Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Nam Xuân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Nam Xuân

 I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc được 3đoạn thơ,đoạn văn đã học ở HKI.

- Hiểu nội dung chinh của từng đoạn,nội dung của cả bài;nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm. Có chí thì nên,Tiếng sáo diều.

- HS có kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tốt giọng đọc.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc- học thuộc lòng.

 - Bảng phụ viết bài tập 2.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Nam Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
	Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt
ôn tập cuối học kì 1(tiết 1)
 I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung.Thuộc được 3đoạn thơ,đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chinh của từng đoạn,nội dung của cả bài;nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm. Có chí thì nên,Tiếng sáo diều. 
- HS có kĩ năng đọc diễn cảm, thể hiện tốt giọng đọc.
 II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc- học thuộc lòng.
 - Bảng phụ viết bài tập 2.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: HS nêu tên các bài tập đọc từ tuần 11- 17.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài 1 phút.
- HS đọc bài theo ND của thăm + TLCH theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét, ghi điểm.
b. Bài tập:
- HS đọc yêu cầu bài tập (lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chữ điểm "Có chí thì nên" và " Tiếng sáo diều"
- HS thảo luận theo nhóm vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại các bài tập đọc đã học chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
- HS nêu.
- HS thực hiện
- HS đọc bài cá nhân
- HS đọc to yêu câu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4.
Toán:
dấu hiệu chia hết cho 9
 I. Mục tiêu
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. 
- Rèn kĩ năng tính cẩn thận, chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi BT4
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5? Cho VD cụ thể.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9
- HS đọc bảng chia 9. Nêu các số chia hết cho 9
- GV hướng dẫn HS phân tích:
72 : 9 = 8 ta có 7 + 2= 9 18 : 9 = 2 ta có 1 + 8 =9
45 : 9 = 5 4 + 5 = 9 63 : 9 = 7 6 + 3 =9
VD2: 657 : 19 = 73 ta có 6 + 5 + 7 = 18 mà 18 : 9 =2 
b. Dấu hiệu chia hết cho 9: 
- Qua VD trên em rút ra nhận xét gì?
Kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
c. Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập(tìm số chia hết cho 9...)
 HS thi trả lời nhanh. Nhắc lại dấu hiệu chia hết.
Bài 2: HS nêu yêu cầu(tìm số không chia hết cho 9...)
 HS thực hiện bảng con.
Bài 3: viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9.
 HS thi viết tiếp sức nhau theo tổ.
Bài 4(HSKG): Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bảng lớp. GV và cả lớp nhận xét.
+ Vì sao em điền số đó?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV nhận xét giờ học.
- Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2,5,9.
Chuẩn bị cho bài sau: dấu hiệu chia hết cho 3.
9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90
- HS nêu nhận xét.
- 99; 108; 5643; 29385.
- 96; 5554; 7853; 1097
VD: 207; 333; 999...
- 315; 135; 225.
- Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9
..................................................................................
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 2)
 I. Mục đích, yêu cầu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1
- Nắm được các kiẻu mở bài,kết bài trong bài văn kể chuyện;bước đầu viết được mở bài gián tiếp,kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền(BT2). 
 II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: GV kiểm tra những HS tiết trước chưa thuộc và chưa đạt.
- HS bốc thăm chọn bài, chuẩn bị 2 phút.
- HS đọc bài theo yêu cầu của phiếu và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài tập: HS đọc yêu cầu bài tập ( chọn đề bài tập làm văn sau:" Kể chuyện Ông Nguyễn Hiền." Em hãy viết: a. Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
 b. Phần kết bàitheo kiểu mở rộng.
* Kể chuyện Ông Nguyễn Hiền: 
- HS đọc thầm bài Ông trạng thả diều/104
+ HS nhắc lại thế nào là mở bài theo kiểu gián tiếp.
+ Thế nào là kết bài theo kiểu mở rộng.
- HS viết mở bài và kết bài theo yêu cầu của bài tập.
- HS đọc bài viết của mình. Cả lớp và GV nhận xét
- GV đọc bài mẫu.
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- HS thực hiện
- nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện mình định kể.
- Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
- HS viết bài vào vở, trình bày.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho KT.
..........................................................................................
Luyện Tiếng Việt:
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả,nội dung miêu tả của từng đoạn,dấu hiệu mở đầu đoạn văn;viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài,đoạn văn,tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.
- Bồi dưỡng cho HS biết viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thật, sinh động , giàu cảm xúc.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn tả đồ vặt, một số kiểu mẫu cặp HS. 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ
Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ghi đề
b. Hớng dẫn ôn luyện
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi trong bài.
KL: a/ Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b/ Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của cặp
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và làm bài.
*Chú ý: Chỉ viết một đoạn miêu tả hình dáng chiếc cặp.
Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn. Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
GV nhận xét, ghi điểm những bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- GV Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà thực hiện tả chiếc cặp của em và chuẩn bị bài sau.
3 HS đọc bài làm của mình.
1 HS đọc 
HS thảo luận cặp, trình bày, bổ sung.
c/ Nội dung miêu tả của từng đoạn đợc báo hiệu bằng những từ ngữ :
Đoạn 1: Màu đỏ tơi
Đoạn 2: Quai cặp
Đoạn 3: Mở cặp ra
HS thực hiện đọc.
HS quan sát và thực hiện tả.
3 - 5 HS trình bày.
HS lắng nghe nhận xét..
................................................................................................
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010.
Tiếng Việt
ôn tập cuối học kì 1(tiết 3)
 I. Mục đích, yêu cầu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1 
- Nắm đặt câu có ý nhân xét về nhân vật trong bài tâp đọc đã học(BT2); bước đầu đã biết dùng thành ngữ , tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước(BT3). 
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: GV kiểm tra những em ở tiết trước chưa hoàn thành.
- Lần lượt từng HS bốc thăm, chuẩn bị bài 2 phút.
- HS đọc bài theo yêu cầu của phiếu và TLCH theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài tập:
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài(đặt câu với những từ ngữ thích hợp...)
- HS làm bài vào vở. Đặt câu với từ cho sẵn...
- HS trình bày tiếp nối nhau.
- GV nhận xét, sửa chửa câu cho HS.
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc thành tiếng.
VD: Nguyễn Hiền rất có chí.
- Cao Bá Quát rất kì công luyện chữ viết.
Bài 3: HS đọc yêu cầu( chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyến khích hoặc khuyên bạn).
- HS thảo luận nhóm 2, trình bày nêu ý kiến vì sao chọn tục ngữ hay thành ngữ đó.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tuyên dương những em có câu văn hay.
- Dặn HS tiếp tục ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
- Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba.
a. Có chí thì nên.
b. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
c. Đẽo cày giữa đường.
............................................................................................
Toán:
dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. 
 II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9.
 Viết số có ba chữ số chia hết cho 9.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
a.Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3
- HS lấy VD chia hết cho 3
 VD: 18, 27, 123, 453...
63: 3 = 21 ta thấy 63 = 6 + 3 = 9 : 3 = 3
123 : 3 = 31 ta thấy 123 = 1 + 2 + 3 = 6 : 3 = 2...
91 : 3 = 30(dư 1) 91 = 9 + 1 = 10 : 3 = 3 (dư 1)
125 : 3 = 41(dư 2) 125 = 1 + 2 + 5 = 8 : 3 = 2(dư 2)
- HS nhẩm tổng các chữ số của một vài số
- Nêu nhận xét
Kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Chú ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
b. Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu(trong các số sau số nào chia hết cho 3...): 231, 109, 1872, 8225, 92313.
- HS làm bài vào bảng con, nêu kết quả.
Bài 2: Trong các số sau số nào không chia hết cho 3
- HS thực hiện.
- HS tự nêu VD dựa vào bnảg chia 3.
- Tổng các chữ số chia hết cho 3
- 231, 1872, 92313
 96, 502, 6823, 55553, 64 1311
- HS nêu miệng tiếp sức nhau.
- Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV nhận xét, chốt lại dấu hiệu chia hết cho 3.
Bài 4(HSKG): Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm, chữa, nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- 502, 6823, 55553, 641311
- 561 hoặc 564
 795 hoặc 798
2235 hoặc 2535
...................................................................................................
Luyện tiếng việt:
Mùa đông trên rẻo cao
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nghe viết tốt bài chính tả.
- Tạo thói quen cẩn thận trong khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng con, vở.
III. Hoạt độngdạy học: 
1. Ôn kiến thức: - HS viết bảng con.
 Sờn núi; nhẵn nhụi; sạch sẽ.
2. Luyện viết:
 - HS đọc lại đoạn viết.
 + Nội dung đoạn viết nói gì?
