Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ CHUẨN BỊ:

1. HS : SGK

2. GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi các câu , đoạn văn cần luyện đọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ngày tháng năm 20
Tập đọc
BỐN ANH TÀI	
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
 -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
-Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ CHUẨN BỊ:
HS : SGK 
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi các câu , đoạn văn cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài (ghi bảng) .
b/Hướng dẫn luyện đọc
-Gọi HS đọc toàn bài.
-Bài tập đọc này chia làm mấy đoạn?
-Gọi HS đọc tiếp nối nhau.
Cho HS rút từ khó -GV viết lên bảng : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tay Tát Nước . Móng Tay Đục Máng.
Hướng dẫn HS phát âm
-5 HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ SGK (k/hợp tranh minh hoạ )
- HS luyện đọc theo cặp ( Thời gian 3 phút).
-GV đọc mẫu 
c/Tìm hiểu bài
HS đọc thầm 6 dòng đầu của truyện.
+ Sức khoẻ và tài của Cầu Khây có gì đặc biệt?
Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cầu Khẩy ?
Đọc thầm đoạn còn lại .
Cầu Khẩy lên đường đi diệt yêu tinh cùng ai?
Mỗi người bạn Cầu Khẩy có tài năng gì?
Hs đọc toàn truyện tìm ý nghĩa của truyện.
 d/ Đọc diễn cảm . 
Gọi HS đọc nối tiếp nhau 
GV treo đoạn:“Ngày xưa  lên đường diệt trừ yêu tinh” .
Hướng dẫn HS đọc thật tự nhiên nhấn giọng ở : lên mười, mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ , tan hoang, không còn ai, quyết chí .
Đọc theo nhóm .
Gọi HS đọc nối tiếp .
Thi đua đọc diễn cảm .
Gv nhận xét ghi điểm. 
3/ Củng cố:
Nêu lại ý nghĩa của bài.
4/ Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài : Chuyện cổ tích về loài người
1 HS
 1 HS chia đoạn
5 HS
Cá nhân 5 – 7 em 
5 HS
HS luyện đọc cặp đôi
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
Đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
Hs đọc toàn truyện tìm ý nghĩa của truyện.
3-5 em.
Nhóm đôi.
5 em.
3- 5 em.
Tập đọc
 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
 -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễm cảm được một đoạn thơ.
-Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
II/ CHUẨN BỊ:
HS : SGK
 2. GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
Bảng phụ viết đoạn : “Nhưng còn, trước nhất”
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1/Ổn định:
2/ KTBC:
-Gọi HS đọc truyện Bốn anh tài .
Cầu Khẩy lên đướng đi diệt yêu tinh cùng ai?
Nêu nội dung của truyện?
3/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài ghi bảng .
b/Hướng dẫn luyện đọc
Cho HS mở SGK/9.
Gọi Hs đọc bài.
Gọi HS chia đoạn
Gọi HS đọc nối tiếp.
Gọi HS tìm từ khó GV ghi lên bảng hướng dẫn HS phát âm.
Gọi HS đọc nối tiếp kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ.
Luyện đọc theo nhóm đôi
GV đọc mẫu.Lưu ý hS giọng kể chậm, dàn trải , dịu dàng ,; chậm hơn ở câu thơ kể
c/Tìm hiểu bài
Đọc thầm khổ thơ 1
Trong “ câu chuyện cổ tích “này , ai là người được sinh ra đầu tiên?
Đọc thầm các khổ thơ còn lại .
+ Sau khi sinh ra vì sao có ngay mặt trời ?
+ Sau khi sinh ra vì sao có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ em những gì?
+Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Thảo luận nhóm rút ý nghĩa bài thơ.
GV nhận xét và chốt ghi bảng.
Ý nghĩa: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em, hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
d/ Đọc diễn cảm . 
Gọi Hs đọc tiếp nối bài thơ .
GV treo đoạn: Nhưng còn, trước nhất”.
Hướng dẫn Hs đọc .
Cho Hs đọc theo nhóm .
Cho HS nhẩm HTL bài thơ
Thi đua đọc diễn cảm ở khổ thơ 4,5.
GV theo dõi nhận xét ghi điểm cho HS.
4/ Củng cố:
+ Sau khi sinh ra vì sao có ngay người mẹ?
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
5/ Dặn dò:
GV nhận xét tiết học .
Về nhà học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài Bốn anh tài ( TT )
 1 HS đọc.
HS chia đoạn
7 em.
Cá nhân tìm.
7 em.
HS luyện đọc theo nhóm 
Lắng nghe
Cả lớp 
 Trả lời 
Cả lớp.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm trả lời 
3- 5 em.Lớp theo dõi tìm ra cách đọc.
 Nhóm 2
Học thuộc lòng bài thơ
 4-5 em.
Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I/ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
-Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? , xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III) ; biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).
II/ CHUẨN BỊ:
HS : SGK 
 2. GV: Một số tơ phiếu viết đoạn văn ở phận nhận xét , đoạn văn ở BT1.
 Bảng phụ viết phần luyện tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Ổn định:
2/ KTBC:
3/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài ghi bảng .
b/ Phần nhận xét:
Gọi HS đọc phần nhận xét .
Cho thảo luận nhóm cặp .
1/Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.
2/ Xác định chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được .
3/ Nêu ý nghiã của chủ ngữ.
4/ Cho biết chủ ngữ các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành.
Đại diện nhóm lên trình bày.
GV chốt lời giải đúng.
c/Luyện tập:
Bài tập 1: Gọi Hs đọc.
Cho HS làm PHT .
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
GV thu PHT chấm nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
HS tự đặt câu với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ .
HS làm vào vở.
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt.
Bài 3: Cho HS mở sách trang 7.
Gọi 1 HS đọc.
Quan sát tranh minh hoạ của bài tập.
Gọi HS khá giỏi làm mẫu : nói 2 – 3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh .
Lớp suy nghĩ làm vào vở.
Gọi HS đọc tiếp nối nhau bài làm của mình .
GV nhận xét sửa sai và ghi điểm từng HS.
4/ Củng cố: 
Cho HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
5/ Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ Tài năng
HS nêu lại.
1 HS đọc.
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đại diện nhóm lên trình bày.
1 HS.
1 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
2 hS đọc.
1 HS lên bảng .Lớp làm vào vở.
HS đọc nối tiếp bài làm của mình lên.
Quan sát tranh.
1 HS.
Lớp làm vào vở.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ TÀI NĂNG
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người ; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2) ; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
II/ CHUẨN BỊ:
HS : SGK 
GV: Từ điển Tiếng Việt. 4 tờ giấy để phân loại bài tập 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1/Ổn định:
2/ KTBC:
Gọi HS nêu lại ghi nhớ chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Nêu ví dụ.
Gọi HS lên làm lại bài tập 3.
GV nhận xét ghi điểm.
3/Bài mới:
a/Giới thiệu bài ghi bảng 
b/ Luyện tập: 
Bài tập 1:
Gọi HS đọc bài tập 1 .
Cả lớp đọc thầm.
Thảo luận nhóm làm bài.
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
Gọi HS lên bảng làm.
Lớp làm PHT.
Gọi HS đọc nối tiếp câu của mình đặt .
Cho lớp nhận xét .
GV nhận xét và ghi điểm.
Bài tập 3:
1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV gợi ý: các em hãy tìm nghĩa bóng của câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh , tài trí của con người.
 - Hs suy nghĩ làm bài.
Gọi HS phát biểu ý kiến.
Bài tập 4: 
GV giúp hS hiểu nghĩa bóng.
Câu a: Nước ta là hoa đất.
Câu b: Chuông mới đánh có kêu/ đèn có khêu mới đỏ.
Câu c: Nước lã mã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Hs tiếp nối nhau nói lên câu tục ngữ các em thích.
GV nhận xét.
4/ Củng cố:
Cho HS đọc lại bài tập 1.
5/ Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
- HS nhắc lại.
-1 HS .
-lớp thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
-1 HS đọc bài tập.
-1 HS lên bảng làm.
-HS thực hiện yêu cầu của GV.
-1 HS.
-HS lắng nghe.
HS thực hiện.
HS giải thích theo cách hiểu của các em
- HS nêu câu tục ngữ mình thích.
-Ca ngợi con người là tinh hoa , là thứ quý giá nhất của trái đất.
-Có tham gia hoạt động , làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình.
-Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng , nhờ có tài , có chí , có nghị lực đã làm nên việc lớn.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
-Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
-Viết được đoạn văn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
II/ CHUẨN BỊ:
HS: SGK, vở TLV
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật. Bút dạ và giấy trắng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1/Ổn định:
2/ KTBC:
Hãy nêu lại cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả đồ vật.
GV nhận xét.
3/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
b/ Bài tập
Bài tập 1:
Gọi HS đọc bài .
Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài , trao đổi cùng bạn , so sánh tìm , tìm điểm giống và khác nhau của các đoạn mở bài.
Hs phát biểu ý kiến .
GV nhận xét kết luận:
Điểm giống nhau : các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
Điểm khác nhau:
-Đoạn a , b ( mở bài trực tiếp ) : giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
-Đoạn c ( mở bài gián tiếp ) : nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài tập 2:
Gọi Hs đọc bài .
Nêu yêu cầu của bài tập .
GV gạch chân .
+ Bài tập này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em . đó có thể là đó là bàn học ở trường hoăc ở nhà .
+ Em phải viết hai đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn : một đoạn viết theo cách trực tiếp ( giới thiệu ngay chiếc bàn học em định tả) , đoạn kia viết theo cách gián tiếp ( nói chuyện khác có liên quan rồi rồi giới thiệu chiếc bàn học).
Gọi 1 HS lên bảng làm .
Lớp làm vào vở.
GV thu bài chấm nhận xét.
Cho bạn nhận xét bài của bạn trên bảng.
 4/ Củng cố:
Gọi HS nêu lại các cách mở bài.
5/ Dặn dò:
Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà xem lại.
Chuẩn bị bài sau.
1 HS đọc đề bài.
HS làm việc theo yêu cầu của GV.
HS phát biểu.
HS theo dõi.
1 HS đọc bài.
1 Hs nêu.
HS lắng nghe .
1 Hs lên bảng làm.
Lớp làm vào vở.
Nhận xét bài của bạn.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒVẬT
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộ ... lớn của nước ta.
( Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra vào,neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,;có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp)
Đạo đức
 KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
 ( Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
-Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. 
II/ CHUẨN BỊ
 - HS: SGK Đạo đức 4 
 - GV: SGK; một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Ổn định lớp:
2/ KTBC:
 - Nhận xét phần thực hành kĩ năng. 
3/Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: “Kính trọng, biết ơn người lao động”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp (Truyện “Buổi học đầu tiên” SGK/28)
 -GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”
-GV cho HS thảo luận theo 2 các câu hỏi (SGK/28):
 +Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe ban Hà giới thiệu về nghè nghiệp bố mẹ mình?
 +Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
 -GV kết luận:
 Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/29)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
 -GV kết luận: +Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
 +Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí làm hại cho xã hội.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/29- 30)
 -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
 Những người lao động trong tranh làm nghề gì ,công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
 -GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
 -GV kết luận:
 +Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Hoạtđộng4 : Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30) 
 -GV nêu yêu cầu bài tập 3:
ï Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động;
a/. Cho hỏi lễ phép
b/. Nói trống không
c/. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi
d/. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ/. Học tập gương những người lao động
e/. Quý trọng sản phẩm lao động
g/. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h/. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay
 -GV kết luận:+Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
 +Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
4.Củng cố 
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
5.Dặn dò:
 -Về nhà xem lại bài.
 -Chuẩn bị bài tập 5, 6- SGK/30
-1 HS đọc lại truyện “Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện HS trình by kết quả.
- HS nhắc lại.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp trao đổi và tranh luận.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-HS làm bài tập
-HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.
Biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.
Khoa học
TẠI SAO LẠI CÓ GIÓ?
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
-Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
-Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II/ CHUẨN BỊ:
 1. HS : Chuẩn bị chong chóng.
 -Đồ dùng thí nghiệm:hộp đối lưu,nến,diêm,vài nén hương(hoặc hình minh hoạ)
 -Tranh minh hoạ phóng to
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1/Ổn định:
2/ KTBC:
Gọi 3 HS lên bảng trả lời
HS1:Không khí cần cho sự thở của người,động vật,thực vật như thế nào?
HS2:Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
HS3:Lấy những ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người ,động vật,thực vật ?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm 
3/Bài mới:
* Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 Trò chơi:Chơi chong chóng
-Yêu cầu HS dang tay quay xem chong chóng có quay khơng.
-Hướng dấn HS ra sân chơi chong chóng:
Mỗi tổ đứng thành một hàng quay mặt vào nhau,đứng yên và giơ chong chóng ra phía trước mặt.Tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc các bạn thực hiện .Trong quá trình chơi tìm hiểu xem :
+Khi nào thì chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh,quay chậm?
+Làm thế nào để chong chóng quay ?
-Tổ chức cho HS chơi ngoài sân .GV đi đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi cho HS.Nếu trời lặng gió ,cho các em chạy để chong chóng quay nhanh.
