Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 (Tổng hợp)

 Tập làm văn:

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.

I. Mục tiêu:

- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn(BT1); viết được doạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2; BT3).

II. Đồ dùng:

- Một số kiểu mẫu cặp sách họa sinh.

 III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Bài cũ:

+ 2 HS đọc bài văn tả bao quát chiếc bút của em.

- HS nhận xét, bổ sung.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài.

* Nội dung:

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18:
Soạn: Chủ nhật ngày 3/1/2010
Giảng: Thứ hai ngày 4/1/2010.
(Học bài sáng thứ sáu 1/1/2010)
Toán:
Tiết 85: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một tình huống đơn giản. BT1 ; BT2 ; BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- 1 HS lên bảng: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Nêu ví dụ.
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1 ( 96) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 * Bài 2 ( 96) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 96) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 ( 96 ) HS khá- giỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
- Đáp án:
 a. 4 568; 66 814; 2 050; 3 576; 900.
 b. 2 050; 900; 2 355.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp.
a. 134; 402; 896.
b. 300; 455; 960.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở , 1 HS làm bảng phụ
a. 480; 2 000; 9 010.
b. 296; 324.
c. 3 995.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
4. Củng cố:
+ Số như thế nào thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5? Cho ví dụ.
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
****************************************************
 Tập làm văn:
luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn(BT1); viết được doạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2; BT3). 
II. Đồ dùng: 
- Một số kiểu mẫu cặp sách họa sinh.
 III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài cũ: 
+ 2 HS đọc bài văn tả bao quát chiếc bút của em.
- HS nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp trao đổi theo bàn 
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
* bài 2 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
* GV: Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn.
- Chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp
- HS đặt cặp sách trước mặt mình cặp sách để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp theo gợi ý a,b,c.
- Gọi HS đọc bài viết của mình
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 172 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
* GV: Chỉ viết đoạn văn miêu tả bên trong ( không phải bên ngoài )
- Gọi HS đọc bài của mình
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc thầm lại đoạn văn
a. Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài
b. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
 Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
 Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
 Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không rỉ.
 Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới ba ngăn.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
 HS đặt chiếc cặp lên bàn quan sát và viết bài.
- HS đọc bài của mình
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu.
HS đặt chiếc cặp lên bàn quan sát và viết - HS đọc bài của mình
- HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
+ Khi viết một đoạn văn cần chú ý điểm gì?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau
 **********************************************************
Thể dục.
Đi nhanh chuyển sang chạy
Trò chơi: nhảy lướt sóng
I. Mục tiêu:
- Biết đi nhanh chuyển sang chạy.
- Trò chơi: " Nhảy lướt sóng ".Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- ổn định tổ chức.
- Tập hợp, điểm số, báo cáo.
- Giới thiệu bài.
- Khởi động: các khớp, chạy bước nhỏ tại chỗ.
- Trò chơi: Chim bay, cò bay.
2. Phần cơ bản.
a. Ôn đi nhanh chuyển sang chạy.
- Cả lớp tập theo hàng dọc mỗi em cách nhau 2-3 m.
- Chia tổ để tập
- Biểu diễn thi giữa các tổ .
b. Trò chơi vận động.
- Trò chơi: Nhảy lướt sóng.
- HS khởi động lại các khớp.
- GV nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử, chơi thật.
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
- GV và HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ.
- Về nhà ôn bài RLTTCB
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 X
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 X
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 X
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 X
 ****************************************************** 
Khoa học.
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I
II. Đồ dùng:
- Phiếu kiểm tra đã phô tô cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Phát phiếu kiểm tra cho HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phiếu kiểm tra.
* Khoanh vào trước mỗi ý em cho là đúng.
1. Chất đạm cần ăn nhiều.
2. Chất đạm cần ăn vừa phải.
3. Muối ăn hạn chế.
4. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước là.
- Nước - mây đen - mưa.
5. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước là.
- Nước- hơi nước- mây trăng- mây đen-mưa- nước.
* Nước có những tính chất gì? Nêu ích lợi của nước trong đời sống sinh hoạt của con người?
- HS làm bài kiểm tra.
4. Củng cố: 
- GV thu bài- HS nộp bài
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
 ************************************************* 
Soạn: Chủ nhật ngày 3/1/2010
Giảng chiều: Thứ hai ngày 4/1/2010.
Toán.
Tiết 86: Dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong tình huống đơn giản. BT1 ; BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
a.GV ghi bảng.
 b. Nội dung.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Dấu hiệu chia hết cho 9.
- Yêu cầu HS tự tìm những số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
- Gọi 2 HS lên bảng viết thành 2 cột
- Gọi HS nhận xét, rút ra kết luận.
+ Các số chia hết cho 9 có dấu hiệu gì?
- Yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?
* GV: Các số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 9.
+ Muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 hay không ta làm ntn?
2. Thực hành.
* Bài 1 ( 97 ) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 97 ) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 ( 97) HS khá- giỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 1 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 ( 97 ) HS khá- giỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp.
- Gọi 1 số cặp trình bày
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* 72 : 9 = 8 182 : 9 = 20 ( 2 ) 
- Ta có: 7 + 2 = 9; 1 + 8 + 2= 11
 9 : 9 = 1 ; 11 : 9 = 1 ( 2 )
* 657 : 9 = 73 ; 451 : 9 = 50 ( 1 ) 
- 6 + 5 +7 = 18 4 + 5 + 1= 10
 18 : 9 = 2 10 : 9 = 1 ( 1 )
- Các số chia hết cho 9 thì tổng các chữ số cũng chia hết cho 9.
- Ta tính tổng các chữ số của nó nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 1HS làm bảng nhóm.
- Đáp án: 99; 108; 5 643; 29 385
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ
- Đáp án: 96; 7 853; 5 554; 1 097.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu.
- Đáp án: 981; 306; 720.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp.
- Đáp án: 5; 1; 2
- HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài.
*********************************************
Tập đọc:
ÔN tập ( tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học(tốc độ đọc khoảng 80 tỉếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều. 
- HS khá- giỏi:đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ đọc khoảng trên 80 tỉếng/ phút).
II. Đồ dùng:
- 15 phiếu ghi các bài tập đọc, 7 phiếu ghi các bài HTL.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra trong giờ ôn tập
3. bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng
* Nội dung.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra tập đọc và HTL
- Gọi HS lên bảng bốc thăm chọn bài, xém bài 
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm VBT
- Gọi HS trình bày trước lớp
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- HS lên bảng bốc thăm
- HS đọc bài
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT
- HS trình bày trước lớp
* Tên bài: Ông Trạng thả diều
- Tác giả: Trinh Đường
- ND: Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
- Nhân vật: Nguyễn Hiền.
* Tên bài: " Vua tàu thủy" BTB
- Tác giả: Từ điển NV lịch sử VN
- ND: BTB từ tay trắng nhờ có chí đã làm nên sự nghiệp lớn.
- Nhân vật: Bạch Thái Bưởi
* Tên bài: Vẽ trứng
- Tác giả: Xuân yến
- ND: Lê -ô - nác - đô đa Vin - xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.
- Nhân vật: Lê -ô - nác - đô Đa Vin - xi 
* Tên bài: Người tìm đường lên các vì sao
- Tác giả: Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn
- ND: Xi-ôn-Cốp-xki kiển trì theo đuổi ước mơ đã tìm đường lên các vì sao.
- Nhân vật: Xi-ôn-Cốp-xki 
* Tên bài: Văn hay chữ tốt
- Tác giả: Truyện đọc 1 ( 1995 )
-ND: CBQ kiên trì luyện viết chữ đã trở thành người văn hay chữ tốt.
- Nhân vật: Cao Bá Quát
* Tên bài: Chú Đất Nung
- Tác giả: Nguyễn Kiên
-ND: Chú Đất dám nun ... ề KT môn Tiếng Việt lớp 4 HKI(TL đã dẫn). 
