Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Chương trình giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Chương trình giảm tải)

 I. Mục tiêu

 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn nhười lao động .

 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng , giữ gìn thành quả lao động .:

KNS: Tôn trọng giá trị sức lao động, thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động

 II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ ghi tình huống.

- HS: Xem trước nội dung bài.

KNS:Thảo luận, dự án

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định: Chuyển tiết.

2. Bài cũ:.

H. Vì sao phải yêu lao động?

H.Nêu một số hành động biểu hiện của yêu lao động

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới

 

doc 61 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 (Chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 1) 
 I. Mục tiêu
 - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn nhười lao động .
 - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng , giữ gìn thành quả lao động .: 
KNS: Tôn trọng giá trị sức lao động, thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động
 II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi tình huống.
HS: Xem trước nội dung bài. 
KNS:Thảo luận, dự án
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ:.
H. Vì sao phải yêu lao động?
H.Nêu một số hành động biểu hiện của yêu lao động
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài- ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu nội dung câu chuyện” Buổi học đầu tiên
- Yêu cầu từng cá nhân đọc thầm nội dung câu chuyện: Buổi học đầu tiên”
- Yêu cầu các nhóm bàn trao đổi nội dung của 2 câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu Hs các nhóm trình bày từng nội dung.
- Yêu cầu Hs các nhóm khác theo dõi và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- Gv chốt lại các nội dung chính ở từng nội dung: 
- Gv nhận xét, liên hệ giáo dục Hs luôn phải biết kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
HĐ 2: Vận dụng thực hành.
-Yêu cầu Hs theo dõi nội dung bài tập 1 trang 29
- Yêu cầu hs thực hiện cá nhân bài tập 1( Yêu cầu từng Hs nêu được trong những người được nêu thì ai là người lao động và giải thích rõ lí do)
- Yêu cầu một số cá nhân trình bày trước lớp.
- Yêu cầu các cá nhân khác nhận xét và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
- Gv kết luận:Những người lao động trí óc :Bác sĩ, giám đốc công ti, nhà khoa học, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ.
Những người lao động chân tay: nông dân, người giúp việc, người đạp xích lô.
* Những người : ăn xin, buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
- Gv phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu Hs theo dõi các trang ở bài tập 2, hoàn thành vào phiếu :Nêu được nghề của người lao động trong các bức tranh và nêu được ích lợi mà họ đã mang lại cho xã hội
Người lao động 
Ích lợi mang lại chi xã hội
.
..
.
.
..
.
- Yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm đôi.
- Yêu cầu 2 nhóm thực hiện trên bảng phụ .
- Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp nôïi dung thảo luận của nhóm
- Yêu cầu Hs nhận xét bài của nhóm bạn trên bảng.
- Gv theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm ( nhóm bàn) theo dõi nội dung bài tập 3/ 30- SGK .
- Yêu cầu các nhóm theo dõi nội dung các việc làm, sau đó thảo luận và giải thích được việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động.
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Gv nhận xét và đưa ra kết luận:
Các việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động là :Ý a ;c; d; e; g.
Các việc làm thể hiện sự thiếu kính trọng, biết ơn người lao động llà : Ý b;h.
-HS lắng nghe.
- Từng cá nhân đọc nội dung câu chuyện .
- Các nhóm bàn trao đổi nội dung của 2 câu hỏi trong SGK.
- 3-4 nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đánh giá.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Hs theo dõi nội dung bài tập 1 trang 29.
-Từng cá nhân theo dõi và thực hiện bài tập.
- 3-4cá nhân trình bày trước lớp.Các cá nhân khác nhận xét và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
- Từng nhóm nhận phiếu học tập, trao đổi và ghi lại nghề nghiệp của người lao động trong các bức tranh và nêu được ích lợi mà họ đã mang lại cho xã hội
- 2 nhóm thực hiện trên bảng phụ .
- Hs nhận xét bài của nhóm bạn trên bảng.
-Theo dõi. Lắng nghe
- Theo dõi nội dung bài tập 3/ 30- SGK . Thảo luận và giải thích được việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động.
3-4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Đại diện các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