-Tổ chức cho tổ trưởng báo cáo kết quả:
Hoạt động 2:Nguyên nhân gây gió
Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK;trả lời các câu hỏi:
+Phần nào của hộp có không khí nóng?Tại sao? 
+Khói bay qua ống nào? 
+Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động? 
GVKL:
Hoạt động 3:Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
Treo tranh minh hoạ 6,7 trong SGK yêu cầu thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
+Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày?
+Mô tả hướng gió được minh hoạ trong hình?
+Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
GVKL: 
4Củng cố:
Tại sao có gió?
Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
5Dặn dò
Nhận xét tiết học . Dặn HS học thuộc ghi nhớ SGK và sưu tầm các tranh ảnh về tác hại do bão gây ra.
HS lắng nghe.
-Thực hiện .Tổ trưởng đọc câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời.
-Tổ trưởng báo cáo chong chóng của bạn nào quay nhanh
HS quan sát thí nghiệm,trả lời các câu hỏi
Quan sát tranh ,thảo luận nhóm 4,trả lời các câu hỏi .
Khoa học
GIÓ MẠNH, GIÓ NHẸ, PHÒNG CHỐNG BÃO
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nêu được một số tác hại của bão : thiệt hại về người và của.
Nêu cách phòng chống :
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu,thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II/ CHUẨN BỊ:
HS : SGK Sưu tầm tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra
GV :Hình trang 76, 77 SGK. Phiếu học tập. Tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra ( nếu có). hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Ổn định:
2/ KTBC:
Tại sao có gió?
Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
3/Bài mới:
* Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 1 :
 TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CẤP GIÓ
Cho HS đọc trong SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi mạnh thành 13 cấp độ (kể cả cấp 0 khi trời lặng gió).
Thảo luận nhóm 4 quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trang 78 SGK và hoàn thành các bài tập trong PHT.
Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
GV nhận xét và chốt .
HOẠT ĐỘNG 2:
THẢO LUẬN VỀ SỰ THIỆT HẠI CỦA BÃO VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG CHỐNG BÃO
Làm việc theo nhóm 2.
Cho HS quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục bạn cần biết trang 77 SGK để trả lời các câu trong nhóm.
Nêu dấu hiệu đặc trưng cho bão.
Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách đề phòng chống bão.
HOẠT ĐỘNG 3
TRÒ CHƠI GHÉP CHỮ VỚI HÌNH
- GV vẽ 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió : gió trang 76 SGK . Viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời . các nhóm học sinh thi đua nhau gắn chữ với hình cho phù hợp . Nhóm nào làm nhanh và đúng nhóm đó thắng cuộc .
-GV cùng HS nhận xét và tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
-Gọi Hs đọc mục bạn cần biết .
4/ Củng cố:
Nêu cấp gió và tác động của gió .
Để phòng chống bão chúng ta phải làm gì?
- Giáo dục tư tưởng cho các em .
5/ Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học .
Về học thuộc mục bạn cần biết .
Chuẩn bị tranh ảnh thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm và trong lành 
1 HS đọc 
- Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm lên trình bày.
Các nhóm làm việc .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình kèm theo những hình vẽ , tranh ảnh về các cấp gió , về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão sưu tầm được..
Nhóm bạn nhận xét và bổ sung .
-Các nhóm thi đua nhau lên gắn .
-
 3 HS đọc
Kĩ thuật 
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA 
I/MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 -HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 -Biết liên hệ thực tiễn về ích lợi của việc trồng rau, hoa.
 -Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II/CHUẨN BỊ:
 1. HS: -Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.
 2. GV: Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
 1/Ổn định:
2/ KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3/Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Lợi ích của việc trồng rau và hoa.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 -GV treo tranh H.1 SGK và cho HS quan sát hình.Hỏi: 
 +Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?
 +Gia đình em thường sử dụng rau nào làm thức ăn?
 +Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình?
 -GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả,Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.
 -GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi :
 +Em hãy nêu tác dụng của việc trồng rau và hoa ?
 -GV nhận xét và kết luận.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
 * GV cho HS thảo luận nhóm 4:
 +Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả?
 -GV gợi ý với kiến thức TNXH để HS trả lời:
 +Vì sao cóthể trồng rau, hoa quanh năm ?
 -GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, hoa hồng,hoa cúc Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển. 
 -GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
4/Củng cố:
 -GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung 
5/ Dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
 -Chuẩn bị đọc trước bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”.
-HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-HS thảo luận nhóm 4.
-Dựa vào đặc điểm khí hậu trả lời.
HS đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_ban_hay_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc