chấm chữa bài.
- Đọc cho HS soát lỗi chính tả.
- Thu c ... khí cần cho sự sống của người và động, thực vật
 + Trường hợp nào phải thở bình ô- xi và trường hợp nào không cần thở bình ô - xi
- GV Kết luận : Người động bật , thực vật muốn sống được cần có ô xi để thở .
3.Củng cố bài 
- GV hệ thống lại nội dung bài học 
- Muốn cho bầu không khí trong lành em phải làm gì?
1 - 2 HS nêu
- HĐ nhóm theo HD của GV
- HS làm thí nghiệm.
- 4 HS nêu kết quả thí nghiệm.
- HS khá trả lời
-HS dựa vò tranh ảnh , dụng cụ để nêu vai trò của không khí đối với đời sống con ngưpời và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và trong đời sống 
-HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi trang 72 SGK : 
- HS khá giải thích
- 2 HS nhắc lại
-Hai học sinh quay mặt vào nhau chỉ và nói 
-Đại diện trình bày kết quả quan sát 
- 2 HS nhắc lại 
- 2 HS khá nêu 
_________________________________________
Tiếng việt ( TH) 
Luyện viết bài 17,18
I.Mục tiêu 
- Tiếp tục nâng cao chất luợng chữ viết kiểu chữ đứng , nét đều
-Viết đúng kích cỡ , hình nét kiểu dáng của chữ theo hướng dẫn của bài mẫu
- Có thái độ tích cực rèn viết chữ đẹp giữ vở sạch 
II.Lên lớp
Hoạt động 1 : GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2 : GV cho hs đọc bài viết và tìm hiểu nhanh nội dung của bài viết
Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS nêu những hiện tượng cần lưu ý khi viết bài 
- GV phân tích và nhắc lại cho HS nắm vững kĩ thuật trình bày bài viết như mẫu , nhắc lại các hiện tượng chính tả có trong bài .
- Luyện viết vào vở nháp những từ ngữ khó viết ( Những chữ viết hoa , phụ âm dễ lẫn , vần khó) . 
Hoạt động 4 : GV tổ chức cho HS hoàn thành bài viết 
-GV theo dõi và giúp đỡ những em yếu kém . viết chậm
Hoạt động 5 : GV chấm 1 số bài và nhận xét trước lớp
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục đích yêu cầu
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả đồ vật, nôi dung miêu tả, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giàu hình ảnh,cảm xúc , sáng tạo
II - Đồ dùng dạy – học
Một số kiểu mẫu cặp sách học sinh. Vở BTTV
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung cần ghi nhớ của bài văn miêu tả đồ vật.
- Đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của tiết học 
2- Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
Bài 1:Đọc y/c của bài
- Y/c HS thảo luận các câu hỏi a, b, c trong SGK
- Gọi HS báo cáo kết quả- nhận xét.
- GV củng cố cách viết các đoạn văn phần thân bài, cách viết các câu mở đoạn cho từng đoạn văn
Bài 2 :Đọc y/c của bài 
- Y/c HS nối tiếp đọc các gợi ý a, b, c - GV lưu ý HS viết theo gợi ý( chú ý tả những điểm nổi bật khiến cái cặp của em khác với cái cặp của các bạn) 
- Gọi HS đọc bài- nhận xét cách viết văn 
Bài 3:Xác định y/c của đoạn 
- HD HS viết tương tự bài 2
 - GV lưu ý cách tả các bộ phận tránh liệt kê
3. Củng cố bài :
 HD HS viết tiếp đoạn MB và KB để thành bài văn hoàn chỉnh.
- 2 HS nêu
- 2 HS đọc
1 HS khá đọc đoạn văn
- HĐ cặp đôi, ghi vào vở BTTV
- Mỗi HS trả lời 1 câu
- HS nghe và ghi nhớ
- 1HS đọc yêu cầu 
- Học sinh đặt trước mặt cặp sách để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của cái cặp theo gợi ý trong SGK.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình 
- HS đọc yêu cầu của BT 3 và các gợi ý.
Cách thực hiện như bài 2.
- HS hoàn thành trong tiết thực hành
_________________________________________
TOáN 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
-Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài tập trong một số tình huống đơn giản.
- Hoàn thành các BT1; BT2; BT3
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
- Viết số chia hết cho 2 ? (cho 3 ?, cho 5 ?, cho 9 ?)
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của tiết học 
2- Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
- HD HS đọc và xác định y/c của từng bài tập
- Y/c HS tự làm bài vào vở sau đó thu bài chấm - nhận xét
3. Chữa bài 
Bài 1: Gọi HS nêu kết quả từng phần và giải thích tại sao ?
- Y/c lấy thêm VD minh hoạ
Bài 2: GV hướng dẫn hs thực hiện tương tự bài 1
- GV củng cố dấu hiệu chia hêt trong từng trường hợp
Bài 3: HS nêu cách điền số và giải thích cách làm
- GV củng cố cách tìm dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 9..
Bài 4: Tính giá trị của mỗi biểu thức rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2; 5.
Gv chia lớp làm 2 -4 dãy, mỗi dãy làm một biểu thức
Bài 5: - GV hướng dẫn HS cách làm.
- Số cần tìm có đặc điểm thế nào?
- HD dùng thử chọn để kiểm tra kết quả
4. Củng cố bài: 
Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và 9?cả 2,3,5,9
- 1 HS nêu dấu hiệu.
 - 1HS lên bảng viết số.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS khá, giỏi tự làm, HS yếu làm theo HD của GV
- 4 HS lên chữa
- HS khá lấy VD
- 3 HS lên bảng chữa, lấy VD
- 4 HS lên chữa, lấy VD minh hoạ.
- HS giỏi chữa
- 3 HS khá nêu và lấy VD
___________________________________________________
Lịch sử
Ôn tập học kì 1
I. Mục tiêu :
- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần; 
- HS yêu thích tìm hiểu lịch sử
II. Đồ dùng dạy học :
Phiếu học tập của HS .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
 A. Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc lại các bài Lịch sử đã học và các giai đoạn lịch sử đã học
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài 
- GV định hướng trọng tâm kiến thức cần ôn tập và xác định hình thức ôn tập .
2. Nhắc lại các nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Y/c HS thảo luận nhóm ghi tên 3 giai đoạn lịch sử và các nhân vật tiêu biểu trong giai đoạn đó
3. HD làm bài ôn tập 
 Bài 1:
Điền tên các giai đoạn lịch sử vào bảng sau cho phù hợp với thời gian lịch sử .
- GV cho HS đọc SGK.
- Giao phiếu cho HS thảo luận nhóm 4
- GV chốt kiến thức .
Bài 2 : Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau :
- GV cho HS đọc tiếp yêu cầu bài 2 trong phiếu .
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân bài 2.
- GV thu chấm một số bài .
- Đọc một số bài cho HS nghe.
- GV chốt kiến thức .
Bài 3: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bảng sau .
- GV cho HS thảo luận nhóm để giải quyết bài 3 trong phiếu .
- GV chốt kiến thức và cho điểm các nhóm . 
4. Củng cố bài
-Hệ thống lại nội dung đã ôn tập.
- 2 HS nhắc lại
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận .
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung .
- HS tự làm bài vào phiếu học tâp. ( Vở BTLS)
- Các HS nhận xét và bổ sung .
- 
- Thảo luận nhóm .
- Cho đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét . 
- HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra
______________________________________________
LUYệN Từ Và CÂU
Vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì?
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì?theo y/c cho trước, qua thực hành luyện tập( mục III)
II- Đồ dùng: 
- Vở BTTV
III- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Câu kể Ai làm gì có cấu tạo như thế nào?
- Đặt một câu kể Ai làm gì? chỉ ra đâu là chủ ngữ đâu là vị ngữ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. HD nhận xét
- Y/c đọc đoạn văn và nêu y/c của đoạn văn đó?
- Y/c HS tìm các câu kể Ai làm gì?( Ghi bảng)
- Y/c HS xác định VN của các câu đó?
- Y/c HS trả lời câu hỏi 3,4 SGK
- GV củng cố đưa ra đáp án đúng.
3. Ghi nhớ.
- Y/c HS trả lời: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?có tác dụng gì? ( về ý nghĩa của VN và hình thức)
+Vị ngữ trong câu kể là những từ ngữ như thế nào?
- GV rút ra ghi nhớ SGK
4. Hướng dẫn luyện tập
Bài1/171
- Tìm các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn?
- Xác định vị ngữ trong các câu vừa tìm được?
 GV nhận xét.
Bài 2/ 172
-> Khi kết hợp các vị ngữ để thành câu hoàn chỉnh các em cần chú ý lựa chọn hợp lý cho phù hợp với hoạt động của đối tượng được nói đến.
Bài 3/161
- GV hướng dẫn quan sát tranh và đặt câu.
- GV nhận xét.
5. Củng cố bài:
- HS đọc lại mục ghi nhớ.
- Thi đặt câu tả hoạt động theo mẫu Ai làm gì?
- 1 HS nêu.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- HS đọc yêu cầu.
- Một HS đọc to đoạn văn.
- HS làm vào vở BT ; 3 HS lên bảng tìm VN của 3 câu.
- 2 HS khá trả lời. 
- HS đối chiếu kq
- 2 HS nêu nhận xét về VN 
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc câu 1
- HS trả lời
- HS làm vở bài tập. 
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
- HS khá nêu 5 câu kể Ai làm gì?. HS khác nhận xét
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT.
- HSkhá nêu 5 câu kể Ai làm gì?tả hoật động của nhân vật trong tranh.
- 2 HS đọc lại
- 5 HS khá thi đặt câu
_________________________________________
Tiếng Anh
Đồng chí Vũ Thị Hương - lên lớp
____________________________________________
Toán (TH)
Ôn : Dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9
I. Mục tiêu:
- Củng cố các dấu hiệu chia hết đã học
- HS có kĩ năng nhận biết các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 ; chia hết cho cả 2và 5; chia hết cho cả 2,3,5,9....
II. Đồ dùng - Vở BTT , Một số BT nâng cao.
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc lại các dấu hiệu chia hết đã học - Lấy VD 
 B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : nêu yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
- HD học sinh làm các bài trong vở BTT tiết 83; 84; 86; 87
3. Bài tập mở rộng cho HS giỏi
Bài 1: Với bốn chữ số 0, 3, 5, 7 Hãy viết các số có 4 chữ số khác nhau và mỗi số đều chia hết cho: 
- Chia hết cho 2 và 5; 
- Chia hết chó cả 2,3 và 5
Bài 2: Tìm số bé nhất, biết rằng nếu số đó chia cho 2, chia cho 3 và chia cho 5 đều dư 1. 
4. Củng cố bài :
-GV giải đáp thắc mắc của HS 
- 4 HS nhắc lại và lấy VD cho từng trường hợp chia hết.
- HS khá tự làm, HS TB yếu GV HD giải từng bài 
- HS khá giỏi trao đổi cặp đôi và làm bài vào vở Toán (TH) sau đó cùng chữa bài.
- HS nêu ý kiến
___________________________________________________________
hoạt động tập thể 
Sơ kết học kì 1
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Nghỉ bự tết dương lịch
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 18 lop 4 Suu Nam Sach.doc