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ ghi sẵn đề bài.
 III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài cũ: 
- Không kiểm tra.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài.
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Viết chính tả.
- Gọi HS đọc bài viết.
- GV đọc bài cho HS viết
- GV quan sát uốn nắn.
- GV đọc lại bài.
2. Tập làm văn.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
- HS đọc bài viết.
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu
- HS viết bài.
4. Củng cố:
- Thu bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau
*************************************************
Thể dục
Sơ kết học kì I 
Trò chơi: Chạy theo hình tam giác
I. Mục tiêu
 - Nhắc lại được những nội dung cơ bản trong học kì I. 
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Còi, kẻ sẵn vạch cho trò chơi
- HS: giày
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
 Hoạt động của thày
Thời gian
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập 
- Cho HS khởi động
- Trò chơi: Kết bạn
- Tập bài TD phát triển chung
2. Phần cơ bản
a) Sơ kết học kì I
- GV hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I( tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện)
+ Ôn các kĩ năng đội hình đội ngũ và một só động tác TD rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cở bản đã học ở lớp 1,2,3.
. Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái
. bài TD 8 động tác
. Một số trò chơi vận động đã học ở lớp 1,2,3 và các trò chơi ở lớp 4.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS
b) Trò chơi: Chạy theo hình tam giác
- GV điều khiển HS chơi
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
- GV hệ thống bài
- Giao BT về nhà.
5 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
25 phút
15 phút
10 phút
5 phút
x x x x
x x x x *
 *************************************************
Sinh Hoạt lớp
I. Sơ kết tuần 18
1. Nền nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: Đức, Tùng, Nông Linh.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Mai, D.Linh, Yến, Uyên, T.Anh.
- trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Ly, Mạnh, Lý, Trang. 
3. Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 19:
1. Nền nếp:
- ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2. Học tập:
- Tổ 1 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Duy trì lịch luyện viết
3. Vệ sinh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.`
*************************************************
Chiều thứ sáu ngày 8/1/2010.
Thi định kì lần 2: Cuối kì I
Kiểm tra theo đề của trường môn: 
 - Khoa học.
- Lịch sử và địa lí.
*************************************************************
Khoa học:
Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm chứng minh
- Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
- Muốn sự cháy diễn ra liên tục không khí phải được lưu thông.
- Nói về vai trò của khí ni - tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 70,71 SGK
- 2 lọ thủy tinh ( 1 to, 1 nhỏ ) 2 cây nến bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Vai trò của ô - xi đối với sự cháy.
- GV nêu mục tiêu của thí nghiệm
- Gọi HS đọc thí nghiệm để biết cách làm.
- GV làm thí nghiệm: Dùng 2 lọ thủy tinh, 2 ngọn nến, 2 tấm vải miếng vải đặt xuống dưới, 2 ngọn nến đặt lên đĩa nến và đặt lên trên tấm vải.
- Châm nến chụp cùng một lúc 2 lọ thủy tinh.
- Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét.
+ Tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ?
+ Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô - xi có vai trò gì?
* GV: Trong không khí có chứa khí ô - xi và khí ni - tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Ô xi rất cần cho sự cháy nó giúp cho sự cháy xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
2. Cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
- Cho HS quan sát thí nghiệm hình trang 70,71.
+ Kết quả của thí nghiệm này ntn?
+ Tại sao cây nến chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy?
- GV phổ biến thí nghiệm: Thay thế đế gắn nến bằng một đế không kín.
- GV thực hành làm thí nghiệm.
+ Vì sao cây nến có thể cháy bình thường?
* GV: Khi sự cháy xẩy ra, khí ni - tơ và các - bô - níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ tiếp tục cung cấp 00 - xi để duy trì sự cháy.
+ Để duy trì sự cháy cần phải làm gì?
- Cho HS quan sát H5 theo nhóm 2 
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+ Bạn làm như vậy để làm gì?
+ Trong lớp mình bạn nào có khả năng làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?
+ Muốn dập tắt ngọn lửa trong bếp thì làm ntn?
- HS đọc thí nghiệm.