4. Củng cố : - Gọi 1-2 em nhắc lại ghi nhớ .
	- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:- Yêu cầu HS học bài và thực hiện đúng như điều mình đã được học. 
	 Chuẩn bị trước các bài tập trong SGK.
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI
I.Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khỏe của bốn cậu bé.
 -.hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe ,tài năng ,lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các CH trong SGK)
KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc : 
HS : Xem trước bài trong sách.
KNS : Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp, đóng vai xử lí tình huống
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ 
2. Kiểm tra: sách vở, dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Hs đọc thầm và thực hiện chia đoạn.
- Gv chốt và chia đoạn bài văn( 5 đoạn)
 + Đ1 : từ đầu thông võ nghệ.
 +Đ2 Hồi ấytrừ yêu tinh.
 + Đ3 Đến một cánh đồng.trừ yêu tinh.
 +Đ4 Đến một vùngbạn lên đường
 Đ5 Phần còn lại.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS( lưu ý các từ ngữ dễ sai : Cẩu khây, tinh thông, vạm vỡ, chõ xôi
-Hướng dẫn Hs nghỉ hơi ở những câu văn dài : 
*Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc/ để đắp đập dẫn nước vào ruộng.
* Họ ngạc nhiên/ thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối/lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà.
-5 HS đọc nối tiếp lần haikết hợpø giải thích một số từ ngữ có trong đoạn mình đọc theo gợi ý của SGK . 
- GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ nếu thấy Hs lúng túng, chưa hiểu nghĩa.
-GV tổ chức đọc nhóm đôi.
 - vài nhóm thi đọc.
 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài: nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé:.
2: Tìm hiểu bài.
 1.HS đọc thầm đoạn 1: Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây:
.
2.Chuyện xảy ra vối quê hương Cẩu Khây
3.Cẩu khây đã đi diệt trừ yêu tinh cùng với ai?
4. Các người bạn của Cẩu Khây có những tài năng gì?:
* Qua bài nầy ca ngợi ai?
3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 5 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn. 
- Gv chốt cách đọc từng đoạn
Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: chín chõ xôi, lên mười, tinh thông võ nghệ, tan hoang, không còn ai, quyết chí, giáng xuống, thụt sâu hàng gang tay, sốt sắng, hăm hở, hăng hái.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 ;2 theo nhóm bàn.
- Gọi một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. .
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Thực hiện chia đoạn bài văn.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Theo dõi cách nghỉ hơi ở những câu văn dài.
- HS phát âm sai - đọc lại.
- HS đọc ngắt đúng giọng.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- HS đọc nhóm đôi,
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe.
.
+ Sức khoẻ: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
+ Tài năng:15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn- quyết trừ diệt cái ác
:+ Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
+3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng .
+ Nắm Tay Đóng Cọc: có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. +Lấy Tai Tát Nước: có thể dùng tai để tát nước.
+ Móng Tay Đục Máng :có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
* HS nêu nội dung bàihọc
- 5HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận.
4.Củng cố: Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
	- Nhận xét tiết học.Gv kết hợp giáo dục HS.
5.Dặn dò : -Về nhà học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo.
KHOA HỌC
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I.Mục tiêu:
 - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
 - Giải thích nguyên nhân gây ra gió. .
II.Đồ dùng dạy –học:
Gv: tranh, dụng cụ thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, que diêm, miếng giẻ, nhang.
Hs :Xem trước nội dung bài.
III. Hoạt động dạy –học:
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Tìm hiểu về sự chuyển động của không khí.
- Yêu cầu Hs quan xác tranh và tìm hiểu xem : Khi nào thì chong chóng quay?Khi nào thì chong chóng không quay? Khi nào thì chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Yêu cầu các nhóm trưởng theo dõi, điều khiển các bạn trong nhóm: Hs các nhóm đứng thành vòng tròn, quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước . Quan sát và nhận xét chong chóng của mỗi người.
- Yêu cầu Hs trình bày những phát hiện của mình.
- Yêu cầu 3 Hs cầm chong chóng chạy trong vòng tròn cho các Hs k ... áp – Hát đầu giờ .
2. Kiểm tra:Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài - Ghi đề.
* Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp đọc thầm và sau đó lần lượt thực hiện từng nội dung của bài tập.
- Yêu cầu Hs đọc thầm lại các đoạn mở bài, trao đổi theo nhóm 3 em các yêu cầu của bài tập
- Gv phát phiếu bài tập, từng nhóm Hs ghi kết quả vào phiếu rồi trình bày. 1 nhóm thực hiện trên bảng phụ.
- Yêu cầu đại diện môt số nhómHs trình bày trước lớp . Các Hs khác theo dõi, nhận xét .
- GV nhận xét , ghi điểm cho Hs..
Đoạn kết bài : Má bảo :” Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền “. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Đây là kiểu kết bài mở rộng: lời căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2:
- Yêu cầu Hs nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu Hs chọn một đề bài miêu tả(tả cái thước kẻ, tả cái bàn học, cái trống trường)
- Yêu cầu từng cá nhân thực hiện vào vở: Viết một kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn.
- Yêu cầu 2 Hs lên thực hiện trên bảng.
- Yêu cầu một số Hs trình bày trước lớp.
- Gv theo dõi và nhận xét, sửa trước lớp, tuyên dương
- 1 em nhắc lại đề.
- 1 em đọc bài yêu cầu 1, lớp theo dõi, đọc thầm .
- Hs đọc đọc thầm lại các đoạn mở bài, trao đổi theo nhóm 3 em các điểm giống và khác nhau của các đoạn mở bài đó.
- Hs 2 dãy trình bày trước lớp . Các Hs khác theo dõi, nhận xét .
- Hs nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hs xác định trọng tâm của yêu cầu
- Hs chọn một đề bài miêu tả -- Cá nhân thực hiện vào vở.
-2 Hs lên thực hiện trên bảng.
- 3-4 Hs trình bày trước lớp.- Theo dõi, lắng nghe.
4. Củng cố:-Yêu cầu 2 Hs nhắc lại nội dung bài học.
	 Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập vào vở.
KĨ THUẬT
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA.
I. Mục tiêu: 
 - Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
 - Biết liên hệ thực tiển về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II.Chuẩn bị:
Gv và Hs sưu tầm một số tranh ảnh , một số laọi rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ: - Nhận xét sự chuẩn bị của Hs.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của Hs
- Giới thiệu bài, ghi đề bài.
HĐ1 : Tìm hiểu ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Yêu cầu Hs vận dụng vốn hiểu biết của mình để nêu ích lợi của rau, hoa đối với con người.
H. Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng này ở gia đình em? 
Gv chốt : Rau được dùng trong làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; Có nhiều loại rau khác nhau: có loại rau lấy lá, có loại rau lấy củ, quả. rau cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người( chất vi- ta- min và chất xơ) giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng; rau còn được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
H. Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn? Chế biến chúng thành những món ăn nào?
* Gv cung cấp thêm : Ngoài ra rau còn có thể đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm,
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trong SGK và nêu ích lợi của việc trồng hoa.
- Yêu cầu các Hs nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
* Gv chốt : hoa được trồng trong vườn, quanh nhà ở, công viên làm cho phong cảnh thiên nhiên đẹp và vui tươi hơn.Hoa được dùng để trang trí, làm quà tặng, thăm viếng.
 - Yêu cầu Hs trưng bày những tranh ảnh sưu tầm được về những vùng trồng nhiều rau, hoa và rút ra những nhận xét.
* Gv chốt : Trồng rau, hoa mang lại lợi ích kinh tế cao nên ngày càng nhiều gia đình trồng rau, hoa, nhất là ở những vùng ngoại thành và những nơi có điều kiện phát triển trồng rau, hoa như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa,
HĐ 2: Những điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Yêu cầu các nhóm ( bàn ) trao đổi câu hỏi sau:
Nước ta có những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai như thế nào cho cây rau và hoa phát triển quanh năm?
- Yêu cầu các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý
 ( liên hệ với kiến thức Địa lí đã học )
- Gv nhận xét, chốt : Khí hậu nước ta thích hợp cho việc trồng các loại rau, hoa; Chúng có thể phát triển quanh năm hoặc có thể trồng theo từng mùa. ( Đà Lạt, đồng bằng Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng các loại rau xứ lạnh)
Có nhiều loại rau, hoa tương đối dễ trồng : rau muống, rau cải, cải cúc, cảo xoong, xà lách,  Các loại hoa như hoa hồng, cúc, thược dược,
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Vận dụng vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi.
 Rau được dùng trong làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; rau cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người; rau còn được dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
VD: cà chua, bắp cải, rau ngót,Chế biến thành các món ăn với cơm như: luộc, xào, nấu canh.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Hs trưng bày những tranh ảnh sưu tầm được về những vùng trồng nhiều rau, hoa và rút ra những nhận xét.
- Thực hiện trao đổi theo nhóm nội dung câu hỏi.
- 3-4 nhóm trình bày nội dung, các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý.
- Lấy ví dụ minh hoạ từng nội dung.
- Nhắc lại các ý chính 
4.Củng cố : - Yêu cầu Hs đọc nội ding phần ghi nhớ.
	- Liên hệ giáo dục Hs phải có ý thức học tập tốt để nắm vững những điều kiện , kĩ thuật để trồng, chăm sóc rau, hoa.
5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo
Toán 
Tiết 1
I.Mục tiêu:
- HS làm được theo mẫu bài tâp 1, viết được số thích hợp vào chổ trống và biết dựa vào bảng thống kê để biết mật độ dân số ở HN, HP, TPHCM.
II. Đồ dùng:
 Vở bài tập
III. Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1.Cho HS đọc yêu cầu
 - Cho 3HS lên bảng làm.
- GV nhận xét
2.Cho HS đọc yc
- Cho 2HS lần lượt lên làm
- GV nhận xét
 3) Cho hs đọc yêu cầu
- Cho 1 hs lên làm 
- GV nhận xét
4) Cho hs đọc yêu cầu
- GV gợi ý
- Cho 3 hs lên bảng làm.
- GV nhận xét 
- 1HS đọc yc
- 3HS thực hiện
 * 5080 km2
 * Một trăm linh một ki-lô-mét vuông
 *Hai trăm chín mươi bảy nghìn không trăm tám mươi bốn ki-lô-mét vuông.
- 1 HS đọc yc
 - 2 hs lên làm
a)1km2 =1000000 m2 , 17 km2 =17000000 m2	
 6 km2 = 6000000m2 , 4000000m2 =4km2
1000000m2 = 1km2 , 23000000 m2 = 23 km2 
b) 1m2 = 100 dm2 , 1dm2 = 100 cm2 23m238dm2 =2338dm2,34dm272cm2 =3472 cm2
1 HS đọc yc
1hs lên làm
Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh bằng 1km.
- 1 hs đọc yc
-HS theo dõi
- 3 hs lên làm
HN : 1935 người
HP : 1210 người
TPHCM: 3419 người
 IV.Củng cố –dặn dò
 -GV nhận xét tiết học
 -Về xem lại các bài tập đã làm.
Toán 
Tiết 2
I.Mục tiêu:
-HS biết quan sát hình tìm được cạnh song song và bằng nhau ở bài tập 1, làm được theo mẫu ở bài tập 2, giải được bài toán có lời văn, khoanh vào đúng bài tập 4
II. Đồ dùng:
 Vở bài tập
III. Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1.Cho 1 hs đọc yc :
- Cho 1 hs lên làm
- GV nhận xét
2. Cho hs đọc bài
- Hướng dẫn học sinh làm rồi chữa bài
-2 hs lên làm
 GV nhận xét
3. 1 hs đọc yêu cầu
- GV gợi ý
- Cho 1hs lên làm
- GV nhận xét
4.1 HS đọc yc	 
-GV gợi ý 
 - Cho 1HS lên khoanh
- GV nhận xét
- 1 HS đọc yc
- 1HS lên làm
Song song: MQ//NP, MN//PQ
Bằng : MQ =NP, MN = PQ
- hs đọc
- hs nghe
-2hs lên làm
Đd đáy
12dm
27cm
9m
C .cao
8dm
31cm
17m
DT hbh
96(dm2)
837(cm2)
153(m2)
- 1 hs đọc yêu cầu
- hs theo dõi
- 1hs làm
 Giải 
Diện tích hình bình hành:
 13 x 6 = 78 (cm2)
 ĐS : 78 cm2
1 hs đọc yc
Hs theo dõi
HS khoanh: 
 D. 48 cm
 IV.Củng cố –dặn dò
 -GV nhận xét tiết học
 -Về xem lại các bài tập đã làm.
ÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 1
I.Mục tiêu:
-HS đọc phân biệt lời các nhân vật bài Bốn anh tài và khoanh được bài tập 2 và bài tập 3.
II. Đồ dùng :
 Vở bài tập
III. Hoạt động dạy – học:
GV
HS
 BỐN ANH TÀI 
 1. Cho học sinh đọc yc .
 - Cho hs luyện đọc bài (chú ý ngắt nghỉ hơi hợp lí )
 - GV nhận xét
2.Cho HS đọc yc
- GV gợi ý
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét 
3. Cho HS đọc yc
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét
- HS đọc yc
- Vài HS đọc 
- HS đọc yc
- HS theo dõi
- HS làm bài
 Khoanh : a
-1 HS đọc yc
- HS làm bài
Khoanh : b
 IV.Củng cố –dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Về xem lại các bài tập đã làm
ÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 2
 I.Mục tiêu:
 -HS trả lời được câu ở bài tập 1 và viết được phần mở bài ở bài tập 2, viết đượcđoạn văn mở bài cái bàn học theo cách mở bài gián tiếp .
 II. Đồ dùng :
 Vở bài tập
 III. Hoạt động dạy – học:
GV
HS
1. Cho HS đọc yc
- Cho HS đọc đoạn mở bài TV 4 trang 10
-Cho HS làm
- GV nhận xét
2.Cho HS đọc yc
- Cho HS đọc gợi ý
-Cho HS làm
- GV nhận xét
3. Cho HS đọc yc
- Cho HS đọc gợi ý
- Cho HS làm
- GV nhận xét
-1 HS đọc yc
- Vài HS đọc
a) Đồ vật cần tả là cái cặp
b) Đó là cách mở bài trực tiếp
c) Đó là cách mở bài gián tiếp
-1 HS đọc yc
- 1 HS đọc gợi ý
- HS làm(Mở bài trực tiếp)
-Vài HS đọc
- HS đọc yc
- HS đọc gợi ý
- HS làm
Từ ngày được cấp sách đi học......................................................
động viên trong học tập và rèn luyện.
 IV.Củng cố –dặn dò
 - GV nhận xét tiết học 
 - Về xem lại các bài tập đã làm.
ÔN TIẾNG VIỆT
Tiết 3
Cho học sinh luyện đọc 2 bài tập đọc tuần 19

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_19_chuong_trinh_giam_tai.doc