Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. Bài 1;Bài 2.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng ghi các bài tập.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 24 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: Thứ 2 ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP HỌC KÌ (T1).
I. Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ (khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
*HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/1phút)
II. Đồ dùng dạy học: 
-18 phiếu mỗi phiếu ghi mỗi tên bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 9 đếm tần 17.
-Bảng kẻ sẵn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài: Rất nhiều mặt trăng.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
H.Chúng ta đã học từ tuần 9 đến tuần 17 qua các chủ đề nào?
-Để củng cố kiến thức và kĩ năng đã học. Hôm nay chúng ta học tiết: Ôn tập tiết 1.
b. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: 
-Yêu cầu học sinh bắt thăm và đọc các bài tập đọc có mục ghi trong thăm.
-Kiểm tra 5 em, yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi
 -Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: 
-Treo bảng , yêu cầu đọc đề.
-Thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm nêu.
ghi vào bảng ở SGK.
-Nhận xét các nhóm nêu đúng và nhanh.
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu đọc lại bảng tóm tắt trên.
-Qua tiết học, củng cố kiến thức đã học về các bài tập đọc trong hai chủ đề.
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài ôn : Tiết 2
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân đọc và trả lời câu hỏi cô nêu.
-Nhận xét bạn đọc.
Hai chủ đề: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
-Cá nhân lần lượt bắt thămbài tập hoặc học thuộc lòng đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi cô nêu.
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
-Thảo luận nhóm và đại diện nhóm nêu.
-Cá nhân đọc lại.
 .
Tiết 3: TOÁN:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. Bài 1;Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu ghi các số: 2345, 678, 124, 535, 5590, 6478.
a) số chia hết cho 2.
b) số chia hết cho 5.
c) số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài .
b.Tìm hiểu bài:
-Ghi các ví dụ lên bảng, lần lượt yêu cầu cá nhân nêu kết quả: 
VD1: 72 : 9
- Hướng dẫn cách dựa vào dấu hiệu.
H.7 + 2 = 9 là tổng của các chữ số nào?
H.Tổng các chữ số của số bịa chia đó có chia hết cho 9 không? Vì sao?
VD2: 657 : 9
H. Tìm tổng các chữ số của số bị chia?
H.Tương tự ví dụ trên ta thấy:Một số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số thế nào?
* Dấu hiệu không chia hết cho 9.
-Viết ví dụ: 182 : 9
+,Yêu cầu tìm tổng các chữ số của số bị chia và chia tổng đó cho 9
- Viết VD: 451 : 9 
+,Yêu cầu tìm tổng các chữ số của số bị chiavà chia tổng đó cho 9
H.Dấu hiệu nào cho biết là số đó không chia hết cho 9?
Kết luận:Vậy dấu hiệu chia hết cho 9 là: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
-Yêu cầu nêu lại.
-Yêu cầu nêu một vài số chia hết cho 9.
c. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: -Yêu cầu làm nhóm đôi rồi nêu.
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: -Yêu cầu làm nhóm đôi rồi nêu.
Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3:(HSK-G) -Yêu cầu làm vở.
-Thu chấm và nhận xét.
Bài 4:(HSK-G): -Làm phiếu.
-Thu chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 3.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân ghi vào bảng.
-Cá nhân nêu kết quả.
72 : 9 = 8
Là tổng của các chữ số của số bị chia
Tổng các chữ số của số bị chia chia hết cho 9 vì số dư là 0
657 : 9 = 18
.Tổng : 6 +5 + 7 = 18
18 : 9 = 2
Một số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số đó chia hết cho 9.
- 182 : 9 = 20( dư 2)
- 1 + 8 + 2 = 11
- 11: 9 = 2( dư 2)
-Cá nhân nêu.
451 : 9 = 50( dư 1)
Ta có 4 + 5 + 1 = 10
10 : 9 = 1( dư 1)
Số không chia hết cho 9 là tổng các chữ số của số đó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9.
-Cá nhân nêu.
Số chia hết cho 9 là:99, 108, 5643, 29 385.
Số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.
Số có ba chữ số chia hết cho 9 là: 288, 576, 324.
Vì 31 cần thêm 5, nêu số đó là 315
Vì có 35 cần thên 1, nên số đó là 135
Vì 2 và 5 nên cần thêm 2, nên số đó là 225
-Cá nhân nêu.
 .
