Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Tiếng việt:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 2) (Trang 174)

I. Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thnàh ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước. (BT3)

- HS có ý thức ôn tập tốt.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3.

III. Các hoạt động dạy - học:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra:

 3. Bài mới:

 a. Giới thiệu + ghi bài:

 b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng

 (1/6 số HS):

 - GV thực hiện như tiết 1. - Hát

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn: 21/12/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
Hoạt động tập thể:
Chào cờ đầu tuần
(Tổng đội soạn)
Tiếng Việt:
ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 1) (Trang 174)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
- Bảng phụ kẻ sẵn BT2.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS đọc bài giờ trước. 
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
(khoảng 1/ 6 số HS trong lớp):
 - Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem bài 1 - 2 phút)
- Hát
- 1 HS
+ HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng / phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc học thuộc lòng) 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu. 
- GV đặt 1 câu hỏi vừa ở đoạn đọc cho HS trả lời. Cho điểm HS.
 c. Bài tập 2:
- Đọc yêu cầu, làm bảng nhóm. Trình bày
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
 Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Nguyễn Hiền
Vua
Bưởi
Từ điển
Việt Nam
 Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị
lực và có ý chí vươn lên đã ... 
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân yến
 Nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác- đô đa Vin - xi đã trở ...
Lê-ô-nác-đô đa Vin - xi
Người tìm
 sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
 Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ kiên trì ...
Xi-ôn-cốp-xki
Văn  tốt
Truyện đọc 1
 Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(1 + 2)
Nguyễn Kiên
 Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích ...
Chú Đất Nung
Trong quán ăn  Bống
Tôn - xtôi
 Chú bé người gỗ (Bu-ra-ti-nô) thông minh đã biết dùng mưu ...
Bu-ra-ti-nô
Rất
trăng
(1 + 2)
Phơ - Bơ
 Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu ...
Công chúa nhỏ
 4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, ôn bài giờ sau kiểm tra tiếp.
Toán - tiết 86:
Dấu hiệu chia hết cho 9 (Trang 97)
I. Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn kĩ năng làm toán.
- HS có ý thức học toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS lên chữa bài tập 3 giờ trước.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9. Viết thành 2 cột.
- Hát
- 2 em
- Nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9.
18 : 9 = 2 17 : 9 = 1 (dư 8)
27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 (dư 1)
36 : 9 = 4 40 : 9 = 4 (dư 4)
54 : 9 = 6 55 : 9 = 6 (dư 1)
45 : 9 = 5
- GV gợi ý để HS tính tổng các chữ số của số đó.
- Tự tìm ra các số chia hết cho 9.
 => Ghi nhớ (SGK).
- Đọc lại ghi nhớ.
 c. Bài tập:
 Bài 1: 
- Đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Số 99 có tổng các chữ số là 9 + 9 = 18.
Số 18 chia hết cho 9. Ta chọn số 99.
- Số 108 có tổng các chữ số là: 
1 + 0 + 8 = 9. Vậy ta chọn số 108. 
 Bài 2:
- Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
 - Nhận xét.
- Số không chia hết cho 9 là: 96 ; 7853 ; 5554 ; 1097
 Bài 3: (HS khá, giỏi)
 - Nhận xét.
- Đọc đầu bài và tự làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 VD: 153 ; 576 ...
 4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài 4.
Thể dục:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Khoa học :
Không khí cần cho sự cháy (Trang 70)
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, ...
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét.
- GD kỹ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát. KN phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu. Kn quản lí thời gian trong quá trình làm thí nghiệm.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy -học: 	
- Hình trang 70, 71 SGK
- Lọ thủy tinh, hai cây nến 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu + ghi bài: 
 b. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của
 ô - xi đối với sự cháy.
 * Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
 * Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu.
- Hát
- Các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- Đọc mục thực hành trong SGK để biết cách làm.
- Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Ghi lại những nhận xét và ý kiến giải thích về kết quả của thí nghiệm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm.
 => KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
 c. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống:
 * Mục tiêu: - Làm thí nghiệm chứng minh: Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
 - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và nêu yêu cầu.
- Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.
- Đọc mục thực hành trong SGK.
- Làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 và nhận xét kết quả.
- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - GV và cả lớp nhận xét và rút ra kết luận:
	Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác không khí cần được lưu thông.
 => Bài học (Ghi bảng).
- Đọc lại bài học.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài để giờ sau học.
Ngày soạn: 22/12/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 2) (Trang 174)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thnàh ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước. (BT3)
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
 (1/6 số HS):
 - GV thực hiện như tiết 1.
- Hát
 c. Bài tập 2:
- Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. VD: 
a.	* Nguyễn Hiền rất có chí.
	* Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
b. Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
d. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
- GV và cả lớp nhận xét.
 d. Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
- Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. 1 số em làm bài trên phiếu trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
 a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững.
 b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này ta bày keo khác.
 c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- 	Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
 4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiếng Anh:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Toán - tiết 87:
dấu hiệu chia hết cho 3 (Trang 97)
I. Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn kĩ năng làm toán.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- ND bài, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS lên chữa bài về nhà.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài:
 b. Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
 - GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3. 
- Hát
- Nêu các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
VD: 
3 : 3 = 1
6 : 3 = 2
9 : 3 = 3
12 : 3 = 4
15 : 3 = 5
18 : 3 = 6
4 : 3 = 1 (dư 1)
8 : 3 = 2 (dư 2)
14 : 3 = 4 (dư 2)
19 : 3 = 6 (dư 1)
25 : 3 = 8 (dư 1)
 ? Vậy các số như thế nào thì chia hết cho 3
- Các số có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
 ? Các số như thế nào thì không chia hết cho 3
- Tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
 => Ghi nhớ (Ghi bảng).
- Đọc ghi nhớ.
 c. Thực hành:
Bài 1:
- Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
 - GV và cả lớp chữa bài.
 VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 
 2 + 3 + 1 = 6 mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3.
 - Số 109 có tổng các chữ số:
 1 + 0 + 9 = 10, mà 10 không chia hết cho 3 nên số 109 không chia hết cho 3.
- 2 em lên bảng làm và giải thích tại sao em chọn số đó.
Bài 2: 
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
 - GV chữa bài cho HS.
 Kết quả đúng: 502 ; 6823 ; 55 553 ; 641 311
Bài 3: (HS khá, giỏi)
 - Nhận xét
- Tự làm, kiểm tra chéo lẫn nhau.
VD: 123 ; 612; ...
 - GV gọi vài HS nêu kết quả.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ghi nhớ.
- Dặn về nhà học bài, làm bài tập 4.
Tiếng Việt:
ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 3) (Trang 175)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài ... ến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh.
 - GDHS biết thực hành thành thạo và thực hiện an toàn trong luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Mẫu khâu, thêu đã học
 - HS: Chuẩn bị vật liệu để thực hành
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới:
+ Hoạt động 2: Thực hành làm sản phẩm tự chọn ( HS khéo tay vận dụng KT, KN cắt, khâu, thêu đã học làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS. Không bắt buộc HS nam thêu).
- GV kiểm tra việc thực hành làm bài ở tiết trước.
- Nêu yêu cầu bài học và cho học sinh thực hành tiếp.
+ Hoạt động 3:: Đánh giá
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Nêu yêu cầu đánh giá.
- Cho học sinh tự đánh giá .
- GV kiểm tra đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
- Hỏt 
- Học sinh lấy bài và kiểm tra chéo
- Học sinh lấy bài thực hành đang làm dở ở tiết trước
- Học sinh lắng nghe
- Thực hành hoàn thành sản phẩm.
- Học sinh trưng bày sản phẩm
- Tự đánh giá chéo.
- Học sinh lắng nghe và rút kinh nghiệm.
Đó duyệt, ngày 26/12/2011
PHT
Hà Thị Tố Nguyệt
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- HS nắm được nội dung các hoạt động trong tuần; tình hình học tập trong học kì I.
- rèn ý thức phê và tự phê.
- giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Nội dung:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
 - GV đánh giá, nhận xét cụ thể từng mặt.
2. Sơ kết hoạt động thi đua các tổ:
 - GV nhận xét chung về tình hình học tập cũng như các mặt hoạt đông khác trong học kỳ I.
3. Đánh giá thi đua các tổ:
 - GV tổng kết đợt thi đua.
4. Sinh hoạt theo chủ điểm:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của cả lớp.
- Các tổ nhận xét về đợt thi đua học tốt dành nhiều điểm tốt.
- Tổ trưởng các tổ tự nhận xét, đánh giá, xếp loại các hoạt động của tổ và từng tổ viên.
- HS sinh hoạt múa, hát, kể chuyện....
	Ngày soạn: 24/12/2011
Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 6)/ trang 176
I. Mục tiêu:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
	- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
	- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn đinh:
 2. kiểm tra:
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
 - GV kiểm tra nốt số HS còn lại trong lớp.
- Hát
 c. Bài tập:
 + Bài 2: 
- Đọc yêu cầu.
 - GV hướng dẫn HS từng bước thực hiện các yêu cầu.
 a. Quan sát 1 đồ dùng học tập chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
- Xác định yêu cầu của đề:
“Miêu tả đồ dùng học tập của em”.
- Một em đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Chọn đồ dùng học tập để quan sát.
- Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
- Một số em trình bày dàn ý của mình. Chẳng hạn dàn ý tả cái bút.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 + Mở bài: 
- Giới thiệu cái bút do ông em tặng nhân ngày sinh nhật.
 + Thân bài:
*. Tả bao quát bên ngoài:
+ Hình dáng thon mảnh, vát lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu gỗ rất thơm, chắc tay.
+ Màu nâu đen, không lẫn với bút của ai.
+ Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy rất kín.
+ Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre.
+ Cái cài bằng thép trắng.
 + Kết bài:
*. Tả bên trong:
 + Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
 + Nét bút thanh đậm ...
 - Em giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bỏ quên bút. Em luôn cảm thấy như có ông em ở bên.
