Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Hoa

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa.

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 - Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Khởi động: (1) Hát.

 2. Bài cũ: (3) Người ăn xin.

 - 2 em nối tiếp nhau đọc truyện “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi 2, 3, 4.

 3. Bài mới: (27) Một người chính trực.

 a) Giới thiệu bài:

 - Giới thiệu chủ điểm “ Măng mọc thẳng”, tranh minh họa.

 - Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện “Một người chính trực” các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta - ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2008
Tuần 4
TậP ĐọC: (tiết 7)
MộT NGườI CHíNH TRựC
I. MụC TIêU:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa.
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
	- Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
	- Băng giấy viết câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Người ăn xin.
	 - 2 em nối tiếp nhau đọc truyện “Người ăn xin” và trả lời câu hỏi 2, 3, 4.
 3. Bài mới: (27’) Một người chính trực.
 a) Giới thiệu bài:
	- Giới thiệu chủ điểm “ Măng mọc thẳng”, tranh minh họa. 
	- Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu chuyện “Một người chính trực” các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta - ông Tô Hiến Thành, vị quan đứng đầu triều Lý.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
*Giúp HS đọc đúng bài văn.
*Làm mẫu, giảng giải, thực hành.
- Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu - Lý Cao Tông.
+ Đoạn 2: Tiếp theo - Tô Hiến Thành được.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện. Đọc 2 - 3 lượt.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó 
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Giúp HS cảm thụ bài văn.
*Đàm thoại, giảng giải, thực hành.
- Đoạn này kể chuyện gì?
- Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
- Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
- Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài.
- Đọc đoạn 1.
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cẩn lên làm vua. - Đọc đoạn 2.
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- Đọc đoạn 3.
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
*Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
*Làm mẫu, giảng giải, thực hành.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai: Một hôm - Trần Trung Tá.
+ Đọc mẫu đoạn văn
+ Sửa chữa, uốn nắn.
Qua bài học em hãy cho biết ý nghĩa truyện ca ngợi ai?
Nhóm đôi.
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
*ý nghĩa: Ca ngợi sự chính trực thanh liêm tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng, cương trực thời xưa.
 4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành.
5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
Toán (tiết 16)
SO SáNH Và XếP THứ Tự CáC Số Tự NHIêN
I. MụC TIêU:
	- Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về: cách so sánh hai số tự nhiên; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
	- Biết so sánh hai số tự nhiên, nêu được đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
	- Sửa các bài tập về nhà.
 3. Bài mới: (27’) So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
*Giúp HS nắm cách so sánh hai số tự nhiên.
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Căn cứ vào từng trường hợp so sánh hai số tự nhiên SGK, nêu ví dụ bằng số rồi cho HS so sánh từng cặp số và nêu nhận xét khái quát như SGK:
+ Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại.
+ Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: So sánh từng cặp chữ số ở mỗi hàng.
- Nêu nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
*Giúp HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Nêu một nhóm các số tự nhiên rồi cho HS sắp xếp theo thứ tự bé đến lớn và ngược lại.
- Giúp HS tự nêu nhận xét.
- Chỉ ra số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số vừa được sắp xếp.
- Nêu: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
Hoạt động 3: Thực hành.
*Giúp HS làm được các bài tập.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 1: Yc hs đọc yc đề bài:
- Bài 2: Gv theo 
- Bài 3: 
-hs làm bảng con ,1hs lờn bảng.
1234>999
8754<87540
39680=39000+680
35784<35790
92501>92410
17600=17000=600
1h/s đọc y/c đề bài 
cả lớp làm bài vào vở, 3 h/s lờn bảng
a. 8136, 8316 . 8361.
b. 5724, 5740 .5742
c.63841 , 64813 ,64831
2h/s đọc yờu cầu bài , 2h/s lờn bảng
a.1984, 1978, 1952, 1942
b.1969,1954,1945,1990,
4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên; đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên. 
5. Dặn dò: (1’)
-Làm các bài tập tiết 16 sách BT.
 Chính tả (tiết 4)
TRUYệN Cổ NướC MìNH
I. MụC TIêU: 
	- Hiểu nội dung bài viết “Truyện cổ nước mình”.
- Nghe - viết lại đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ “Truyện cổ nước mình”. Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm đầu r /d/gi hoặc có vần ân / ăng.
	- Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Cháu nghe câu chuyện của bà.
	Kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch / tr, tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã. Nhóm nào viết đúng nhiều từ sẽ được điểm cao.
 3. Bài mới: (27’) Truyện cổ nước mình.
 a) Giới thiệu bài:
	Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
*Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ.
*Làm mẫu, trực quan, thực hành.
- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai.
- Chấm, chữa 7 - 10 bài.
- Nhận xét chung.
Nhóm đôi.
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết trong bài “Truyện cổ nước mình” 
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- Đọc thầm lại bài thơ cần viết, chú ý những từ ngữ dễ viết sai chính tả. 
- Gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở, soát lỗi cho nhau.
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Giúp HS làm đúng các bài tập.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
- Bài 2: (chọn 2a c)
+ Phát phiếu khổ to cho một số em.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc đoạn văn, làm bài vào vở. 
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
 4. Củng cố- Dặn dò: (3’)
	- Giáo dục HS yêu thích truyện cổ tích VN.
	- Nhận xét tiết học.
Đạo đức (tiết 4)
VượT KHó TRONG HọC TậP (tt)
I. MụC TIêU:
- Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập.
II. TàI LIệU Và PHươNG TIệN:
	- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Vượt khó trong học tập.
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
 3. Bài mới: (27’) Vượt khó trong học tập (tt).
Giới thiệu bài: Ghi đề bài ở bảng.
b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
*Giúp HS giải quyết đúng các tình huống qua thảo luận.
*Động não, đàm thoại, giảng giải.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.Bài tập 2.
*Gv nêu câu hỏi.
Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em có thể làm gì để giúp bạn?
*Gv kết luận, khen những hs đã biết vượt khó trong học tâp.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung.
Hs nêu tình huống ở bài tập 2.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập, chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Hs thảo luận nhóm đôi 
- Vài em trình bày, giới thiệu.
- Thảo luận lớp: Em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó?
Hoạt động 3: làm việc cá nhân bài tập 4.
*Gv giải thích yêu cầu bài tập 
*Gv, kết luận chung:
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Đễ học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn. 
- Nhận xét chung.
* Hs trình bày những khó khăn,và biện pháp khắc phục.
 *Một số hs khác nhận xét bổ sung.
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS biết quý trọng, học tập những tấm gương vượt khó.
5. Dặn dò: (1’)
- Thực hiện các nội dung ở mục thực hành SGK.
ựựựựự
	Thứ ba ngày 16thang9 năm2008-09
Tập đọc (tiết 8)
TRE VIệT NAM
I. MụC TIêU:
- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người VN. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm ... chủ đề câu chuyện.
	- Yêu thích việc xây dựng cốt truyện.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm.
	- Tranh minh họa cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm.
	- Bảng phụ viết sẵn đề bài.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Cốt truyện.
	- 1 em nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước.
	- 1 em kể lại truyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
 3. Bài mới: (27’) Luyện tập xây dựng cốt truyện.
 a) Giới thiệu bài:
	Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học. 
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu đề bài.
*Giúp HS nắm yêu cầu đề bài.
*Giảng giải, đàm thoại, trực quan. 
- Hướng dẫn phân tích đề, gạch chân những từ quan trọng: tưởng tượng - kể lại vắn tắt - ba nhân vật - bà mẹ ốm - người con - bà tiên.
- Nhắc HS: 
+ Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. 
+ Vì là xây dựng cốt truyện, em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết.
- 1 em đọc yêu cầu của đề.
Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
*Giúp HS lựa chọn được chủ đề câu chuyện.
*Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
- Nhắc HS: Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện 
- 2 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Vài em nối tiếp nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn: kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực.
Hoạt động 3: Thực hành xây dựng cốt truyện. 
*Giúp HS dựng được một cốt truyện.
*Động não, đàm thoại, thực hành.
Nhóm đôi.
- Làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc 2.
- 1 em giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Từng cặp thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề bài đã chọn.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện sinh động, hấp dẫn nhất.
- Viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
4. Củng cố: (3’)
- Vài em nói lại cách xây dựng cốt truyện. (Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện; chủ đề của câu chuyện; diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa).
5. Dặn dò: (1’)
	- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân. Đọc trước các đề bài gợi ý của tiết TLV sau, chuẩn bị giấy viết, phong bì, tem thư.
Kĩ thuật (tiết 4)
KHâU THườNG
I. MụC TIêU:
	- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
	- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Rèn tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
	- Có ý thức an toàn trong lao động.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh quy trình khâu thường.
	- Mẫu khâu thường bằng len trên bìa, vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	+ Mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 x 30 cm.
	+ Len hoặc sợi khác màu vải.
	+ Kim khâu, thước, kéo, phấn vạch.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Cắt vải theo đường vạch dấu.
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của cả lớp.
 3. Bài mới: (27’) Khâu thường.
 a) Giới thiệu bài: 
	- Nêu mục đích bài học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
*Giúp HS nắm các đặc điểm của mẫu khâu thường.
*Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
- Giới thiệu mẫu mũi khâu thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn 
- Hướng dẫn quan sát mặt phải, mặt trái của mũi khâu thường; kết hợp với quan sát hình 3 SGK để nêu nhận xét.
- Bổ sung và kết luận đặc điểm của đường khâu thường:
+ Đường khâu ở 2 mặt vải giống nhau.
+ Mũi khâu ở hai mặt vải giống nhau, dài bằng nhau, cách đều nhau.
- Nêu vấn đề: Vậy thế nào là khâu thường?
- Đọc mục I phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
*Giúp HS nắm cách thực hiện kĩ thuật mũi khâu thường.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
a) Hướng dẫn thao tác khâu, thêu cơ bản 
- Hướng dẫn quan sát hình 1 để nêu cách cầm vải, cầm kim.
- Hướng dẫn quan sát hình 2 để nêu cách lên kim, xuống kim.
- Lưu ý:
+ Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên, chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ để kẹp đúng vào đường dấu 
+ Cầm kim chặt vừa phải để dễ khâu.
+ Giữ an toàn khi thao tác để tránh kim đâm vào ngón tay hoặc bạn bên cạnh.
- Kết luận.
b) Hướng dẫn kĩ thuật khâu thường:
- Treo tranh quy trình, hướng dẫn quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
- Hướng dẫn quan sát hình 4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
- Nhận xét, lưu ý: Dùng thước kẻ, bút chì vạch dấu và chấm các điểm cách đều nhau 5 mm.
- Hướng dẫn thao tác mũi khâu thường 2 lần.
- Nêu câu hỏi: Khâu đến cuối đường vạch dấu, ta cần làm gì?
- Hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu như SGK.
- Lưu ý: 
+ Khâu từ phải sang trái.
+ Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên, xuống của mũi kim. 
+ Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không dứt hoặc dùng răng cắn đứt chỉ.
- Lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
- 1 em đọc nội dung phần b, mục 2; kết hợp quan sát hình 5 và tranh quy trình để trả lời các câu hỏi về cách khâu thường.
- Quan sát hình 6 để trả lời.
- Đọc ghi nhớ cuối bài.
- Tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
 4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức an toàn trong lao động.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.
	- Dặn về nhà tiếp tục thực hành trên giấy kẻ ô li.
ựựựựự
Khoa học (tiết 7)
TạI SAO CầN ăN PHốI HợP 
NHIềU LOạI THứC ăN?
I. MụC TIêU:
	- Hiểu được vì sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
	- Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. Nói được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
	- Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo tốt về sức khỏe.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Hình trang 16, 17 SGK.
	- Các tấm phiếu ghi tên hay tranh, ảnh các loại thức ăn.
	- Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua. 
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước.
 3. Bài mới: (27’) Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
 a) Giới thiệu bài: Ghi đề bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
*Giúp HS giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Yêu cầu thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
- Kết luận: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn, quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Nhóm.
- Thảo luận theo các nội dung:
+ Nhắc lại tên một số thức ăn em thường ăn.
+ Nêu ngày nào cũng ăn vài món cố định, em sẽ thấy thế nào?
+ Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt mà không ăn cá hoặc ăn rau?
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
*Giúp HS nói được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
*Trực quan, giảng giải, đàm thoại.
- Kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo, nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.
Nhóm đôi.
- Nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng” SGK. 
- Từng nhóm đôi tự đặt câu hỏi và trả lời về nội dung: Nói tên các nhóm thức ăn.
- Báo cáo kết quả làm việc của nhóm dưới dạng đố nhau giữa các nhóm.
Hoạt động 2: Trò chơi “Đi chợ ”.
*Giúp HS biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe.
*Trực quan, thực hành, đàm thoại.
- Hướng dẫn cách chơi:
+ Treo tranh vẽ một số món ăn, đồ uống ở bảng để HS lựa chọn.
+ Phát cho mỗi em tham gia trò chơi 3 tờ giấy màu khác nhau ứng với 3 bữa: sáng, trưa, tối.
+ Mỗi em tham gia chơi sẽ lựa chọn các thức ăn, đồ uống và viết vào các tờ giấy màu phù hợp.
- Từng em tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình chọn cho mỗi bữa.
- Nhận xét xem lựa chọn nào là phù hợp?
4. Củng cố: (3’)
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo tốt về sức khỏe.
5. Dặn dò: (1’)
	- Về nhà nói với cha mẹ về nội dung của tháp dinh dưỡng.
	- Xem trước bài “Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?”.
ựựựựự
ựựựựự
ựựựựự
Sinh hoạt
TUầN 4
I. MụC TIêU: 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. CHUẩN Bị:
- Kế hoạch tuần 5.
- Báo cáo tuần 4.
III. HOạT ĐộNG TRêN LớP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội.
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát: Quốc ca, Đội ca.
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 5.
- Nhận xét tiết.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	- ưu điểm: 
	- Khuyết điểm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nguyen_thi_hoa.doc