Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Trần Thanh Sơn

TẬP ĐỌC.

ÔN TẬP (TIẾT 35)

I. MỤC TIÊU:

1-Kiểm tra tập đọc kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.

-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)

2 Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. CHUẨN BỊ:

Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18	ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKI (TIẾT 18)
I. MỤC TIÊU:
 -Củng cố các kiến thức đã học ở học kì I.
 -Rèn cho học sinh nhớ các kiến thức đã học và thực hành được nội dung đã học.
 -Giáo dục học sinh kính trọng thầy cô, ông bà, cha mẹ, yêu quý người lao động, 
II. CHUẨN BỊ:
-Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu những việc làm thể hiện yêu lao động? Lười lao động?
-Kiểm tra việc thực hành ở nhà của học sinh.
-GV nhận xét.
-Một số HS nêu.
-Cả lớp.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi tựa.
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân
 Nêu lại các bài đã học từ tuần 12 
-Từ tuần 12 đến nay ta đã được học những bài đạo đức nào?
1. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
2. Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
3. Yêu lao động.
-Giáo viên gọi học sinh nêu ghi nhớ của từng bài.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-GV chia lớp thành 6 nhóm.
N1, 3: Em đã làm được việc gì để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? Hãy hát một bài hát về chủ đề trên?
N2, 5: Em đã thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo như thế nào?
N4, 6: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động?
-Yêu cầu các nhóm trìh bày.
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 
Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống
1. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là:
a. Ông ốm, em bỏ đi chơi. 
b. Bà quét nhà đau lưng, em quét giúp bà.
2. Biết ơn thầy giáo, cô giáo là:
a. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
b. Nói chuyện làm việc riêng trong giờ học.
 3. Yêu lao động là:
 a. Tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
 b. Ngủ trưa, lười biếng, dậy muộn.
-HS nêu.
-3 HS nêu.
-HS thảo luận theonhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS làm vào bảng con.
Giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi phỏng vấn:
+ Lớn lên bạn sẽ làm nghề gì? Bạn sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ đó?
- Em hãy tìm câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng thầy cô, ông bà cha mẹvà nói về tác dụng của LĐ?
- Chuẩn bị bài tiết sau.
-Giáo viên hệ thống bài, nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại các bài đã học – chuẩn bị thi học kì.
-HS phỏng vấn lẫn nhau.
-Một số HS nêu.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
TẬP ĐỌC.
ÔN TẬP (TIẾT 35)
I. MỤC TIÊU:
1-Kiểm tra tập đọc kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
-Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)
2 Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ đề Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV nhận xét.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài 
Họat động 1: Kiểm tra TĐ và HTL 
MT: Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu 
 - GV kiểm tra như sau:
 + Từng HS lên bốc thăm chọn bài 
 + HS đọc ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn
 - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm 
Họat động 2: Lập bảng tổng kết
MT: Hệ thống hóa về nội dung, n/vật trong các bàiTĐ
- Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “ Có chí thì nên” và “ Tiếng sáo diều”
TH: Yêu cầu HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm bài.
- Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên?
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm trao đổi và làm bài?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 -Cả lớp và GV nhận xét: 
+Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
-5-7 em thực hiện.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS nghe.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học.
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên việc lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi-ô-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung (phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1- 2)
Phơ- bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
3. Củng cố, dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học.
 -Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc về tiếp tục luyện đọc.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
TOÁN
 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 (TIẾT 86)
I. MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
 -Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
 -Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập thành thạo và chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,cho 5.
-Lấy ví dụ về số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho5
- GV nhận xét ghi điểm
-2 HS trả lời.
-Một số HS nêu.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi tựa.
Họat động 1: Tìm hiểu ví dụ 
*MT: Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Em hãy tìm những số chia hết cho 9 và những số không chia hết cho 9?
- GV ghi bảng thành 2 cột.
-Dựa vào các số chia hết cho 9 em hãy tìm điểm giống nhau của các số đó?
-GV có thể lấy VD đơn giản như số 19; 28 ; 17 không chia hết cho 9 để chứng minh
- Vậy em hãy tính tổng của các số chia hết cho 9bằng mấy?
- Em có nhận xét gì về các số tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?
*Chốt: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ sốcũng chia hết cho 9.
-Nêu dấu hiệu chia hết cho 9?
* Áp dụng làm bài tập số 1/SGK
- Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao?
- Em hãy tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9?
- Tổng các chữ số của các số đó có chia hết cho 9 không?
-Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?
*Chốt: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 
*Áp dụng làm bài tập số 2 /SGK
- Đề bài yêu cầu gì?
- Nêu các số không chia hết cho 9 và giải thích vì sao?
Họat động 2: Luyện tập
Bài 3: 
- Em hãy nêu đề bài?
- Các số phải viết phải thỏa mãn các điều kiện nào của bài?
- Các em hãy làm bài vào vở?
- GV nhận xét – tuyên dương.
Bài 4: Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS làm bài và giải thích cách làm
-GV nhận xét bài làm đúng.
-Một số HS nêu, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Một số HS nêu.
-HS làm miệng.
-HS lần lượt trả lời.
-HS nghe.
-HS trả lời miệng.
-Nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài vào vở.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài.
-HS giải thích.
3. Củng cố, dặn dò:
- Để biết các số nào chia hết cho 9, 2, 5 ta dựa vào dấu hiệu nào? Cho ví dụ.
-Ôn các dấu hiệu chia hết đã học . 
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP (TIẾT 18)
I. MỤC TIÊU:
-Kiểm tra đọc hiểu ( yêu cầu như tiết 1) 
-Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về nhân vật.
-Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể. 
II. CHUẨN BỊ:
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV nhận xét.
-HS cả lớp.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi tựa.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc
Tiến hành như tiết 1.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT
Bài 1: Ôn luyện kĩ năng đặt câu nhận xét về các nhân vật
-Em hãy đọc BT2?
-Hãy suy nghĩ, đặt câu nhận xét về nhân vật:
a. Nguyễn Hiền
b. Lê-ô- nac-đô đa Vin xi
c. Cao Bá Quát
d. Bạch Thái Bưởi 
e Xi –ôn – cốp - xki
-GV nhận xét khen ngợi những học sinh đặt câu đúng, hay.
Ví dụ:
a. Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta./
b. Lê-ô-nác -đô đa Vin -xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ.
c. Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ.
d. Nhờ khổ công luyện tập, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp.
e. Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản.
Bài 2: Ôn và biết chọn các TN, TN hợp với T/h
- Bài tập 2 yêu cầu các em làm gì? 
-Em hãy nêu các câu thành ngữ, tục ngữ đã học?
 -Em hãy thảo luận tìm các câu TN, TN cho thích hợp những tình huống sau:
a.Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
b.Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác 
-Đại diện nhóm đọc những câu đã đặt được.
-GV nhận xét.
-5-7 em thực hiện.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS lần lượt đặt câu.
-Nhận xét.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-Thảo luận nhóm (6 nhóm)
-Nhóm 1,3
-NHóm 2,5
-Nhóm 4, 6
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Tìm câu thành ngữ nói về ước muốn phi lí, ước mơ đã thành hiện thực?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc tiết sau kiểm tra 
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 ( TIẾT 87 )
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chai hết cho 3.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác, cẩn thận, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9? Cho VD 
-Trong các số sau số nào chia hết cho 9.
 1542; 18945; 63270; 92013 ... 
-Nói về vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh.
-Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
+ Hai lọ thủy tinh ( một lọ to, một lọ nhỏ), hai cây nến bằng nhau.
 + Một lọ thủy tinh không có đáy ( hoặc ống thủy tinh ), nến, đế kê( như hình vẽ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nhận xét bài kiểm tra
+Ưu điểm: 
+Tồn tại:
+Điểm giỏi: Khá: TBình: 
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét.
-HS nghe.
-HS cả lớp.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi tựa.
Hoạt động 1:Tìm hiểu 
*MT: Hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy
- Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thủy tinh không bằng nhau . Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thùy tinh lên .Các em dự đóan xem hiện tượng gì xảy ra?
- Hãy làm thí nghiệm chứng minh.
-Các em quan sát hiện tượng gì xảy ra?
- Theo em tại sao cây nến trong lọ thủy tinh to lại cháy lâu hơn cây nế trong lọ nhỏ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-Trong TN này chúng ta đã chứng minh được ôxi có vai trò gì 
*Khí ni- tơ: giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và không quá chậm .
*KL: càng có nhiều không khí càng có nhiều ô – xi để duy trì cho sự cháy lâu hơn 
Hoạt động 2: Tìm hiểu
*MT: Hiểu cách duy trì sự trì sự cháy 
-Dùng một lọ thủy tinh không đáy, úp vào cây nến trên đế kín .
+Em hãy dự đóan xem hiện tượng gì xảy ra?
-Các nhóm làm thí nghiệm c/m?
 -Kết quả thí nghiệm này như thế nào?
-Theo em, vì sao cây nến chỉ cháy được trong thời gian ngắn?
-Các nhóm thay đế nến bằng một đế không kín .Hãy dự đóan xem hiện tượng gì xảy ra?
-Các nhóm thực hiện thí nghiệm.
- Vì sao cây nến cháy bình thường?
-Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
*KL: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí,. nói cách khác KK cần được lưu thông.
Họat động 3: Liên hệ 
*MT: Ứng dụng liên quan đến sự cháy.
-Quan sát hình minh họa số 5 cho biết:
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+Bạn nhỏ làm như vậy để làm gì?
*KL: Bạn nhỏ làm như vậy để KK được lưu thông,cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì .Khi đun bếp cần cời rỗng bếp,dùng ống thổi, quạt vào bếp. Muốn tắt bếp chỉ cần đậy kín nắp lò.
-HS nghe và dự đoán.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe. 
-HS dự đoán.
Thảo luận nhóm (4nhóm)
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS dự đoán.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS quan sát.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Khí ôxi và nitơ có vai trò gì đ/v sự cháy?
- Về nhà nuôi sâu bọ, gieo hạt đậu trong lọ kín.
-Nhận xét tiết học
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP (TIẾT 35)
I. MỤC TIÊU:
 -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ (yêu cầu như tiết 1).
 -Ôn luyện về văn miêu tả.
II. CHUẨN BỊ:
+ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1)
+ Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tiếp tục kiểm tra TĐ và HTL
- GV nhận xét và ghi điểm
-5-7 em.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Họat động 1: Hướng dẫn luyện tập
-Em hãy đọc yêu cầu của bài tập?
- Đề bài thuộc thể lọai gì?
- Đồ vật đó là gì? Tả đồ vật đó trong phạm vi nào?
- Theo em khi tả đồ vật, ta cần tả những gì?
-Cần viết mở bài theo kiểu nào?
-Đề bài yêu cầu viết kết bài theo kiểu nào?
-Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của các bạn khác .
*Lưu ý: Không nên tả quá chi tết, rườm rà 
- HS trình bày 
-GV nhận xét kết luận.
Mở bài: Giới thiệu cây bút mẹ mua cho em vào đầu năm học .
Thân bài:
a.Tả bao quát bên ngòai:
- Hỉnh dáng thon, tròn, phía cuối gắn một con ốc .
- Chất liệu nhựa, nhẹ, cầm rất vừa tay .
- Thân bút màu trắng trang trí hình vẽ đẹp.
- Nắp màu tím đậy rất kín. 
 - Cái cài bằng nhựa cứng
b.Tả bên trong:
- Ngòi bút nhỏ nhắn,sáng lóang .
- Nét bút thanh đậm, viết rất êm 
Kết bài:
- Bút cùng em học tập . Em luôn giữ gìn bút cẩn thận không bao giờp quên đậy nắp. Bút như làngười bạn của em.
- Em hãy viết mở bài theo kiểu gián tiếp? Kết bài theo kiểu mở rộng?
-Ví dụ: 
a. Trong các đồ dùng học tập như bút, sách vở, bút  người bạn gắn bó với em nhiều nhất chính là cây bút.
 b. Cây bút nàygắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận như lưu giữ tình thương của bố mẹ dành cho em.
- Đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét bài làm của HS.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS quan sát.
-Một số HS trình bày.
-Nhận xét.
-HS viết bài vào vở.
-HS đọc bài làm của mình.
-Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sửa lại dàn ý, tập viết lại hòan chỉnh thành bài văn.
-Nhận xét tiết học.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 89)
I. MỤC TIÊU:
+ Giúp học sinh củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9.
+Rèn cho học sinh nắm kĩ dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9
+ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV lần lượt yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9.
-GV nhận xét
-Một số HS nêu.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi tựa.
Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề rồi tự làm bài
- GV nhận xét sửabài
a.Số nào chia hết cho 2?
b. Số nào chia hết cho 3?
c. Số nào chia hết cho 5?
d. Số nào chia hết cho 9?
GV chốt: C/c dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9 
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu đề bài?
-Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 làm câu a, b,?
-Câu c yêu cầu gì?
-Dựa vào kết quả câu a, b em tìm xem số nào vừa chia hết cho 2,3và 5?
- Vậy em hãy tính tổng số đó xem có chia hết cho 9 không? 
-Vậy số vừa chia hết cho 2, 3,5 và 9 là số nào?
-GV nhận xét.
GV chốt: C/c dấu hiệu vừa chia hết cho 2 & 5, 3 & 9
Bài 4: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Nêu cách thực hiện cách tính giá trị?
- Sau khi tính xong em tìm xem giá trị đó có chia hết cho 2 hoặc cho 5 không?
-GV nhận xét 
GV chốt: C/c về cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.
Bài 5: Giải tóan suy luận
- Em hãy đọc đề bài?
-Em hiểu câu xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu bạn nào là như thế nào? 
-Vậy số HS lớp đó phải thỏa mãn những điều kiện nào của bài?
-Vậy số đó là bao nhiêu? 
- Em tìm thế nào để ra số 30?
-GV nhận xét 
GV chốt: Giải toán suy luận có liên quan đến dấu hiệu chia hết 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS tự làm bài vào vở.
-HS sửa bài.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
* Thi đua làm bài 3:
-Bài tập yêu cầu gì?
-Dựa vào các dấu hiệu chia hết làm bài?
- HS thi đua nêu miệng kết quả 
-Về nhà làm BT 3 vào vở.
-GV nhận xét tiết học.
-Hai dãy thi đua.
-HS nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG (TIẾT 36)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học học sinh biết:
+ Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
+ Xác định vai trò của ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đồi sống.
+ Luôn có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành.
II. CHUẨN BỊ:
+ Các hình minh hoạ trong SGK trang 72,73.
+ Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Làm thể nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt?
- Khí ôxi có vai trò ntn đối với sự cháy?
- Khí nitơ có vai trò gì đối với sự cháy?
GV nhận xét ghi điểm.
-3 HS trả lời.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tìm hiểu 
*MT: Hiểu vai trò của KK đối với con người
-Cho HS làm thí nghiệm.
-Để tay trước mũi, thở ra hít vào, bạn có nhận xét gì? 
*Chốt: Khi thở ra,hít vào phổi của chúng ta sẽ có nhiệm vụ lọc KK để lấy khí ôxi và thải ra khí cacbônic .
-Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại, bạn cảm thấy như thế nào?
- Vậy qua thí nghiệm trên, em thấy KK có vai trò gì đối với con người?
-Vậy trong cuộc sống KK quan trọng như thế nào? Hãy nêu ví dụ?
*Chốt: KK rất cần cho đới sống của con người .Trong không khí có chứa khí ôxi, con người không thể sống thiếu ôxi quá 3-4 phút.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu
*MT: Hiểu vai trò của KK đối với TV vaØĐV
-Yêu các nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã nuôi,trồng đã chuẩn bị trước?
-Đại diện mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm đã làm ở nhà?
-Với những điều kiện nuôi như nhau: thức ăn, nước uống tại sao con sâu bọ này lại chết?
-Còn hạt đậu này, vì sao lại sống bình thường?
Chốt: Các con cào cào,châu chấu. này bị chết là do nó không có KK để thở .Khi nắp lọ đóng kín,lượng ôxi trong KK trong lọ hết là nó sẽ chết.
- Hạt đậu bị héo úa hai lá mầm vì do thiếu KK.Cây sống được là nhờ vào sự trao đổi khí với môi trường.
-Qua hai TN trên em hiểu KK có vai trò ntn đối với TV, ĐV?
*KL: Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được .
Họat động 3: Tìm hiểu
MT: Biết ứng dụng vai trò của ôxi trong đ/s
-Cho HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhi6èu KK hòa tan.
-Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
-Thành phần nào không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
-Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô – xi? 
KL:Người, động vật, thực vật muốn được cần có ô – xi để thở.
-HS làm theo yêu cầu.
-HS trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS thực hiện theo nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS quan sát.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Vì sao chúng ta không nên bỏ hoa tươi vào trong phòng ngủ đóng kín phòng lại?
-Học bài và chuẩn bị mỗi HS 1 cái ch/ chóng
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm-bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_tran_thanh_son.doc