 (tả mùa đông đã về trên rẻo cao...)
 - HS viết bảng con: vàng hoe, vạt dài, con suối, già nua, khua lao sao.
 - HS đọc lại bài viết lại lần 2.
 - HS gấp sách giáo khoa. GV nhắc nhở HS trớc khi viết bài.
 - GV đọc HS viết bài theo quy trình.
 - GV chấm một số bài, nhận xét bà ... ết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đa dung học tập đã quan sát;viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp,kết bài theo kiểu mở rộng(BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài TĐ- HTL
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: GV kiểm tra những HS chưa đạt yêu cầu.
- HS bốc thăm, chọn bài chuẩn bị 2 phút.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- GV nhận xét, ghi điểm.
- HS thực hiện
2. Bài tập:
- HS đọc đề bài ở bảng lớp.
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập của em.
a. Quan sát đồ vật: 
- GV hướng dẫn HS mục tiêu quan sát, mục đích QS.
- HS nhắc lại ghi nhớ về quan sát đồ vật.
- HS lập dàn ý.
- HS trình bày dàn ý của mình.
- GV nhận xét, sửa chửa.
b. Hãy viết: - Phần mở bài theo kiểu gián tiếp.
 - Phần kết bài theo kiểu mở rộng.
- HS viết bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị kiểm tra học kì 1
- HS nêu ghi nhớ về dàn ý bài văn tả đồ vật.
a. Mở bài: GT đồ vật định tả.
b. Thân bài:
- Tả hình dáng bên ngoài(màu sắc, hình dạng, chất liệu...)
- Tả chi tiết bên trong(ngăn cặp, dây kéo...)
c. Kết bài: cảm nghĩ của em...
- HS viết bài vào vở, trình bày.
Toán:
luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số tình huống đơn giản. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT1
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 Cho VD cụ thể.
2. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu( trong các số sau số nào chia hết cho 2, 3, 5, 9...)
- HS làm bảng con, nêu kết quả.
- GV chốt kết quả đúng.
- HS thực hiện
a. 4568, 2050, 35766.
b. 2229, 35766
c. 7435, 2050
d. 35766
Bài 2: Tìm số chia hết cho cả 2 và 5; 3 và 2; 2,3,5 và 9
- HS hoạt động nhóm 2, trình bày kết quả.
+ Dựa vào dấu hiệu nào mà em tìm được kết quả đó?
- GV ghi kết quả đúng bảng.
Bài 3: HS nêu yêu cầu(tìm số thích hợp viết vào ô trống...)
- HS làm miệng, nêu kết quả đúng.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 5(HSKG): HS đọc yêu cầu, làm miệng
Tìm các số 35 < x < 20 mà chia hết cho 3 và 5.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Ôn bài chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
a. 64620, 5270
b. 57234, 64620
c. 64620
a. 528, 558 hoặc 588
b. 603 chia hết cho 9 hoặc 3
c. 240 chia hết cho 3 và 5
d. 354 chia hết cho 2 và 3
 35 < 30 < 20
Tiếng Việt
Kiểm tra cuối học kì I (Đọc) (tiết 7).
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra (Đọc)theop mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiéng Việt lớp 4,HK1(Bộ GD và ĐT-Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học,lớp 4,tập một,NXB Giáo dục2008).
II. Nội dung kiểm tra:
 1..Kiểm tra đọc thành tiếng.(4điểm)
Giáo viên gọi học sinh đọc mỗi em một đoạn các bài tập đọc từ tuần 8 đến tuần 17 (Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1).Học sinh biết đọc trôi chảy, phát âm rõ biết ngắt nghỉ đúng chỗ , đọc đúng tốc độ 120 chữ/phút , bước đầu biết đọc diễn cảm.
-Đọc trôi chảy,ngắt nhịp đúng chỗ,đúng tốc độ,bước đầu biết đọc diễn cảm(4đ)
-Nếu đọc sai 1 tiếng trừ: (0,15đ)
-Nếu đọc chậm trừ: (2đ)
 2.Kiểm tra đọc hiểu: (6điểm)
-HS làm bài tập luyện tập (tiết 7-VBT-Tiếng Việt .Tập 1).
-GV chấm- chữa bài.
...............................................................................................
Chiều:
Luyện Tiếng Việt
đôi que đan
 I. Mục tiêu: 
- HS nghe viết đúng bài chính tả: Đôi que đan.
- ý thức tốt trong khi viết bài.
- Luyện tính chăm chỉ, cẩn thận trong khi viết.
 II. Hoạt động dạy học:
 1. Ôn kiến thức: HS đọc lại bài: Đôi que đan.
 Nêu nội dung của bài.
 2. Luyện viết
 - 2 HS đọc lại bài viết: Đôi qua đan
 - HS viết bảng con: khăn đen, giản dị, mũi, dẻo, đỡ ngượng, ngọc ngà.
 - 1 HS đọc lại bài chính tả cần viết.
 - GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
 - GV đọc HS viết bài.
 - GV đọc HS dò bài.
 - GV chấm một số bài. HS đổi vở nhóm 2 dò bài cho nhau.
 - GV nhận xét bài viết của HS.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà luyện viết bài cho đẹp.
 - Tập rèn chữ viết chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
...................................................................................................
Luyện toán:
chia cho số có ba chữ số
 I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách chia cho số có ba chữ số.
- HS nắm chắc cách chia để làm tốt bài tập.
- Rèn kĩ năng chia.
 II. Hoạt động dạy học:
 1. Ôn kiến thức: HS thực hiện đặt tính rồi tính.
 8322 : 219 = 7560 : 251 = 
 2. Hớng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: Đặt tính rồi tính- HS làm bảng con.
 33592 247 51865 253 80080 157
 889 136 126 205 158 510
 1482 1265 10
 0 0
 Bài 2: Tìm x ( HS làm vở nháp)
 517 x x = 151481 195906 : x = 634
 x = 151481 : 517 x = 195906 : 634
 x = 293 x = 309
 - Củng cố lại cách tìm thành phần cha biết trong phép tính.
 Bài 3: Hai khu đất hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau. Khu A có diện tích 112 564 m2 và có chiều rộng 263 m. Khu B có chiều rộng 362 m. Tính diện tích khu B.
 - HS đọc ND bài toán. GV hướng dẫn: Tính chiều dài khu A dựa vào công thức tính diện tích S = a x b a = S : b
 Từ chiều dài khu A ta tính được diện tích khu B.
 - HS giải bài vào vở. GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS.
 Bài giải: Chiều dài khu A là: 112 564 : 263 = 428(m)
 Vì chiều dài khu B bằng chiều dài khu A nên chiều dài khu B là 428 m
 Diện tích khu B là: 428 x 362 = 154 936 (m2)
 Đáp số: 154 936 (m2)
Bài 4(HSKG):Tính nhanh.
Tìm số có 3 chữ số ,biêt rằng nếu lấy số đó chia cho số chẵn lớn nhất có 1 chữ số thì được thương là số lẻ nhỏ nhất có 3 chữ số? 
3. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại tiết học.
 - Dặn HS ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho kiểm tra học kì I
..........................................................................................
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hát về anh bộ đội cụ hồ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu thêm cá bài hát về anh bộ đội cụ Hồ, về truyền thống cách mạng quê hương.
- Thêm tự hào và yêu mến anh bộ đội, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Bồi dưỡng kỹ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
Những bài hát, bài thơ về anh bộ đội, về quê hương, đất nước do học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.
2. Hình thức:
Biểu diễn văn nghệ của lớp.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện:
- Những tiết mục văn nghệ do các tổ chuẩn bị.
- Bản giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ. 
2. Tổ chức:
S
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
1
2
3
4
Dẫn chương trình
Văn nghệ
Trang trí
Thư ký
Bản dẫn c.trình
Bài hát, bài thơ
Phấn, giấy, bút
Giấy, bút, giấy mời
IV. Tiến hành hoạt động:
1. Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình các đại biểu.
2. N gười dẫn chương trình mời các tổ lên trình bày các tiết mục văn nghệ.
3. Người dẫn chương trình tuyên bố kết thúc.
V. Kết thúc hoạt động:
GVCN nhận xét và giới thiệu hoạt động sau.
	 Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009.
Tiếng Việt
Kiểm tra cuối học kì I (viết) (Tiết 8)
I.Mục tiêu :
- Kiểm tra (viết)theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4,HKI (TL đã dẫn).
II.Nội dung kiểm tra:
1.Chính tả (nghe-viết): (4 điểm)
 Bài viết: Chiếc xe đạp của chú Tư.
-GVđọc HS viết chính tả.
2.Tập làm văn:(6 điểm) 
 Em hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật (hoặc đồ chơi) mà em yêu thích.
 III. Hướng dẫn chấm Tập làm văn:
- Viết một đoạn văn tả một đồ vật (hoặc đồ chơi).đúng:bố cục,thể loại,đặc điểm của đồ vật(hoặc đồ chơi),nói lên được tình cảm với đồ vật (hoặc đồ chơi) cho 6đ.
-Viết đúng bố cục ,nhưng chưa sâu (4đ)
-Viết đúng thể loại song thành 1 đoạn: (3đ)
Bài viết mắc lỗi chính tả,chưa sâu, tuỳ bài làm của HS để chiết điểm: (1,2, đ)
IV. Thu bài-nhận xét dặn dò. 
...................................................................................
Toán:
Kiểm tra cuối học kì I
I. Mục tiêu:
- Đọc,viết,só sánh số tự nhiên;hàng lớp.
- Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp;nhân với số có hai,ba chữ số;chia số có đến năm chữ số cho số cóhai chữ số(chia hết, chia có dư).
- Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Chuyển đổi,thực hiện phép tính với số đo khối lượng ,số đo diện tích đã học.
- Nhận biết góc vuông,góc nhọn,góc tù,hai đường thẳng song song,vuông góc.
- Giải bài toán có đến ba phép tính trong đó có các bài toán:Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số dó.
II. Đề bài:
Bài 1: a, Đọc số:9100712.
 b,Viết số:Tám mơi triệu không trăm linh hai nghìn bảy trăm.
 Bài 2:Đặt tính rồi tính:	A	B	
 a. 217843+992375 c. 436x213
b. 435260-82753 d.35587:87 6cm 
Bài 3:Hình vẽ bên cho biết ABCD là hình vuông, 	
hình ABMN và MNCD là các hình chữ nhật và có	 M N
chièu rộng bằng 6cm.
a.Cạnh BC vuông góc với những cạnh nào? 6 cm
 D	 C
b.Cạnh MN song song với những cạnh nào?
c.Tính diện tích hình vuông ABCD?	
 Bài 4:Điền số thích hợp vào chỗ chấm.	
 3giờ45 phút=phút	
 18m2 7dm2 =.dm2
 1/4 thế kỷ =..năm
3 tấn 75kg=.kg.
Bài 5 : Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 456m, chiều dài hơn chiều rộng là 24m.Tính diện tích mảnh đất đó?
Bài 6:Tính nhanh.
457x39-18x457-457
III. Hướng dẫn chấm.
Bài1 (1điểm):Mỗi câu đúng cho 0,5điểm.
Bài2 (2điẻm)Đúng a,b mỗi bài cho 0,5 đ
 Đúng c,d mỗi bài cho o,5đ
 Bài3 (2điểm):Đúng a,b mỗi bài cho 0,5đ
 Đúng câu c cho 1đ.
Bài4 (2điểm):Mỗi bài đúng cho 0,5 điểm.
Bài5 (2điểm): Bài giải.
 Nửa chu vi là:456:2=228(m)(0,25đ)
 Chiều dài mảnh đất là:(228+24):2=126(m)(0,5đ)
 Chiều rộng mảnh đất là:126-24=102(m) (0,5đ)
 Diện tích mảnh đất là:126x102=12852(m) (0,5đ)
 Đáp số:12852m. (0,25đ)
Bài6 (1điểm):
457x39-457x18-457=457x(39-18-1)
 =457x20
 =9140.
Sinh hoạt lớp:
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại cách sinh hoạt đội.
- Ban cán sự chi đội tổ chức sinh hoạt( nhận xét đánh giá các hoạt động..)
- GD tính tích cực trong hoạt động tập thể.
II. Hoạt động lên lớp: 
 * Ôn lại cách sinh hoạt đội.
 * GV nhận xét chung hoạt động học kì 1.
 - Đi học đều, đúng giờ, có ý thức trong học tập. Tiêu biểu có: An, Thuỳ Dương, Duyên
 - Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ.
 - Trang phục gọn gàng, đúng quy định.
 Tồn tại: Hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp vẫn còn: Thuỷ, Ngân
* Kế hoạch tuần tới
+ Duy trì các hoạt động.
+ Tiếp tục học chương trình RLĐV. 
 + Hoàn thành kế hoạch của đội. 
 + Lao động chăm sóc cây. 
 + Tiếp tục thu các khoản theo quy định.
 - HS sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 tuan 18(2).doc