- HS quan sát GV làm thí nghiệm
- Cây nến trong lọ thủy tinh nhỏ tắt trước, cây nến trong lọ thủy tinh to tắt sau.
- Vì lọ to có nhiều không khí hơn mà không khí có chứa khí ô - xi duy trì sự cháy.
- Ô - xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô - xi để duy trì sự cháy lâu hơn. 
- HS quan sát hình 
- Cây nến tắt sau mấy phút
- Do lượng ô - xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp.
- Do được cung cấp ô - xi liên tục.
- Cần cung cấp không khí.
- HS quan sát hình 5.
- Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp.
- Không khí trong bếp được cung cấp liên tục để bếp không bị tắt.
- Cời rỗng tro bếp ra, để quạt.
- Dùng tro phủ kín, đậy nắp lò.
4. Củng cố:
+ Khí ô - xi và khí ni - tơ có vai trò gì đối với sự cháy?
+ làm cách nào để duy trì sự cháy?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
Khoa học.
Không khí cần cho sự sống.
I. Mục tiêu:
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô - xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng:
- Hình trang 72,72 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
+ Để duy trì sự cháy thì cần có điều kiện gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Vai trò của không khí đối với con người.
- Cho HS để tay vào trước mũi thở ra và hít vào em có nhận xét gì?
* GV: Khi thở ra hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc không khí để lấy được khí ô - xi và thải ra khí các - bô - níc.
- Cho HS thảo luận cặp 
- 2 người ngồi cùng bàn bịt mũi nhau và ngậm miệng lại.
+ Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
+ Qua thí nghiệm trên em thấy không khí có vai trò gì đối với con người.
* GV: Không khí rất cần cho đời sống của con người. Trong không khí có chứa khí ô - xi con người không thể sống thiếu ô - xi quá 3-4 phút.
2. Vai trò của không khí đối với động vật, thực vật.
- Yêu cầu HS trưng bày các con vật, cây trồng đã nuôi theo yêu cầu của tiết trước.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
+ Với những điều kiện nuôi như nhau, thức ăn nước uống như nhau tại sao con sâu, bọ này lại chết?
+ Còn hạt đậu này tại sao lại không sống được bình thường?
+ Qua 2 thí nghiệm trên em hiểu không khí có vai trò ntn đối với đời sống thực vật, động vật?
* GV: Không khí rất cần cho mọi hoạt động của các SV, SV phải có không khí thì mới sống được. Trong không khí có chứa khí ô - xi. Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, ĐV, TV.
3. ứng dụng vai trò của không khí trong đời sống.
- Cho HS quan sát H 5,6.
+ Cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí?
* GV: Khí ô - xi rất quan trọng đối với đời sống SV. Không khí có thể hòa tan trong nước. Người ta đã giúp người thợ lặn có thể lặn sâu trong nước bằng cách thở bằng bình ô - xi hay dùng máy bơm không khí vào nước trong bể để giúp cá hô hấp. 1 số loài ĐV, TV có khả năng lấy không khí hòa tan trong nước để thở như: rong, rêu, san hô, hay các loài cá.
- HS thực hành
- HS thực hành
- Tức ngực không chịu được lâu
- Bị ngạt, tim đập nhanh, mạnh.
- Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
- Không có không khí để thở.
- Do thiếu không khí.
- Không khí rất cần cho hoạt động sống của người, ĐV, TV, thiếu ô - xi trong không khí ĐV, TV sẽ chết.
- HS quan sát hình và nêu
- Bình ô - xi, máy bơm không khí vào nước.
4. Củng cố: 
+ Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta thở bằng bình ô - xi?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
***********************************************
 Kĩ thuật.
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.( Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng:
- Tranh quy trình của các bài trong chương
- Mẫu thêu, khâu đã học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn tập các bài đã học chương I.
- Gọi HS nêu lại các mũi khâu, thêu đã học.
+ Khâu thường?
+ Khâu đột, đột mau, đột thưa.
+ Thêu lướt vặn.
+ Thêu móc xích.
- Gọi HS nêu lại quy trình.
+ Cắt vải theo đường vạch dấu?
+ Khâu thường?
+ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
+ Khâu đột thưa?
+ Khâu đột mau?
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột?
+ Khâu lướt vặn?
+ Thêu móc xích?
- GV tổng kết lại kết hợp tranh quy trình để củng cố lại kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
- Cho HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm học sinh yếu.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS nêu lại các mũi khâu, thêu đã học
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu lại quy trình thực hành
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Nêu lại các mũi khâu, thêu đã học ?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_tong_hop.doc