Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 đến 23 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 đến 23 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Tiết 19: Tiết kiệm thời gian

I. Yêu cầu: Xem tiết 18

II. Lên lớp:

1. Bài cũ: Gọi 3 em kiểm tra bài

2. Bài mới:

a. Giới thiệu

b. Vào bài:

Giáo viên thu bảng thời gian biểu học sinh làm ở nhà.

Hướng dẫn học sinh giải quyết một số tình huống:

- Bạn Trung học buổi chiều nhưng mãi 9 giờ mới dậy, uể oải đánh răng rửa mặt, rồi chần chừ mãi mới vào học. Bạn chưa học bài được bao lâu đã đến giờ cơm và chuẩn bị đi học.

Nếu em là bạn Trung em có dậy muộn như vậy không ? Em sắp xếp thời gian như thế nào?

- Trong buổi thu gọn gạch vụn , tổ của bạn Toàn đúng 7 giờ đã có mặt đầy đủ, bắt tay ngay vào công việc , trong một thời gian đã xong công việc. Tổ của bạn Tâm mãi đễn 8 giờ mới đến và 15 phút sau mới bắt đầu làm trong khi làm mới 20 phút đã ngồi tán gẫu, đùa nghịch, mãi 11 giờ mới xong.

- Em có nhận xét gì về tổ của 2 bạn trên?

- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét tình huống

- Giáo viên giải thích thêm cho học sinh một số câu ca dao về thời gian:

 Thời gian là vàng bạc

 Thời giờ thấm thoát thoi đưa

3. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ

4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò

 

doc 115 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 19 đến 23 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 	 Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2005
_____ĐẠO ĐỨC_____
Tiết 19:	 TIẾT KIỆM THỜI GIAN
I. Yêu cầu: Xem tiết 18
II. Lên lớp: 
1. Bài cũ: Gọi 3 em kiểm tra bài
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Vào bài:
Giáo viên thu bảng thời gian biểu học sinh làm ở nhà.
Hướng dẫn học sinh giải quyết một số tình huống:
- Bạn Trung học buổi chiều nhưng mãi 9 giờ mới dậy, uể oải đánh răng rửa mặt, rồi chần chừ mãi mới vào học. Bạn chưa học bài được bao lâu đã đến giờ cơm và chuẩn bị đi học.
Nếu em là bạn Trung em có dậy muộn như vậy không ? Em sắp xếp thời gian như thế nào?
- Trong buổi thu gọn gạch vụn , tổ của bạn Toàn đúng 7 giờ đã có mặt đầy đủ, bắt tay ngay vào công việc , trong một thời gian đã xong công việc. Tổ của bạn Tâm mãi đễn 8 giờ mới đến và 15 phút sau mới bắt đầu làm trong khi làm mới 20 phút đã ngồi tán gẫu, đùa nghịch, mãi 11 giờ mới xong.
- Em có nhận xét gì về tổ của 2 bạn trên?
- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét tình huống
- Giáo viên giải thích thêm cho học sinh một số câu ca dao về thời gian:
	Thời gian là vàng bạc
	Thời giờ thấm thoát thoi đưa
3. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
_____TOÁN____
Tiết 91:	 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. Yêu cầu: Nắm được phép chia trong trường hợp phải lấy 3 chữ số đầu của số bị chia mới đủ chia
II. Lên lớp: 
1. Bài cũ: Chấm, sửa bài 4
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Vào bài 
- Giáo viên nêu phép chia: 1792 : 64
Hướng dẫn học sinh đặt tính và tìm chữ số đầu tiên của thương, thấy 17 không chia được cho 64, do đó phải lấy 179 chia cho 64, ước lượng 17 chục chia cho 6 chục được 2 rồi làm tiếpnhân rồi trừ, tìm số dư
 1792 64 
 512 28 Thử lại: 28 x 64 = 1792
 00
Hướng dẫn học sinh làm tương tự với phép chia
 1054 62 
 434 17 Thử lại: 17 x 62 = 1054
 00
c. Luyện tập 
Bài 1: Bỏ cột 3, còn lại hướng dẫn học sinh làm bảng con
Bài 3: Học sinh đọc đề, hướng dẫn học sinh tóm tắt
Rơ moóc
Thùng xe
108 tấn ? Chuyến
- Trước tiên ta phải làm gì? 
 Làm tính gì? 
- Muốn tính số than mỗi chuyến ta phải làm như thế nào? 
- Tính số chuyến chở 108 tấn ta làm như thế nào?
(Số than của thùng xe tải chở) 
(nhân) 
(cộng)
Đổi 108 tấn = 1080 tạ (làm tính chia)
Giải : 
	Số than thùng xe chở là:
	 15 x 2 = 30 (tạ)
	Số than cả xe và rơ móc chở là:
 15 + 30 = 45 (tạ)
 	Số chuyến cần để chở hết than là:
	1080 : 45 = 24 (chuyến)
	Đáp số: 24 chuyến
Bài 5: Học sinh đọc đề tóm tắt:
Hướng dẫn học sinh giải:
Số tuần lễ trong năm nhuận là:
 	366 : 7 = 52 (tuần) dư hai ngày
	Đáp số: 52 tuần 2 ngày
3. Củng cố:
- Muốn đưa chia cho số có hai chữ số em phải làm như thế nào? Cách thử
- Hướng dẫn học sinh bài về nhà 2,4 / 123 
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
_____LỊCH SỬ______
Tiết 19:	 	CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. Yêu cầu: Qua bài học sinh nắm được:
- Diễn biến của trận đánh Chi Lăng
- Trận Chi Lăng có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Trận Chi Lăng thể hiện sự thông minh trong việc đánh giặc của ông cha ta.
II. Lên lớp:
1. Bài cũ: Nhà Trần suy tàn
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Vào bài
Giáo viên trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng
“ Cuối năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại. Dưới ách đô hộ của nhà Minh nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng”
-Hs quan sát hình 15 và sgk trả lời
Hoạt động nhóm:
N1: Trình bày ải Chi Lăng?
N2: Trình bày trận phục kích của quân ta ở Chi Lăng?
N3: Trận Chi Lăng có ý nghĩa gì trong cuộc chiến đấu chống nhà Minh?
1/ Ở Lạng Sơn núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng sâu suối rộng, cây cối um tùm. Nơi đây xưa kia là mồ chôn quân xâm lược nhà Minh.
2/ Khi quân Minh đến ải Chi Lăng, kỵ binh ta nghênh chiến rồi quay đầu nhử giặc vào cửa ải. Quân giặc tức giận đã sa vào bẫy của ta, lao phóng vun vút xuống trận địa. Liễu Thăng tử trận, quân lính nhốn nháo xin hàng.
3/ Quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Thể hiện sự thông minh, dũng cảm của nghĩa quân Lam Sơn.
Hoạt động lớp:
Nêu kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng
Đại diện của các nhóm lên báo cáo
c. Ghi nhớ: Vài em đọc
3. Củng cố: Trả lời câu hỏi 
Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh và nghĩa quân ra sao? Tình hình nước ta như thế nào?
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
_____TẬP ĐỌC____
Tiết 37:	 	 LUÔNG PHA-BANG
I. Yêu cầu:
Đọc theo hướng dẫn của sgk
- Hiểu cảm thụ Luông Pha-bang là một thành phố có nhiều nét phong cảnh làng quê có vẻ đẹp cổ kính thanh bình qua lối văn kể chuyện giản dị với nhiều chi tiết chọn lọc đặc sắc.
II. Lên lớp:
1. Bài cũ: Đi tàu trên sông Von-ga
Học sinh đọc thuộc đoạn : Tôi  mặt nước
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
 b. Vào bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
- 1 học sinh khá đọc, lớp đọc thầm
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Đọc : Từ đầu cho đến  Nậm khan
-Nêu vài nét về sân bay ở thành phố Luông Pha-bang?
Ý 1: Giới thiệu khung cảnh của sân bay 
+ Đọc : Tiếp
- Trong đoạn 2 chi tiết nào cho thấy Luông Pha-bang có nét phong cảnh làng quê ?
* Câu “con sông Nậm Khan Mê kông” có những từ ngữ nào thường dùng để tả con người?
Ý 2: Cảnh phố hoà cùng cảnh quê 
+ Học sinh đọc đoạn còn lại:
- Núi sông , cây cối, chùa chiền làm cho Luông Pha bang có vẻ đẹp riêng như thế nào?
Ý 3: Vẻ đẹp của Luông Pha- bang
- Sân bay của một vùng tĩnh mạc trên đồng cỏ tranh , có tiếng mõ trâu, có tiếng gà gáy trưa.
- Từ dưới sông Nậm Khan, Sông Mê Kông nhìn lên chỉc thấy bụi tre trúc, cây dừa , đôi chỗ có bậc xuống bến giống bất cứ làng nào ở ven sông. 
 - Luông Pha Bang là một thành phố trong những vườn dừa và trong bóng xanh rờn của vườn chùa, những cây chăm pa, chăm pi trông lên phía nào cũng thấy núi chi chít những ngôi chùa năm lần mái nghiêng lên nhau.
* Các từ: Làm duyên , nũng nịu, uốn mình
- Vẻ đẹp tự nhiên, thanh bình, cổ kính, không náo nhiệt, tráng lệ như các thành phố hiện đại.
Đại ý: Thành phố Luông Pha Bang mang vẻ đẹp nên thơ và cổ kính.
d. Phát âm: Luông Pha Bang, làm duyên,Nậm Khan, Mê Công, Phu Xi
e. Luyện đọc: Giáo viên đọc mẫu lần 2, hướng dẫn học sinh cách đọc. 
3. Củng cố: Đến Luông Pha Bang khách du lịch sẽ thấy thành phố này có gì đặc biệt?
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
____LAO ĐỘNG KĨ THUẬT_____
Tiết 37:	 GẤP CON CHIM
I. Yêu cầu: Xem tiết 35
II. Lên lớp
1. Bài cũ: Kiểm tra việc thực hành của học sinh ở tiết trước
2. Bài mới:
+ Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
- Gấp con chim
 - Gấp phần trên xuống theo đường dấu 
- Lật hình ra mặt sau gấp như mặt trước được 2 cánh chim xoè 
- Gấp đuôi chim xuống theo đường dấu, lộn trái sống giấy.
- Vẽ thêm mắt được con chim hoàn chỉnh.
- Trang trí và trình bày sản phẩm 
3. Củng cố: Thu và xếp loại sản phẩm
4. Tổng kết: - Nhận xét, dặn dò
 - Chuẩn bị bìa để làm bình hoa
 Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2005
____TOÁN____
Tiết 92:	 LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu: Củng cố về phép chia cho số có hai chữ số ( các trường hợp đã học)
II/ Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi học sinh sửa bài 2,4
2. Bài mới
a. Giới thiệu 
b. Vào bài
Bài1, Bài 2 Học sinh làm bảng con, một học sinh lên bảng lớp làm
Bài 3: Hướng dẫn học sinh đọc đề, tóm tắt và giải
Tóm tắt:
 1 hộp: 24 bút
 213 hộp: ? bút
Chia cho 86 lớp; 1 lớp: ? bút
* Muốn tính mỗi hộp nhận bao nhiêu bút trước hết ta phải làm gì? 
- Sau đó tìm gì? 
(nhân)
(Số bút chì của mỗi lớp, làm tính gì?)
Một học sinh lên bảng lớp, học sinh làm vào vở
Số bút chì màu có tất cả
24 x 215 = 5610 (bút)
Số bút chì màu mỗi lớp
5610 : 86 = 60 (bút)
Đáp số: 60 bút
Bài 4: Hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải
36 nan: 1 bánh
5260: ? chiếc xe
Trước tiên ta làm gì? Số bánh 1 xe (giải thích cho học sinh 1 xe đạp phải có 2 bánh)
Tìm số nan hoa lắp 1 xe ta làm như thế nào?
Tìm số xe lắp hết 5260 nan hoa ta làm như thế nào?
Số nan hoa lắp 1 xe là:
 36 x 2 = 72 nan (hoa)
Số xe lắp đủ số can hoa là:
 5260 : 72 = 73(xe) dư 4 nan
 Đáp số: 73 xe, dư 4 nan
3. Củng cố: Hướng dẫn bài về nhà: 5, 6 trang 124
____TẬP LÀM VĂN_____
Tiết 20:	 	 BÀI VIẾT
Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học
I. Yêu cầu: Học sinh luyện tập kiểu bài làm văn miêu tả: Rèn học sinh kĩ năng dùng từ ngữ, đặt câu, dựng đoạn văn theo dàn bài đã chuẩn bị trong tiết làm văn miệng.
II. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Trình bày yêu cầu khi làm 1 bài văn tả cảnh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiiêụ
b. Vào bài
- Gv ghi đề lên bảng; Gọi học sinh đọc đề.
- Gợi ý gạch dưới từ quan trọng.
- Hướng dẫn trình bày bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời cụ thể về quang cảnh sân trường
- Sau đó cho học sinh bổ sung ý theo dàn bài
- Viết bài nhớ có dấu ngắt câu, chú ý dùng biện pháp tu từ khi viết văn cho bài sinh động.
- Học sinh làm nháp bài, sau đó chép vào vở
- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi, nhắc nhở
- Làm xong nhắc học sinh đọc lại bài, chú ý lỗi chính tả
3. Củng cố: thu bài chấm
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
_____CHÍNH TẢ______
Tiết 19: 	 PHÂN BIỆT S/ X
I. Yêu cầu : Giúp học sinh viết chính tả bài “Về với mẹ”. So sánh các ... IÊN HOAN
TẬP ĐỌC TIẾT TẤU BÀI 22
I. Yêu cầu: Hát ôn đoạn 1 bài thiếu nhi thế giới liên hoan, hát tiếp đoạn 2
Tập đọc đúng 4 câu tiết tấu
II. Lên lớp
1. Bài cũ: Gọi 3 em hát đoạn 1 bài thiếu nhi thế giới liên hoan
2. Bài mới
a. Giới thiệu
b. Vào bài
A: Hát ôn: 
- Giáo viên bắt nhịp, học sinh hát lại đoạn 1bài thiếu nhi thế giới liên hoan
- Giáo viên theo dõi sửa sai với nhứng lời ca có luyến
- Học sinh hát ôn theo dãy, tổ, cá nhân
B. Nhạc
- Giáo viên ghi sẵn 4 dòng tiết tấu lên bảng
- Cho học sinh tập nhận ra các âmcủa các câu tiết tấu bằng cách gõ thước từng câu, nửa lớp nhắc lại bằng cách đọc bằng âm tiết tấu ( đơn, den)
- Theo cách này các em vừa ôn cách ghi âm tiết tấu miệng, vừa làm quen tiết tấu câu đồng dao để khi tập đọc được nhanh
- Giáo viên đọc từng câu, tập cho học sinh đọc tiết tấu trên nốt tương ứng, ghép lời ca, kết hợp gõ nhịp
- Tập cho học sinh đọc xen kẽ vừa tên nốt, vừa lời ca
- Học sinh tập đọc cả lớp, đọc theo dãy, tổ, cá nhân
Hát:	Đi	hàng đi	quán	đi	bán lợn	con
Đọc:	Tùng	rinh rinh	tùng	tùng	rinh rinh	tùng
Hát: 	Mua một	quả dưa	hấu	về biếu	ông 	biếu	bà
Đọc:	rinh rinh	rinh rinh	tùng	rinh rinh	tùng	tùng	tùng
3. Củng cố: Cả lớp hát toàn bài
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2005
___TOÁN____
Tiết 115: 	BÀI TOÁN VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ 
CỦA HAI SỐÙ ĐÓ (TT)
I. Yêu cầu: Củng cố về cách giải toán loại này. Trường hợp tỉ số dạng 
Học sinh nhận dạng toán nhanh, chính xác
II. Lên lớp
1. Bài cũ: gọi học sinh sửa bài 2,4 / 156
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Vào bài: Dạy giải bài toán tương tự ở tiết trước
-Nhấn mạnh: Tỉ số cho trong bài là: Số bạn gái bằng số bạn trai. 
-Do đó ở sơ đồ vẽ 1 đoạn thẳng biểu thị số bạn trai. Sau đó chia đoạn thẳng thành 3 phần bằng nhau. Vẽ đoạn thẳng ngắn bằng 1 phần biểu thị só bạn gái
-Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 ( phần)
Số bạn gái: 12:4 = 3 (bạn)
Số bạn trai:	3 x 3 = 9 (bạn)
Đ/s: 3 gái
	9 trai
c. Luyện tập
Bài 1: Học sinh đọc đề, hướng dẫn học sinh giải
Tóm tắt
Đã đọc
Chưa đọc
Giải: Gọi 1 học sinh lên bảng giải
Tổng số phần bằng nhau
 1 + 3 = 4 ( phần)
Số trang đã đọclà
 60 : 4 = 15 ( trang)
Số trang chưa đọc là
 15 x 3 = 45 (trang)
 Đáp số: chưa đọc: 45 trang
 Đã đọc: 15 trang
Bài 2: Học sinh đọc đề, giáo viên hướng dẫn học sinh giải
Tổng số phần bằng nhau
 1 + 4 = 5(phần)
Số kg gạo loại I bán là
 3250 : 5 = 650(kg)
Số kg gạo loại II bán là
 650 x 4 = 2600(kg)
Số tiền bán gạo loại I là
 2200 x 650 = 1430000 ( đồmg)
Số tiền bán gạo loại II là
 1800 x 2600 = 4 680 000 ( đồng)
Đáp số:
 Loại I: 650kg; 1 430 000 đ
 Loại II: 260kg; 4 680 000 đ
3 Củng cố: Chấm vở
- Hướng dẫn bài nhà: 3 /157 bỏ bài 4,5
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
____NGỮ PHÁP____
Tiết 23:	 ĐỘNG TỪ
I. Yêu cầu: Hệ thống hoá củng cố kiến thức về động từ đã học ở lớp 2,3.
Biết dùng động từ thích hợp ( Dộng từ chỉ hoạt động và trạng thái) khi nói và viết
II. Lên lớp
1. Bài cũ: Chấm, sửa bài: Đại từ chỉ ngôi, hoạc sinh đọc ghi nhớ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu
b. Vào bài
-Thế nào là động từ?
-Giáo viên ghi bảng ví dụ: 	Em bé ngủ
Một con chim bay qua vườn rau
1/ Tìm động từ trong hai ví dụ trên?
- Động từ ngủ chỉ gì?
- Động từ bay chỉ gì?
2/ Động từ là gì?
3/ Học sinh tìm động từ đặt câu
( ngủ, bay)
( chỉ trạng thái của em bé)
( Chỉ hoạt động của một con chim)
2/ Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật hay con người
3/ Em đi học
 Mẹ nấu cơm
 Lan học bài
Học sinh nhắc lại giáo viên ghi bảng
c. Luyện tập
Bài 1: Tìm các động từ trong đoạn văn sau: 
Các động từ trong đoạn văn sau: nắm, toả. Vui múa
Bài 2: Đặt một câu với động từ vừa tìm được trong đoạn văn bài 1 
Trong vườn những bông hoa hồng toả hương thơm ngát
Gọi học sinh đặt câu, giáo viên sửa sai
Bài 3: Gạch dưới động từ đoạn thơ sau:
Thuyền ta chầm chậm vào ba bể.
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim
3. Củng cố: Chấm vở, hướng dẫn bài về nhà
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò.
___ TẬP LÀM VĂN____
Tiết 25:	 TẢ CẢNH (Trả bài viết)
Đề bài: Tả vườn rau ( hoặc vườn rau ) gần nơi em ở
I. Yêu cầu: - Giúp học sinh tổng kết kiến thức về văn miêu tả. Bài cuối cùng về văn miêu tả học sinh được học ở lớp bốn
- Giúp học sinh rèn kĩ năng diễn đạt để viết thành một bài văn
II. Lên lớp
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Vào bài:
-Giáo viên ghi đề lên bảng hỏi
- Bài này thuộc thể văn gì? 
- Kiểu bài gì?
- Cảnh cần tả là cảnh gì?
( miêu tả)
( tả cảnh)
( vườn rau)
- Nhận xét chung
* Ưu điểm:
 - Về hình thức: Đa số các em biết trình bày bài sạch sẽ, bố cục rõ ràng, bài làm đủ 3 phần
 - Về nội dung: Học sinh biết chọn cảnh vườn rau theo yêu cầu. Biết tả theo thứ tự của dàn bài. Ý phong phú hơn bài trước, dùng từ đặt câu có phần tiến bộ, xác định đúng trọng tâm của bài, không có em nào lạc đề. Câu có hình ảnh, biết dùng biện pháp tu từ.
* Khuyết điểm: Sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả, câu rườm rà, lặp ý.
 Kết quả: giỏi: bài ; khá: bài ; Tb: bài
* Gv đọc đoạn văn hay, câu văn khá
Gv lưu ý học sinh:
- Trong văn tả cảnh thường tả những nét tiêu biểu, đặc điểm của cảnh gắn với thời gian, không gian cụ thể.
- Cảnh bao giờ cũng gắn với con người, ảnh hưởng đến đời sống vật chất con người và loài vật.
- Trong văn tả cảnh phải biết kết hợp, xen kẽ những suy nghĩ cảm xúc của con người.
Những sai sót:
 Những lỗi sai
* Chính tả:
xanh ngắc, luốn rau, long nanh, cuộng tròn, chim sẽ, bắc sâu
* Từ:
khoảnh đất, tươi biên biết
quả mướp dài tăm tắp, rau cất cá
* Câu: 
Những củ su hào bự thiệt nằm sát mặt đất lá xoè tua tủa
 Sửa lại
Xanh ngắt, luống rau, long lanh, cuộn tròn, chim sẻ, bắt sâu
Khoảng đất , tươi non, xanh biêng biếc
Quả mướp dài thườn thượt, rau giếp cá
Những củ su hào to như cái chén nằm khơi trên mặt đất, lá mọc loè xoè trên củ
Học sinh sửa vào vở
3. Củng cố: Đọc bài văn hay cho cả lớp nghe
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
____KHOA HỌC___
Tiết 46	 CÁC CHẤT KHOÁNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu: sau baì học học sinh biết:
- Kể ra vai trò của các chất khoáng dối với đời sống động vật
- Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của động vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó
II. Lên lớp
1. Bài cũ: Chất khoáng đối với đời sống thực vật
2. Bài mới
a. Giới thiệu
b. Vào bài
* Vai trò của các chất khoáng
Học thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Các muối khoáng tham gia vào việc cấu tạo những bộ phận nào của cơ thể động vật?
+ Các chất khoáng có vai trò gì đối với đời sống động vật?
+ Kể các nguồn thức ăn cung cấp chất khoáng cho những động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt?
* Nhu cầu các chất khoáng
Giáo viên giảng: 
+Trong chăn nuôi muốn con vật lớn nhanh, khoẻ đẻ nhiều cần chú ý đến điều gì?
+ Muối, canxi, phót pho, kali, magiê, clor, lưu huỳnh và các khoáng chất có chứa nhôm, sắt, đồng,
+ Tham gia thành phần cấu tạo các hoạt động sống của cơ thể động vật như tạo thành xương, vỏ trứng vỏ trai, máu.
- Thiếu chất khoáng động vật sẽ kém ăn, thiếu máu, còi xương, giảm khả năng sinh sản, có khi bị chết.
+ Động vật ăn thực vật lấy muối khoáng từ cây cỏ , rơm, canxi, họ đậu. Kali, gạo, lúa mì.
- Động vật ăn thịt lấy chất khoáng từ máu, xương của con mồi.
* Cũng như thực vật, những loài động vật khác nhau, cần các loại muối khoáng khác nhau. Mỗi loài động vật, tuỳ từng giai đoạn phát triển mà cần những loại muối khoáng khác nhau.
Ví dụ: Gà đẻ trứng cần ăn thức ăn chứa nhiều can xi.
+ Cần lựa chọn thức ăn có chứa muối khoáng với liều lượng phù hợp.
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
c. Ghi nhớ: Vài em đọc
3. Củng cố: Học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk
4. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
___KỂ CHUYỆN___
Tiết 23:	A- LI BABA VÀ BỐN MƯƠI TÊN CƯỚP
Phần III: Moóc gan ba lần cứu sống A- li – BaBa
I. Yêu cầu : Như tiết trước
II. Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi học sinh kể phần II
2. Bài mới
1. Giáo viên kể
Đoạn 4: Bọn cướp trở lại hang không thấy xác Can- xim. Chúng phát hiện được nhà A – li BaBa, nhưng Móoc – gan hai lần phá được âm mưu của chúng.
-Bọn cướp tìm nhà A-li-ba-ba , làm dấu phấn trắng.
-Moóc gan phát hiện dấu hiệu, đánh dấu vào tất cả các nhà trong xóm.
-Bọn cướp đánh dấu đỏ, Moóc gan lại phát hiện.
-Hai tên cướp bị giết chết vì làm hỏng việc.
Đoạn 5: * Tướng cướp trực tiếp thực hiện mưu hại A- li Baba
Móoc – gan đâm chết tên tướng cướp.
Gả con trai cho Moócgan, họ sống hạnh phúc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh kể.
 Cho 3 học sinh kể phần nhỏ.
 Một học sinh kể toàn bài
3. Tổng kết: Bài học
Những người lao động dũng cảm và thông minh sống nhaan hậu thì dù sống gặp khó khăn hoạn nạn vẫn có thể gặp may mắn, có người giúp
4.Nhận xét, dặn dò
SINH HOẠT LỚP
Tuần 23
I –Đánh giá nề nếp thi đua tuần 23
- Phương hướng tuần 24
II- Tiến hành 
- Hát bài : Bạn ơi lắng nghe.
Các phân đội báo cáo nề nếp thi đua tuần 23
Lớp trưởng nhận xét:
Giáo viên nhận xét chung :
* Ưu điểm :
*Khuyết điểm:
III Phương hướng tuần 24

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 1(5).doc