b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài
kiểu mở rộng.
- HS: Viết bài, lần lượt từng em nối nhau
đọc các mở bài, kết bài.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 VD: + Mở bài kiểu dán tiếp:
đ Sách, vở, bút, giấy mực là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy tôi muốn kể về cây bút thân thiết mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
 + Kết bài kiểu mở rộng:
đ Cây bút này gắn bó với kỷ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Có lẽ rồi cây bút sẽ hỏng, tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác, nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp, giữ mãi như một kỷ niệm tuổi thơ.
 4. Củng cố - dặn dò:
	- Tổng kết nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết bài.
Toán - tiết 89:
Luyện tập chung (trang 99)
I. Mục tiêu:
	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
	- Rèn kĩ năng làm toán.
	- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- ND bài, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:	
 1. ổn đinh:
 2. Kiểm tra:
 - Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
 Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài.
 b. Hướng dẫn thực hành:
 + Bài 1: 
- Hát
- 3 HS
- Đọc đầu bài và tự làm vào nháp.
 - GV gọi HS lên bảng chữa bài.
 - Chốt lời giải đúng:
a. Các số chia hết cho 2 là:
4568; 2050; 35766.
b. Các số chia hết cho 3 là:
2229; 35766.
c. Các số chia hết cho 5 là:
4735; 2050.
d. Các số chia hết cho 9 là:
35766
 + Bài 2: 
 - Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 a, Số chia hết cho cả 2 và 5: 64 620 ; 5270
 b, Số chia hết cho cả 3 và 5: 64 620 ; 77 285
 c, Số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9: 64 620
- Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào nháp.
- Chữa bài trên bảng.
 + Bài 3: GV cho HS tự làm vào vở.
- Đọc yêu cầu, tự làm bài, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
 - GV chốt lại lời giải đúng:
 - Kết quả là:
a. 528; 558; 588
b. 603; 693
c. 240
d. 354
 + Bài 4: (HS khá, giỏi)
- Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
 - GV cùng cả lớp nhận xét.
a. 2253 + 4315 – 173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
 4. Củng cố - dặn dò:
	- Tổng kết nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập 5.
Tiếng Việt:
Kiểm tra đọc (đọc, hiểu - luyện từ và câu)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD&ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008).
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu.
- HS nghiêm túc trong giờ KT.
II. Nội dung:
1. Đọc thầm bài:	Về thăm bà (TV4 - Tập 1. Trang 177)
2. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
2. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?
A. Có cảm giác thong thả, bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở .
3. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
4. Tìm trong truyện những từ cùng nghĩa với từ hiền:
A. Hiền hậu, hiền lành.
B. Hiền từ, hiền lành.	
C. Hiền từ, âu yếm.
5. Câu: Cháu đã về đấy ư ? được dùng làm gì ?
A. Dùng để hỏi.
B . Dùng để yêu cầu, đề nghị.
C. Dùng thay lời chào.
6. Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ. Bộ phận nào là chủ ngữ ?
A. Thanh
B. Sự yên lặng
C. Sự yên lặng làm Thanh
Đáp án chấm 
Tổng điểm toàn bài 5 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,8 điểm. Riêng câu 6 được 1 điểm.
Câu 1: ý C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Câu 2: ý C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở .
 Câu 3: ý C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
Câu 4: ý B. Hiền từ, hiền lành.	
Câu 5: ý C. Dùng thay lời chào.
Câu 6: ý B. Sự yên lặng 
Mỹ thuật:
GV bộ môn soạn, giảng
Khoa học :
Không khí cần cho sự sống (trang 72)
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu khoa học và ý thức bảo vệ môi trường..
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 72, 73 SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Nêu một số ứng dụng về vai trò của không khí đối với sự cháy?
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu + ghi bài.
 b. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của
 không khí đối với con người.
 * Mục tiêu:
 - Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở.
 - Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
 * Cách tiến hành:
 - GV nêu nhiệm vụ:
- Hát
- 2 HS
- Làm theo như hướng dẫn mục thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét: HS thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra.
 - GV yêu cầu HS nín thở mô tả cảm giác của mình khi nín thở?
 - Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người?
 c. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của
 không khí đối với đời sống thực vật và động vật.
 * Mục tiêu: Nêu dẫn chứng chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu:
- Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi.
 ? Vì sao sâu bọ và cây trong hình bị chết
- Vì không có không khí.
 d. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ôxi.
 *Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
 * Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu:
- Quan sát hình 5, hình 6 SGK theo cặp. Hai HS quay lại chỉ và nói:
- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu ở dưới nước? (Bình ôxi người thợ lặn đeo ở lưng).
- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? (Máy bơm không khí vào nước).
 - GV gọi 1 vài HS trình bày kết quả quan sát H5, H6 trang 73.
 - Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
 ? Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật
 ? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở
- Ôxi.
 ? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ôxi
- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu
 => Kết luận: Người, thực vật, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở.
 4. Củng cố - dặn dò:
- * BVMT: Để bầu không khí luôn luôn trong sạch, con người chúng ta cần phải làm gì?	
- Tổng kết nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_chuan_kien_t.doc