Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Bản hay 2 cột)

I/ Mục tiêu:

Học xong bài này HS có khả năng:

- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động

II/ Đồ dung dạy học:

- SGK đạo đức 4

- Một số đồ dung cho trò chơi đóng vai

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 (Học kỳ II)
Thứ hai ngày 11tháng 1năm 2010
Chào cờ:
Đạo đức	
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (t1)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động 
Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động
II/ Đồ dung dạy học:
SGK đạo đức 4
Một số đồ dung cho trò chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định: (1 phút)
Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1: Thảo luận lớp (truyện Buổi đầu tiên, SGK)
- GV đọc truyện
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK
+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình?
+ Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
- Nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm 
- GV kết luận
HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1 SGK)
- GV nêu y/c 
- Y/c các nhóm thảo luận nhóm
- Y/c nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả trước lớp. Lớp trao đổi, tranh luận
* GV kết luận: 
- Nông dân, bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học  đều là những người lao động ( Trí óc hoặc chân tay)
- Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động 
HĐ3: Thảo luận nhóm (Bài tâp 2 SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh
- Y/c nhóm cử đại diện trình bày 
* GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội
HĐ4: Làm việc cá nhân (bài tập 3 SGK)
- GV nêu y/c của bài tập
- HS làm bài tập 
- Gọi HS trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi bổ sung 
- GV nhận xét 
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau
- HS thảo luận, trao đổi phát biểu ý kiến 
- Lắng nghe
- Nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- HS theo dõi
- HS chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Lắng nghe
- HS lắng nghe 
+ Các việc làm a), c), d), đ), e) g) là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động
+ Các việc b), h) là thiếu kính trọng người lao động
Tập Đọc
BỐN ANH TÀI 
I/ Mục tiêu:
1. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.. Biết đọc diên cảm bài văn với giọng đọc kể khanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc của bốn cậu bé 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh 
 Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây
II/ Đồ dung dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK
Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Mở đầu: GV giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm của sách tiếng việt 4 tập 2
1. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lược HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Gọi 2 HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Hỏi: 
+ Truyện có những nhân vật nào?
- GV ghi tên các nhân vật lên bảng 
- Hỏi: Tên truyện 4 anh tài gợi cho em suy nghĩ gì?
+ 4 thiếu niên trong truyện có tài năng gì? 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và và trả lời câu hỏi: 
+ Những chi tiết nào nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩu Khây? 
+ Thương dân bản, Cẩu Khây làm gì?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Ghi lên bảng ý chính đoạn 2
- Gọi HS đọc thành tiếng 3 đoạn còn lại trả lời câu hỏi:
+ Câu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
- GV hỏi HS về nghĩa của từ: vạm vỡ, chí hướng
+ Mỗi người bạn của Cẩu khây có tài năng gì?
+ Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện?
+ Nội dung chính của đoạn 3, 4, 5, là gì?
- Ghi ý chính đoạn 3, 4, 5 lên bảng
- Y/c H đọc thầm lại toàn truyện
- Ghi ý chính của bài 
- GV kết luận:
c. Đọc diễn cảm
- Gọi HS y/c đọc diễn cảm 5 đoạn của bài 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
- Nhận xét về giọng đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1, 2 của bài
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học, Khen ngợi những HS làm việc tích tực
- Y/c HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc toàn bài 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
+ Cẩu Khây, Nắm Tây Đóng Cọc, Lấy Tai Tác Nước, Móng Tay Đục Máng 
- Gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Nhỏ người nhừn ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ
+ Nói lên sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây
- 2 HS nhắc lại
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Quê hương Cẩu Khây xuất hiện 1 con yêu tinh, nó bắt người và súc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót
+ Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh
+ Chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây
- 2 HS nhắc lại 
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Nắm Tây Đóng Cọc, Lấy Tai Tác Nước, Móng Tay Đục Máng
+ Tên của các nhân vật chính là tài năng của mỗi người
+ Đoạn 3 ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc. Đoạn 4 ca ngợi của Lấy Tai Tác Nước. Đoạn 5 ca ngợi tài năng của Móng Tay Đục Máng 
- 2 HS nhắc lại
- Lắng nghe 
- HS lân lược nghe bạn đọc, nhận xét đẻ tìm cách đọc hay đã nêu ở phần luyện đọc
- HS theo dõi GV đọc mẫu, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc diễn cảm 
Toán 	KI-LÔ-MÉT VUÔNG
I/ Mục tiêu:
Giúp HS 
Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-met vuông
Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông. Biết 1 km² = 1000000 m² và ngược lại
Giải đúng một số bài toán có liên quan đến cá đơn vị đo diện tích: cm², dm², m², km²
II/ Đồ dung dạy học:
Tranh vẽ một cánh đồng hoặc một khu rừng 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 4 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 90
- GV chữa bài và nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2.2 Giới thiệu ki-lô-mét vuông
- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng và nêu vấn đề 
- Giới thiệu: 1 km x 1 km = 1km²
- GV hỏi: 1 km bằng bao nhiêu mét?
- Em hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1000m
- Bạn nào cho biết 1 km² bằng bao nhiêu m²
2.3 Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề
- GV y/c HS tự làm bài 
- Gọi 2 HS lên bảng
- GV có thể đọc cho HS cả lớp viết các số đo diện tích khác 
Bài 2:
- GV y/c HS tự làm bài 
- Hỏi: Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 3:
- GV y/c HS đọc đề bài
- Y/c HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật
- GV y/c HS tự làm bài 
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài 
- Y/c HS làm bài 
- Hỏi: Để đo diện tích phòng học người ta thường dung đơn kvị đo diện tích nào? 
- Vậy diện tích phòng học có thể là 81 cm² được không? Vì sao?
- Diện tích phòng học là bao nhiêu?
- GV tiến hành tương tự đối với phần b
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 4 HS lên bảng thực hiện y/c 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng
 1 km x 1km = 1km²
1 km = 1000 m
1000 m x 1000 m = 1000000 m²
1 km² = 1000000 m²
- HS làm bài vào VBT
- 2 HS lên bảng làm bài cả lớp theo dõi và nhận xét 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 100 lần 
- Gọi HS đọc đề 
- Chiều dài nhân chiều rộng
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- 1 HS đọc
- Một số HS phát biểu ý kiến 
- Dùng mét vuông 
- Không được vì quá nhỏ 
- là 40 m²
Khoa học:	
TẠI SAO CÓ GIÓ
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết :
Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió 
Giải thích tại sao có gió ?
Giải thích tại sao ban ngày gió từ đâu thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 74, 75 SGK 
Chong chóng 
Chuẩn bị các đồ dung thí nghiêm theo nhóm 
+ Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK 
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Y/c 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 36
- Nhận xét câu trả lời của HS
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
HĐ1: Chơi chong chóng 
* Mục tiêu: 
- Làm thí ngiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió 
* Các tiến hành: 
- Gọi HS báo cáo việc chuẩn bị chong chóng, xem chong chóng có quay được không và giao nhiệm vụ cho các em trước khi đưa HS ra sân chơi 
- Chia nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi 
- Hỏi: 
+ Khi nào chong chóng không quay, khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Tổ chức cho HS ra ngoài sân chơi 
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả theo các nội dung:
+ Theo em, tại sao chong chóng quay?
+ Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn quay nhanh?
+ Nếu trời không có gió, làm thế nào để chong chóng quay nhanh?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh quay chậm?
- Kết luận: Khi ta chạy không khí xung quanh ta di chuyển, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió 
* Mục tiêu: HS giải thích tại sao có gió 
* Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm cho HS. Sau đó đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dung để làm thí nghiệm này 
- GV y/c các em đọc các mục thực hành trang 74 SGK để biết cách làm 
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả 
Kết luận: Không khí chuyển từ hơi lạnh đến hơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gấy ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió 
HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
* Mục tiêu: Giải thích được ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển 
* Các tiến hành:
- GV đề nghị HS làm việc theo cặp
- Y/c HS đọc mục Bạn cần biết trang 75 SGK
Hỏi: 
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- Gọi các cặp xung phong trình bày. Y/c các cặp khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiề ... èn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ. HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằng 1 – 2 câu ; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên
- Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về ý nghĩa của câu chuyện 
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ cốt chuyện
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to 
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiểm tra bài cũ:
- GV y/c mỗi HS nhớ lại và nêu tên 2 câu chuyện đã học ở HKI
1. Bài mới
1.1 Giới thiệu bài:
- GV y/c HS mở SGK trang 8 và hỏi: Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện gì?
+ Tên câu chuyện gợi cho em điều gì?
1.2 Kể chuyện:
- Y/c HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm y/c 1 trong SGK
- GV kể lần 1: 
+ Giọng đọc kể vừa đủ nghe, thong thả, rõ rang, chậm rãi 
- GV kể lần 2: 
+ Vừa kể vừa chỉ vầo từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng 
- Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi cho HS hiểu cốt truyện 
1.3 Hướng dẫn xây dựn lời thuyết minh 
- Y/c HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh 
- Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ thuyết minh về 1 tranh 
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng 
- Viết lời thuyết minh dưới mỗi tranh 
1.4 Tổ chức kể chuyện và tìm hiểu nội dung câu chuyện:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS, y/c HS dựa vào tranh minh hoạ, lời thuyết minh, kể lại từng đoạn cho các bạn khác bổ sung 
- Kể trước lớp
- Y/c nhận xét sau mỗi lần HS kể 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Hỏi:
+ Nhờ đâu bác đánh cá có thể thoát khỏi lời nguyền của con quỷ độc ác?
+ Vì sao con quỷ chui trở lại bình?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp 
- Y/c HS nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất
- Nhận xét, cho điểm HS 
2. Củng cố đặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen ngợi thêm những HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn chính xác, đặt câu hỏi hay 
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện vừa kể ở lớp cho người thân và chuẩn bị bài sau
- HS nêu tên truyện đã học 
- HS quan sát tranh
- HS nghe GV kể 
- Trao đổi, tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng 
- 2 HS ngồi bàn trao đổi, thảo luận và thuyết lời phát minh ra giấy nháp 
- Phát biểu, bổ sung 
- 1 HS đọc thành tiếng lời thuyết minh 
- 5 HS tạo thành 1 nhóm. hoạt động theo hướng dẫn 
- Đại diện nhóm lên trình bày, mỗi nhóm kể 1 tranh 
- Nhận xét lời kể của bạn theo tiêu chí
- 2 HS phát biểu
+ Bác đánh cá thông minh, bình tĩnh thoát nỗi sợ hãi, sang suốt nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ và thoát chết
+ Nó là một con quỷ to xác nhưng độc ác, ngu dốt nên đã mắc mưu bác đánh cá 
+ Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá thông minh, bình tĩnh, đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp 
- Nhận xét lời kể của bạn 
Toán	
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
Hình thành công thức tính chu vi của HBH
Biết vận dụng công thức tíh chu vi và diện tích của HBH để giải các bài toán liên quan 
II/ Đồ dung dạy học:
Bảng thống kê như BT2, vẽ sẵn trên bảng phụ 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích HBH và tính diện tích 
a) Đáy 70 cm, chiều cao 3 dm
- GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2.2 Luyện tập:
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng HCN ABCD ; HBH AGHK và hình tứ giác MNPQ, sau đó gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các cặp đối diện của từng hình
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Y/c HS đọc đề của bài hỏi: Hãy nêu cách tính BT2
- Hãy nêu cách tính diện tích HBH
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét 
Bài 3:
- hỏi: Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi HBH bằng lời và ghi công thức 
- Y/c HS áp dụng công thức để tính chu vi của HBH a, b
- Nhận xét 
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề
- GV y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- Tính diện tích của HBH và điền vào ô tương ứng trong bảng 
- HS trả lời 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó 
- Ta lấy tổng độ dài của 2 cạnh nhân với 2
P = (a + b) x 2
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
a) P = (8 + 3) x 2 = 22 cm²
b) P = (10 + 5) x 2 = 30 dm²
- 1 HS đọc đề
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Địa lý	
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này HS biết:
Xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải phòng 
Hình thành biểu tượng về kthành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch
Có ý thức tìm hiểu về thành lphố cảng 
II/ Đồ dung dạy học:
Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam 
Bản đồ Hải Phòng 
Tranh, ảnh về Hải Phòng 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ 
- Y/c HS tìm dẫn chứng chứng tỏ cho các nhận xét sau
+ Hà Nội là thành phố cổ đáng phát triển 
+ Hà Nọi là Trung tâm chính trị
+ Hà Nội là Trung tâm kinh tế 
+ Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học
Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu
HĐ1: Hải Phòng - Thành phố cảng 
- Cho HS làm việc nhóm 
- GV treo bản đồ Việt Nam và lượt đồ thành phố Hải Phòng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
+ Trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK
+ Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
- Mô tả về hoạt động của Hải Phòng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, GV giúp đỡ hoàn thiện câu trả lời 
HĐ2: Đóng tàu là nghành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng 
- Cho HS làm việc cả lớp 
- HS các nhóm dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò ntn?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng 
+ Kể tên các sản phẩm đóng tàu ở Hải Phòng 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời
HĐ3: Hải Phòng là trung tâm du lịch
- Làm việc theo nhóm 
- HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận và trả lời:
+ Hải Phòng có những điểu kiện nào để phát triển ngành du lịch?
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp 
* GV kết luận: Hải Phòng được biết là thành phố Cảng & trung tâm du lịch. Người dân Hải Phòng đang tiếp tục lao động sản xuất đóng góp vào sự phát triển của Đất nước 
Củng cố dặn dò:
- GV y/c HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Nhắc HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh, về Đồng Bằng Nam Bộ và tìm hiểu về ĐB Nam Bộ
- GV kết thúc bài 
- HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Y/c HS thảo luận và trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK
. Nhiều cầu tàu lớn
. Nhiều bãi rộng và nhà kho
. Nhiều phương tiện
+ Thường xuyên có nhiều tàu trong và ngoài nước cập bến 
+ Tiếp nhận, vận chuyển một khối lượng lớn hàng hoá 
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 
+ xà lan, tàu đánh cá, tàu du lịch, tàu chở khách, tàu chở hang 
- HS quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
. Có bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà 
. Lễ hội: Chọi jtrâu, đua thuyền 
. Có nhiều di tích lịch sử thắng cảnh nổi tiếng: của biển Bạch Đằng, tượng đại Lên Chân
. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi
- HS lắng nghe 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật
Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật 
II/ Đồ dung dạy học:
Bút dạ ; một số tờ giấy trắng để HS làm BT2
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS đọc các đoạn mở bài theô cách trực tiếp, gián tiếp cho bài văn miêu tả các bàn
- Nhận xét cho điểm HS 
- Hỏi: Có mấy cách kết baif trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?
+ Thế nào là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
2.2 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- GV lần lượt đặt câu hỏi và y/c HS trả lời 
+ Bài văn miêu tả đồ vật nào?
+ Hãy tìm đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón 
+ Theo em, đó là cách mở bài theo cách nào? Vì sao?
- GV kết luận
Bài 2:
- GV gọi HS đọc y/c của bài tập
- Y/c HS tự làm bài. GV phát giấy khổ to cho HS 
- Y/c 3 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn kất bài của mình 
- Nhận xét bài của HS và cho điểm những bài viết tốt 
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Y/c những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau
- Khuyến khích HS về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đề bài trên 
- 4 HS đọc bài làm của mình. Mỗi HS lựa chọn 1 cách mở bài để đọc
- Lắng nghe
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Trao đổi theo cặp và trả lời 
- HS lắng nghe 
- 2 HS đọc thành tiếng
- Làm bài theo hướng dẫn của GV 
- 6 HS lần lượt dán bài lên bảng và đọc bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét sửa bài cho bạn
	Ngày 7 tháng 1 năm 2011	
TUẦN 19
SINH HOẠT LỚP 
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 19, phương hướng sinh hoạt tuần 20
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Tổng kết công tác tuần 19
Lớp phó học tập nhận xét mặt học tập 
Lớp phó lao động nhận xét: Vệ sinh lớp, vệ sinh trường học
Lớp phó VTM nhận xét sinh hoạt đầu giờ 
Các tổ nhận xét ưu khuyết điểm từng tổ 
Lớp trưởng nhận xét: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp, học tập, nêu tên những bạn chưa thuộc bài cũ H-Uy, A-Kết, H-Tuyết, A-Chuân, A-Miên:
Một số em nghỉ học không có lý do như A-Thoáng, H-Mê ra, Y-Phan, H-Uy
GVCN: Nhận xét tổng kết, tuyên dương cá nhân, tuyên dương tổ 
Các em đi học chuyên cần như A-Thiêng, A-Yus,A-Yương, H-Mỹ Linh, A-Đô Lơ, H-Phối vv
2/ Phương hướng tuần 20 
HS tập trung học tập chương trình học kì II
Tiếp tục phát động phong trào bảo vệ sân trường – xanh hoá trường học
Thăm và tặng quà HSS nghèo ở lớp 
Nhắc HS vui tết “Lành mạnh - An toàn - Tiết kiệm”
Truy bài đầu giờ
Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, thể dục xếp hàng nhanh tập đều 
Đi học chuyện cần tuyệt đối không được em nào nghỉ học nếu đau ốm thực sự phải có giấy xin phép 
Cần phát biểu xây dựng bài tích cực hơn nữa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_ban_hay_2_cot.doc