Tiết 4: ©m nh¹c:
gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y
CHIỀU:
Tiết 1+ 2:LUYỆN TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP
I.Mục tiêu: 
Củng cố các kiến thức đã học. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H. Thế nào là câu kể? Cho ví dụ minh hoạ?
H. Thế nào là câu hỏi? Cho ví dụ minh hoạ?
H. Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
3. Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS làm các bài tập sau
Bài 1: a) Tìm động từ , tính từ trong câu sau
 Đến bây giờ, Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc phơ, đôi mắt thương yêu và lo lắng của ông.
 b)Gạch dưới từu đồng nghiã với từ hiền trong câu trên và đặt câu với từ đó
Bài 2. Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về tấm gương vượt khó trong học tập của anh Nguyễn Ngọc Ký trong đó có dùng những từ ngữ nói về ý chí và nghị lực mà em đã học
Bài 3. Gạch dưới chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau
a, Hàng trăm con voi đang tiến vào đường đua.
b,Thanh niên đeo gùi vào rừng.
c, Phụ nữ giặt giũ bên sông.
d, Các cụ già ngồi bên các ché rượu cần.
e,Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
Bài 4. Đặt một câu hỏi với các mục đích sau
 a, Để khẳng định
 b, Để phủ định
 c, Để khen
 d, Để yêu cầu đề nghị 
 đ, Để thay lời chào
Bài 5. Hãy tả lại chiếc bút viết của em.
Hướng dẫn HS làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc bài.
4. Củng cố -dặn dò:
 Nhận xét tiết học .
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và trình bày cách làm của mình.
- Lớp nhận xét.
 ........................................................................................
Tiết 3:LUYỆN TOÁN
 ÔN TẬP
I.Mục tiêu : 
-Rèn cho học sinh về nhân, chia, đổi đơn vị đo, giải toán các dạng đã học.
- Tạo cho học sinh thói quen vận dụng các kiến thức đã học để làm bài.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H. Nêu bảng đơn vị đo khối lượng? Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề?
H. Nêu bảng đơn vị đo độ dài? Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề?
H. Nêu các đơn vị đo diện tích đã học? Nêu mối quan hệ giữa chúng?
H. Nêu các đơn vị đo thời gian đã học? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đó?
3. Dạy bài mới:
Bài 1: Điến số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 15 m2 =cm2 ; 3m2 =dm2
b.840dm2 =..m2dm2
c. 5 phút 12 giây=giây.
d.4 ngày 4 giờ =..giờ.
e. 7 thế kỉ 5 năm =..năm.
g. 1/8 ngày = .giờ; 1/5 phut =.giây.
h. 3 tấn 59kg =.kg; 3606kg=tạkg.
i. 36000kg : 3 =.kg; 475kg x8=yến.
Bài 2:Tính bằng hai cách:
a.6384 : (24 x 7); (492 x 25) : 123
b. (272 + 128) : 4; (275 - 125) : 5
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 395 x 15 + 75 x 395 + 395 x 9 + 395.
b.2912 x 94 – 2912 x 44.
c. 245 x 327 – 245 x 18 – 9 x 245.
Bài 4: Tính; tìm X:
a.27453 – 532 x 35;
b.2459 x 308 + 151281 : 39.
c. 532 : X = 28; 254 : X = 14(dư 16)
Bài 5: Cho hai số có tích là 82992. Tìm hai số đó, biết rằng nếu thừa số thứ hai bớt đi 29 đơn vị và giữ nguyên thừa số thứ nhất thì được tích mới kém tích đã cho là 15834.
G: Bớt đi bao nhiêu đơn vị ở một thừa số thì tích sẽ giảm đi bấy nhiêu lần thừa số còn lại.
4. Củng cố - dặn dò:
 Nhận xét tiết học .
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét. 
- HS xác định rõ yêu cầu của đề, dạng toán.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét. 
.
 Thứ 3 ngày 29 tháng 12 năm 2009.
Tiết 1 :LUYỆN TỪ& CÂU 
 ÔN TẬP (T2).
I. Mục tiêu.
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2) ; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3) 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng ghi các bài tập 2, 3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H.Hãy nêu tên tác giả trong các bài tập đọc ôn tập tiết 1?
-Nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Tiết học hôm nay các em ôn tập tiếp.
b. Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
-Yêu cầu học sinh bắt thăm và đọc các bài tập đọc có tựa ghi trong thăm.
Kiểm tra 5 em, yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: Làm vở.
-Yêu cầu đọc đề, nêu yêu cầu bài.
-Thu chấm và nhận xét.

Bài 3: 
-Yêu cầu đọc đề, nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu thảo luận nhóm bàn, ghi các thành ngữ, tục ngữ vào phiếu, sau đó đại diện nhóm nêu.
-Hỏi lần lượt các câu( ghi nhanh các câu tục ngữ, thành ngữ):
a) Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
b) Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
c) Nếu bạn em đẽ thay đổi ý định theo người khác?
-Nhận xét và tuyên dương nhóm nêu nhanh, đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu nêu lại các câu tục ngữ, thành ngữ trong bài 3.
-Qua bài học các em cần nhớ các kién thức đã học để vận dụng tốt các từ.
-Về nhà xem bài lại và chuẩn bị bài ôn Tiết 4, 5.
-Nhận xét chung tiết hoc.
-Cá nhân nêu.
-Cá nhân lần lượt bắt thăm bài tập đọc hoặc học thuộc lòng: Đọc và trả lời câu hỏi cô nêu.
-Nhận xét bạn đọc.
-Cá nhân đọc đề, nêu yêu cầu.
-Tự làm vào vở.
+, Nguy ... ...............................................................
Tiết 2 : LUYỆN TỪ& CÂU
ÔN TẬP (T7)
KIỂM TRA: ĐỌC - HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu.
-Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HK1 (Bộ GD&ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008).
II. Đồ dùng dạy học: 
Chép bài tập lên bảng.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
-HS làm bài kiểm tra ở tiết 6.
-GV theo dõi HS làm bài. 
-Thu vở chấm bài của HS.
Đáp án:
Phần B
Câu 1: Ýc (Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.)
Câu 2: Ýa (Nhìn cháu bằng ánh măt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà khỏi nắng ,giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi)
Câu 3:Yc (Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở)
Câu 4: Ýc ( Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến bà, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương)
Phần C
Câu 1: Ýb (Hiền từ,hiền lành)
Câu2: Ý b (Hai động từ (trở về ,thấy) ,hai tính từ (bình yên thong thả)
Câu 3: Ýc (Dùng thay lời chào)
Câu 4: Ý b (Sự yên lặng)
.
Tiết 3 : TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu.
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số tình huống đơn giản.Bài 1 ;Bài 2 ;Bài 3 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi các đề bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu viết các số sau: 7245, 2765, 9486, 3258, 6570, 
a) số nào chia hết cho 2 và 5.
b) Só nào chia hết cho 3 và 9.
c) Số nào chia hết cho 2, 5, 3, 9.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài .
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: -Yêu cầu nêu kết quả.
Trong các số sau: 7435, 4568, 66811, 2050, 2229, 35766.
a) Số nào chia hết cho 2?
b) Số nào chia hết cho 3?
c) Số nào chia hết cho 5?
d) Số nào chia hết cho 9?
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: -Nêu lần lượt các câu, yêu cầu viết vào bảng.
Trong các số57234;64620;5270;77285:
a) Số nào chia hết cho 2 và 5?
b) Số nào chia hết cho 2 và 3?
c) Số nào chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9?
-Nhận xét và ghi điểm.
H.Qua bài tập 1 và 2 củng cố kiến thức gì đã học?
Bài 3: -Yêu cầu thảo luận nhóm, rồi thi điền nhanh giữa hai dãy.
-Mỗi nhóm đại diện 1 em lên thi điền.
-Nhận xét và tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
H.Có thể điền số nào khác vào chỗ trống không?
H.Qua bài tập 3 củng cố cho em nội dung gì?
Bài 4:(HSK-G) -Yêu cầu làm vào vở.
-Yêu cầu đọc đề và hỏi:
H. Bài yêu cầu làm gì?
-Yêu cầu cá nhân làm vào vở và thu chấm.
H.Hãy nêu lại cách thực hiện giá trị của biểu thức?
Bài 5:(HSK-G) - Nêu kết quả.
-Yêu cầu đọc đề và hỏi:
H.Có ít hơn 35 và nhiều hơn 20 có nghĩa là số học sinh đó nằm trong các số tựa nhiên nào?
H.Nếu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa không thiếu có nghĩa là sao?
H.Vậy số đó là số nào? vì sao?
-Nhận xét và ghi điểm.
H.Qua bài em củng cố kiến thức gì?
4. Củng cố - dặn dò:
H.Nêu lại nội dung luyện tập chung?
-Qua bài luyện tập các em cần nắm cách nhận dạng, dấu hiệu chia hết.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài để tiết sau thi học kì I.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân viết.
a) Số chia hết cho 2 và 5 là: 6570.
b) Số chia hết cho 3 và 9 là: 3258, 6570, 7245, 9486.
c) Số chia hết cho 2, 3, 5, 9 là: 6570.

-Cá nhân nêu.
a) Số chia hết cho 2 là: 4568, 2050, 35766.
b) Số chia hết cho 3 là: 2229, 35766.
c) Số chia hết cho 5 là: 7435, 2050.
d) Số chia hết cho 9 là: 35766.
-Cá nhân viết vào bảng.
a) Số chia hết cho 2 và 5 là: 64620, 5270.
b) Số chia hết cho 2 và 3 là: 64620.
c) Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64620.
Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
-Các nhóm bàn làm việc.
 - Đại diện nhóm 1 em lên thi.
a) Điền số( 2, 5 hoặc 8) vào: 528, 558, 588.
b) Điền số ( 0 hoặc 9) vào: 603, 693.
c) Điền số 0 vào: 240.
d) Điền số 4 vào: 354.
-Cá nhân đọc đề và trả lời.
Tính giá trị của biểu thức, rrồi xem giá trị của biểu thức đó có chia hết cho 2 hoặc 5 không?
-Cá nhân tự làm.
a) 2253 + 3415 – 173 = 5495 chia hết cho 5.
b) 6438 – 2325 x 2 = 6438 – 6450 = 1788 Chia hết cho 2
c) 480 – 120 : 4 = 480 – 30 = 450 Chia hết cho 2 và 5,
d) 63 + 24 x 3 = 63 + 72 = 135 chia hết cho 5.
Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ ta thực hiện từ trái sang phải, nếu biểu thức có cả phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia ta làm phép nhân, chia trước, cộng trừ sau.
-Cá nhân đọc.
Có nghĩa là số đó nằm trong khoảng
20<..< 35 đó là các số từ 21 đến 34.
Có nghĩa là số đó chia cho 3 hoặc chia cho 5 thì không dư.
Nên chọn số đó là: 30 vì 30 chia hết cho 3 và cho 5.
Kiến thức số chia hết cho 3 và 5.
-Cá nhân nhắc.
 ........................................................................................
Tiết 3:LUYỆN TOÁN
 ÔN TẬP
I.Mục tiêu : 
- Rèn cho học sinh làm toán về dấu hiệu chia hết cho2;5; 2và 5.
- Tạo thói quen vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
H. Nêu dấu hiệu của một số chia hết cho 2?
H. Nêu dấu hiệu của một số chia hết cho 5?
H. Nêu dấu hiệu của một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
3. Dạy bài mới:
Bài 1: a.Với ba chữ số 6; 7; 8. Hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó?
b. Với ba chữ số 1; 4; 9. Hãy viết các số lẻ có ba chỡ số, mỗi số có cả ba chữ số đó?
Bài 2: Hãy viết bốn số có ba chữ số mà:
a. Mỗi số đều chia hết cho 5?
b. Mỗi số đều chia hết cho cả 2 và 5?
Bài 3: Với bốn chữ số 0; 1; 2 ; 3. Hãy viết các số có bốn chữ số đều chia hết cho 2, mỗi số có cả bốn chữ số đó?
Bài 4: 
Với bốn chữ số 0; 3; 5; 7. Hãy viết các số có ba chữ số khác nhau và:
a. Mỗi số đều chia hết cho 5?
b. Mỗi số đều chia hết cho cả 2 và 5?
Bài 5:
 Tìm số bé nhất, biết rằng nếu số đó chia cho 2 và chia cho 5 đều dư 1.
4. Củng cố - dặn dò:
 Nhận xét tiết học .
- HS nối tiếp trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
-HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét. 
- HS xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Lớp nhận xét. 
.
 Thứ 6 ngày 1 tháng 1 năm 2010.
Tiết 1 : TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP ( T8).
 KIỂM TRA :CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu.
-Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HK1 (TL đã dẫn)
II. Đồ dùng dạy học: 
Chép bài tập lên bảng.
 III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A:Chính tả:
 GV dọc cho HS viết bài : Chiếc xe đạp của chú Tư
B:Tập làm văn: 
 Đề bài : “Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích.”
Tiết 2: MĨ THUẬT 
 VẼ THEO MẪU- TĨNH VẬT LỌ VÀ HOA QUẢ
I. Mục tiêu:
 -HS hiểu được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
 -HS biết cách vẽ lọ và quả.
- Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu. 
- HSK-G: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II. Đồ dùng dạy học: 
Một số mẫu lọ và hoa quả khác nhau
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên.
 Hoạt động của học sinh.
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 -Yêu cầu HS kiểm tra chéo nhau về đồ dùng học tập .
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-GV ghi mục bài.
b.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
-GV đặt vật mẫu trên bàn,tranh tĩnh vật .
-Gợi ý HS nhận xét về bố cục của mẫu , hình dáng , tỉ lệ của lọ và quả , độ đậm nhạt và màu sắc của mẫu
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ, quả.
-GV treo các hình gợi ý cách vẽ lên bảng 
-Dựa vào hình dáng của mẫu để vẽ khung hình theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc tờ giấy cho hợp lí .
-Ước lượng chiều cao so với chiều ngang.
- So sánh tỉ lệ và phác khung hình của lọ , quả .
- Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết.
-Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 3:Thực hành 
-GV theo dõi nhắc nhở HS
Hoạt động 4: NHận xét đánh giá
-Yêu cầu HS trưng bày bài vẽ lên bảng .
-GV gợi ý HS cách nhận xét:
+,Bố cục, tỉ lệ.
+,Hình vẽ ,nét vẽ.
+, Độ đậm nhạt và màu sắc.
-GV cùng HS xếp loại bài vẽ tuyên dương những HS có bài vẽ tốt .
4. Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học.
-Dặn về nhà sưu tầm tranh dân gian.
-HS kiểm tra chéo lẫn nhau .
-Quan sát, nhận xét
-Theo dõi và nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu .
-HS thực hành vẽ vào vở:
+,Quan sát mẫu
+,Ứơc lượng khung hình chung và riêng.
+,Phác các nét chính của hình lọ và quả.
+,Nhìn mẫu vẽ hình cho giống mẫu .
+,Tô màu hoặc vẽ đậm nhạt.
-Quan sát để nhận xét đánh giá xếp loại bài vẽ của bạn .
-Theo dõi.
.
Tiết 3 : TOÁN 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ.
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau .
- Đọc , viết , so sánh số tự nhiên hàng , lớp .
- Thực hiện phép cộng , trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp ; nhân với số có hai , ba chữ số ; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết , chia có dư )
- Dấu hiệu chia hết 2,3,5,9 .
- Chuyển đổi , thực hiện phép tính với số đo khối lượng , số đo diện tích đã học .
- nhận biết góc vuông, góc nhọn , góc tù, hai đường thẳng song song , vuông góc ..
- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng ; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
II. Đề bài:
Bài 1: (2 đi ểm) Đặt tính rồi tính
 a, 572863 + 280192 b,728035 - 49382
 c, 3476 x 231 d, 9776 : 47
 Bài 2: ( 3 đ iểm ) Tính bằng cách thuận tiện nhất
 a, 127 x 19 + 127 x 81 b, 125 x 134 x 8
 c, 435 x 786 - 35 x 786 d, 480 : 6 : 8
Bài 3: Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 18 cm và chiều rộng bằng 1 
 3
a, Ghi tên các cặp cạnh song song và các cặp cạnh vuông góc. (1 điểm)
 b,Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD (2 điểm
Bài 4: Một độicông nhân trong 2 ngày sản xuất được 3450 m đường.Ngày đầu sửa được ít hơn ngày thư 2 là 170 m đường.Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường. (3 điểm)
..
 Tiết 4 : SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá công tác tuần 18 :
 - Mọi hoạt động diễn ra bình thường .
 - Thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch đề ra .
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
 -Đi hoc đúng giờ , không có học sinh nghỉ học vô lý do .
 -Không có học sinh vi phạm kỷ luật .
 -Thi định kỳ và HSG nghiêm túc. 
II. Kế hoạch tuần 19: 
 - Thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch đề ra . 
 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo về VSCĐ cho HS .
 - Nhắc nhở HS đóng góp các khoản quỹ .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc