Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Tiếng việt (T17)

ÔN TẬP -KIỂM TRA

TIẾT 2

I.Mục tiêu :

 1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL (yêu cầu như tiết 1 )

 2. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT1), bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.(BT3) .

II. Đồ dùng dh : - Phiếu ghi tên các bài TĐ – HTL .

- 4 bảng học nhóm ghi nội dung bài tập 3 .

III. Hoạt động dạy học .

 1. Bài mới a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động .

 Hoạt động 1 : (15’) Tiếp tục kiểm tra TĐ- HTL (thực hiện như tiết 1 )

Hoạt động 2 : (10’) Bài tập 1 :

GV nêu yêu cầu BT .

Gv cùng lớp nhận xét, sửa chữa nhanh những câu hs đặt sai .

Hoạt động 3 : (9’) Bài tập 2 :

Nhắc hs : xem lại bài tập đọc “ Cò chí thì nên” nhớ lại các câu tục ngữ ,TN đã học.

-Gv phát bảng học nhóm cho từng nhóm

- Gv cùng lớp nhận xét, sửa sai.

- Hs trao đổi theo cặp ,suy nghĩ ,đặt câu .

- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu em đặt .

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Soạn ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt (T35)
ÔN TẬP- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TIẾT 1
I.Mục tiêu : 
Đọc rành mạch , trôi cháy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ đoạn văn đã học ở HKI.
Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài, Nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
Học sinh khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ. tốc độ đọc trên 80 tiếng/ phút
 3. Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu nội dung đoạn, bài và nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
II . Đồ dùng dạy học : - Phiếu ghi tên các bài TĐ – HTL 
4 bảng học nhóm – Ghi sẵn nd lời giải BT2 lên bảng .
III. Hoạt động dạy học .
 1. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động .
Hoạt động 1 : (8’) Kiểm tra TĐ và HTL (kiểm tra 6 học sinh )
(Nội dung và cách thức kiểm tra, cách đánh giá đã soạn ở giấy )
Hoạt động 2 : (12’) lập bảng tổng kết các bài TD là truyện kể thuộc chủ đề :” Có chí thì nên” và tiếng sáo diều”
Hướng dẫn ; Chỉ ghi lại các điều cần ghi nhớ về các bài TD là truyện kể . 
Chia lớp thành 4 nhóm ,phát bảng học nhóm cho từng nhóm .
Giáo viên cùng lớp nhận xét theo các yêu cầu nội dung ghi ở từng cột có chính xác không? Lời trình bày có rõ ràng không ? 
Gv hệ thống lại các nd (lời giải chép sắn trên bảng 
Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm trao đổi tìm ra các bài TĐ là truyện kể sau đó giao cho mỗi bạn trong nhóm đọc 1 bài và thực hiện yêu cầu về bài đó . 
Đại diện các nhóm trình bày KQ . 
- Học sinh làm bài vào VBT .
IV. Củng cố - dặn dò: 2’ 
- Chốt nd chính của các bài TĐ ở 2 chủ đề vừa ôn tập 
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Toán -tiết 86
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I,Mục tiêu : Giúp hs .
Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2.
Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản
II.Hoạt động dạy học
1.Bài cũ :(5’)
Gv ghi bảng các số : 212; 2650 ; 375; 680; 1028
1 học sinh nêu các số chia hết cho 2 và 5
2. Bài mới : a. Giới thiệu bài .
b. Các hoạt động .
Hoạt động 1 : (12’) hướng dẫn hs phát hiện chia hết cho 9 .
GV ghi thành 2 cột .vd :
27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 dư 1
54 : 9 = 6 67 : 9 = 7 dư 4
. 
Yêu cầu hs chú ý các phép tính ,đặc biệt là các số bị chia (ở cột chia hết ) 
? Tính tổng của các chữ số trong mỗi số bị chia xem tổng là mấy .
+ Gv nhận xét ,chốt lại dấu hiệu chia hết cho 9 và viết tiếp khoảng 5 – 6 số yêu cầu hs tìm xem ,trong các số đó số nào chia hết cho 9 .
Tiếp tục yêu cầu hs chú ý đến các phép tính không chia hết cho 9 ( Các bước tiếp theo tương tự trên )
Hoạt động 2 : Luyện tập . 
Bài 1 : (6’) Hướng dẫn mẫu 1 số 
Vd: số 99 có tổng các chữ số là : 9 + 9 =18 , số 18 chia hết chia hết cho 9 , vậy ta chọn số 99 . 
Bài tập 2 : (5’) Gv nhấn mạnh rõ yêu cầu của bài tập .
Gọi 1 hs (K- G) làm mẫu 1 số .
Giúp hs thống nhất KQ .
hs nêu vd về các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9 . 
hs đọc lại các phép tính ở cột chia hết .
học sinh tính miệng 
vd : 27 (2 + 7 =9 ); 54 : (5 + 4 = 9)
- Hs nêu nhận xét về các số chia hết cho 9 
- 2 hs đọc kết luận (SGK) 
- Hs viết vào bảng con các số chia hết cho 9 
1 hs đọc yêu cầu BT 
Học sinh làm ,miệng .
Viết các số vào bảng con .
1 số em nêu cách làm 
1 hs đọc yêu cầu BT 
1 hs làm mẫu 1 số 
Học sinh tự làm các số còn lại . 
III.Củng cố - dặn dò: 2’
Chốt nội dung bài : học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
Tiếng việt (T17)
ÔN TẬP -KIỂM TRA
TIẾT 2
I.Mục tiêu : 
 1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL (yêu cầu như tiết 1 )
 2. Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT1), bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.(BT3) . 
II. Đồ dùng dh : - Phiếu ghi tên các bài TĐ – HTL .
4 bảng học nhóm ghi nội dung bài tập 3 . 
III. Hoạt động dạy học . 
 1. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động . 
 Hoạt động 1 : (15’) Tiếp tục kiểm tra TĐ- HTL (thực hiện như tiết 1 ) 
Hoạt động 2 : (10’) Bài tập 1 : 
GV nêu yêu cầu BT .
Gv cùng lớp nhận xét, sửa chữa nhanh những câu hs đặt sai .
Hoạt động 3 : (9’) Bài tập 2 : 
Nhắc hs : xem lại bài tập đọc “ Cò chí thì nên” nhớ lại các câu tục ngữ ,TN đã học.
-Gv phát bảng học nhóm cho từng nhóm 
Gv cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Hs trao đổi theo cặp ,suy nghĩ ,đặt câu .
Học sinh nối tiếp nhau đọc câu em đặt .
1 học sinh đọc yêu cầu BT .
Học sinh lắng nghe .
Các nhóm đọc lại các tình huống , thảo luận để tìm những câu TN – TN thích hợp để khuyến khích khuyên bạn . 
Học sinh (đại diện các nhóm trình bày KQ 
IV.Củng cố - dặn dò: 2’
- Chốt nội dung bài :- ND cần ghi nhớ về nhân vật trong văn KC .
 - ND các câu TN, thành ngữ
- Nhận xét tiết học	
 ---------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
 Soạn ngày 18 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt ( t18)
ÔN TẬP - KIỂM TRA ĐỌC .
TIẾT 3
I. Mục tiêu: 
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL ( yêu cầu như tiết 1 )
 - Nắm đuợc các kiểu MB, KB trong bài văn kể chuyện . Bước đầu biết viết được mở bài giáng tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện Ông Nguyễn Hiền (BT2)
 II. Hoạt động dạy học : 
 1. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động . 
 Hoạt động 1:(16’) Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL( thực hiện như tiết 1 ) 
 Hoạt động 2 : (15’) Ôn các kiểu MB , KB trong văn kể chuyện.
GV nêu yêu cầu BT 
Gv mở bảng cho hs đọc lại nd ghi nhớ về 2 cách MB và KB .
* GV cùng lơp nhận xét,góp ý ,khen ngợi và ghi điểm tốt cho những bài viết hay. 
Hs đọc thầm lại bài :”Ôn Trạng thả diều” 
1 học sinh đọc nd ghi nhớ về 2 cách mở bài.
1 học sinh đọc nd ghi nhớ về 2 cách kết bài.
Từng hs suy nghĩ ,kết phần MB gián tiếp và KB mở rộng cho câu chuyện ông Nguyễn Hiền. 
Lần lượt từng hs đọc phần MB . 
Lần lượt từng hs đọc phần KB . 
 IV. Củng cố-dặn dò: 2’
- Chốt nd bài : Đọc lại ghi nhớ về 2 cách kết bài trong văn KC .
- Nhận xét tiết học 
-----------------------------------------------------------------------
Toán: tiết 87
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 .
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3 
 Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2.(học sinh yếu giảm bài 2)
Giáo dục tính cẩn thận và chịu khó của học sinh
 II. Hoạt động dạy học . 
 1. Bài cũ :(5’) 
-Nêu “ Dấu hiệu chia hết cho 9”
- Nêu những số nào chia hết cho 9 trong các số sau : 1782 ; 81 ; 5572 .
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài . 
 b. Các hoạt động . 
 Hoạt động 1 : (10’) hướng dẫn hs tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3 : 
GV ghi bảng thành 2 cột như SGK .
Yêu cầu hs chú ý SBC của cột chia hết cho 3 (gợi ý hs tính nhẩm tổng của các chữ số ở cột số bị chia . ) 
Gv ghi bảng : 
Số 27 có : 2 + 7= 9 (9 chia hết cho 3) 
Số 15 có : 1 + 5 = 6 ( 6 chia hết cho 3 ) 
Gv khái quát thành “dấu hiệu chia hết cho 3” 
Tiếp tục cho hs chú ý tới SBC của cột không chia hết cho 3 (theo các bước trên 
Hoạt động 2 : (20’) Luyện tập 
Bài tập1 : (5’) 
Gv cùng hs làm 1 số : 312 
Gv nhận xét ,chữa bài .
Bài tập 2 : (5’) (theo các bước như trên) 
 - Gv nhận xét, chữa bài
1 học sinh 
1 học sinh nhìn bảng 
Hs nêu các phép tính chia hết cho 3 và cácm phép tính không chia hết chia 3 .
Học sinh quan sát nêu nhận xét . 
Hs nhẩm miệng 1 vài số khác chia hết cho 3 ,sau đó đi đến được kết luận “Các số đó đều có tổng các chữ số chia hết cho 3 . 
2- 3 hs đọc “dấu hiệu chia hết chia 3”
Hs nêu thêm ví dụ
 hs nêu yêu cầu BT .
Hs cùng nhẩm với GV và nêu KQ .
Hs nhẩm ,tìm các số còn lại ,viết vào bảng con 
Hs viết các số vào vở .
1 số hs viết trên bảng .
III. Củng cố, dặn dò: 2’
Chốt nội dung bài: - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3 
GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------
Tiếng Việt.
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
	1- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (yêu cầu như tiết 1).
	2-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan. Tốc độ viết khoảng 80 chữ/ 15 phút.
- Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Học sinh khá giỏi vioết đúng và tương đối đẹp. Tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút. viết tương đối đẹp.
	3- Học sinh có ý thức luyện đọc và luyện viết chữ tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu thăm.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động.
 Hoạt động 1:(10) Kiểm tra đọc.( Thực hiện như tiết 1)
 Hoạt động 2: (23) Viết chính tả.
 * Hướng dẫn chính tả.
GV đọc một lượt bài chính tả.
Yêu cầu HS nêu nội dung bài viết.
 GV: Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ bàn tay của chị, của em, những mũ khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra.
Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: chăm chỉ, giản dị, dẻo dai.
 * Viết bài
 - GV đọc cho HS viết.
GV đọc cả câu hoặc cụm từ cho HS viết.
Đọc lại bài cho HS soát lại.
 * Chấm chữa bài.
GV chấm bài.
Nhận xét chung.
- HS đọc thầm bài thơ.
- HS nêu nội dung của bài chính tả.
- HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- Một số HS viết trên bảng.
HS viết bài vào vở.
HS soat lỗi.
Nộp bài.
IV. Củng cố, dặn dò: 2’
Chốt nội dung bài.
GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------
Khoa học: tiết 35
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY .
I.Mục tiêu : 
Làm TN để chứng tỏ: . 
 + Càng có nhiều không khí càng có nhiều ôxy để duy trì sự cháy được lâu hơn .
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục ,không khi phải được lưu thông . 
Nếu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : Thổi bếp lữa cho lữa cháy to hơn, dập tắt lữa khi có hoả hoạn,...
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường không khí
II.Đồ dùng dạy học. 
 GV chuẩn bị cho 4 nhóm ,mối nhóm (Bộ ĐDDH )
 + 2 lọ thủy tinh 2 cây nến . 
 + 1 lọ thủy tinh không đáy ,nến ,đế kê. 
III.Hoạt động dạy học
Bài mới
Giới thiệu bài mới . 
Các hoạt động . 
Hoạt động 1 : (12’) Làm thí nghiệm
CTH : Chia nhóm ,phát đồ dùng làm TN cho từng nhóm . Yêu cầu các nhóm đ ... nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không có đáy được kê lên để không kín . 
GV nhận xét kết luận . 
Để duy trì sự cháy ,cần cung cấp không khí .
* Liên hệ thực tế : Nấu bếp củi ,kinh ghiệm nhóm bếp ,đun bếp ,dập tắt ngọn lửa.
 - Tiếp tục làm TN theo sự hướng dẫn của GV và tham khảo thêm ở SGK . 
Quan sát ngọn nến ,thảo luận giải thích hiện tượng xảy ra .
Đại diện các nhóm trình bày KQ .
Hs liên hệ thực tế .
IV.Củng cố - dặn dò: 2’
- Chốt nội dung bài :- - Đọc mục :”Bạn cần biết” 
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
 Soạn ngày 19 tháng 12 năm 2011
Môn : Toán (T88)
Bài : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2, 3 ( HS yếu giảm bài tập3/98)
Giáo dục học sinh tính kiên trì, nhẫn nại
II. Các hoạt động dạy học
1/Kiểm tra bài cũ: 4’ – 
- Nêu dấu hiêụ chia hết cho 3, cho 9
- Làm bài tập 3/98
- GV nhận xét, ghi điểm
2/Bài mới
a/ Giới thiệu bài: 1’
b/Luyện tập: 28’
- Bài 1/ a), b), c)/ Trang 98 (SGK)
- GV hướng dẫn
- GV kịp thời giúp đỡ học sinh yếu
- GV theo dõi nhận xét, thống nhất kết quả.
- Bài 2 / a), b), c)/ Trang 98 (SGK)
- GV hướng dẫn
- GV kịp thời giúp đỡ học sinh yếu
- GV theo dõi nhận xét, thống nhất kết quả.
- Bài 1/ a), b), c), d)/ Trang 98 (SGK)
- GV hướng dẫn, tổ chức theo nhóm
- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV theo dõi nhận xét, thống nhất kết quả.
1 em nêu
1 em làm bảng, lớp làm vào bảng con
HS lắng nghe
 - 1 em đọc yêu cầu của bài
 - 3 em làm bảng lớp, lớp làm bảng con theo dãy ( mỗi dãy làm mỗi câu)
- Lớp nhận xét, chữa bài
- 1 em đọc yêu cầu của bài
 - 3 em làm bảng lớp, lớp làm bảng con theo dãy ( mỗi dãy làm mỗi câu)
- Lớp nhận xét, chữa bài
- 1 em đọc yêu cầu của bài
Các nhóm làm việc vào giấy A4
Dán kết quả lên bảng
Lớp nhận xét, chữa bài
III. Củng cố dặn dò: 2’
Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3, chia hết cho 9
Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------
Toán (T89)
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản
Bài tập: bài 1, 2, 3.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài mới : a. Giới thiệu bài .
 b. Các hoạt động . 
Hoạt động 1 : Bài 1 : 
Cho hs nhắc lại các dấu hiệu chia hét cho 2,3,5,9 .
GV cùng lớp nhận xét ,chữa bài .
Hoạt động 2 : Bài 2 
- Cho hs làm bài vào vở ,sau đó yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo nhau .
Gv cùng lớp thống nhất kết quả .
Hoạt động 3 : Bài 3 : 
- GV nêu bài tập.
- Gv cùng lớp nhận xét, chữa bài . 
- 1 hs đọc yêu cầu BT . 
- 1 hs nhắc lại ghi nhớ . 
- Hs làm bài vào bảng con.
- 1 số HS lên bảng làm 
1 hs đọc yêu cầu BT.
Hs làm bài vào vở ,sau đó đổi vở kiểm tra chéo nhau .
Hs làm bài vào bảng con . 
1 số hs lên bảng làm . 
1 hs đọc yêu cầu bài tập . 
IV. Củng cố - dặn dò: 2’
Chốt nd bài 
Nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------------------
Môn: Tiếng Việt.
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
 - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn. Biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2)
 - Học sinh có ý thức luyện đọc và đặt câu hỏi đã học tốt hơn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Phiếu thăm., 1 tờ giấy khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy - học
 1. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay,các em tiếp tục kiểm tra để lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.Sau đó,chúng ta cùng nhau ôn lại về danh từ,động từ,tính từ
 b. Các hoạt động.
 Hoạt động1: (10) Kiểm tra đọc. (Thực hiện như ở tiết 1) 
 Hoạt động 2: ( 20) Bài tập 2
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 - GV giao việc: BT cho một đoạn văn. Trong đoạn văn đó có một số danh từ, động từ, tính từ. Nhiệm vụ của các em là chỉ rõ từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ. Sau đó,đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
 - Cho 2 HS làm bài ở phiếu
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Các danh từ,động từ,tính từ có trong đoạn văn.
Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện,
em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H’mông, Tu Dí, Phù Lá.
Động từ: dừng lại, chơi đùa.
Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b/Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
Buổi chiều,xe dừng lại ở một thi trấn nhỏ.
àBuổi chiều xe làm gì?
Nắng phố huyện vàng hoe.
àNắng phố huyện thế nào?
Những em bé H’mông mắt một mí, nhưng em bé Tu Dí, Phù Lá, cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
àAi đang chơi đùa trước sân.
-1 HS đọc to,lớp theo dõi trong SGK. 
- HS làm bài cá nhân vào vở(VBT).
- HS làm bài trên phiếu, dán lên bảng trình bày.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở(VBT).
IV. Củng cố dặn dò: 2’
GV hệ thống lại bài
Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------------
Tiếng việt.(T35)
ÔN TẬP - KIỂM TRA ĐỌC
TIẾT 6
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục Kt lấy điểm TĐ và HTL (yêu cầu như t1) 
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, 
 kết bài theo kiểu mở rộng 
- Giáo dục học sinh có ý thức khi lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập và viết đoạn MB, KB.
II.Đồ dùng dạy học . 
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới : a. Giới thiệu bài .
 b. Các hoạt động. 
 Hoạt động 1 : (15’) Kiểm tra lấy điểm TĐ – HTL (thực hiện t1) 
 Hoạt động 2 : Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật . 
 2a: Quan sát 1 đồ dùng học tập , chuyển KQ thành dàn ý 
Ghi đề bài lên bảng .
Nhắc hs : Đây là bài văn dạng mtả đồ vật, là đồ dùng học tập của các em .
+ Gợi ý 1 số đồ dùng học tập của hs: bút,thước , sách ,êke, com pa
- GV giúp đỡ hs yếu .
GV cùng lớp nhận xét,góp ý ,GV chọn 1 bài tốt nhất coi như là mẫu ,nhưng không bắt buộc hs làm theo .
2b. Viếtphần mở bài kiểu gián tiếp ,kết bài kiểu mở rộng 
Hướng dẫn : Viết phần MB và KB theo đúng yêu cầu với đồ dùng học tập các em đã chọn để lập dàn ý .
- Gv cùng lớp nhận xét ,khen ngợi những hs viết bài hay .
- 1 hs đọc yêu cầu BT . 
- 1 hs đọc ND ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật . 
Hs nêu và tự chọn 1 đồ dùng học tập để quan sát.Quan sát ghi KQ quan sát vào vở nháp ,sau đó chuyển thành dàn ý . 
Học sinh nối tiếp nhau đọc dàn ý . 
1 hs đọc yêu cầu BT .
Học sinh làm bài vào vở 
Học sinh nối tiếp nhau đọc phần MB- KB
IV.Củng cố - dặn dò: 2’
Chốt nội dung bài
Nhắc lại nội dung ghi nhớ về văn miêu tả đồ vật 
---------------------------------------------------------------------
Môn: Khoa học. Tiết: 36
Bài: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỐNG
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nêu được con người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở thì mới sôngs được.
 - Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Hình vẽ trang 72, 73 SGK.
 - Sưu tầm về hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
 - Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá.
 III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV nhận xét, ghi điểm. 
 2. Bài mới (30’) a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động.
Hoạt động 1 :10’- hiểu va trò của không khí với con người 
 * Cách tiến hành :
 - Yêu cầu HS cả lớp làm theo như mục Thực
hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo, GV yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
 - Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học và đời sống.
2 HS làm bài tập 2, 3 / 46 (VBT) 
- HS cả lớp làm theo như mục Thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
 - HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học và đời sống
 Hoạt động 2 : 10’-Nêu được động vật và thực vật đều cần không khí để thở thì mới sống được 
 * Cách tiến hành : 
 - Về vai trò của không khí đối với động vật : GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thới xa xưa của nhà bác học đã làm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thủy tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn. - Về vai trò của không khí đối với thực vật :
GV hỏi: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
- HS trả lời. 
- Nghe GV giảng. 
- Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người
 Hoạt động 3 : 10’-hiểu một số trường hợp phải dùng bình ôxi
 * Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống 
 * Cách tiến hành : 
 - GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK. Hai HS quay lại chỉ và nói:
 + Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ? 
 + Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan?
 - GV gọi HS trình bày.
 - Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
 + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người và động vật và thực vật?
 + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
 + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô-xi? 
 * Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có khí ô-xi để thở. 
- Làm việc theo cặp. 
 + Bình ô-xi người thợ lăn đeo ở lưng. 
 + Máy bơm không khí vào nước. 
- Một vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK. 
- Một số HS trả lời câu hỏi.
HS liên hệ thực tế, trả lời.
HS nối tiếp trình bày.
 IV. Củng cố dặn dò: 2’
 -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. 
 - GV nhận xét tiết học. – 
-----------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
 Soạn ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn. Tiết: 36.
KIỂM TRA ĐỌC - HIỂU
---------------------------------------------------------
Tiếng việt Tiết: 36.
KIỂM TRA VIẾT
---------------------------------------------------
Toán. Tiết: 90.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
( thời gian 45 phút )
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc