Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - Trường TH Hải Ninh

Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - Trường TH Hải Ninh

Tập đọc ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (TIẾT 1)

I/ Mục tiêu

- Kiểm tra và lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1, của lớp 4( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng/ phút; biết ngừng sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và tiếng sáo diều.

II/ Đồ dùng dạy học

- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL trong tuần 17.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 18 - Trường TH Hải Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy thứ 2 Ngày soạn: 2/1/2010
 Ngày dạy: 
Tập đọc ôn tập và kiểm tra cuối kì I (Tiết 1)
I/ Mục tiêu
- Kiểm tra và lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1, của lớp 4( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 80 tiếng/ phút; biết ngừng sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên và tiếng sáo diều.
II/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL trong tuần 17.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài.
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Kiểm tra khoảng 1/3 HS.
Từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài, chuẩn bị bài1-2 phút. 
Cho HS đọc bài. GV chấm điểm.
HĐ2: Lập bảng tổng kết các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm.
 - GV phát bút dạ và phiếu cho một số nhóm.
Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm rồi trình bày.
GV chốt lời giải đúng.
3.Củng cố:
- GV nhận xét chung giờ học. Dặn HS luyện đọc tiếp để tiết sau tiếp tuỵc kiểm tra.
HS đọc bài(đọc thuộc lòng).
HS trả lời câu hỏi vừa đọc.
1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
Các nhóm thảo luận điền thông tin vào bảng.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Toán Dấu hiệu chia hết cho 9 
I/ Mục tiêu
 Giúp HS :
Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập, trong một số tình huống đơn giản.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1/ Bài cũ: 
- 1 học sinh lên bảng làm BT3, 1HS làm BT5.
- Chữa bài trên bảng.
2. Bài mới:
HĐ1: HD HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
GV cho HS nêu các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành hai cột.
Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 vừa tìm được.
Yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hêt cho 9? 
Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.
GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.
+ Tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 9 không? 
+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết hay không chia cho 9 ta làm như thế nào?
- GV ghi bảng dấu hiệu chia hết cho 9 và yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ dấu hiệu này. 
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài, tự làm bài, giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho các em còn chậm.
	- Chữa bài: 4 em nêu bài làm.
-GV: Yêu cầu HS nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9.
- Nhận xét.
Bài 2 : Tiến hành tương tự BT 1
Chữa bài: giáo viên nhận xét, chấm điểm
3/Củng cố, dặn dò
- Chốt lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Thành, Long lên bảng làm.
HS nêu các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9.
HS tìm và phát biểu ý kiến.
HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9:
VD :
 27 2+ 7 = 9
 81 8 + 1 = 9 
 873 8 + 7 +3 = 18
- HS phát biểu ý kiến.
HS phát biểu trước lớp, các lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm vào nháp.
+Tổng các chữ số của các số này không chia hết cho 9 .
- HS phát biểu.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài, 	- -
- 4 em nêu bài làm và giải thích được : vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.
Số 99 9 + 9 = 18 . 18 9
Ôn toán: Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và khắc sâu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- áp dụng để làm các bài tập liên quan.
 II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 
-Gv nêu yêu cầu,nhiệm vụ của tiết học-Ghi đề.
2. Lý thuyết:
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về số chia hết cho 2, số không chia hết cho 2.
? Những số như thế nào thì chia hết cho 2?
? Những số chia hết cho 2 được gọi là số gì?
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về số chia hết cho 5.
? Những số như thế nào thì chia hết cho 5?
- GV chốt lại kiến thức.
3. Thực hành:
Bài 1: Trong các số: 328; 17; 9005; 3330; 17 652; 499; 1234; 511.
Số nào chia hết cho 2?
Số nào không chia hết cho 2?
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2.
- Cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài 2: Trong các số: 97; 375; 2000; 554; 8780; 12068; 1605; 691.
a)Số nào chia hết cho 5?
b)Số nào không chia hết cho 5
c)Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.
? Trong dấu hiệu chia hết cho 2 và 5, số có tận cùng là chữ số mấy thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
- GV: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là số có tận cùng là chữ số 0.
- Cho HS làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm của mình.
3. Củng cố-dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- HS lấy ví dụ.
- HS: số có tận cùng là các chữ số 0,2,4,6,8.
- Số chẵn.
- HS lấy ví dụ.
- HS: số có tận cùng là các chữ số 0, 5.
- HS nêu.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- HS giải thích.
- HS nêu.
- 2 HS nhắc lại.
- HS: Số tận cùng là chữ số 0.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- HS giải thích.
Đạo đức Thực hành kĩ năng cuối học Kì I 
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này học sinh có các khả năng:
- Biết trung thực, vượt khó trong học tập.
- Biết bày tỏ ý kiến. 
- Biết tiết kiệm tiền của, thời gian.
- Biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Biết ơn thầy cô giáo.
- Biêt phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị một số tình huống
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Nêu yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm, đưa ra các tình huống.
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm trao đổi 1 nội dung. 
+ Bạn Lan bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày . Theo em bạn Lan cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu là bạn cùng lớp với Lan em sẽ làm gì?
+ Em sẽ làm gì nếu em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình?
+ Hải rủ Hùng xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi . Nga sẽ giải quyết thế nào? Em hãy cùng bạn thảo luận và đóng vai tình huống trên.
+ Em hãy lập thời gian biểu và và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
HĐ3: Thảo luận lớp
+ Hằng ngày em đã làm gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ?
+ Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
Những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
HĐ4: Làm việc theo nhóm
+ Chiều nay, Mai đang dọn nhà giúp mẹ thì Lan đến rủ Mai đi nhảy dây. Thấy Mai ngần ngại, Lan bảo: "Để đấy, mai dọn cũng được, có sao đâu!". Theo em Mai sẽ ứng xử như thế nào?
Cho HS đóng vai.
GV chốt cách ứng xử đúng.
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lại các phần bài học.
3.Củng cố:
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
.Hoạt động tiếp nối: Chuẩn bị tốt để kiểm tra học kì 1.
HS thảo luận nhóm 4.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
Lớp nhận xét.
 - Các nhóm thảo luận đóng vai.
- Lớp nhận xét.
- Hoạt động cả lớp.
HS tiếp nối nhau đọc lại các phần bài học.
**************************************
Bài dạy thứ 3 Ngày soạn: 2/1/2010
 Ngày dạy: 
Chính tả: ôn tập và kiểm tra cuối kì I (tiết 2)
I.Mục tiêu
- Kiểm tra và lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu.
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học.
- Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho, biết sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với từng tình huống.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên bài tập đọc và HTL. 
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL(như tiết 1)
HĐ2 : HD HS làm BT:
Bài tập 2: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật .
Cho HS đọc yêu cầu BT.
Cho HS làm bài vào VBT.
- GV nhận xét.
Hỏi thêm học sinh giỏi: Trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS xem lại các thành ngữ, tục ngữ đã học ở bài "Có chí thì nên".
HS làm bài vào VBT.
- GV phát phiếu cho một số học sinh.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
a.Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao: Có chí thì nên; Có công mài sắt, có ngày nên kim ; Người có chí thì nên....
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- GVchốt nội dung bài, nhận xét chung giờ học.
Những em chưa kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc. 
- HS bốc thăm và đọc bài .
HS đọc yêu cầu BT.
HS làm BT vào vở BT.
HS tiếp nối nhau đọc các câu văn đã đặt - Lớp cùng GV nhận xét.
HS đọc yêu cầu BT, xem lại các thành ngữ, tục ngữ đã học.
HS làm vào VBT.
3 HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng.
Lớp nhận xét .
Toán: Dấu hiệu chia hết cho 3 
I/ Mục tiêu
 Giúp HS :
Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và không chia hết cho 3 để làm các bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- 1 HS làm bài 4, 1 học sinh nêu dấu hiệu chia hết cho 9
- Chữa bài trên bảng.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài.
HĐ1: HD HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho3:
Yêu cầu HS chọn ra các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho3.
GV HD tương tự bài"Dấu hiệu chia hết cho 9".
Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 3 vừa tìm được.
Yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3.
+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hêt cho 3? 
Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3.
- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 3.
+ Tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 3không? 
+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết hay không chia cho 3 ta làm như thế nào?
- GV ghi bảng dấu hiệu chia hết cho 3 và yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ dấu hiệu này. 
 Hỏi HS khá, giỏi: Các số chia hết cho 9 có chia hết cho3 không?
HĐ2:Luyện tập
Bài 1`: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài, tự làm bài, giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm cho các em còn chậm.( Tâm, Phúc, Mai Anh ).
	- Chữa bài: 4 em nêu bài làm.
GV yêu cầu HS ghiải thích vì sao các số đó chia hết cho 3?
- GV nhận xét.
Bài2: Tiến hành tương tự như BT1.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung. 
3/Củng cố, dặn dò
- Chốt lại bài.
- Nhận xét ... p và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II. Đồ dùng dạy học. 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
- Bảng phụ viết nội dung BT2a.
III.Các hoạt động dạy học:
Thời lượng
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1'
10 -12'
15 -18'
2-3'
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Kiểm tra TĐ và HTL: Thực hiện như tiết 1.
HĐ3: HD HS làm BT:
Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV HD HS thực hiện từng yêu cầu:
a. Quan sát đồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý:
-GV: Đề bài yêu cầu gì?
- gọi 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
b. Viết phần mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.
- GV lưu ý HS còn chậm, động viên, khuyến khích học sinh; dặn học sinh không nên lệ thuộc hoặc sao chép văn mẫu, cần có sự sáng tạo, mỗi em chọn cho mình một cách vào bài, kết bài.
- Giáo viên cho học sinh trao đổi theo nhóm 2 để các em có sự góp ý cho nhau.
- Gọi học sinh đọc bài làm, giáo viên nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS bốc thăm, chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi.
HS đọc yêu cầu BT.
- HS xác định yêu cầu của đề bài: đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập)- rất cụ thể của em.
HS chọn đồ dùng học tập để quan sát.
HS quan sát và ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
HS phát biểu ý kiến.
- HS viết bài . lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài.
Lớp nhận xét.
HS đọc phần kết bài.
Lớp nhận xét.
Khoa học: Không khí cần cho sự cháy
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
Làm TN chứng minh:
Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+Muốn sự cháy được diễn ra liên tục, không khí phải lưu thông.
+ Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
+ Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vâi trò của sự cháy đối với không khí.
II. Đồ dùng:
Hình trang 70, 71 SGK.
Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Hai lọ thuỷ tinh1 lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau.
Một lọ thuỷ tinh không đáy , nến, đế kê.
II.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra định kì.
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy.
MT: Làm TN chứng minh: càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn
CTH:
GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc mục thực hành (T 70) để biết cách làm.
GV nhận xét, giảng thêm.
GV kết luận như SGV.
HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụngtrong cuộc sống:
MT: Làm TN chứng minh:
+Muốn sự cháy được diễn ra liên tục, không khí phải lưu thông.
Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
CTH: 
GVchia nhóm: cho HS đọc mục thực hành TN trang 70, 71 để biết cách làm.
- Tổ chức cho HS làm TN.
GV nhận xét chung:
GV kết luận như GV.
3.Củng cố:
- HS đọc mục Bạn cần biết. GV chốt nội dung bài.
- Nhận xét chung giờ học . Dặn HS ôn bài.
HS thực hiện yêu cầu: Làm TN như SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
HS nhận xét và giải thích kết quả TN.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
HS đọc mục thực hành TN trang 70, 71 để biết cách làm.
HS làm TN như mục 1 SGK.
HS làm TN như mục 2 trang 71 và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên làm cho ngọn lửa cháy liên tục.
H S liên hệ : Làm thế nào để giập tắt ngọn lửa. 
- Đại diện nhóm trình bày.
*****************************************
Bài dạy thứ 6: Ngày soạn: 2/1/2010
 Ngày dạy: 
Luyện từ và câu: kiểm tra cuối kì 1
(Đề của phòng)
Toán: Luyện tập chung
1. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3; 5; 9.
Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9. 
 II.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 1 HS làm BT 2, 1 HS làm BT4.
2. Bài mới:
- GV giới thiệu bài.HD HS làm BT.
Bài1: - Cho HS làm bài vào vở.
 - Giáo viên theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh còn chậm: Tâm, Phúc, Lương Ly	
- Gọi 4 học sinh nêu bài làm, có giải thích.
- Giáo viên nhận xét bài làm của HS.
Bài 2. - Cho HS nêu cách làm và tự làm vào vở . 
- Giáo viên theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh còn chậm.
- Lớp và giáo viên nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT. (Giáo viên theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh còn chậm: Tâm, Phúc).
- Chữa bài: Yêu cầu HS giải thích cách làm.
Bài 4, 5: Tiến hành tương tự SGV. Riêng bài 5: Lưu ý: Chỉ yêu cầu học sinh phân tích và nêu được kết quả đúng, không yêu cầu phải viết bài giải cụ thể.
3. Củng cố - dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài. Nhận xét tiết học. 
- Ra thêm BT cho Phúc, Tâm.
- Lập, Khánh lên bảng làm.
- HS làm bài vào vở .
- 4 học sinh nêu bài làm, có giải thích.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
-Học sinh nêu bài làm và giải thích cách làm.
b.
+ Trước hết chọn số chia hết cho2.
+ Sau đó chọn số chia hết cho 3 trong các số chia hết cho2.
+Cuối cùng chọn số: 57234; 64620
 c. Tương tự như vậy: Số chia hết cho cả 2,3,5,9 là: 64620
-Lớp nhận xét .
HS đọc đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. 4 HS lên bảng làm, HS giải thích cách làm.
Học sinh đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
- HS làm phần c,d.
2 HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
Ôn luyện Tiếng Viêt: Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể. 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố các kiến thức ban đầu về câu hỏi, câu kể .
- Xác định được câu hỏi, câu kể; mục đích của câu hỏi .
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 
-Gv nêu yêu cầu,nhiệm vụ của tiết học-Ghi đề.
2. Ôn tập: a) Câu hỏi:
-GV viết bảng: Cậu đang làm gì thế?
H: Câu trên là loại câu gì?
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
? Câu hỏi được dùng để làm gì?
? Ngoài mục đích để hỏi những điều chưa biết câu hỏi còn dùng vào mục đích nào khác? Cho ví dụ.
? Để giữ phép lịch sự thì khi hỏi cần chú ý điều gì?
- GV chốt lại các kiến thức.
b) Câu kể:
? Câu kể có tác dụng gì?
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu kể?
- GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về câu kể.
3. Thực hành:
Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong các câu sau:
a) Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng.
b) Trên sân trường, các bạn trai đang đá cầu. 
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ đặt câu.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tìm câu kể trong đoạn văn dưới đây. Nói rõ tác dụng của các câu kể tìm được.
 Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
3. Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức về câu hỏi, câu kể.
- Lắng nghe.
- HS: là câu hỏi.
- HS trả lời.
- Dùng để hỏi những điều chưa biết.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp nối lấy ví dụ.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc bài và làm bài.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhận.
******************************************
Bài dạy thứ 7: Ngày soạn: 2/1/2010
 Ngày dạy:
Tập làm văn: kiểm tra cuối kì 1
(Đề của phòng)
Khoa học: Không khí cần cho sự sống
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
-Nêu dẫn chứng để chứng ming người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. 
II. Đồ dùng:
Hình trang 72,73 SGK.
Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá .
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
- Nêu vai trò của ni-tơ đối với sự cháy..
2. Bài mới:
-GV giới thiệu bài.
HĐ1:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
MT: Biết con người cần không khí (khí ô-xi) để thở và ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thực hành như HD ở mục thực hành trang 72 SGK.
- HS để tay trước mũi, thở ra và hít vào rồi nhận xét: thấy luồng khí ấm vào tay khi thở ra.
HS lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại nín thở , rồi nói cảm giác của mình khi nín thở: đó là cảm giác không chịu nổi nếu phải nín thở.
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống của con người.
GV: Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, GV chốt ý.
HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật
MT: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
CTH: 
- Yêu cầu HS quan sát H3,4 theo N2 và trả lời câu hỏi: 
+ H .a và h.b có gì khác nhau?
+ Khi đậy kín như vậy, không khí trong lọ sẽ như thế nào?
+ Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết?
- GV chốt ý đúng.
- GV kể thêm cho HS nghe thí nghiệm từ thời xa xưa của các nhà bác học....
- GV giảng thêm cho HS biết tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa.
HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi
MT: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
CTH:
Yêu cầu HS quan sát H5,6 trang 73 theo cặp., chỉ và nói:
+Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu hơn dưới nước.
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan .
- GV: Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
+ Thành phần nào trong không khí cần cho sự sống của của người, động vật và thực vật?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
- Gv kết luận:
Người, động vật và thực vậtmuốn sống được cần có ô-xi để thở.
3 Củng cố:
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài.
- HS trao đổi N2.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thành phần khí ô-xi quan trọng nhất trong sự thở.
HS quan sát tranh theo nhóm 2, trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
HS quan sát , chỉ và nói được: 
+ Bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng.
+ Máy bơm không khí vào nước.
Đại diện N trình bày. Lớp nhận xét.
- HS thảo luận lớp.
Toán: Kiểm tra định kì cuối học kì i
(Đề của phòng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc