I, Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc: Đọc đúng, đọc lưu loát, diễn cảm bài tập đọc “Trống đồng Đông Sơn”
- Rèn kĩ năng viết: viết đúng, viết đẹp một đoạn trong bài tập đọc “Trống đồng Đông Sơn”
- Luyện làm các bài tập trong sách Tiếng Việt thực hành.
II, Đồ dùng dạy học.
-Sách Tiếng Việt thực hành.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TUẦN 19 Ngày soạn: 31/12/2011 Ngày giảng:2/12/2011 Khoa học Tiết TẠI SAO CÓ GIÓ ? I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. - Nhắc nhở HS cẩn thận khi làm thí nghiệm. II. Đồ dùng dạy- học: - HS chuẩn bị chong chóng. - Đồ dùng thí nghiệm : Hộp đối lưu , nến , diêm , vài nén hương . III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A Ổn định lớp(1ph) B. Kiểm tra bài cũ(3-5ph) ? Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống con người, động vật, thực vật ? ? Trong không khí thành phần nào là quan trọng nhất đối với sự thở ? ? Trong trường hợp nào con người phải thở bằng bình ô - xi ? - GV nhận xét và cho điểm HS. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. (1ph) - GV hỏi: +, Vào mùa hè, nếu trời nắng mà không cógió em cảm thấy thế nào? +, Theo em, nhờ đâu mà gió cây lay động, diều bay lên? 2. Các hoạt dộng Hoạt động1: Trò chơi chong chóng(8ph) - GV tổ chức cho HS báo cáo về việc chuẩn bị . - Yêu cầu HS dùg tay quay chong chóng xem chúng có quay được lâu không. - Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng. + Gợi ý HS trong khi chơi tìm hiểu xem : - Khi nào chong chóng quay ? - Khi nào chong chóng không quay ? - Khi nào chong chóng quay nhanh ? Khi nào chong chóng quay chậm ? + Làm thế nào để chong chóng quay ? - Tổ chức cho HS chơi ngoài sân. GV đi đến từng tổ hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt câu hỏi cho HS. - Gọi HS báo cáo kết quả theo nội dung : + Theo em tại sao chong chóng quay ? + Tại sao khi bạn chạy càng nhanh thì chong chóng của bạn lại quay càng nhanh ? + Nếu trời không có gió em làm thế nào để chong chóng quay nhanh ? + Khi nào chong chóng quay nhanh ? Quay chậm * Kết luận. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió (12ph) + GV giới thiệu về các dụng cụ làm thí nghiệm như SGK sau đó yêu cầu các nhóm kiểm tra lại đồ thí nghiệm của nhóm mình . + Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và làm theo hướng dẫn sách giáo khoa. - GV yêu cầu HS TLCH sau: + Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao + Phần nào của hộp có không khí lạnh ? + Khói bay qua ống nào ? - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng, sáng tạo. + Khói bay ra từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động ? + GV nêu : Không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên, nhẹ đi và bay lên cao. Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh, Không khí lạnh thì nặng hơn và đi xuống. Khói từ mẩu hương cháy đi ra ống khói A là do không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển từ nơi lạnh đến nới nóng. Sự chênh lệch của nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. - GV hỏi lại : + Vì sao lại có sự chuyển động của không khí ? +Không khí chuyển động theo chiều như thế nào? + Sự chuyện động của không khí tạo ra gì ? . Hoạt động 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên(10ph) + GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 6 và 7 trong SGK và trả lời các câu hỏi : + Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày? + Mô tả hướng gió được minh hoạ trong các hình? + Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 người để trả lời các câu hỏi : + Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển ? + GV đến giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. + Gọi nhóm xung phong trình bày, Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ( nếu có ) * GV kết luận: D. Củng cố- dặn dò( 3ph) + Gọi 2 HS lên bảng chỉ tranh minh hoạ và giải thích chiều gió thổi. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài - HS trả lời. - HS lắng nghe. +, Em cảm thấy không khí ngột ngạt, oi bức rất khó chịu +, Lá cây lay động, diều bay lên là nhờ có gió. - Tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các tổ viên. - HS thực hiện theo yêu cầu. + Thực hiện theo yêu cầu. Tổ trưởng tổ đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời. - Tổ trưởng báo cáo xem nhóm mình chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất. - Chong chóng quay là do gió thổi. Vì bạn chạy nhanh. - Vì khi bạn chạy nhanh sẽ tạo ra gió và gió làm quay chong chóng - Muốn chong chóng quay nhanh khi trời không có gí thì ta phải chạy. - Quay nhanh khi gió thổi mạnh và quay chậm khi gió thổi yếu. + Lắng nghe. + HS chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm + Thực hành làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra. + Đại diện 1 nhóm trình bày - Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do một ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A. +Phần hộp bên ống B có không khí lạnh. - Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên. + Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A. + Lắng nghe. - HS lần lượt trả lời . +,Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động. + Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. + Sự chuyện động của không khí tạo ra gió. - Trong nhóm thảo luận và lên chỉ từng bức tranh để trình bày. + Hình 6 vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền. + Hình 7 vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển. - 4 HS ngồi cùng bàn thảo luận trao đổi và giải thích các hiện tượng. - HS trình bày ý kiến. + Lắng nghe. - 2 HS lên bảng trình bày. - Lắng nghe Ngày soạn: 2/1/2012 Ngày giảng: 3/1/2012. Buổi chiều. Lớp giảng: 4A4 Đạo đức Tiết KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I, Mục tiêu Học xong bài này, HS có khả năng: - Nhận thức vai trò của người lao động. - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động. KNS: Tôn trọng giá trị sức lao động. Thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động. II, Đồ dùng dạy học Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS A Ổn định tổ chức (1ph) Kiểm tra sĩ số. Lớp 4A4 B. Kiểm tra bài cũ (3-5 ph) - GV nêu yêu cầu kiểm tra +, Tại sao chúng ta phải yêu lao động +, Tìm câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa tác dụng của lao động - GV nhận xét, ghi diểm. C Bài mới 1. Giới thiệu bài(1ph) - GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2 Nội dung 2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “Buổi học đầu tiên”.(10ph) - GV yêu cầu HS đọc truyện - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. +, Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà kể chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ mình. +, Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? - GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2.2 Hoạt động 2: Làm bài tập 1 (10ph) - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu càu HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài tập. - GV kết luận: +, Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đóc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, giáo viên, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động( trí óc hoặc chân tay) +, Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội. 2.3Hoạt động 3: Làm bài tập 2(10ph) - GV chia lớp làm 6 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh. Phiếu học tập Hoàn thành bảng sau STT Người lao động Ích lợi mang lại cho xã hội - GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho xã hội. 2.4 Hoạt động 4, Làm bài tập 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập. - GV kết luận: +, Các việc làm a, c, d, đ, e, g thể hiện sự kín trọng, biết ơn người lao động. + Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động. D. Củng cố-dặn dò - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Dặn Dò HS về nhà học bài. 2 HS lên bảng +, Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình. +Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm - Lắng nghe - 2 HS đọc - Thảo luận +, Vì các bạn đó nghĩ rằng bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm. +, Em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính cần được tôn trọng. Sau đó em sẽ đứng lên nói điều đó trước lớp để một số bạn cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi Hà. - 3 HS đọc: -Nêu yêu cầu - Các nhóm làm việc, đại diên từng nhóm trình bày: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đóc công ti, nhà khoa học, người đạp xíh lô, giáo viên, kĩ sư tin học, giáo viên, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động( trí óc hoặc chân tay). +, Vì họ là những người làm việc có ích cho xã hội, cho gia đình và bản thân. -Lắng nghe. -Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày: 1 Bác sĩ: Khám và chữa cho người bệnh 2. Thợ xây: xây nhà 3 Chú công nhân lái cần cẩu nâng và hạ cẩu. 4. Ngư dân: đánh bắt cá 5. Kĩ sư tin học: nghiên cứu các vấn đề về tin học 6. Bác nông dân: cấy lúa, làm ra hạt gạo - Cả lớp thảo luận nhận xét - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài tập. - HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung. Toán Tiết LUYỆN TẬP I, Mục tiêu Giúp HS rèn luyện kĩ năng: - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. - Tính toán và giải các bài toán có lien quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông. II, Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS A Ổn định tổ chức(1ph) Hát tập thể B. Ôn tập 1, Giới thiệu bài.(1ph) GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2 Nội dung Bài 1: (10ph) - Gọi HS nêu yêu cầu, GV treo bảng phụ - Yêu cầu HS làm bài tập, 1HS làm ra bảng phụ - - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng Bài 2: (10ph) - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hỏi: Làm thế nào để viết tên các tỉnh có diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé? - Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài trên bảng. - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 3: (10ph) - Gọi HS nêu yêu cầu - GV hỏi: +, Bài toán cho biết gì? +, Bài toán hỏi gì? +, Muốn tìm chiều dài khu dân cư đó ta làm thế nào? +, Khi chia diện tích cho chiêu dài, ta phải chú ý điều gì? +, Vậy trước khi tìm chiều dài, em phải làm gì? -Yêu cầu HS làm bài. 1 HS làm bài trên bảng - GV nhận xét. C, Củng cố - dặn dò(3ph) - Gv nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài, chuẩn bị bài. - Lắng nghe -Nêu yêu cầu. 400 cm2 - Làm bài Diện tích phòng học là 40 m2 ... 1 Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh(8 ph). - Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống? - Để tìm hiểu sự lan truyền của âm thanh đến tai ta như thế nào? chúng ta làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK/84. - Yêu cầu 1 HS đọc thí nghiệm. - Các em hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta gõ trống? - Để xem các bạn đoán có đúng không, Các em hãy làm thí nghiệm trong nhóm 6. Các em chú ý giơ trống ở phía trên ống, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống và gần tấm ni lông (có thể đặt cách khoảng 5-10 cm). - Khi gõ trống, em thấy có hiện tượng gì xảy ra? - Vì sao tấm ni lông rung lên? - Liên hệ kiến thức bài không khí, em hãy cho biết không khí có ở đâu? - Vậy giữa mặt ống bơ và trống có gì tồn tại? - Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong việc làm cho tấm ni lông rung động? - Khi mặt trống rung, lớp không khí xung quanh như thế nào? Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó,.. và lan truyền trong không khí. Khi rung động lan truyền đến miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động và làm cho các vụn giấy chuyển động. Tương tự như vậy, khi rung động lan truyền tới tai sẽ làm màng nhĩ rung động, nhờ đó ta có thể nghe thấy được âm thanh. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết/84. 2.2)Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn(8 ph). - Dùng túi ni lông buộc chặt chiếc đồng hồ đang đổ chuông rồi thả vào chậu nước. - Gọi HS lên áp tai vào thành chậu, tai kia bịt lại và trả lời xem các em nghe thấy gì? - Thí nghiệm trên cho ta thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào? - Các em hãy tìm những ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất lỏng và chất rắn? Kết luận: Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn truyền qua chất rắn, chất lỏng. Ngày xưa, ông cha ta còn áp tai xuống đất để nghe tiếng vó ngựa của giặc, đoán xem chúng đi tới đâu, nhờ vậy đã có thể đánh tan lũ giặc. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết/85. 2.3)Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn(8 ph). - Nêu thí nghiệm: Các em sử dụng trống, ông bơ, ni lông, giấy vụn và làm thí nghiệm như ở hoạt động 1. sau đó 1 bạn trong nhóm cầm ống bơ đưa ống ra xa dần + Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra? + Em nhận xét xem âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi? Vì sao? - Hãy tìm những ví dụ trong thực tế chứng tỏ âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm? Kết luận: Âm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm 2.4)Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại(8 ph). - Dùng 2 lon sữa bò đục lỗ phía dưới rồi luồn sợi dây đồng qua lỗ nối 2 ống bơ lại với nhau. - Phát cho HS mẫu tin ngắn và yêu cầu HS truyền cho HS bên kia: 1 HS áp tai vào miệng lon sữa bò, 1 HS nói vào miệng lon sữa bò còn lại. Yêu cầu HS nói nhỏ sao cho người bên cạnh không nghe thấy. Sau đó hỏi HS áp tai vào miệng lon sữa bò đã nghe thấy bạn nói gì. - Gọi 1 HS lên giám sát xem bạn nói có nhỏ không. Nếu HS giám sát nghe thấy thì người chơi bị phạm luật. - Cùng HS nhận xét, tuyên dương những đôi bạn đã truyền tin thành công. - Khi nói chuyện điện thoại, âm thanh truyền qua những môi trường nào? C Củng cố – dặn dò(3ph) - Về nhà xem lại bài, đọc nhiều lần mục bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời: - Khi có sự rung động của các vật. - HS lần lượt tìm ví dụ. - Lắng nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Là do khi gõ, mặt trống rung động tạo ra âm thanh. Âm thanh đó truyền đến tai ta. - 1 HS đọc thí nghiệm. . Những mảnh giấy vụn sẽ nảy lên khi ta gõ trống và tai ta nghe thấy tiếng trống. . Khi gõ trống ta còn thấy tấm ni lông rung. - Thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6. - Khi gõ trống em thấy tấm ni lông rung lên làm các mẩu giấy vụn chuyển động, nảy lên, mặt trống rung và ta nghe thấy tiếng trống. - Là do âm thanh từ mặt trống rung động truyền tới. - Không khí có ở khắp mọi nơi và ở trong chỗ rỗng của mọi vật. - Có không khí tồn tại. - Không khí là chất truyền âm thanh từ trống sang tấm ni lông, làm cho tấm ni lông rung động. - Lớp không khí xung quanh cũng rung động theo. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2 HS đọc - Quan sát, theo dõi - 2 HS lên bảng thực hiện và trả lời: Em nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu. - Lan truyền qua chất lỏng, chất rắn. . Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp một tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta vẫn nghe tiếng gõ. . Áp tai xuống đất, ta có thể nghe tiếng xe cộ, tiếng chân người đi. . Cá có thể nghe thấy tiếng chân người đi trên bờ, hay dưới nước để lẫn trốn. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2 HS đọc. - Lắng nghe, thực hiện trong nhóm 6. + Thì tấm ni lông rung động nhẹ hơn, các mẩu giấy cũng chuyển động ít hơn. + Âm thanh yếu đi vì rung động truyền ra xa bị yếu đi. .Khi ô tô đứng gần ta nghe thấy còi to, khi ô tô đi xa dần ta nghe tiếng còi nhỏ dần đi. . Ở trong lớp nghe bạn đọc bài rõ, ra khỏi lớp, nghe tiếng bạn đọc bài nhỏ dần đi. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lần lượt từng cặp HS lên thực hiện. - 1 HS lên giám sát. - Âm thanh truyền qua sợi dây đồng. - Lắng nghe, thực hiện. Kĩ thuật Tiết 21 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh trong SGK. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A Ổn định tổ chức(1ph) - Hát tập thể B. Bài cũ(3-5 ph) - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1. Hãy nêu những vật liệu, dụng cụ thường được sử dụng để trồng rau,hoa? 2. Khi sử dụng các dụng cụ trồng rau,hoa cần chú ý điều gì? - Nhận xét, đánh giá. C-Bài mới. 1, Giới thiệu bài(1ph) - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 2, Các hoạt động 2.1) Hoạt động 1 Tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây rau,hoa(15ph) - Yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH: + Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào? Kết luận: Các điều kiện ngoại cảnh cần thiết cho cây rau, hoa gồm nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất, không khí. 2.2)Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa(15ph) a. Nhiệt độ: - Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: 1. Nhiệt độ, không khí có nguồn gốc từ đâu? 2. Nhiệt độ của các mùa có giống nhau không? nêu ví dụ. 3. Nêu tên 1 số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau. Kết luận: Mỗi loại cây rau, hoa đều phát triển tốt ở một nhiệt độ thích hợp. Vì vậy phải chọn thời điểm thích hợp trong năm để gieo trồng mỗi loại cây thích hợp thì mới đạt hiệu quả cao. b. Nước: - Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? - Nước có tác dụng như thế nào đối với cây? - Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước? Kết luận: Thiếu nước cây chậm lớn, khô héo. Thừa nước cây bị úng, bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu, bệnh phá hoại c. Ánh sáng - các em quan sát tranh và cho biết: cây nhận ánh sáng từ đâu? - Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau, hoa? - Quan sát những cây trồng trong bóng râm, em thấy có hiện tượng gì? - Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm thế nào? Kết luận: Mục 3 SGK. * Lưu ý HS: Trong thực tế nhu cầu ánh sáng của cây rau, hoa rất khác nhau. Có loại cây cần nhiều ánh sáng, có loại cần ít ánh sáng như cây địa lan, phong lan, lan Ý... cần trồng trong bóng râm. d. Chất dinh dưỡng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: . Cây cần chất dinh dưỡng nào? . cây lấy chất dinh dưỡng từ đâu? . Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu? . Cây có biểu hiện thế nào khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng? Kết luận: Mục 4 SGK. Liên hệ: Khi trồng rau phải thường xuyên cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Tuỳ loại cây mà sử dụng phân bón cho phù hợp. e. Không khí - Yêu cầu HS quan sát tranh. - Hãy nêu nguồn cung cấp không khícho cây? - Nêu tác dụng của không khí đối với cây? - Làm thế nào để đảm bảo đủ không khí cho cây? Kết luận: Mục 5 SGK Kết luận chung: Con người cần sử dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác như gieo trồng đúng thời gian, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đất... để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp với mỗi loại cây. C Củng cố – dặn dò - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Giáo dục: Biết chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời 1. hạt giống, đất, phân bón, cuốc, dầm xới, cào, vồ đập đất và bình tưới nước. 2. Cần chú ý phải sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn. - Cùng GV nhận xét, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Quan sát tranh trong SGK. - Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Đọc SGK thảo luận nhóm đôi: - Đại diện nhóm trình bày. 1. từ mặt trời. 2. nhiệt độ các mùa không giống nhau. vd: mùa hè nóng nực, mùa đông lạnh giá. 3. mùa đông trồng bắp cải, su hào; mùa hè trồng rau muống, mướp, rau dền,... - Lắng nghe, ghi nhớ. - Từ đất, nước mưa, không khí,.. - Nước hòa tan chất dinh dưỡng trong đất để rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuyển các chất và điều hòa nhiệt độ trong cây. - Nếu thiếu nước cây bị héo khô và chết, nếu thừa nước cây bị úng chết. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Mặt trời. - Giúp cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây. - Thân cây yếu ớt, vươn dài, dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt. - Trồng rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách để cây không bị che lấp lẫn nhau. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời: . đạm, lân, kali, can xi... . từ phân bón. . từ đất. . Nếu thiếu chất dinh dưỡng cây chậm lớn, dễ bị sâu, bệnh phá hại . nếu thừa chất dinh dưỡng cây mọc nhiều thân lá, chậm ra hoa, quả, năng suất thấp. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát tranh. - Cây lấy không khí từ bầu khí quyển và từ trong đất. - Cây cần không khí để hô hấp và quang hợp. Thiếu không khí cây hô hấp và quang hợp kém dẫn đến sinh trưởng phát triển chậm. năng suất thấp. Thiếu không khí nhiều lâu ngày cây sẽ bị chết. - Trồng ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới xáo làm cho đất tơi xốp. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, thực hiện. Rút kinh nghiệm: . . . .
Tài liệu đính kèm: